1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan niệm về thơ trung đại trong 10 thế kỷ bàn luận về văn chương

92 1,4K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 467 KB

Nội dung

1 bộ giáo dục và đào tạo trờng đại học vinh Nguyễn thị hiền Quan niệm về thơ trung đại Trong 10 thế kỷ bàn luận về văn chơng chuyên ngành : lý luận văn học mã số : 60.22.32 tóm tắt luận văn thạc sĩ ngữ văn VINH - 2010 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Trong văn chương Việt Nam thời trung đại, thơ được các văn nhân, học giả xem là thể tài quan trọng bậc nhất, bộc lộ rõ nhất những đặc thù của văn theo nghĩa hẹp của khái niệm này. Thơ có lịch sử dài nhất, nhiều tác giả và tác phẩm nhất, và có thể nói lí luận về thơ cũng phát triển nhất. Việc nghiên cứu quan niệm về thơ không chỉ giúp chúng ta hiểu thêm về các tác phẩm thơ trung đại và còn có ý nghĩa lớn trong việc tìm hiểu quan niệm văn chương thời trung đại. 1.2 Do nhiều nguyên nhân thuộc văn học và phi văn học mà quan niệm về thơ của người Việt Nam thời trung đại có những điểm tương đồng với quan niệm của người Trung Hoa cổ - trung đại. Nghiên cứu đề tài này nhằm nhân thức thêm sự tương đồng và sự khác biệt của người Việt Nam thời trung đại với quan niệm thơ của người phương Bắc. 1.3 Từ trước đến nay đã có những công trình nghiên cứu quan niệm về thơ thời trung đại ở các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, với công trình 10 thế kỷ bàn luận về văn chương, lần đầu tiên những ý kiến bàn luận về văn chương nói chung và thơ nói riêng của người Việt Nam thời trung đại được tập hợp quy mô. Điều này sẽ tạo điều kiện cho việc nghiên cứu đạt những kết quả mới có ý nghĩa. 1.4 Trong chương trình ngữ văn ở các cấp, không chỉ tác phẩm thơ Việt Nam trung đại được dạy - học nhiều mà còn có những văn bản nghị luận trung đại bàn về thơ. Nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần dạy tốt hơn các văn bản hữu quan. 2. Lịch sử vấn đề 2.1 Từ sau cách mạng tháng tám năm 1945, nhất là từ sau khi hòa bình được lập lại ở miền Bắc năm 1954, di sản văn chương của dân tộc bao gồm văn chương dân gian và văn chương bác học, cả sáng tác và lí luận phê bình được giới nghiên cứu quan tâm tìm hiểu và đạt được 2 những thành tựu đáng kể. Đã có không ít các công trình nghiên cứu đề cập đến bộ phận di sản này từ các góc độ khác nhau. Một trong những vấn đề được quan tâm nghiên cứu là quan niệm về thơ. 2.1.1 Việc khảo cứu di sản văn chương thời trung đại Việt Nam có ý nghĩa lớn. Trong bài báo Suy nghĩ về việc nghiên cứu và giới thiệu lí luận văn học, Phương Lựu khẳng định: "Có thể nói, để khai thác tốt di sản lí luận văn học của ông cha, trước măt việc sưu tầm, chú thích, hệ thống hóa v.v , có giá trị như một công trình nghiên cứu mang tính chất nền móng (Văn nghệ quân đội, số 2/1979). Có thể xem công việc sưu tầm, hiệu đính, chú giải các tư liệu có liên quan tới các ý kiến của các văn nhân, học giả thời xưa trực tiếp hay gián tiếp bàn luận về văn thơ được khởi đầu năm 1962 khi Nhà xuất bản Văn hóa lần đầu tiên cho công bố bản dịch bộ sách Vân đài loại ngữ của Lê Quý Đôn. Một năm sau, trên Tạp chí Văn học số 12/1963 dưới đầu đề Quan niệm văn học của một số nhà nho Việt Nam, nhà Hán học lão thành Nguyễn Đức Vân đã cho công bố ý kiến về thơ văn của một số tác giả ở thế kỷ XVIII và XIX như: Nguyễn Cư Trinh, Nguyễn Địch Cát, Lý Văn Phức, Phan Thanh