1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan niệm thơ của phan khôi trong chương dân thi thoại

90 516 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 473,5 KB

Nội dung

Trờng đại học vinh Khoa Ngữ văn = = = = == = = Phùng Thị Loan Quan niệm thơ của Phan Khôi trong Chơng dân thi thoại Khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: văn học Việt Nam hiện đại Vinh, 5 - 2010 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, ngoài nỗ lực của bản thân, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn tận tình từ thầy giáo hướng dẫn – PGS. TS. Biện Minh Điền cùng các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn. Với tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo hướng dẫn và quý thầy cô ! Vinh, ngày 16 tháng 5 năm 2010 Sinh viên Phùng Thị Loan 2 Môc lôc Trang Trêng ®¹i häc vinh .1 Khoa Ng÷ v¨n .1 Vinh, 5 - 2010 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Trong sự sôi động của đời sống báo chí, văn hóa, tư tưởng những năm đầu thế kỉ XX, Phan Khôi nổi bật lên như một tên tuổi sáng chói. Bên cạnh nhiều tên tuổi lớn khác như Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Huỳnh Thúc Kháng…Phan Khôi được biết đến trước hết với tư cách một nhà báo, chân dung văn hóa của ông chủ yếu được biểu hiện qua những gì ông viết, đăng lên báo chí. Qua hoạt động báo chí, Phan Khôi chứng tỏ mình là một học giả, một nhà tư tưởng, một nhà văn có đóng góp quan trọng vào sự phát triển tư tưởng văn học và văn hóa Việt Nam đầu thế kỉ XX. Với hàng ngàn bài viết sắc sảo, sâu sắc về nhiều lĩnh vực của đời sống, Phan Khôi được mệnh danh là “người đi tiên phong”, “người đi trước thời đại” (Vương Trí Nhàn). Có thể nhận thấy ở ông một nhà tư tưởng sớm biết đặt ra vấn đề đánh giá di sản tư tưởng Nho giáo cổ truyền trong thời đại mới; sớm đặt ra vấn đề tiếp nhận tư tưởng Âu Tây để đổi mới xã hội, rõ nhất là xây dựng quan niệm mới về người phụ nữ trong sự bình đẳng về giới tính, xem đổi mới vị trí của người phụ nữ là góp phần đổi mới xã hội; một nhà xã hội học nhạy bén phát hiện nhiều vấn đề nhức nhối trong xã hội đương thời; một nhà Hán học và Trung Quốc học am tường văn hóa cổ Trung Hoa và hiểu biết các vấn đề của xã hội Trung Quốc đương thời; một nhà Việt ngữ học vừa nghiên cứu Tiếng Việt vừa tác động sự phát triển Tiếng Việt trong thời hiện đại; môt nhà thơ, một dịch giả văn học, người đã dịch Kinh Thánh Thiên Chúa giáo ra tiếng Việt, một nhà văn xuôi với thể hài đàm mà ông là người mở đầu ở Việt Nam, một nhà phê bình văn học tiếng Việt. Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân đánh giá: “Có thể nói, Phan Khôi là người thể hiện rõ nhất và thành công nhất chủ trương duy tân kiểu Phan Châu Trinh vào đời sống, nhưng khác với các bậc tiền bối ấy Phan Khôi hoàn toàn không thể hiện mình như một chí sĩ, ông sống như người thường trong đời thường, chỉ hoạt động 4 như một nhà ngôn luận chuyên nghiệp, chỉ tác động đến xã hội bằng ngôn luận. Phan Khôi thuộc trong những trí thức hàng đầu có công tạo ra mặt bằng tri thức và văn hóa cho xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX. Điều đặc biệt là, khi đăt bên cạnh những gương mặt sáng láng như Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim, Huỳnh Thúc Kháng, ông thường thể hiện mình như kẻ phản biện và sự phản biện của ông thường đem lại chiều sâu mới cho tri thức”. Phan Khôi có công lớn với nền văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX. Không thể không nhắc đến ông như là một trong những kiến trúc sư chuẩn bị cho cuộc cách mạng văn học trong thập niên 30 của thế kỉ trước. Ông chuẩn bị cho cuộc cách tân ấy trước hết về mặt ngôn ngữ, về tư tưởng, về quan niệm thể loại. Ta biết rằng trước cả Tự lực văn đoàn ông là người khởi xướng trào lưu nữ quyền với những bài phê phán mặt trái của đại gia đình truyền thống, vạch ra tính phi nhân của chế độ gia đình truyền thống khi hạn chế sự tự chủ cá nhân của những con người đã trưởng thành. Ông phê phán Khổng giáo ở phương diện hệ tư tưởng này bảo vệ cho chế độ quân chủ chuyên chế. Ông giống như người giải phóng mặt bằng cho những người tiếp theo, trong đó có những nhà Thơ mới và nhóm Tự lực văn đoàn dựng lên đó những công trình của mình. 1.2. Địa vị văn hóa văn học của Phan Khôi vẫn chưa được minh định một cách thỏa đáng. Cho đến nay, ngay cả trong giới văn học thì tên tuổi Phan Khôi chỉ được biết đến với tư cách tác giả của Tình già và sau là một trong những văn nghệ sĩ bị đàn áp trong vụ Nhân văn Giai phẩm. Sau vụ án Nhân văn Giai phẩm và cái chết lặng lẽ của Phan Khôi vào năm 1959, tên tuổi của Phan Khôi một thời gian dài bị loại ra khỏi đời sống văn hóa, văn học. Cái án nặng nề của một người đứng tên làm chủ nhiệm báo Nhân văn, viết bài đăng trên tạp chí Giai phẩm đã làm cho dư luận miền Bắc nói chung, công chúng cả nước nói riêng có cái nhìn cực đoan về con người và sự nghiệp trước tác 5 của ông. Một thời gian dài, cái tên Phan Khôi đã chịu sự thờ ơ hoặc dè bỉu của giới văn học nước nhà. Từ sự đổi mới trong đường lối chủ trương của Đảng về cách nhìn nhận với những tư tưởng trái chiều: “Chấp nhận những điểm khác nhau, không trái với lợi ích chung của dân tộc xóa bỏ mặc cảm, định kiến, kì thị về quá khứ, về giai cấp thành phần, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau hướng đến tương lai”, nhiều hiện tượng văn hóa, văn học đang được dánh giá lại theo đúng tầm cỡ, vị trí và cống hiến của họ trong lịch sử cận đại và hiện đại. Đã có một độ lùi thời gian cần thiết đủ để hậu thế dánh giá và ghi nhận địa vị đặc biệt của nhà văn hóa, văn học Phan Khôi. Trên thực tế việc tìm hiểu Phan Khôi mới chỉ bắt đầu trong thời gian gần đây. Người khởi xướng công việc đó không ai khác chính là nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân - người có công biên khảo sưu tầm tài liệu, lập hồ sơ cá nhân của nhiều tác giả quá khứ. Lại Nguyên Ân đã sưu tầm và biên soạn gần như toàn bộ sự nghiệp văn chương và hoạt động báo chí của Phan Khôi những năm đầu thế kỉ XX. Bằng cách đó, ông đã tái dựng lại quá trình hoạt động báo chí của Phan Khôi. Hơn 20 năm kể từ ngày Phan Khôi tạ thế, địa vị của ông trên trường văn hóa nói chung, trên văn đàn và báo giới nói riêng đã được tái hiện trở lại. Đó là tiền đề quan trọng để hậu thế đánh giá xác đáng đóng góp, vị trí của Phan Khôi. 1.3. Chương dân thi thoại là tác phẩm có vị trí quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của Phan Khôi. Như trên đã nói, mối quan tâm và tầm ảnh hưởng của học giả, nhà văn hóa Phan Khôi trải rộng trên nhiều lĩnh vực của đời sống chính trị, văn hóa xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX. Song với chủ trương lấy việc cải cách tư tưởng học thuật làm gốc để duy tân đất nước, Phan Khôi có mối quan tâm đặc biệt đến các vấn đề văn học. Hơn nữa bản thân ông là một nhà thơ, một nhà tiểu thuyết, nhà truyện ngắn. Cuốn Chương Dân thi thoại tập hợp một phần những tác phẩm đăng báo của ông từ 1918 đến 1936 6 chính là minh chứng rõ ràng nhất cho sự quan tâm đặc biệt ấy. Ở đó, từ tầm cao và góc nhìn của nhà văn hóa lớn, Phan Khôi đã đặt ra và luận giải nhiều vấn đề quan trọng, có ý nghĩa với thơ ca dân tộc. Với những lý do đó, chúng tôi chọn “quan niệm thơ của Phan Khôi trong Chương Dân thi thoại” làm đề tài nghiên cứu với hy vọng góp thêm tiếng nói khẳng định vị trí, đóng góp của Phan Khôi với nền văn học dân tộc. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Lịch sử nghiên cứu về Phan Khôi và sự nghiệp trước tác của ông Phan Khôi là một nhà văn, nhà báo được mệnh danh là “Ngự sử văn đàn” trong những năm 30 - 40 của thế kỉ XX, là một gương mặt tiêu biểu của nền văn học Quốc ngữ thời kì đầu mới phôi thai. Trước năm 1945, ông được thừa nhận như một kiện tướng trong làng báo, một nhà văn hoá uyên thâm. Riêng về địa vị văn học của ông, ngay từ năm 1942, Hoài Thanh, Hoài Chân trong chuyên luận Một thời đại trong thi ca mở đầu Thi nhân Việt Nam đã sớm xác định: “Ông Phan Khôi, người đã đề xướng ra Thơ mới”. Từ sự ghi công của Hoài Thanh, Hoài Chân vị trí của Phan Khôi với Phong trào Thơ mới hiển nhiên được thừa nhận. Sau 1945, Phan Khôi tản cư lên Việt Bắc, tiếp tục làm công tác nghiên cứu và dịch thuật trongquan của Hội Văn nghệ. Đóng góp của ông được ghi nhận ở những tìm tòi nghiên cứu về ngôn ngữ học và tiếng Việt, công tác dịch thuật, đặc biệt là dịch thuật và giới thiệu Lỗ Tấn. Những năm cuối đời, ông sống ở Hà Nội. Sau vụ án Nhân văn - Giai phẩm, ông bị cách ly và không được quyền đăng bài vở, không được quyền công bố sáng tác. Vì vậy, sau cái chết lặng lẽ của ông, vào những năm 1959 đến 1987, Phan Khôi hầu như bị loại ra khỏi đời sống văn nghệ miền Bắc. Tên tuổi Phan Khôi bị chìm lấp trong một vụ án văn hoá quá nặng nề. Cũng vì vậy, những thông tin của hậu thế về ông quá ít ỏi. Ông chỉ được nhắc nhở như người mở đầu phong trào Thơ mới và một văn nghệ sĩ bị đàn áp trong vụ án Nhân văn - Giai phẩm. 7 Ở miền Nam, trong phạm vi bao quát tư liệu của chúng tôi, từ năm 1954 đến 1975 có ít nhất hai nhà nghiên cứu có chú ý đến Phan Khôi. Một là nhà giáo Phạm Thế Ngữ trong cuốn Việt Nam văn học sử giản ước tân biên đã đánh giá những đóng góp của Phan Khôi trong giai đoạn 1930 về mặt phê bình văn học và cũng có nhắc đến một số tác phẩm của ông đăng trên báo chí những năm 1930. Người thứ hai là nhà nghiên cứu, nhà giáo Thanh Lãng. Trong công trình Bảng lược đồ văn học sử, đặc biệt là công trình 13 năm tranh luận văn nghệ được xuất bản năm 1995, sau khi ông mất, đã có sử biên một số lượng đáng kể những tác phẩm của Phan Khôi in trên tờ Phụ nữ tân văn. Có lẽ, đó là tất cả những gì vào lúc đó ngưòi ta biết về Phan Khôi. Sau đại hội VI của Đảng, trong không khí dân chủ, cởi mở nhiều hiện tượng văn hoá, văn học dã được đánh giá lại. Tên tuổi của Phan Khôi đã được nhắc đến nhiều hơn trong các công trình văn học sử. Song phải đợi đến 15 năm trở lại đây, công tác nghiên cứu về Phan Khôi và sự nghiệp trước tác của ông mới thật sự được quan tâm. Năm 1996, NXB Đà Nẵng đã cho tái bản hai tác phẩm quan trọng của ông là Chương dân thi thoại và Việt ngữ nghiên cứu. Động thái này đã giúp độc giả biết đến Phan Khôi nhiều hơn. Bước đột khởi thật sự trong công tác nghiên cứu về Phan Khôi chính là việc nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân cùng các cộng sự của mình tập hợp, sưu tầm và cho xuất bản tác phẩm đăng báo của Phan Khôi trong những năm 1928, 1929, 1930, 1931, 1932… vào các năm 2003, 2005, 2006, 2007. Lại Nguyên Ân cũng tập hợp và cho xuất bản cuốn Phan Khôi - viết và dịch Lỗ Tấn, giới thiệu với độc giả những thành tựu dịch thuật của ông. Không chỉ là người có công sưu tầm, Lại Nguyên Ân cũng đã bước đầu có những nghiên cứu về Phan Khôi với nhiều bài báo đã đựơc công bố, trong đó ông đã tái hiện chân dung văn hoá Phan Khôi qua sự nghiệp báo chí. 8 Năm 2003, cuốn Phan Khôi – Tiếng Việt, báo chí và Thơ mới của tác giả Vu Gia được xuất bản. Đây là công trình đầu tiên đi sâu đánh giá vai trò của Phan Khôi với Việt ngữ, báo chí và Thơ mới. Sự quan tâm đến Phan Khôi ngày càng rộng rãi. Năm 2007, nhân kỉ niệm 120 năm ngày sinh Phan Khôi, tạp chí Xưa và Nay đã tổ chức hội thảo về Phan Khôi với sự tham gia của nhiều nhà sử học, nhà văn hoá có uy tín. Hội thảo đã ghi nhận Phan Khôi như một học giả, nhà văn hoá uyên thâm, có nhiều đóng góp quan trọng với văn hoá xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX. Tóm lại, sau một thời gian dài bị lãng quên, sự nghiệp và chân dung văn hoá Phan Khôi đang dần dần được tái hiện trở lại. Tuy vậy, sự nghiên cứu Phan Khôi mới chỉ chủ yếu tập trung trên lĩnh vực báo chí, tư tưởng. Sự nghiệp văn học của ông vẫn chưa được quan tâm nhiều. 