Quan niệm về thơ trên tạp chí tri tân luận văn thạc sỹ ngữ văn

106 1.2K 0
Quan niệm về thơ trên tạp chí tri tân luận văn thạc sỹ ngữ văn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH PHẠM THỊ HÀ QUAN NIỆM VỀ THƠ TRÊN TẠP CHÍ TRI TÂN Chuyên ngành: LÝ LUẬN VĂN HỌC Mã số: 60. 22. 32 LUẬN VĂN THẠCNGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM TUẤN VŨ VINH - 2011 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Trong số những tờ báo và tạp chí có vai trò quan trọng đối với sinh hoạt văn hóa, văn học và học thuật Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ XX, bên cạnh những tờ như Đông Dương tạp chí (1913-1919), Nam Phong (1917-1934), Thanh Nghị (1941-1945), người ta không thể không kể tới tạp chí Tri Tân (1941-1945). Tri Tân là tuần san ấn bản tại Hà Nội từ ngày 03 tháng 06 năm 1941 đến ngày 22 tháng 11 năm 1945 do Nguyễn Tường Phượng làm chủ nhiệm, Hoa Bằng là chủ bút, thư ký tòa soạn là Phạm Mạnh Phan. Đây là tạp chí văn hóa có tính chất tổng hợp, có đăng tải các văn phẩm thuộc nhiều chủng loại, thể loại khác nhau, trong đó phần phê bình văn học có nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tạp chí luôn theo sát đời sống văn học, bình luận phê bình những tác phẩm mới, phỏng vấn các nhà văn, phản ánh những cuộc diễn thuyết văn học, thảo luận về các sáng tác văn học. Hầu hết các tác phẩm đáng chú ý xuất hiện vào những năm này đều được giới thiệu, phê bình kịp thời trên tạp chí. Đọc những bài phê bình trên tạp chí Tri Tân, người ta thấy ở tạp chí “sự thẳng thắn trong trao đổi học thuật, ý thức nghề nghiệp, trình độ văn hóa và chuyên môn của giới phê bình” [6; 9]. “Họ đã cống hiến những bài viết thú vị, đã đưa những vấn đề có tính thời đại đi đúng hướng hơn” [16; 2]. Những bài phê bình văn học đương đại trên tạp chí Tri Tân có số lượng lớn và có ý nghĩa thời sự với chúng ta hôm nay hơn cả. 1.2. Tạp chí Tri Tân có một lượng bài đáng kể bàn về thơ, từ những vấn đề thuộc về bản thể của thơ và của người làm thơ đến những nội dung có tính chất thời sự của thơ như một số nhà thơ mới xuất hiện hoặc những tập thơ mới ra đời, phản ánh nhiều mặt của đời sống thơ ca đương thời. Quan niệm về thơ được trình bày trong các bài đăng trên tạp chí rất đáng nghiên cứu. 1.3. Nghiên cứu quan niệm về thơ trên tạp chí Tri Tân góp phần nhận thức lịch sử quan niệm về thơ ở Việt Nam đồng thời hình dung được phần 2 nào yêu cầu của việc hiện đại hóa thơ được đặt ra đương thời. Đó chính là lý do khiến chúng tôi nghiên cứu đề tài này. 2. Lịch sử vấn đề Tri Tân ra đời năm 1941 và tồn tại đến năm 1945. Tạp chí theo sát đời sống văn học những năm đó, quy tụ được nhiều tác giả ở khắp ba miền đất nước, tạo nên sự quan tâm của đông đảo bạn đọc đương thời. Về khách quan, tạp chí Tri Tân đã góp phần không nhỏ vào việc gây dựng lại tinh thần phục hưng văn hóa văn học dân tộc. Sau cách mạng tháng Tám, chính tạp chí không thích hợp với đời sống văn hóa những năm đầu dưới chính thể mới, cuối tháng 11/1945, tạp chí ngừng lại sau số 212. Hầu hết những người chủ trương Tri Tân hoặc