Giản, Nhữ Bá Sỹ, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu, Ngô Thế Vinh, Miên Thẩm, Nguyễn Tư Giản, . Năm năm sau, Tạp chí Văn học số 9/1968 ông lại cho công bố thêm ý kiến của một số tác giả khác ở các thế kỷ trước đó như: Lý Tử Tấn, Hoàng Đức Lương, Lê Hữu Kiều, Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích, Ngô Thì Nhậm, . Từ năm 1973 trở đi, theo hướng của nhà Hán học lão thành, các Tạp chí Văn học, Nghiên cứu Nghệ thuật, Tác phẩm mới tiếp tục cho in một loạt những ý kiến hoặc những bài viết bàn về văn thơ của các tác giả Việt Nam thời trung đại. Năm 1981, Nhà xuất bản Tác phẩm mới cho in cuốn Từ trong di sản do Nguyễn Minh Tấn chủ biên, tập hợp "những ý kiến bàn về văn học từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XX ở nước ta". Có trong tập sách là các ý 3 kiến của hầu hết các tên tuổi lớn thuộc các thế kỷ như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngô Thì Sỹ, Lê Quý Đôn, Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Chú, Bùi Huy Bích, Nguyễn Du, Nguyễn Văn Siêu, . Đúng như Phương Lựu nhận xét: " Từ trong di sản . quả là một tập đại thành không những riêng đối với công lao hàng mười năm của các soạn giả, mà còn đánh dấu một chặng đường dài sưu tập hàng mấy thế kỷ. Nó là viên đá đầu tiên đặt cơ sở cho việc khẳng định có một hệ thống quan niệm văn học trung đại Việt Nam" [24, 14]. Công trình sưu tập, biên dịch đáng kể nhất vào thời gian gần đây liên quan đến việc tìm hiểu quan niệm thơ cổ là công trình Người xưa bàn về văn chương (tập 1) năm 1993 của Phó giáo sư Đỗ Văn Hỷ. Số lượng tư liệu lí luận văn học cổ được nhà nghiên cứu sưu tập khá nhiều, và mặc dù chưa kịp phân loại, nghiên cứu kĩ, nhưng bằng trực giác ông đã nhận xét khái quát là văn chương cổ ở nước ta tuy thiếu những chuyên luận bề thế song lại được bù đắp bằng các bài tựa, bạt, dẫn luận,đề từ, thi, phú, văn, . nằm rải rác trong các tác phẩm thơ văn. Những vấn đề được các tác giả xưa đề cập đến bao gồm nhiều bình diện văn chương, rất phong phú, đa dạng và được trình bày một cách " hồn toàn hàm xúc" lời ít ý nhiều. Hệ thống tư liệu sưu tập được và những điều ông đúc kết qua ý kiến người xưa thực sự đó là những ý kiến gợi mở, những chỉ dẫn hữu ích với những người nghiên cứu lớp sau muốn tìm hiểu lí luận văn học cổ nước nhà. Năm 2007, Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản công trình 10 thế kỷ bàn luận về văn chương (Từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XX, tập 1) do nhóm tác giả Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ, Vũ Thanh, Trần Nho Thìn sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu. Bộ sách lần đầu tiên đã giới thiệu tương đối đầy đủ thành tựu lí luận, phê bình văn học của ông cha ta suốt mười thế kỷ qua. 4 2.1.2 Cùng với quá trình phát hiện các tư liệu là việc từng bước nghiên cứu, phân tích, đánh giá, lí giải quan niệm thơ cổ Việt Nam. Tiểu luận Từ trong di sản .Mấy vấn đề thu hoạch (1981) của Nguyễn Minh Tấn đã dành nhiều đoạn bàn về quan niệm "Thi ngôn chí". Nguyễn Minh Tấn cho rằng: "Quan niệm "Thi ngôn chí" có thể được các nhà văn, nhà nho nước ta vận dụng muộn hơn là "Văn dĩ tải đạo". Thi ngôn chí đã góp phần tạo nên khuôn mặt độc đáo của văn học Việt Nam xưa, được các cụ ta vận dụng uyển chuyển, tâm đắc hơn là "Văn dĩ tải đạo"". Tác giả lí giải: "Thi ngôn chí là tiếng nói chân tình, là tâm hồn, tình cảm của người