1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan niệm về thơ của một số tác gia tiêu biểu trong phong trào thơ mới

109 2,1K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 557 KB

Nội dung

Bộ giáo dục và đào tạo Trờng đại học vinh Ngô thị mai phơng quan niệm về thơ của một số tác gia tiêu biểu trong phong trào thơ mới Chuyên ngành: lý luận văn học Mã số: 60 22 32 Luận văn thạc sĩ ngữ văn Vinh 2010 2 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài ……………………………………………………. 1 2. Lịch sử vấn đề ………………………………………………………. 2 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ………………………………… . 6 4. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………. 7 5. Đóng góp khoa học của luận văn …………………………………… 7 6. Cấu trúc luận văn ……………………………………………………. 7 Chương 1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN QUAN NIỆM VỀ THƠ CỦA MỘT SỐ TÁC GIA TIÊU BIỂU TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI … . 8 1.1. Ảnh hưởng của các trường phái thơ Pháp ………………………… . 8 1.2. Ảnh hưởng của văn hóa phương Đông, thơ Đường và thơ ca truyền thống Việt Nam …………………………………………………… . 13 1.3. Khát vọng giải phóng cá nhân và sự khẳng định cái tôi …………… 17 1.4. Nhu cầu đổi mới của thơ ca dân tộc ………………………………… 22 1.5. Tiểu kết ……………………………………………………………… 26 Chương 2. QUAN NIỆM VỀ BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA THƠ 27 2.1. Quan niệm về bản chất của thơ……………………………………… 27 2.2. Quan niệm về chức năng của thơ……………………………………. 47 2.3. Quan niệm về tâm lý sáng tạo thơ…………………………………… 59 2.4. Tiểu kết………………………………………………………………. 62 Chương 3. QUAN NIỆM VỀ NHÀ THƠ, HÌNH THỨC THƠ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁC CỦA THƠ …………………………………………… 64 3.1. Quan niệm về nhà thơ……………………………………………… . 64 3.2. Quan niệm về hình thức của thơ…………………………………… . 79 3.3. Quan niệm về tính dân tộc trong thơ………………………………… 90 3.4. Tiểu kết ……………………………………………………………… 95 KẾT LUẬN 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO 10 1 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Phong trào Thơ mới 1932-1945 đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự chuyển hướng cần thiết và kịp thời để tạo nên những thành tựu mới cho nền thơ ca nước nhà. Đây là cuộc duy tân có tính chất phục hưng về văn hóa để từ đây phá bỏ những khuôn phép sáo mòn trong cảm xúc của “thơ cũ”, tạo nên bước đột phá đầy ý nghĩa về nội dung tư tưởng cũng như thi pháp nghệ thuật thơ. Với hơn mười năm tồn tại ngắn ngủi, phong trào Thơ mới đã làm thay đổi sâu sắc bộ mặt thơ ca dân tộc. 1.2. Phong trào Thơ mới 1932-1945 đã đưa ra một số quan niệm mới về thơ. Trong suốt tiến trình phát triển của thơ Việt Nam, đây là giai đoạn các nghệ sĩ có nhiều tuyên ngôn nghệ thuật vào loại bậc nhất. Điều này chứng tỏ các nhà thơ rất ý thức về công việc sáng tác. Tuy nhiên, cũng có nhiều quan niệm về thơ chỉ tồn tại dưới dạng những “vô ngôn” phía sau những sáng tác cụ thể, hoặc có khi là phát biểu thành những “tuyên ngôn” và có khi lại có những bài tiểu luận riêng về thơ. Trong thực tế, nhiều phát ngôn mang nội dung tư tưởng về thi ca của cả một thế hệ nghệ sĩ, nó trở thành “quy định” cho toàn bộ hệ thống Thơ mới. Những quy định ấy chi phối sự thống nhất từ đề tài, hình tượng, cấu trúc tác phẩm đến hệ thống ngôn ngữ. Vì vậy, nghiên cứu quan niệm về thơ của một số tác gia tiêu biểu trong phong trào Thơ mới giúp ta có cái nhìn toàn diện hơn về những đóng góp của phong trào này trong quá trình hiện đại hóa thơ ca dân tộc. 1.3. Ngay từ khi mới ra đời, phong trào Thơ mới đã thu hút sự quan tâm đông đảo của giới phê bình và nghiên cứu. Cho đến nay, đã có hàng trăm công trình nghiên cứu lớn nhỏ của nhiều thế hệ học giả khắp trong Nam, ngoài Bắc và cả ở nước ngoài đối với Thơ mới. Tuy nhiên, vẫn chưa có một công trình nào tập trung nghiên cứu một cách có hệ thống và chuyên sâu về quan niệm thơ của một số tác gia tiêu biểu trong phong trào Thơ mới . 