từng cộng tác với tuần san này đều hăng hái tham gia các hoạt động kháng chiến kiến quốc. Nhiều giá trị của tạp chí Tri Tân với các thành viên và cộng tác viên đã bị rơi vào quên lãng do hoàn cảnh xã hội có những đổi thay lớn. Những năm gần đây, công việc sưu tập các văn bản của tạp chí Tri Tân có nhiều kết quả. Có thể kể một số công trình sau: Mục lục phân tích tạp chí Tri Tân 1941-1945, do Hồng Nhuệ, Nguyễn Khắc Xuyên biên soạn, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam xuất bản, Hà Nội, 1998; Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố: Đại Nam dật sử. Sử ta so với sử Tàu, Hà Văn Tấn giới thiệu, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam xuất bản, Hà Nội, 1997; Tạp chí Tri Tân 1941-1945: Phê bình văn học, Sưu tập tư liệu, Trịnh Bá Đĩnh và Nguyễn Hữu Sơn sưu tầm và biên soạn, Nxb Hội Nhà văn, 1999; Tạp chí Tri Tân 1941-1945: Truyện và ký. Sưu tập tư liệu, Lại Nguyên Ân và Nguyễn Hữu Sơn sưu tầm và biên soạn, Nxb Hội Nhà văn 2000; Tạp chí Tri Tân 1941-1945: Các bài viết về lịch sử và văn hóa Việt Nam, Nguyễn Quang Ân, Phạm Đình Nhân, Phạm Hồng Toàn sưu tầm và tuyển chọn,Trung tâm thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam xuất bản, 2000. Tuy nhiên, các công trình kể trên, phần lớn là các công trình biên khảo kê biên, sưu tập những bài đã đăng trên tạp chí Tri Tân về các lĩnh 3 vực văn hóa, lịch sử và văn học, không phải là những nghiên cứu về những vấn đề đã được bàn luận trên tạp chí này, nhất là về thơ ca. Cho đến nay, sự đóng góp của tạp chí này về lĩnh vực văn học nói chung và thơ ca nói riêng chưa được nghiên cứu và đánh giá đúng mức. Ngay cả những công trình đánh giá tổng quát về một thế kỷ văn học như Văn học Việt Nam thế kỷ XX [13], khi đánh giá về vai trò của báo chí đối với sự phát triển của nền văn học hiện đại, đã khẳng định vai trò của nhiều tờ báo, nhưng không có tên tạp chí Tri Tân. Từ điển Văn học (bộ mới), Nxb Thế giới 2004, Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (chủ biên), cũng chỉ thấy đề cập đến nhóm Tri Tân, mà không nghiên cứu tạp chí Tri Tân. Điều này chứng tỏ, những vấn đề về văn học nói chung, về thơ ca nói riêng trên tạp chí này chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức. Vấn đề quan niệm về thơ trên tạp chí Tri Tân, hầu như chưa thấy ai đề cập đến một cách đầy đủ và có hệ thống, mặc dù đó đây, ở một số công trình nghiên cứu và một số bài viết có đề cập đến vấn đề về thơ trên tạp chí này. Trong luận án tiến sĩ Thơ tình trong Thơ Mới 1932-1945 (Xét từ đặc trưng thi pháp) (2007), nhà nghiên cứu Lê Thị Hồ Quang có đề cập đến vấn đề mà đề tài chúng tôi nghiên cứu khi khảo cứu bài Bước tiến triển và vết biến thiên của thi ca ta ( in trên Tạp chí Tri Tân, 1941). Tác giả đồng tình với Hoa Bằng khi ông chỉ ra “ Tính cách đặc thù cuả Thơ mới. Bên cạnh những đặc điểm hình thức, về phần tinh thần (tức nội dung thơ mới), cách tả tình yêu đương của đôi thanh niên nam nữ” là một trong những điểm khiến Thơ mới được hoan nghênh ngay từ lúc mới ra đời. “Đó chính là lý nhẽ khiến cho Thơ mới được đắc dụng một thời” [38; 4]. Tuy nhiên luận án chỉ dừng lại khảo sát chủ đề tình yêu trong Thơ mới, là một trong những khía cạnh liên quan đến đề tài. Ngô Hương Giang trong tiểu luận Vấn đề phê bình trên tạp chí Tri Tân có đề cập đến thơ tự do và thơ triết học: “Người đọc biết tới thơ tự do, 4 phỏng thể của trường phái thơ tượng trưng Pháp, nhưng chất liệu xây dựng nên nó lại là ngôn ngữ và tư tưởng người Việt Nam”,“Người đọc biết đến thứ “Triết thi”- thơ ca có nền tảng là tư tưởng, nhưng không phải là sự áp đặt của tư tưởng giai cấp thống trị. Thơ ca cần hướng đến thứ luân lý đời sống để phản ánh và miêu tả, đó là cái lý cuộc sống của văn chương” [20]. Mặc dù đưa ra những nhận xét xác đáng về Thơ tự do, và về Triết thi, nhưng bài viết của Ngô Hương Giang chỉ mang tính chất giới thiệu về thơ tự do và triết thi đã từng được người ta bàn bạc trao đổi và tranh luận sôi nổi trên tạp chí Tri Tân, chứ không xem thơ tự do và triết thi là đối tượng nghiên cứu của mình. Hoàng Thư Ngân trong bài viết Việt Nam có triết thi? đã có những kiến giải xác đáng nhằm giúp người đọc nhìn nhận đánh giá lại một hiện tượng thơ ca. Đặc biệt tác giả có bàn về vấn đề từng được Minh Tuyền và Nguyễn Đình Thi tranh luận trên tạp chí Tri Tân “Có lẽ, đây mới chỉ là một bước đầu tiên để có hiểu biết về “triết thi” hay “thơ triết học”, tuy nó dễ làm ta nhầm lẫn giữa “triết thi” với tính triết lý trong thi ca - một lĩnh vực nghiên cứu được nói đến nhiều hiện nay trong làng Thơ Việt, bởi lẽ thơ ca là một hình thái ý thức thuộc kiến trúc thượng tầng, nó có tính đặc trưng riêng, có sức mạnh cảm hóa riêng do hình thức tổ chức ngôn ngữ và trạng thái cảm xúc đặc biệt mà chủ thể sáng tạo mang lại, trong đó có sự triết lý. Giữa triết lý và triết học cũng có những nội hàm khác nhau” [32]. Ngoài những công trình trên, có thể kể đến một số công trình khác như: Thi nhân Việt Nam (Hoài Thanh Hoài Chân); Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca (Huy Cận, Hà Minh Đức); Những thế giới nghệ thuật thơ (Trần Đình Sử); Thơ v.v và v.v (Nguyễn Hưng Quốc); Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại (Hà Minh Đức); Tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thông, một cách nhìn một cách đọc-Phần phụ lục (Phan Huy Dũng); Thời thơ mới bàn về thơ mới (Nguyễn Hữu Sơn); Người đương thời thơ mới bàn về tiếp nhận thơ ca nước ngoài (Nguyễn Hữu Sơn); Thơ 5 tự do con đường tất yếu của thi ca (Võ Tấn Cường); Tự do thơ tự do (Châu Minh Hùng); Vũ Hoàng Chương và kịch thơ (Diệu Tần) v.v. Đây là những công trình nghiên cứu về nhiều vấn đề nội dung, hình thức của thơ ca, đặc biệt là Thơ mới. Dù các công trình này không xem quan niệm về thơ trên tạp chí Tri Tân như một đối tượng nghiên cứu độc lập, nhưng chúng tôi cũng tìm thấy trong đó những ý kiến phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. Nhìn chung các công trình nghiên cứu, chuyên luận, luận văn, đều đã đề cập đến những vấn đề về thơ trên tạp chí Tri Tân ở nhiều góc độ. Tuy nhiên các nhận định về vấn đề không nhiều và chưa trực tiếp nghiên cứu đề tài một cách hệ thống. Quan niệm về thơ trên tạp chí Tri Tânvấn đề có ý nghĩa khoa học, thiết thực. Đề tài này vẫn cần phải tiếp tục nghiên cứu một cách hệ thống và khoa học. Luận văn của chúng tôi góp phần nghiên cứu những phương diện của thơ đã từng đặt ra trên tạp chí Tri Tân, khẳng định vai trò của tạp chí đối với nghiên cứu thơ Việt Nam nói riêng và văn học hiện đại nói chung. 