viết" [34, 237]. Nguyễn Minh Tấn còn góp phần giải thích: Thế nào là chí trong Thi dĩ ngôn chí?: " Chí có nhiều nội dung rất khác nhau. Chí của nhà thơ hướng về đâu thì Chí mang nội dung ở đó". " Gắn với chí là tâm và tình. Tâm và tình vừa là điểm xuất phát vừa là mục tiêu của chí" [34; 237- 239]. Trong công trình Tìm hiểu văn học (1984), giáo sư Lê Đình Kỵ khi nghiên cứu về di sản văn chương dân tộc, đã nghiên cứu quan niệm thơ. Đi vào hiện tượng tiêu biểu là Lê Quý Đôn, nhà nghiên cứu đã đề cập đến một trong những quan điểm văn chương của Lê Qúy Đôn: "Làm thơ có ba điều chính: môt là tình, hai là cảnh, ba là sự", rồi bình luận: "cảnh chủ yếu là thiên nhiên, ngoại vật; sự chủ yếu là chuyện con người, chuyện xã hội; tình là do "cảnh" và "sự" tác động vào con người mà sinh ra vậy. Có lẽ vì là thơ nên Lê Quý Đôn không nói đến ý, nhưng chúng ta có thể hiểu là trong tình đã hàm ý rồi . Cái cấu trúc tình, ý, cảnh, sự là cơ sở cho hình thành nghệ ." [20, 327]. Không chỉ bàn đến quan điểm văn chương của Lê Quý Đôn, giáo sư còn đi vào vấn đề có tính chất nguyên lí chung trong quan niệm về thơ: "Nổi bật lên trong tư tưởng văn nghệ của cha ông là quan điểm "Văn dĩ tải đạo", "Thi ngôn chí". Đạo ở đây không chỉ là đạo đức theo quan điểm Nho giáo, mà còn là điều thiện, là thế đạo nhân tâm, là đạo làm người nói chung; chí là chí hướng, 5 là tấm lòng, là điều mình ôm ấp, mong ước, nhưng chí phải từ "tâm" mà ra" [20, 336]. Phương Lựu trong chuyên luận Về quan niệm văn chương cổ Việt Nam (1985), đã đi sâu nghiên cứu khá toàn diện những khuynh hướng cơ bản trong quan niệm văn chương cổ Việt Nam như: quan niệm văn chương yêu nước và tự hào dân tộc, quan niêm văn chương nho giáo, quan niệm văn chương hiện thực và nhân dân. Tuy nhiên, tác giả chưa nghiên cứu nhiều ý kiến của người xưa về thơ. Chuyên luận Góp phần xác lập hệ thống quan niệm văn học trung đại Việt Nam (1997), Phương Lựu đã nâng cao công trình Về quan niệm văn chương cổ Việt Nam. Đặc biệt ở công trình này, Phương Lựu đã đi sâu nghiên cứu khá toàn diện hệ thống lí luận thơ cổ nước nhà. Chương Về thể loai thơ ca - vấn đề "Thi dĩ ngôn chí", ông tán thành trước quan niệm cho rằng " Thơ ca cổ điển nước ta cũng là nằm chung trong công thức " Thi dĩ ngôn chí" như ở Trung Quốc" [24, 194]. Nhà nghiên cứu không tán thành quan điểm "Thi dĩ ngôn chí" là biểu hiện của ''Văn dĩ tải đạo" vào thơ ca". Theo ông "chí" và "đạo" nằm ở những phương diện khác nhau" . Phương Lựu đã nhắc lại ý kiến của Nguyễn Bỉnh Khiêm và Phùng Khắc Khoan để khẳng định điều này: "Một thì cho rằng: ''Có kẻ chí ở đạo đức, có kẻ chí để ở công danh, có kẻ chí để ở nhàn dật"(Tựa Bạch Vân am thi tập). Còn người kia thì cũng có ý kiến tương tự. Nghĩa là đã đành có ''chí ở đạo đức" nhưng chí còn đối ứng với khắp chốn: ''ở sự nghiệp , ở rừng suối gò hoang , ở gió mây trăng tuyết , ở nỗi uất ức , ở niềm cảm thương ." (Tựa Ngôn chí tập)". Đồng thời ông còn khẳng định: ''Hai công thức này ra đời cách xa nhau''. Theo nhà nghiên cứu ''Văn dĩ tải đạo'' xuất hiện vào đời Tống, còn ''Thi dĩ ngôn chí'' lần đầu tiên do Đại Thuấn nêu lên. Cuối cùng tác giả nhận xét, quan niệm Thi ngôn chí: ''Không phải là quan niệm về bản chất và chức 6 năng xã hội mang tính khuynh hướng của văn học, mà là một quan niệm về đặc trưng của thể loại văn học mang tính chất trung tính'' [24, 27]. Trên cơ sở những thành tựu của người đi trước về