Kỹ năng thiết kế đồ dùng trực quan.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh trong dạy học khóa trình '' lịch sử thế giới hiện đại (19917 1945'') (lớp 11 nâng cao) luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 32 - 45)

Quy luật nhận thức chung của con người là đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn đó là con đường biện chứng của nhận thức chân lý, nhận thức hiện thực khách quan. Con dường nhận thức của học sinh cũng tuân theo quy luật chung đó, cũng

trải qua giai đoạn nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính, vận dụng thực tiễn và đời sống. Tuy vậy do nhận thức lịch sử là nhận thức cái đã qua và không lặp lại nên giai đoạn nhận thức cảm tính không thể bắt đầu từ cảm giác và tri giác được. Trong quá trình nhận thức lịch sử của học sinh thì biểu tượng lịch sử là hình thức đầu tiên và duy nhất trong giai đoạn nhận thức cảm tính. Do vậy để tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh thì đồ dùng trực quan đóng vai trò quan trọng. Đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử mang những mẫu thông tin về quá khứ, nên dựa vào nó giáo viên có thể tái tạo lại được bức tranh quá khứ. Đồ dùng trực quan có vai trò rất lớn trong việc giúp học sinh nhớ kỹ, hiểu sâu những hình ảnh, kiến thức lịch sử. Hình ảnh được giữ lại đặc biệt vững chắc trong trí nhớ học sinh là những hình ảnh mà học sinh thu nhận được bằng trực quan. Chính vì thế mà đồ dùng trực quan góp phần to lớn nâng cao chất lượng dạy học lịch sử, gây hứng thú học tập cho học sinh.

Tuy nhiên trong nhà trường phổ thông hiện nay với tình trạng “dạy chay” trở nên phổ biến. Trong khâu chuẩn bị bài học lịch sử của giáo viên hiện nay, việc chuẩn bị đồ dùng trực quan càng thiếu sự đầu tư đúng mức. Việc sử dụng đồ dùng trực quan chưa phổ biến lắm nên giáo viên còn tỏ ra lúng túng chưa biết cách thiết kế và hướng dẫn học sinh thiết kế đồ dùng trực quan. Cũng có một số giáo viên quan niệm không đúng về vai trò của đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử nên chưa có sự quan tâm đúng mức đến việc thiết kế và hướng dẫn học sinh tự làm đồ dùng trực quan. Thậm chí khi có sẵn đồ dùng trực quan nhưng giáo viên vẫn ít đưa vào sử dụng. Tuy nhiên vẫn có một số giáo viên đã biết cách khai thác triệt để tác dụng của đồ dùng trực quan và đã có những tìm tòi, đầu tư cho việc thiết kế đồ dùng trực quan để sử dụng trong giảng dạy. Nhưng số lượng giáo viên làm được như vậy cũng chưa nhiều nên chất lượng dạy học lịch sử vẫn chưa được nâng lên. Yêu cầu đặt ra là phải tích cực rèn luyện kỹ năng thiết kế đồ dùng trực quan ở cả giáo viên và học sinh.

Ở đây chúng tôi muốn đề cập đến kỹ năng thiết kế đồ dùng trực quan trong dạy học khóa trình “Lịch sử thế giới hiện đại 1917 - 1945” (Lịch sử 11- nâng cao). Giảng dạy trong khóa trình này có nhiều loại đồ dùng trực quan như: bản đồ, tranh ảnh, niên biểu, biểu đồ….Nhưng chúng tôi chỉ chọn hướng dẫn cho học sinh kỹ năng thiết kế hai loại đồ dùng trực quan được sử dụng phổ biên trong khóa trình này là: kỹ năng thiết kế bản đồ sách giáo khoa, kỹ năng lập niên biểu.

Bản đồ giáo khoa lịch sử :

Đây là kênh hình khá phổ biến trong sách giáo khoa. Bản đồ là một bộ phận của đồ dùng trực quan quy ước. Bản đồ giáo khoa lịch sử là những bản đồ nhằm phục vụ cho dạy học lịch sử ở nhiều hình thức, cho các cấp học khác nhau, trình bày nội dung sự kiện được quy định trong chương trình sách giáo khoa, nhằm mục đích cụ thể hóa nội dung lịch sử được cụ thể hóa trong chương trình sách giáo khoa.

