Rèn luyện KNTH cho học sinh ở trường phổ thông là một nội dung phong phú và đa dạng. Mỗi kỹ năng thực hành lại có một yêu cầu và cách vận dụng khác nhau. Ở trong mỗi loại bài học lại có cách vận dụng từng loại kỹ năng thực hành khác nhau. Vì vậy vấn đề đặt ra là phải biết cách khai thác, vận dụng từng loại kỹ năng thực hành cho thích hợp. Do đó khi rèn luyện KNTH cho học sinh trong dạy học lịch sử cần chú ý các yêu cầu sau:
- Thứ nhất: khi rèn luyện KNTH cho học sinh phải căn cứ vào nội dung yêu cầu giáo dưỡng, giáo dục và phát triển học sinh trong từng bài học để rèn luyện kỹ năng nào cho thích hợp.
- Thứ hai: đối với mỗi kỹ năng thực hành cần phải định rõ phương pháp và các yêu cầu khi sử dụng kỹ năng đó. Qua đó học sinh dễ nắm được những việc cần thực hành để đạt được hiệu quả tốt.
Đối với việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt: Giáo viên cần nêu ra những lỗi thường mắc phải của học sinh, các yêu cầu, phương pháp có bản để rèn luyện kỹ năng này. Thông qua việc nêu câu hỏi buộc học sinh làm việc để trả lời. Thông qua kiểm tra, ra bài tập nhận thức về nhà để học sinh có thể rèn luyện kỹ năng viết. Từ đó giáo viên chấm, chữa bài để khắc phục các lỗi diễn đạt của học sinh.
Đối với kỹ năng thiết kế đồ dùng trực quan: Giáo viên cần làm mẫu, hướng dẫn các bước cần thực hiện khi thiết kế đồ dùng trực quan để học sinh làm theo. Đưa ra các yêu cầu nguyên tắc cơ bản khi rèn luyện kỹ năng này. Đối
với tranh ảnh thì giáo viên hướng dẫn các em sưu tầm tài liệu liên quan đến nhân vật.
Đối với việc rèn luyện kỹ năng trình bày nội dung trên đồ dùng trực quan: Giáo viên hướng dẫn cho học sinh các chi tiết, các ký hiệu trên đồ dùng trực quan. Dựa vào sách giáo khoa để lấy kiến thức trình bày nội dung trên đồ dùng trực quan. Sau khi học sinh trình bày nội dung giáo viên cần đưa ra nhận xét, bổ sung để hoàn thiện nội dung trình bày. Việc này giúp học sinh có thể nắm kỹ hơn về nội dung kiến thức lịch sử.
- Thứ ba: Phát huy tính tích cực, chủ động, tính sáng tạo của học sinh khi rèn luyện các kỹ năng, để từ đó học sinh chủ động trong việc nắm kiến thức, biết cách vận dụng những kiến thức đó vào các trường hợp cụ thể.
- Thứ tư: Cần biết kết hợp các phương pháp, các loại tài liệu trong khi rèn luyện các kỹ năng thực hành.
Ngoài các yêu cầu chung đó muốn đạt được kết quả tốt khi rèn luyện các KNTH, giáo viên và học sinh cần có sự chuẩn bị chu đáo:
- Đối với giáo viên: Trong từng bài học cụ thể giáo viên phải rèn luyện cho học sinh những KNTH phù hợp với bài học, phù hợp để rèn luyện cho học sinh. Giáo viên phải luôn theo dõi, kiểm tra, nhận xét để bổ sung những gì học sinh làm được và chưa làm được khi rèn luyện các KNTH. Giáo viên phải là người hướng dẫn, làm mẫu cho học sinh để từ đó học sinh học tập và rèn luyện theo.
- Đối với học sinh: Việc rèn luyện KNTH không chỉ là để hoàn thành thành tốt các yêu cầu của môn học đặt ra mà qua việc rèn luyện KNTH học sinh tiếp thu kỹ hơn kiến thức lịch sử, có khả năng là việc tư duy độc lập. Khi rèn luyện KNTH tốt học sinh có thể tự rèn luyện, trau dồi các kỹ năng đã được học một cách thành thạo. Tạo hứng thú học tập, say mê tìm tòi của học sinh để đạt được kết quả cao trong học tập.