quan niệm thơ nói riêng nhất là quan điểm văn học nói chung của nhà bác học Lê Qúy Đôn, Phạm Quang Trung đã tổng hợp lại một cách phong phú và có hệ thống trong công trình Văn chương với Lê Qúy Đôn (1993). Trong lời giới thiệu về chuyên luận Văn chương với Lê Qúy Đôn, giáo sư Lê Định Kỵ nhận xét: ''Trong tư tưởng văn học cha ông để lại, có lẽ Lê Qúy Đôn là có đóng góp quan trọng nhất. Phần không nhỏ có liên quan đến văn học được trình bày rải rác trong Kiến văn tạp lục nhất là trong Vân đài loại ngữ là ''loại ngữ'' được chọn trích dẫn từ các sách xưa của Trung Quốc( với lời bàn thêm của Lê Qúy Đôn), gộp chung lại cho thấy quan điểm tiến bộ và tương đối toàn diện của tác giả về các vấn đề cho đến nay còn giữ nguyên giá trị thời sự, như: văn học gắn liền với đời sống, tinh thần dân tộc, sứ mệnh xã hội của văn học, đặc trưng của văn học . Tuy chủ yếu thống nhất các quan điểm được trích dẫn từ sách của Trung Quốc, nhưng Lê Qúy Đôn không câu nệ, mà khi cần thì có biện bác trở lại theo tinh thần "nên đem lời và ý của cổ nhân mà đúc lại cho mới, chứ đừng bước theo lối cũ" (Điều 10-Văn nghệ). Nhà nghiên cứu cho rằng: "Những quan điểm nói trên được tác giả Văn chương với Lê Qúy Đôn biện giải thỏa đáng, có so sánh đối chiếu với ý kiến của các tác giả thời trước cùng sự phân tích, đánh giá dưới ánh sáng của kinh nghiệm lí luận văn học hiện đại". Lê Đình Kỵ đánh giá: ''Văn chương với Lê Qúy Đôn là một công trình biên soạn công phu, rất có ích cho việc tìm hiểu di sản tư tưởng văn nghệ quá khứ nói chung, của Lê Qúy Đôn nói riêng". Năm 2001, Bùi Duy Tân với công trình Khảo và luận một số thể loại - tác gia - tác phẩm văn học trung đại Việt Nam (tập2), đã khái quát súc tích, chắc chắn về văn học trung đại Việt Nam, về quan niệm văn học, về hệ thống thể loại văn học Việt Nam thời cổ, khảo luận về mối quan hệ giữa 7 văn học Trung Quốc và văn học Việt Nam trong đó có vấn đề quan niệm về thơ. 2.2. Trên đây, chúng tôi đã trình bày tổng quan về tình hình khảo cứu, nghiên cứu di sản quan niệm thơ cổ Việt Nam. Việc nghiên cứu về quan niệm thơ cổ dù đã được quan tâm nhưng vẫn còn có những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của người đi trước đã cho chúng tôi nhiều gợi ý bổ ích khi thực hiện đề tài Quan niệm về thơ trung đại trong "10 thế kỷ bàn luận về văn chương". 3. Phương pháp nghiên cứu Ngoài việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu văn học phổ biến như thống kê, phân loại, tổng hợp, phân tích, luận văn còn chú trọng phương pháp hệ thống và phương pháp so sánh. Quan niệm về thơ vừa xuất phát từ thực tiễn thơ đương thời vừa kế thừa quan niệm thơ trước đó của Việt Nam và tiếp thụ quan niệm thơ Trung Hoa. Quan niệm thơ cũng chịu sự ảnh hưởng của tình hình xã hội đương thời. Khi nghiên cứu chúng tôi chú trọng các mối liên hệ văn học và phi văn học này. 4. Mục đích nghiên cứu 4.1. Khái quát những nội dung cơ bản nhất trong quan niệm về thơ của người Việt Nam trung đại như đặc trưng của thơ, tác giả thơ, độc giả thơ. 4.2. Lí giải các quan niệm đó 4.3. Chỉ ra sự tương đồng và khác biệt với quan niệm về thơ của người Trung Hoa. 4.4. Chỉ ra sự tương đồng và khác biệt lớn so với quan niệm thơ hiện nay. 5. Phạm vi nghiên cứu 8 Nghiên cứu những ý kiến bàn về thơ được tập hợp trong công trình 10 thế kỷ bàn luận về văn chương (Từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XX), Tâp1, Nxb Giáo dục, 2007. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài Mở đầu và Kết luận, nội dung của luận văn được triển khai trong bốn chương: Chương 1: Về những mối quan hệ cơ bản của thơ Chương 2: Hình thức của thơ Chương 3: Tác giả thơ Chương 4: Độc giả thơ 9 Chương 1 VỀ NHỮNG MỐI QUAN HỆ CƠ BẢN CỦA THƠ Cũng như nhiều nước khác ở Phương Đông, ở Việt Nam thơthể tài ra đời sớm nhất vì thế hiểu biết về thơ tiêu biểu nhất cho cách hiểu "văn" là "văn chương" nghĩa là cách hiểu hẹp nhất của từ này. Vào thời Hán, ở Trung Quốc, thi ca rất phát triển, đến mức nhà nghiên cứu Lưu Thiện Huệ nhà Thanh cho rằng: "Văn chỉ còn thơ và phú". Và lần đầu tiên "văn" tách ra khỏi triết, sử để chỉ nghệ thuật ngôn từ. Trong lời tựa cuốn Việt - Hán văn khảo, Phan Kế Bính viết: "Văn là gì? Cho rằng vănvẻ đẹp. Chương là gì? Chươngvẻ sáng. Lời của người ta rực rỡ bóng bẩy, tựa như có vẻ đẹp, vẻ sáng, cho nên gọi là văn chương. Người ta ai là không có tính tình, có tư tưởng. Đem cái tính tình, tư tưởng ấy, diễn ra thành câu nói, tả ra thành đoạn văn, gọi là văn chương. Vậy thì văn chương tức là một bức tranh vẽ cái cảnh tượng của tạo hóa cũng là tính tình và tư tưởng của loài người bằng lời nói vậy" [42, 312]. Văn chương được xem như tinh hoa của ngôn từ nghệ thuật nhằm biểu đạt tư tưởng tình cảm thẩm mĩ với sự hòa hợp giữa thế giới chủ quanthế giới khách quan của con người. Sau đó, ở Trung Hoa, loại thi thoại rất phong phú và độc đáo. Những tên tuổi lớn của nền mĩ học Trung Quốc dường như đều gắn với các công trình lí luận về thơ. Ở Việt Nam, hầu như không một người cầm bút nào kể cả "nhà trước thuật" lẫn "nhà ca vịnh" lại không một lần bàn tới thơ. Lê Quý Đôn trong bài tựa Nghệ An thi tập đã phát biểu "khi thần vui hứng đến, tức là lúc trí phát thành thơ" [42, 122]. Trong Vân đài loại ngữ, ông cho rằng "Thơ phát khởi từ lòng người" [42, 119]. Vì lẽ đó muốn xem các học giả xưa hiểu về văn chương cần nắm vững quan niệm về thơ của họ. Từ việc nhận thức văn chươngvẻ đẹp, văn chương là sản phẩm sáng tạo của con người, các 10 . đại học vinh Nguyễn thị hiền Quan niệm về thơ trung đại Trong 10 thế kỷ bàn luận về văn chơng chuyên ngành : lý luận văn học mã số : 60.22.32 tóm tắt luận. quan niệm văn chương cổ Việt Nam như: quan niệm văn chương yêu nước và tự hào dân tộc, quan niêm văn chương nho giáo, quan niệm văn chương hiện

Ngày đăng: 21/12/2013, 12:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Lại Nguyên Ân (1997), Từ điển văn học Việt Nam từ nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển văn học Việt Nam từ nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1997
[2]. Lại Nguyên Ân (biên soạn, 2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia
[3]. Nguyễn Phan Cảnh (1987), Ngôn ngữ thơ, Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ thơ
Tác giả: Nguyễn Phan Cảnh
Nhà XB: Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp
Năm: 1987
[4]. Phạm Quốc Ca (2003), Mấy vấn đề về thơ Việt Nam 1975 - 2000, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề về thơ Việt Nam 1975 - 2000
Tác giả: Phạm Quốc Ca
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 2003
[5]. Nguyễn Huệ Chi (2003), "Mấy đặc trưng loại biệt của văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX", Tạp chí văn học(5), tr 7-14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy đặc trưng loại biệt của văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX
Tác giả: Nguyễn Huệ Chi
Năm: 2003
[6]. Nguyễn Văn Dân(1998), Lí luận văn học so sánh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học so sánh
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1998
[7]. Xuân Diệu (2006), Bình luận các nhà thơ cổ điển Việt Nam, Nxb Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình luận các nhà thơ cổ điển Việt Nam
Tác giả: Xuân Diệu
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2006
[8]. Nguyễn Du toàn tập (1995, tập 1), Nxb Văn học và Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Du toàn tập
Nhà XB: Nxb Văn học và Trung tâm Nghiên cứu Quốc học
[9]. Lê Văn Dương (2006), Một số vấn đề lí luận văn nghệ cơ bản được tranh luận qua công cuộc đổi mới (1987-1992) , Trường Đại học Vinh, Khoa ngữ văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề lí luận văn nghệ cơ bản được tranh luận qua công cuộc đổi mới (1987-1992)
Tác giả: Lê Văn Dương
Năm: 2006
[10]. Phan Cự Đệ, Trần Đình Hượu, Nguyễn Trác, Nguyễn Hoàng Khung, Lê Chí Dũng, Hà Văn Đức (1999), Văn học Việt Nam (1990- 1945), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam (1990-1945)
Tác giả: Phan Cự Đệ, Trần Đình Hượu, Nguyễn Trác, Nguyễn Hoàng Khung, Lê Chí Dũng, Hà Văn Đức
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
[11]. Hà Minh Đức (1998), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
[12]. Hà Minh Đức (chủ biên, 2002), Nhìn lại văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhìn lại văn học Việt Nam thế "kỷ XX
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
[13]. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên, 2004), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
[14]. Đặng Thị Minh Hải (2006), Quan niệm về nhà thơ của các tác giả thơ văn học trung đại (qua một số hiện tượng tiêu biểu), Khóa luận tốt nghiệp,Trung tâm thư viện, Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan niệm về nhà thơ của các tác giả thơ văn học trung đại (qua một số hiện tượng tiêu biểu)
Tác giả: Đặng Thị Minh Hải
Năm: 2006
[15]. Đỗ Văn Hỉ (1993), Người xưa bàn về văn chương( tập 1), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người xưa bàn về văn chương
Tác giả: Đỗ Văn Hỉ
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1993
[16]. Nguyễn Phạm Hùng (1999), Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XX, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XX
Tác giả: Nguyễn Phạm Hùng
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia
Năm: 1999
[17]. Trần Đình Hượu (1995), Nho giáo và văn học Việt Nam trung - cận đại, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nho giáo và văn học Việt Nam trung - cận đại
Tác giả: Trần Đình Hượu
Nhà XB: Nxb Văn hóa - Thông tin
Năm: 1995
[18]. Đinh Gia Khánh (chủ biên, 1998), Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XIII, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam từ thế kỷ "X đến nửa đầu thế kỷ XIII
Nhà XB: Nxb Giáo dục
[19]. Trần Trọng Kim (2008), Nho giáo, Nxb Văn hóa - Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nho giáo
Tác giả: Trần Trọng Kim
Nhà XB: Nxb Văn hóa - Thông tin
Năm: 2008
[20]. Lê Đình Kỵ (1984), Tìm hiểu văn học, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu văn học
Tác giả: Lê Đình Kỵ
Nhà XB: Nxb Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 1984

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w