Bản đồ sách giáo khoa có cấu tạo gồm ba phần, phần quan trọng nhất là nội dung lịch sử bao gồm những yếu tố như địa danh, niên đại, quá trình phát triển của sự kiện, bao hàm cả các ký hiệu trên bản đồ, ký hiệu diện tích và các kết quả trên bản đồ. Phần thứ hai là phép chiếu bản đồ: là cơ sở khoa học không thể thiếu để xác định một cách chính xác các yếu tố nội dung thể hiện trên bản đồ. Cơ sở khoa học cho phép chiếu là đường kinh tuyến, vĩ tuyến. Thứ ba là các yếu tố phụ trên bản đồ: những yếu tố chú thích, chú giải.

Như vậy bản đồ sách giáo khoa lịch sử nhằm xác định địa điểm của sự kiện trong thời gian và không gian nhất định. Đồng thời bản đồ giáo khoa lịch sử còn giúp học sinh suy nghĩ và giải thích các hiện tượng lịch sử về mối liên hệ nhân quả, về tính quy luật và trình tự phát triển của quá trình lịch sử, giúp các học sinh củng cố, ghi nhớ những kiến thức đã học.

Bản đồ giáo khoa lịch sử có nhiều loại như: Bản đồ treo tường, bản đồ trong sách giáo khoa, át lát lịch sử; còn phân theo nội dung lịch sử thì có

bản đồ tổng hợp và bản đồ chuyên đề. Trong đó, bản đồ trong sách giáo khoa, bản đồ treo tường là 2 loại bản đồ được giáo viên sử dụng nhiều nhất khi muốn rèn luyện cho học sinh kỹ năng thiết kế đồ dùng trực quan. Bản đồ treo tường là một trong những bản đồ quan trọng nhất phục vụ mục đích dạy học, kích thước rộng 60 - 65 cm, dài 80 - 85 cm, bản đồ do nhà sản xuất cung cấp, cũng có thể do giáo viên và học sinh tự thiết kế phục vụ bài học. Khi sử dụng cần tuân thủ theo các bước từ việc nêu tên bản đồ đến chú thích, chú giải cũng như trình bày diễn biến của sự kiện. Còn bản đồ trong sách giáo khoa lịch sử là loại bản đồ phục vụ cho cả giáo viên và học sinh, chủ yếu là học sinh. Học sinh phải đọc trước bài học theo yêu cầu của giáo viên, học sinh có thể đề cập hoặc đưa ra các thắc mắc, đồng thời cũng rèn luyện được các kỹ năng vẽ, đọc bản đồ. Đối với giáo viên bản đồ sách giáo khoa giúp giáo viên chuẩn bị bài cẩn thận hơn, là cơ sở quan trọng để chuẩn bị thực hiện nội dung bài giảng, giáo viên có thể dựa vào bản đồ sách giáo khoa để tự thiết kế bản đồ.

Trong khi hướng dẫn học sinh thiết kế bản đồ giáo viên nêu ra các yêu cầu cần biết khi học sinh tiến hành thiết kế:

+ Phải nghiên cứu kỹ nội dung bài viết trong sách giáo khoa để xác định kiến thức cơ bản liên quan đến bản đồ.

+ Nắm vững nội dung kiến thức lịch sử được thể hiện trên bản đồ. + Trong thiết kế bản đồ, phải đảm bảo tính chính xác, khoa học và tính thẩm mĩ về những kí hiệu, địa danh và phương hướng lãnh thổ. Cần chú ý rằng bản đồ lịch sử không cần nhiều chi tiết về điều kiện tự nhiên (khoáng sản, sông núi) mà cần có những kí hiệu về biên giới giữa các quốc gia, sự phân bố dân cư, thành phố, các vùng kinh tế, địa điểm xẩy ra những biến cố quan trọng (các cuộc khởi nghĩa, các chiến dịch).

+ Đồng thời phải đảm bảo tính hài hòa về màu sắc, đường nét liên tục, chữ viết vừa phải đẹp, cẩn thận, in hoa và có kích thước phù hợp với

kích cỡ bản đồ. Bản đồ thiết kế phải theo những nguyên tắc kí hiệu trên bản đồ gốc.

Kỹ thuật vẽ bản đồ: có nhiều cách vẽ bản đồ khác nhau như phương pháp cơ ảnh, phương pháp thu phóng. Nhưng phổ biến nhất và thông dụng nhất là phương pháp ô vuông, tức là dựa trên bản đồ gốc, xác định tọa độ và kẻ những ô vuông tương ứng để dịch chuyển những nội dung từ bản đồ gốc sang bản đồ mới với tỉ lệ nhất định.

Để thiết kế được bản đồ giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh một số kỹ năng phục vụ cho việc thiết kế bản đồ:

- Kỹ năng xác định nội dung lịch sử được thể hiên qua bản đồ: Một là những tài liệu về điều kiện tự nhiên của đời sống xã hội nhất là tài liệu địa lý có liên quan đến sự kiện lịch sử đang học như núi, sông, đường biên giới, địa hình, điều này rất cần thiết cho việc học lịch sử các quốc gia cổ đại và diễn biến các trận đánh.

Hai là những kiến thức về hoạt động trong đời sống của con người như các điểm dân cư, các lãnh thổ, quốc gia, những cơ sở sản xuất (nông nghiệp, công nghiệp, tự nhiên, văn hóa). Đây là nội dung thể hiện tính toàn diện của lịch sử xã hội trên mọi mặt của đời sống con người. Việc xác định các biên giới quốc gia, các lãnh thổ có ý nghĩa quan trọng bậc nhất đối với nội dung của bản đồ lịch sử và nó thể hiện một kiến thức về địa lý - lịch sử, qua đó mà hiểu rõ sự phát triển của quốc gia, dân tộc, việc bảo vệ độc lập dân tộc.

Ba là, việc sử dụng các ký hiệu trên bản đồ không chỉ có ý nghĩa minh họa mà còn có tác dụng giáo dưỡng, giáo dục lớn (góp phần tạo biểu tượng, gây xúc cảm) và phát triển tư duy học sinh.

Để hiểu và xác định đúng nội dung lịch sử được thể hiện trên bản đồ, trước tiên phải hiểu sâu sắc nội dung của bài giảng trong sách giáo khoa. Mỗi nét, mỗi ký hiệu trên bản đồ đều mang ý nghĩa, nội dung lịch sử nào

đó của bài giảng đòi hỏi người sử dụng phải nghiên cứu. Thông thường người ta thống nhất những ký hiệu được thể hiện trên bản đồ như sau:

Ký hiệu màu sắc: Ví như thể hiện địa hình đồng bằng cho các màu xanh lá mạ, cao nguyên màu vàng, miền núi màu da cam, biển màu xanh lam, xanh da trời…Nếu thể hiện ở các chế độ xã hội khác nhau thì màu hồng thể hiện các nước xã hội chủ nghĩa, màu nâu thể hiện các nước thuộc địa và phụ thuộc, màu xanh thẫm thể hiện các nước tư bản, đế quốc chủ nghĩa.

Ký hiệu chữ: Thủ đô các nước in chữ to, bên cạnh có ký hiệu ngôi sao; hoặc sử dụng ký hiệu hóa học như Pb (chì), Ni (niken), Cu (đồng), Zn (kẽm).

Ký hiệu hình học: than, sắt, hay bó đuốc thể hiện cuộc đấu tranh của nhân dân hay khởi nghĩa.

Ký hiệu trực quan (minh họa): Mũi tên có các màu sắc khác nhau diễn tả tấn công hoặc rút lui trong trận đánh, chiến tranh, tượng hình (vẽ tả thực hoặc ảnh của đối tượng) như người cầm cờ (chiến thắng), người giơ hai tay lên trời (X) chiến bại.

- Kỹ năng thể hiện nội dung và hình thức trên bản đồ lịch sử:

“Bản đồ lịch sử là sự thể hiện những sự kiện, những hiện tượng lịch sử trên một nền địa lí nhất định, ở một thời điểm nhất định của lịch sử . Bản đồ lịch sử phải thể hiện được những vị trí của sự kiện lịch sử đã diễn ra, những điều kiện tự nhiên và xã hội của một quốc gia dân tộc nào đó (theo yêu cầu của nội dung) ảnh hưởng đến sự kiện lịch sử cần nghiên cứu và học tập” [ 2, 66]. Bản đồ giáo khoa có nhiều loại: bản đồ treo tường, bản đồ in trong sách giáo khoa, bản đồ át lát… Trong giờ lên lớp giáo viên thường sử dụng bản đồ giáo khoa lịch sử treo tường, còn các loại bản đồ khác tùy vào mục đích mà được sử dụng khác nhau.Vì vậy mà tùy thuộc vào nội dung lịch sử mà xây dựng bản đồ. Muốn thể hiện nhiều nội dung lịch sử trên một bản đồ thì lựa chọn các ký hiệu khác nhau minh họa phù hợp nội dung.

Nhìn chung việc thể hiện nội dung, hình thức trên bản đồ phải tuân theo những yêu cầu khi thiết kế bản đồ, bảo đảm tính khoa học, tính tư tưởng, tính sư phạm.

- Kỹ năng xây dựng bản đồ giáo khoa lịch sử:

Việc xây dựng và thiết kế bản đồ lịch sử rất khó, nó đòi hỏi sự cố gắng của mỗi giáo viên và học sinh. Tất nhiên, các bản đồ có tính chất nghiên cứu khoa học cao, phải trông chờ nhà nước xuất bản, song giáo viên và học sinh có thể tự thiết kế bản đồ để phục vụ cho việc dạy và học.