3. Mục đích nghiên cứu 3.1. Làm rõ sự thống nhất và sự khác biệt của các công trình công bố trên tạp chí Tri Tân về các phạm trù như tác giả thơ, thuộc tính của thơ, về một số hiện tượng thơ đương thời. 3.2. Lý giải những giá trị đó từ truyền thống lý luận thơ và thực tiễn thơ Việt Nam đương thời. 3.3. Đánh giá các quan niệm này. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu quan niệm của nhiều tác giả về một số phạm trù cơ bản của thơ được trình bày trong các tiểu luận được in trên tạp chí Tri Tân, được in lại trong sách Tạp chí Tri Tân 1941-1945 Phê bình văn học do Trịnh Bá Đĩnh và Nguyễn Hữu Sơn sưu tầm, biên soạn, Nxb Hội Nhà văn, 1999. 6 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Chúng tôi luôn ý thức rằng tạp chí Tri Tân là nơi công bố các tiểu luận về nhiều lĩnh vực văn chương của nhiều tác giả thuộc nhiều khuynh hướng, không phải cơ quan ngôn luận của một văn phái. 5.2. Những tiểu luận được đăng trên tạp chí Tri Tân do nhiều tác giả viết, trong thời gian 5 năm, nên bên cạnh những sự tương đồng, đương nhiên còn có nhiều sự khác biệt, thậm chí đối lập về quan niệm và phương pháp tư tưởng. Những điều này đều được nghiên cứu, đánh giá. 5.3. Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu thống kê - phân loại, tổng hợp- phân tích, đối sánh. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn nghiên cứu một cách hệ thống quan niệm về thơ trên tạp chí Tri Tân. Từ việc khảo sát các thuộc tính của thơ, một số thể tài thơ và một số những phẩm chất đặc thù của thi nhân được trình bày trong các chuyên luận đăng tải trên tạp chí Tri Tân, phân tích lý giải những giá trị đó từ truyền thống lý luận thơ và thực tiễn thơ đương thời, góp phần nhận thức lịch sử quan niệm về thơ và yêu cầu của việc hiện đại hóa thơ ca được đặt ra đương thời. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài Mở đầu, Kết luận và thư mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được trình bày trong 4 chương: Chương 1: Về đặc điểm của thơ và nhà thơ Chương 2: Về quan hệ giữa thơ và một số hình thái ý thức khác Chương 3: Về một số thể tài và loại thơ Chương 4: Về một số hiện tượng thơ ca 7 Chương 1 VỀ ĐẶC ĐIỂM CỦA THƠ VÀ NHÀ THƠ 1.1. Tình cảm trong thơ Ở Việt Nam thơ là thể loại có bề dày truyền thống, có sức sống mạnh mẽ nhất và là một trong những thể loại có nhiều thành tựu nổi bật nhất giai đoạn đầu thế kỷ XX, lại đang có chiều hướng trăn trở đổi mới, vì vậy trong phê bình khảo cứu trên tạp chí Tri Tân, các tác giả đã tập trung nghiên cứu nhiều phương diện của thơ. Vấn đề vai trò của tình cảm trong thơ thu hút sự quan tâm của nhiều tác giả. Những bài viết đăng tải trên tạp chí