1.4. Bản thân tác giả luận văn là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông nên việc nghiên cứu đề tài này sẽ 4 góp phần vào việc giảng dạy và học tập Thơ mới tốt hơn. Hiện nay, trong chương trình Ngữ văn ở trường trung học cơ sở, phổ thông và đại học, các tác giảtác phẩm Thơ mớisố lượng và vị trí đáng kể. Nhưng không phải bao giờ đọc hoặc hiểu Thơ Mới cũng là một việc dễ dàng với nhiều người. Từ thực tế đó, đề tài nghiên cứu của chúng tôi nhằm góp phần giúp người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy cũng như người tiếp nhận có được chiếc chìa khóa cơ bản để mở vào thế giới nghệ thuật của các thi sĩ thuộc phong trào Thơ mới xuất phát từ quan niệm thơ của họ. Với những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn vấn đề Quan niệm về thơ của một số tác gia tiêu biểu của phong trào Thơ mới để làm đề tài nghiên cứu. 2. Lịch sử vấn đề Cho đến nay, đã có hàng trăm bài viết, công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến Thơ mới từ nhiều hướng khác nhau. Có thể chia thành hai nhóm chính: Những công trình đề cập đến quan niệm về thơ của phong trào Thơ mới nói chung và những công trình đề cập đến quan niệm về thơ của các tác giả cụ thể. Trong hướng nghiên cứu quan niệm về thơ của phong trào Thơ mới nói chung, có thể kể đến những công trình sau: Năm 1966, trong chuyên luận Phong trào Thơ mới (1932-1945), Phan Cự Đệ đã dành toàn bộ chương 3 để bàn về “Quan niệm mỹ học của các nhà Thơ mới lãng mạn”. Theo Phan Cự Đệ, quan niệm thẩm mỹ của các nhà Thơ mới có nhiều điểm gặp gỡ với quan niệm nghệ thuật của các nhà văn lãng mạn phản động ở phương Tây thế kỷ XIX với mức độ và sắc thái khác nhau. Trên tinh thần phê phán quan điểm “nghệ thuật vị nghệ thuật” của các nhà Thơ mới, Phan Cự Đệ đã chỉ ra và phân tích những biểu hiện quan điểm này ở một số nhà thơ tiêu biểu như Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Bích Khê và một số thành viên chủ chốt trong nhóm Xuân Thu nhã tập. Công trình nghiên cứu này của Phan Cự Đệ, có thể xem là công trình sớm nhất và công phu trên phương diện bàn về quan niệm nghệ thuật của phong trào Thơ mới nói chung, của các nhà thơ trong 5 phong trào Thơ mới nói riêng. Nhưng do tác giả của công trình này còn bị chi phối bởi cách nhìn khắct khe phiến diện nên thiên về phê phán những tác hại của phong trào Thơ mới hơn là công nhận những tiến bộ của nó đối với quá trình hiện đại hóa thơ ca Việt Nam. Trong công trình Con mắt thơ, xuất bản năm 1992, Đỗ Lai Thúy đã viết về phong cách của một số nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới. Trong đó ông cho rằng, Thế Lữ là “người bộ hành phiêu lãng”, Xuân Diệu, “người ám ảnh thời gian”, Vũ Hoàng Chương, “đào nguyên lạc lối”, Hàn Mặc Tử, “một tư duy thơ độc đáo”, Bích Khê, “sự nhận thức ngôn từ”. Ông cũng cho rằng, phong trào Thơ mới như một dàn hợp xướng, mà mỗi nhà thơ lại có một chủ âm riêng của mình. Nếu cái nhìn nghệ thuật chung cho cả dòng thơmột chuẩn mực, một phong cách cho cả “một thời đại trong thi ca” thì cái nhìn nghệ thuật của riêng mỗi nhà thơmột sự lệch chuẩn và chính sự lệch chuẩn đó tạo nên phong cách riêng của mỗi nhà thơ. Từ chỗ nghiên cứu phong cách thơ của các nhà thơ này, tác giả Đỗ lại Thúy đã đi đến chỗ chỉ ra một số khía cạnh trong quan niệm về thơ của họ. Trên Tạp chí Văn học số 6 năm 1993, Trần Đình Sử có bài Thơ mới và sự đổi mới thi pháp thơ trữ tình Việt Nam. Trong bài viết này, tác giả đã đánh giá những đóng góp của phong trào Thơ mới, khi ông cho rằng, “điều quan trọngThơ mới chủ trương một quan điểm mở, không giới hạn cho thơ và giải phóng mọi giác quan để cảm nhận thế giới”. Trong bài viết Về ý thức hiện đại hóa Thơ mới thời kỳ 1940-1945 và những đóng góp của nó đăng trên Tạp chí Văn học, số 8/1999, tác giả Mã Giang Lân cho rằng, một trong những đóng góp quan trọng nhất của Thơ mới thời kỳ 1940- 1945 là ý thức hiện đại hóa quan niệm về thơ. Tác giả đã chỉ ra những điểm hiện đại hóa giữa tuyên ngôn nghệ thuật và thực tiễn sáng tác của các nhà thơ: “Trường thơ Loạn” (Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Bích Khê), “khuynh hướng lãng mạn nhiều màu sắc” của Vũ Hoàng Chương, “khuynh hướng tượng trưng siêu thực” của nhóm Xuân Thu nhã tập, “Bản tuyên ngôn tượng trưng” của nhóm Dạ Đài. 6 Trong công trình Tiếng nói thơ ca của tác giả Trần Huyền Sâm xuất bản năm 2002, được xem là công trình nghiên cứu chuyên sâu về quan niệm thơ của phong trào Thơ mới. Khi đưa ra một số quan niệm về thơ của phong trào Thơ mới 1932-1945, Trần Huyền Sâm chỉ ra hai cơ sở quan trọng để làm nên cuộc cách mạng trong thi ca là do sự gặp gỡ với văn học phương Tây trong hoàn cảnh ®ßi hỏi cấp bách sự đổi mới của thơ ca dân tộc. Phần thứ ba của công trình với nội dung “Quan niệm về cái đẹp siêu thoát trong thơ” là phần đáng chú ý nhất. Bởi vì đây là phần có những nhận định xác đáng trong quan niệm về thơ của các tác giả Thơ mới xuất phát từ sự thay đổi trong quan niệm về cái đẹp. Riêng về nhóm thơ Xuân Thu nhã tập, Trần Huyền Sâm đã đánh giá cao những đóng góp về quan niệm thơ. Với những kiến giải độc đáo, nhóm Xuân Thu nhã tập đã nêu được những vấn đề lý luận cơ bản của thơ như: tính chất của thơ, đặc trưng của thơ trong sự đối sánh với văn xuôi, mối quan hệ giữa nhà thơ và bạn đọc, giữa thơ ca và các ngành nghệ thuật khác. Trên Tạp chí Văn học số 3 năm 2007 có đăng bài viết Kiểu nhà thơ và các quan niệm về thơ của các nhà thơ Mới. Trong bài viết này, tác giả Hoàng Sĩ Nguyên đã đưa ra nhận định, phong trào Thơ mới đã hình thành một kiểu nhà thơ khác với kiểu nhà thơ trong văn học trung đại, và dấu ấn cách tân rõ ràng nhất thể hiện trong quan niệm của các nhà thơ về Thơ mới. Từ việc phân tích quan niệm của các nhà thơ cụ thể, tác giả cho rằng, chỉ trong một thời gian ngắn, quan niệm về thơ của các nhà Thơ mới biến đổi không ngừng, biểu thị khát vọng thay đổi của thơ ca Việt Nam. Sau những năm dài quan niệm thơ văn bị áp lực thời đại chi phối, khi “cái ta cộng đồng” lắng xuống, “cái tôi cá nhân” trở lại với ý thức sâu sắc về sự hiện hữu của mình trong xã hội thì những quan niệm thơ như thế ở mặt mẫn cảm và ôn hòa lại tươi nguyên giá trị. Với nhóm công trình nghiên cứu quan niệm về thơ của các tác giả cụ thể, có thể kể đến những công trình đáng chú ý sau: Trong bài viết Xuân Thu nhã tập - một hướng tìm về dân tộc đăng trên Tạp chí Văn học số 11/1994, tác giả Nguyễn Bao cho rằng, những nhà thơ thuộc nhóm Xuân Thu nhã tập đã đưa ra một quan niệm mới về thơ và cố gắng tìm ra 7 bản chất của thơ cũng như con đường dẫn đến thơ. Đồng thời tác giả đã đi phân tích các khía cạnh cụ thể trong quan niệm về thơ của Xuân Thu nhã tập và cho rằng, với một quan niệm thơ siêu thoát và thuần túy, đưa thơ lên cõi huyền ảo, tinh khiết, đẩy thơ bắt kịp cái lẽ phải cuối cùng được gọi là Đạo, nhóm Xuân Thu nhã tập muốn đưa nghệ thuật lên một vị trí thiêng liêng, cao đẹp tuyệt đối. Nhận định này của Nguyễn Bao có tính chất cách mạng đối với nhóm Xuân Thu nhã tập. Tuy nhiên với dung lượng hạn chế của một bài báo, tác giả của nó không thể bao quát tất cả những vấn đề của phong trào Thơ mới nhưng đã gợi ý cho chúng tôi rất nhiều. Trong luận án Tiến sĩ Thế giới nghệ thuật thơ Hàn Mặc Tử được bảo vệ thành công năm 1996, tác giả Chu Văn Sơn đã dành hẳn chương 1 để bàn về “quan niệm thơ lạ lùng” của Hàn Mặc Tử. Theo Chu Văn Sơn, trong quan niệm thơ của Hàn Mặc Tử “Thơ là hoa trái của đau thương”, “Người thơ - người khách lạ đi giữa nguồn trong trẻo” và “Việc làm thơ - nàng đánh tôi đau quá tôi bật ra tiếng khóc”. Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, Chu Văn Sơn đã xuất phát từ mỹ học của “cái tôi” tột cùng để tiến hành nghiên cứu quan niệm thơ của Hàn Mặc Tử. Với nhan đề bài viết Thơ, nhà thơ, nghề thơ trong quan niệm của Hàn Mặc Tử đăng trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 3/1999, tác giả Phan Quỳnh Nga cho rằng, Hàn Mặc Tử quan niệm thơ “cần có nhạc và họa”, “thơ cần siêu thoát”, thơ là “thánh ca” còn nhà thơ là “sứ giả của trời và đất”, là “chất kết dính”, là “đường dây nối liền mối liên hệ kỳ diệu giữa Đức Chúa Trời với thiên hạ”. Trong quan niệm về nghề thơ, Hàn Mặc Tử cho rằng, làm thơ ấy là lúc thần trí thăng hoa, bay tản đi, chỉ còn lại linh hồn trong “cõi mộng”, “nơi cực lạc giới”, nơi “xuất thế gian”, để từ nơi ấy, “toàn thân thi sĩ rung động như một đường tơ”. Có thể đây là những quan niệm về thơ, nghề thơ xuất phát từ niềm tin vào một thế giới của Kinh Thánh nhưng cũng có thể là nhân thức về sự khác lạ của thơ, nhà thơ và nghề thơ. Năm 2003, Nguyễn Toàn Thắng bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ với đề tài Hàn Mặc Tử và nhóm thơ Bình Định 1932-1945. Luận án này nghiên cứu Hàn 8 Mặc Tử và nhóm thơ Bình Định trong mối quan hệ, tác động lẫn nhau và Hàn Mặc Tử được xem là linh hồn của nhóm. Trong chương 1 của luận án, tác giả Nguyễn Toàn Thắng đã đưa ra những nhận định, đánh giá về quan niệm thơ của Hàn Mặc Tử đồng thời phân tích những ảnh hưởng của thơ lãng mạn, thơ siêu thực và thơ tượng trưng của Pháp đối với phong trào Thơ mới nói chung, Hàn Mặc Tử và nhóm thơ Bình Định nói riêng. Chúng tôi thấy rằng, các công trình nghiên cứu quan niệm về thơ của các nhà thơ trong phong trào Thơ mới đã được quan tâm nhưng chưa phản ánh đúng tầm quan trọng của vấn đề này. Các công trình nói trên chủ yế tập trung nghiên cứu quan niệm thơ của Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên và nhóm Xuân Thu nhã tập để chỉ ra cái mới lạ chứ chưa phân tích một cách sâu sắc những quan niệm thơ của họ. Việc nghiên cứu quan niệm thơ của các nhà thơ khác như Thế Lữ, Đinh Hùng, Lưu Trọng Lư, Vũ Hoàng Chương, Bích Khê hay Xuân Diệu và nhóm thơ Dạ Đài thì hầu như chưa được quan tâm. Đây chính là gợi ý cho chúng tôi trong việc tìm đến một đề tài nghiên cứu về Thơ mới. Có thể nói, những công trình trên đã tiến hành nghiên cứu về Thơ mới ở những phương diện khác nhau như đóng góp của các nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới cùng những quan niệm về thơ của một số cá nhân nhà thơ nhưng nội dung của những quan niệm về thơ mới chỉ dừng lại ở những phát biểu mang tính chất tiên đề. Đến nay, chưa có công trình chuyên sâu nào nghiên cứu một cách cụ thể về nội dung của những quan niệm trên. Luận văn của chúng tôi được tiến hành dựa trên những gợi ý của những công trình nói trên. Đây cũng là để dịp chúng tôi hệ thống lại những nhận định của nhiều thế học giả nghiên cứu Việt Nam về quan niệm thơ của một số tác gia thuộc phong trào Thơ mới. 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các Lời tựa, Lời bạt, Tiểu luận báo chí, các bài tiểu luận về thơ hoặc liên quan đến Thơ mới; những câu thơ, bài thơ có tính chất tuyên ngôn thể hiện trực tiếp quan niệm về các vấn đề liên quan đến thơ của các nhà thơ. Trong đó, chủ yếu tập trung ở một số nhà thơ tiêu biểu như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu; các nhà thơ trong Trường 9 thơ Loạn như Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Bích Khê, nhà thơ Vũ Hoàng Chương, nhóm Xuân Thu nhã tập, Đinh Hùng và nhóm Dạ Đài. Đối tượng nghiên cứu: Quan niệm về thơ của một số tác gia tiêu biểu, và các nhóm thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ mới . 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu thuộc chuyên ngành nghiên cứu văn học như phương pháp hệ thống, phương pháp loại hình, phương pháp tiểu sử, phương pháp lịch sử cùng các thao tác phục vụ cho quá trình nghiên cứu như thao tác so sánh, thống kê, phân loại, phân tích, tổng hợp, đánh giá. 5. Đóng góp khoa học của luận văn 5.1. Luận văn là hệ thống hóa, tổng quan những ý kiến của các nhà nghiên cứu, các học giả xung quanh vấn đề quan niệm về thơ của các tác gia tiêu biểu thuộc phong trào Thơ mới . 5.2. Luận văn lý giải một trong những vấn đề của sáng tác, đó là quan niệm về một thể loại quan trọng trong văn học: thơ ca. Cũng là dịp mô tả một cách khái quát về tiến trình phát triển của văn học trong một giai đoạn quan trọng của lịch sử văn học dân tộc, giai đoạn 1932-1945. 5.3. Đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho những ai quan tâm đến thơ Mới nói chung, những nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới nói riêng. Đặc biệt là quan niệm về thơ của một số tác gia và nhóm thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới . 6. Cấu trúc luận văn Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn được triển khai trong 3 chương: Chương 1. Cơ sở hình thành và phát triển quan niệm về thơ của một số tác gia tiêu biểu trong phong trào Thơ mới Chương 2. Quan niệm về bản chất, chức năng của thơ Chương 3. Quan niệm về nhà thơ, hình thức của thơmột số vấn đề khác của thơ 10 . triển quan niệm về thơ của một số tác gia tiêu biểu trong phong trào Thơ mới Chương 2. Quan niệm về bản chất, chức năng của thơ Chương 3. Quan niệm về nhà thơ, . đến thơ Mới nói chung, những nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới nói riêng. Đặc biệt là quan niệm về thơ của một số tác gia và nhóm thơ tiêu biểu của phong trào

Ngày đăng: 21/12/2013, 12:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Aristote (1964), Nghệ thuật thơ ca (Lê Đăng Bảng - Thành Thế Thái Bình - Đỗ Xuân Hà - Thành Thế Yên Báy dịch), Nxb Văn hóa - Nghệ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật thơ ca
Tác giả: Aristote
Nhà XB: Nxb Văn hóa - Nghệ thuật
Năm: 1964
2. Arnauđôp (1978), Tâm lý học sáng tạo văn học (Hoài Lam, Hoài Ly dịch), Nxb Văn hóa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học sáng tạo văn học
Tác giả: Arnauđôp
Nhà XB: Nxb Văn hóa
Năm: 1978
3. Lê Thị Anh (2006), Thơ mới và thơ Đường, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ mới và thơ Đường
Tác giả: Lê Thị Anh
Năm: 2006
4. Ngọc Anh (1999), “Cái thở ban Thơ mới ấy”, Báo Văn nghệ (34) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cái thở ban Thơ mới ấy”, "Báo Văn nghệ
Tác giả: Ngọc Anh
Năm: 1999
5. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2003
6. Phạm Đình Ân (tuyển chọn và giới thiệu, 2006), Thế Lữ, về tác giả và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế Lữ, về tác giả và tác phẩm
Nhà XB: Nxb Giáo dục
7. Nguyễn Bao (biên soạn và giới thiệu, 1991), Xuân Thu nhã tập, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xuân Thu nhã tập
Nhà XB: Nxb Văn học
8. Nguyễn Bao (1994), “Xuân Thu nhã tập - một hướng tìm về dân tộc”, Văn học (11) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xuân Thu nhã tập" - một hướng tìm về dân tộc”, "Văn học
Tác giả: Nguyễn Bao
Năm: 1994
9. Huy Cận - Hà Minh Đức (chủ biên, 1995), Nhìn lại cuộc cách mạng trong thi ca, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhìn lại cuộc cách mạng trong thi ca
Nhà XB: Nxb Giáo dục
10. Vũ Hoàng Chương (1995), Thơ say, Mây, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ say, Mây
Tác giả: Vũ Hoàng Chương
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 1995
11. Nguyễn Kim Chương (1974), “Hàn Mặc Tử đau thương và sáng tạo”, Văn học (12) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hàn Mặc Tử đau thương và sáng tạo”, "Văn học
Tác giả: Nguyễn Kim Chương
Năm: 1974
12. Hoàng Diệp (1969), Chế Lan Viên, Nhà sách Khai trí, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chế Lan Viên
Tác giả: Hoàng Diệp
Năm: 1969
13. Xuân Diệu (1995), Thơ thơ, Gửi hương cho gió, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ thơ, Gửi hương cho gió
Tác giả: Xuân Diệu
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 1995
14. Xuân Diệu (1987), Lời đưa duyên, Thơ thơ - Gửi hương cho gió, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lời đưa duyên, Thơ thơ - Gửi hương cho gió
Tác giả: Xuân Diệu
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 1987
15. Xuân Diệu (1995), Thơ khó (gốc Ngày Nay, số 145 ngày 14/01/1939) in trong Mười ba năm tranh luận văn học, tập 3, Nxb Văn học và Hội Nghiên cứu giảng dạy văn học thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ khó" (gốc Ngày Nay, số 145 ngày 14/01/1939) in trong "Mười ba năm tranh luận văn học
Tác giả: Xuân Diệu
Nhà XB: Nxb Văn học và Hội Nghiên cứu giảng dạy văn học thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 1995
16. Phan Huy Dũng (1999), Kết cấu thơ trữ tình (nhìn từ góc độ loại hình), Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết cấu thơ trữ tình (nhìn từ góc độ loại hình)
Tác giả: Phan Huy Dũng
Năm: 1999
17. Phan Cự Đệ (1982), Phong trào thơ mới 1932-1945, (tái bản), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong trào thơ mới 1932-1945
Tác giả: Phan Cự Đệ
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 1982
18. Phan Cự Đệ (2005), Tuyển tập (tập 3), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập
Tác giả: Phan Cự Đệ
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2005
19. Phan Cự Đệ - Nguyễn Toàn Thắng (tuyển chọn và giới thiệu, 2003), Hàn Mặc Tử về tác giả và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hàn Mặc Tử về tác giả và tác phẩm
Nhà XB: Nxb Giáo dục
20. Phan Cự Đệ (chủ biên, 2004), Văn học Việt Nam thế kỷ XX - những vấn đề lịch sử và lý luận, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam thế kỷ XX - những vấn đề lịch sử và lý luận
Nhà XB: Nxb Giáo dục

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w