Muốn xây dựng được bản đồ giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh tiến hành các bước:

Trước hết, phải chọn tỉ lệ thích hợp để thể hiện toàn bộ khung địa lý của bản đồ cần xây dựng trên một khổ giấy vừa đủ để đảm bảo tính trực quan sư phạm (thường sử dụng giấy Ao, kích thước 80 x 120 cm), sau đó chia ô (khung) trên khổ giấy sao cho chính xác với tỷ lệ của bản đồ.

Thứ hai, xác định các tọa độ, không gian địa lý, vị trí quan trọng trên bản đồ và sử dụng bút chì vẽ phác họa bản đồ, nối các địa điểm lại với nhau.

Thứ ba, sau khi đã vẽ được khung và sườn của bản đồ, chúng ta nên vẽ chuẩn các đường cong, xác định không gian địa lý, tên các địa danh xảy ra sự kiện, biến cố lịch sử trên bản đồ sẽ dạy và điền các ký hiệu chính liên quan. Công việc này đòi hỏi tính tỉ mỉ, chính xác cao, không được hiện đại hóa lịch sử.

Thứ tư, hoàn chỉnh nội dung kiến thức trên bản đồ, tô màu sắc, hình thức thể hiện và thông tin ở phần chú giải. Khi thể hiện màu sắc nếu trong bản đồ đã có màu thì nên sử dụng màu sắc theo các bản đồ thông thường, kết hợp với những màu sắc thể hiện thông tin lịch sử. Tên của bản đồ phản ánh được nội dung của sự kiện lịch sử cần thể hiện.

Niên biểu cũng là một loại đồ dùng trực quan quy ước nhằm trình bày một cách hệ thống các sự kiện, hiện tượng lịch sử theo trình tự thời gian. Thông qua đó giúp học sinh ghi nhớ và hệ thống hóa những sự kiện lịch sử diễn ra trong những khoảng thời gian nhất định, đồng thời thấy được mối quan hệ giữa các sự kiện ấy.

Việc xây dựng niên biểu phải dựa trên các yêu cầu sau:

+ Học sinh lập niên biểu sau khi đã được tìm hiểu và được học các sự kiện lịch sử.

+ Giáo viên phải chỉ rõ các tiêu chí để lập bảng niên biểu.

+ Nội dung trình bày trong niên biểu phải ngắn gọn, súc tích, phù hợp với yêu cầu của việc thành lập niên biểu.

Học sinh có thể trình bày niên biểu ở trên các chất liệu như: giấy, bìa cỡ lớn. Niên biểu được trình rõ ràng, đẹp mắt, dễ nhìn, dễ quan sát.

Từ các yêu cầu chung nêu trên, tùy vào đặc điểm của từng loại niên biểu mà giáo viên có cách hướng dẫn học sinh thiết kế các niên biểu cho phù hợp.

* Niên biểu tổng hợp: Là bảng biểu trình bày những sự kiện lớn xảy ra trong một thời gian dài, loại niên biểu này giúp học sinh không những ghi nhớ những sự kiện chính, mà còn nắm được các mốc thời gian đánh dấu mối quan hệ của các sự kiện quan trọng. Niên biểu tổng hợp còn trình bày những mặt khác nhau của một sự kiện xảy ra ở một nước trong một thời gian hay trong nhiều thời kỳ.

Ví như: Bảng niên biểu thống kê về Lịch sử thế giới hiện đại 1917 – 1945 là một dạng niên biểu tổng hợp.

Học sinh lập được niên biểu này sau khi đã học xong cả khóa trình Lịch sử thế giới hiện đại 1917 – 1945. Giáo viên có thể giúp học sinh đưa ra các tiêu chí cho niên biểu này và hướng dẫn học sinh lập niên biểu. Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị một tờ bìa cứng rộng bằng một tờ Ao, chia

làm ba cột cho ba tiêu chí: Thời gian, Sự kiện chính, Kết quả - ý nghĩa về Liên Xô, các nước tư bản, các nước châu Á. Ta được mẫu sau:

Thời gian Sự kiện chính Kết quả, ý nghĩa I. Nước Nga (Liên Xô)

……… ……… ……… II. Các nước tư bản chủ nghĩa

……… ……… ……… III. Các nước châu Á

………. ……… ………

Trên cơ sở các kiến thức đã học các em tìm dữ liệu để hoàn thành

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh trong dạy học khóa trình '' lịch sử thế giới hiện đại (19917 1945'') (lớp 11 nâng cao) luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 32 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w