Tri Tân có hai xu hướng rõ rệt, một xu hướng chủ trương tiếp tục đi sâu vào khai thác các tinh hoa của truyền thống thơ ca trung đại, để duy trì sự tồn tại của thơ, xu hướng khác chủ trương phải đổi mới thơ cho phù hợp với thời đại. Các ý kiến khác nhau về thơ phản ánh mâu thuẫn giữa ý thức bảo tồn và tinh thần đổi mới. 1.1.1. Tình cảm trong thơ trung đại Nói đến việc làm thơ, xưa cũng như nay, người ta đều đề cao vai trò của tình cảm. Thơ ca trung đại là tiếng nói của cái ta đạo đức và luân lý, nên trong thơ, các nhà thơ thường trọng vào việc biểu hiện hoàn cảnh đã làm nảy sinh tình cảm đó của nhà thơ mà không thực sự bộc lộ cảm xúc tự nhiên của mình. Năm 1944, trong bài Văn học Việt Nam hiện đại (1900-1940), Lê Thanh đã chỉ ra đặc trưng về tình cảm trong thơ xưa: “ trong khi làm văn cố ý tránh việc đem cái tôi ra trải lên trang giấy, làm thế nào khi người đọc văn của mình có cảm tưởng rằng người làm văn không phải mình, người đọc văn ấy tưởng vai chủ động trong văn chương cũng không phải mình mà là một người khác mình ở tài chí hoặc tình cảm” [6; 99]. Kiều Thanh Quế trong bài viết Nhà thơ thuật hoài khẳng định: “Thi nhân Việt Nam rất ít nói đến ái tình, trong các thứ tình thi nhân chỉ trọng tình bạn, thi nhân xưa cơ hồ không biết đến đàn bà, thảng hoặc có biết đến cũng chỉ để mà thương, không bao giờ để mà yêu”. Nhà nghiên cứu chỉ ra 8 nguyên nhân: “Người xưa sống vì đoàn thể, không sống vì cá nhân”. Vì vậy, trong thơ họ không có buồn sầu, không yếu đuối. Thi nhân khinh thường những điều đau đớn. Những sự thất bại trên đường đời hay trong trường tình đối với họ chẳng qua là một ván cờ một cuộc tổ tôm: Bực chẳng nhẽ anh hùng khi vị ngộ/ Như lúc đen chơi cuộc tổ tôm/ Đánh ba chén rượu khoanh tay dốc/ Ngâm một câu thơ vỗ bụng cười. Thi nhân xưa quan niệm: “thi dĩ ngôn chí”, làm thơ là để nói chí, để di dưỡng tinh thần, khuyên điều thiện, răn điều ác, thơ là công cụ để giáo dục con người. Vì vậy, thơ họ hay tự thuật chí khí hơn là tự giải nỗi lòng: “Một vị anh hùng ẩn dật, một bậc lão thần ôm tấm cô trung đối với cựu chủ đều làm một bài thơ, có khi chỉ làm một câu đối để diễn tả tất cả bình sinh chí khí, để đem làm phương châm cuộc sống của mình, để nêu cao như một lý tưởng bất di bất dịch của mình. Ở với lửa hương cho vẹn kiếp/ Thử xem đá sắt có bền gan” [6; 364]. Theo Phan Huy Dũng: “loại thơ này hay gắn liền với những nhan đề như ngôn hoài, thuật hoài, ngôn chí, Cái tứ phổ biến của loại thơ này được triển khai dựa trên sự đối lập nhưng đồng nhất giữa nhân vật trữ tình với các đại lượng lớn của vũ trụ như trời, đất, sông, núi, nhật, nguyệt, xưa, sau,…Trong tương quan ấy, kích thước con người như được phóng to lên và khả năng giao cảm của con người đối với thiên địa xung quanh gần như là vô giới hạn Với tứ thơ trên, nhà thơ có thể bắt đầu bằng những câu nói về đất trời, vũ trụ, nói về bối cảnh chung rồi sau đó mới trực tiếp vẽ lên hình ảnh của mình” [5; 369-370]. Gần gũi với quan niệm này là quan niệm của Lê Thanh trong bài Văn học Việt Nam hiện đại (1900-1940): “Do cái quan