2.2. Lịch sử nghiên cứu về Chương dân thi thoại Cho đến nay, Chương Dân thi thoại mới chỉ đựơc nhắc đến khi liệt kê các tác phẩm của Phan Khôi mà chưa có một công trình nào nghiên cứu về tác phẩm này. Năm 2009, trong bài viết Phan Khôi với phong trào thơ mới, Lại Nguyên Ân có nhận định quan trọng: “Chương dân thi thoại - cuốn sách cho thấy tác giả là người am hiểu thơ cũ chứ không phải là nhà thơ cũ”. Do mục đích của bài báo, Lại Nguyên Ân đã không đi sâu vào việc khảo cứu, phân tích tác phẩm nhưng nhận định đó cũng đã là gợi ý quan trọng cho những ai quan tâm tìm hiểu tác phẩm này. 2.3. Lịch sử nghiên cứu về quan niệm thơ trong Chương dân thi thoại Trong công trình 10 thế kỷ bàn luận về văn chương do nhóm tác giả Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ, Vũ Thanh, Trần Nho Thìn sưu tầm, tuyển chọn và biên soạn, Chương dân thi thoại được in ở tập 2 của bộ sách. Đây là bộ sách tập hợp, hệ thống hoá bước đầu toàn bộ tư liệu liên quan đến di sản lí luận, phê bình văn học Việt nam từ đầu thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XX. Việc Chương dân thi thoại được trích ở đây đã chứng tỏ Chương dân thi thoại chứa 9 đựng những tư tưởng thơ ca có giá trị về mặt lí luận. Mặc dù chưa có những thẩm bình cụ thể nhưng sự có mặt của Chương dân thi thoại trong công trình này đã tạo điều kiện để khoá luận đặt quan niệm Thơ của Phan Khôi trong Chương dân thi thoại trong lịch sử 10 thế kỉ bàn luận thơ ca. Có thể nói, cho đến hôm nay, quan niệm thơ của Phan Khôi trong Chương dân thi thoại chỉ được trực tiếp bàn luận trong phần Giới thiệu tác giả và tác phẩm do Nguyễn Văn Xuân viết trong lần tái bản Chương Dân thi thoại năm1996. Trong mục II. Chương Dân thi thoại có tên cũ “Nam âm thi thoại" (1918 - 1936), Nguyễn Văn Xuân đã dánh giá đóng góp của Chương Dân thi thoại và đi đến một số nhận định: Mục đích tác giả viết Chương Dân thi thoại là muốn “đổi mới thơ của nước ta”. “Đọc lại quyển Chương Dân thi thoại cũng đồng thời là đọc lại quá trình lịch sử đi từ thơi cũ đến thơ mới”. Hai nhận định quan trọng này đã hé lộ về ý nghĩa của quan niệm thơ trong Chương Dân thi thoại. Với những gợi ý đó, việc tìm hiểu quan niệm thơ của Phan Khôi trong Chương Dân thi thoại cần được tiếp tục triển khai trên một cái nhìn hệ thống và sâu sắc hơn. 3. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu Như tên gọi của đề tài đã xác định, đối tượng nghiên cứu của đề tài là quan niệm thơ của Phan Khôi trong Chương Dân thi thoại. 3.2. Giới hạn - Đề tài chỉ khảo sát quan niệm thơ của Phan Khôi trong Chương Dân thi thoại. (Các tác phẩm khác của Phan Khôi, dĩ nhiên khoá luận vẫn quan tâm nhưng chỉ dùng để tham chiếu, đối sánh). - Văn bản tác phẩm khảo sát là cuốn Chương Dân thi thoại, NXB Đà Nẵng, 1996. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 10 . trong Chương Dân thi thoại Chương 3: Nghệ thuật viết thi thoại của Phan Khôi Chương 1 11 CHƯƠNG DÂN THI THOẠI TRONG SỰ NGHIỆP TRƯỚC TÁC CỦA PHAN KHÔI 1.1 Chương Dân thi thoại. 3.2. Giới hạn - Đề tài chỉ khảo sát quan niệm thơ của Phan Khôi trong Chương Dân thi thoại. (Các tác phẩm khác của Phan Khôi, dĩ nhiên

Ngày đăng: 21/12/2013, 12:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy Anh (1992), Hán Việt tự điển, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hán Việt tự điển
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1992
2. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia Hà Néi Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia HàNéi
Năm: 2004
3. Lại Nguyên Ân (2009), Phan Khôi với phong trào Thơ mới, http://www.Vietstudies.info Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phan Khôi với phong trào Thơ mới
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Năm: 2009
4. Lại Nguyên Ân, Liệu có thể xem Phan Khôi (1887 1959) nh – một tác giả văn học Quốc ngữ Nam Bộ, http://www.Vietstudies.info Sách, tạp chí
Tiêu đề: Liệu có thể xem Phan Khôi (1887 1959) nh"– " một tácgiả văn học Quốc ngữ Nam Bộ
5. Lại Nguyên Ân (2007), Suy nghĩ từ hành trình khai quật quá khứ [trả lời phóng viên báo Tia Sáng], http://www.Vietstudies.info Sách, tạp chí
Tiêu đề: Suy nghĩ từ hành trình khai quật quá khứ [trả lờiphóng viên báo Tia Sáng]
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Năm: 2007
6. Lại Nguyên Ân, “ Tôi chơi đồ cổ , ” http://vietbao.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tôi chơi đồ cổ
7. Lại Nguyên Ân su tầm và biên soạn, (2003), Phan Khôi tác phẩm đăng – báo 1928, Nxb Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phan Khôi tác phẩm đăng"–"báo 1928
Tác giả: Lại Nguyên Ân su tầm và biên soạn
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 2003
8. Lại Nguyên Ân su tầm và biên soạn, (2005), Phan Khôi tác phẩm đăng – báo 1929, Nxb Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phan Khôi tác phẩm đăng"–"báo 1929
Tác giả: Lại Nguyên Ân su tầm và biên soạn
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 2005
9. Lại Nguyên Ân su tầm và biên soạn, (2006), Phan Khôi tác phẩm đăng – báo 1930, Nxb Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phan Khôi tác phẩm đăng"–"báo 1930
Tác giả: Lại Nguyên Ân su tầm và biên soạn
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 2006
10. Lại Nguyên Ân su tầm và biên soạn, (2007), Phan Khôi tác phẩm đăng – báo 1931, Nxb Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phan Khôi tác phẩm đăng"–"báo 1931
Tác giả: Lại Nguyên Ân su tầm và biên soạn
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 2007
11. Lại Nguyên Ân (su tầm và biên soạn), 2007, Phan Khôi tác phẩm đăng – báo 1932 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phan Khôi tác phẩm đăng"–
12. Bách khoa toàn th mở Wikipedia, Phan Khôi, trang Wikipedia.org Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phan Khôi
13. Bách khoa toàn th mở Wikipedia, Phong trào thơ mới trang Wikipedia.org Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong trào thơ mới
14. Bách khoa toàn th mở Wikipedia, Thơ , trang Wikipedia.org Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ
15. Lại Nguyên Ân (su tầm và biên soạn), 2007, Phan Khôi tác phẩm đăng – báo 1931, NXB Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phan Khôi tác phẩm đăng"–"báo 1931
Nhà XB: NXB Đà Nẵng
16. Phan Kế Bính, 1968, Việt Hán văn khảo,(1932) – , Editime du Trung Bắc tân văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Hán văn khảo,(1932)
17. Hoài Chân, Nhìn lại phong trào Thơ mới, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhìn lại phong trào Thơ mới
Nhà XB: Nxb Giáo dục
18. Nguyễn Văn Dân (2006), Phơng pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phơng pháp luận nghiên cứu văn học
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: NxbKhoa học xã hội
Năm: 2006
19. Nguyễn Quý Đại, Tình già và giai thoại Phan Khôi, www.khoahoc.net Sách, tạp chí
Tiêu đề: ình già và giai thoại Phan Khôi
20. Vũ Cao Đàm (2005), Phơng pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phơng pháp luận nghiên cứu khoa học
Tác giả: Vũ Cao Đàm
Nhà XB: Nxb khoahọc và kỹ thuật
Năm: 2005

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w