niệm “ý niệm bằng trực giác” của thi ca cũ, nên câu văn của ta không phải là công trình xây dựng theo lý trí, mà tài liệu là những ý, hình ảnh, tức là những cảm giác theo thứ tự đột hiện trong tâm trí nhà văn, nghĩa là cái gì cảm thấy trước thì nói trước, cái gì cảm thấy sau thì nói sau” [6; 101]. Kiều Thanh Quế cũng nhìn nhận thơ xưa ở loại hình thơ thuật hoài: “Bao nhiêu thi phẩm của Nguyễn Khuyến đều là thơ tự thuật. Sinh thời 9 Yên Đổ rất đau đớn vì những nỗi tang thương. Cảm hứng đã đến với người khi người ngẫm đến cuộc hưng phế. Nên người đã để lại bài thơ tâm huyết là bài Con cuốc: “Khắc khoải sầu đưa giọng lẳng lơ,/ Đấy hồn Thục Đế thác bao giờ./ Năm canh máu chảy đêm hè vắng,/ Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ/ Có phải tiếc xuân mà đứng gọi?/ Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ?/Ban đêm ròng rã kêu chi đó?/ Giục khách giang hồ dạ ngẩn ngơ!”. Người làm quan đến Sơn Hưng Tuyên tổng đốc nhưng người xin về trí sĩ để dạy học trò, để “chén chú chén anh” với phỗng đá, để như anh chàng giả điếc “Đắp tai ngảnh mặt làm ngơ” khỏi phải chen chân vào đám bụi trần, vì người muốn như “mẹ mốc” giữ tấm lòng: “Sạch như nước, trắng như ngà, trong như tuyết/ Mảnh giường trinh vằng vặc quyết không nhơ”. Nhận xét này gần gũi với nhận xét của Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu (1943), khi so sánh với thơ mới: “Về tình cảm thì xưa kia các cụ hay ca vịnh những lòng trung hiếu tiết nghĩa hoặc những nỗi buồn rầu nhớ thương; còn về ái tình thì thường nói về ái tình đoan chính mà cách phô diễn thì kín đáo nhẹ nhàng” [22; 432]. Các nhà thơ thường thích phát biểu về những chân lí vĩnh cửu, về cái đạo, cái đức bao trùm vũ trụ. Theo Phan Huy Dũng “cái đạo, cái đức ấy đã tìm được lối thể hiện mình trong những hình sắc, tâm trạng cụ thể và luôn luôn quy định tính tương đối của những hình sắc, tâm trạng ấy. Bởi vậy, nhiều khi các nhà thơ cổ điển không hề e ngại hình thức đối xứng quá ngăn nắp trong thơ luật có thể làm hại sự mô tả xác thực một đối tượng khách quan nào đó” [5; 389]. Phê bình Thi văn tập của Phan Mạnh Danh, nhà phê bình Song Cối đã bộc bạch: “phê bình tập thơ này, khen thì có khen, nhưng bổn phận không cho phép tôi được làm ngơ khi thấy một vài khuyết điểm”. Sau khi chỉ ra cái khéo tài tình trong thơ của Phan Mạnh Danh, Song Cối nhận xét: “công phu thì công phu thật, nhưng vẫn thấy thiếu cái gì là phóng khoáng, là tự nhiên”. Đề cập đến tình cảm trong thơ cổ ông viết: “trong nhiều bài tả tình, văn tuy rủa gọt, lời tuy chạm trỗ rất tỷ mỷ, nhưng tiếng tơ lòng ấy có thể làm rung động tâm hồn độc giả một cách mạnh mẽ không?” [6; 567]. 10 . ĐẠI HỌC VINH PHẠM THỊ HÀ QUAN NIỆM VỀ THƠ TRÊN TẠP CHÍ TRI TÂN Chuyên ngành: LÝ LUẬN VĂN HỌC Mã số: 60. 22. 32 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa. của luận văn Luận văn nghiên cứu một cách hệ thống quan niệm về thơ trên tạp chí Tri Tân. Từ việc khảo sát các thuộc tính của thơ, một số thể tài thơ và

Ngày đăng: 21/12/2013, 12:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan