1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lịch sử văn hoá dòng họ đặng ở lương điền, thanh chương, nghệ an từ thế kỷ XVII đến nay

120 1,4K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 265 KB

Nội dung

Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 1.1 Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ơng Đảng tại Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX (tháng 4/2001) đã khẳng định "Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy nền kinh tế xã hội". Và vấn đề này một lần nữa đợc khẳng định trong Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X (tháng 4/2006), Đại hội X tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của vấn đề phát triển văn hóa, xem văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là một mặt trận quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mặt khác lịch sử chứng minh rằng: các chế độ chính trị xã hội thay đổi theo tiến trình phát triển của lịch sử, song tổ chức gia đình và dòng tộc thì luôn tr- ờng tồn cùng non sông đất nớc đời nối đời. Mỗi dòng tộc đều có truyền thống văn hóa bản sắc riêng, nó là nền tảng của truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc. Vì vậy việc nghiên cứu dòng họ có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. 1.2 Văn hóa của một Quốc gia dân tộc bao giờ cũng có cội nguồn từ văn hóa các dòng họ. Dòng họ nào cũng là nơi cất giữ, bảo vệ các di sản văn hóa nh gia phả, câu đối, văn bia, nhà thờ, nghề truyền thống . Một mặt góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, mặt khác góp phần củng cố và nuôi dỡng ý thức "Uống nớc nhớ nguồn" biết ơn và tự hào về công đức của tổ tiên, tiếp tục phát huy truyền thống góp phần xây dựng họ, xây dựng làng mạc, quê hơng Tổ quốc. Vì thế việc nghiên cứu dòng họ là một yêu cầu bức thiết . Hiện nay một xu hớng "Trở về cội nguồn", trở về với dòng họ đang nh là một làn sóng vừa ngấm ngầm, vừa lộ thiên lan tỏa khắp thành thị, nông thôn, đi tìm họ, tìm về gốc tích của tiên tổ. Trong các dòng họ đã thấy hiện tợng chắp nối gia phả, trùng tu từ đờng, Tuy nhiên trong xu hớng tìm về cội nguồn này 1 không phải không có mặt trái của nó. Vì vậy việc nghiên cứu lịch sử - văn hóa của dòng họ góp phần "Gợn đục khơi trong" củng cố khối đại đoàn kết dân tộc và thực hiện chiến lợc con ngời thế kỷ XXI. 1.3 Một dòng họ thờng tập trung chủ yếu một địa phơng hoặc một số địa ph- ơng nhất định. Do đó nghiên cứu về lịch sử văn hóa của dòng họ trên một địa phơng cụ thể không chỉ làm phong phú hơn bộ sử địa phơng đó mà còn giúp hiểu rõ hơn, sâu sắc hơn, toàn diện hơn về lịch sử dân tộc, bởi lịch sử địa phơng là một bộ phận của lịch sử dân tộc. Hiểu rõ hơn về truyền thống cách mạng, truyền thống văn hóa của địa phơng ấy, góp phần vào việc xây dựng, phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. 1.4 Có thể khẳng định rằng khi viết lịch sử cách mạng, nhất là địa chí văn hóa của huyện Thanh Chơng, của tỉnh Nghệ An, không thể nào bỏ sót lịch sử dòng họ Đặng trên đất Lơng Điền, Thanh Chơng - Một dòng họ có nhiều đóng góp trong sự nghiệp cách mạng và trong sự phát triển văn hóa dân tộc Việt Nam. Nghiên cứu về dòng họ Đặng Lơng Điền,Thanh Chơng giúp chúng ta nhận thức đúng đắn hơn về gia tộc, cộng đồng, về mối quan hệ giữa các dòng họ, đặc biệt là về mối quan hệ giữa gia đình dòng họ với các danh nhân.Trên cơ sở đó, phát huy những mặt tích cực của dòng họ, xóa bỏ những mặt hạn chế, góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc. Đó cũng là yếu tố góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nớc. Nghiên cứu đề tài "Lịch sử - Văn hóa dòng họ Đặng Lơng Điền, Thanh Chơng, Nghệ An từ thế kỷ XVII đến nay" giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vai trò của một dòng họ đối với một vùng, đối với một dân tộc trong nhiều thời điểm khác nhau. Đề tài còn giúp chúng ta có nguồn tài liệu biên soạn lịch sử địa ph- ơng. Với những lý do trên chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề nghiên cứu: "Lịch sử - Văn hóa dòng họ Đặng Lơng Điền, Thanh Chơng, Nghệ An từ thế kỷ XVII đến nay" làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình. 2 2. Lịch sử vấn đề. Đến thời điểm này vẫn cha có một công trình chuyên sâu nào nghiên cứu đề tài: "Lịch sử - Văn hóa dòng họ Đặng Lơng Điền,Thanh Chơng, Nghệ An từ thế kỷ XVII đến nay". Tuy nhiên, đã có một số cuốn sách, bài báo, bài viết của một số tác giả bàn đến vấn đề này. Cuốn sách "Con ngời và con đờng" của nhà văn Sơn Tùng, do Nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành năm 1976. Đây là một cuốn sách quý về cuộc đời hoạt động cách mạng của bà Đặng Quỳnh Anh, cuốn sách đề cập đến một số nhân vật dòng họ Đặng nh: Đặng Bá Văn, Đặng Thúc Hứa. Tác phẩm "Để nhớ Đặng Thai Mai" của nhiều tác giả do Nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành năm 1992. Đây là một cuốn sách bao gồm những bài viết, những chuyện kể về Giáo s Đặng Thai Mai, do bạn bè, đồng nghiệp, các con và các học trò ông viết. Trong: "Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam" của hai tác giả Nguyễn Quang Thắng và Đặng Bá Thế, nhà xuất bản Văn hóa ấn hành năm 1993 cũng đã đề cập đến một số nhân vật tiêu biểu của dòng họ Đặng nh: Đặng Nguyên Cẩn, Đặng Thúc Hứa. Cuốn sách "Phụ nữ và khoa học" của Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Trung tâm nghiên cứu Phụ nữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2000. Cuốn sách viết về những phụ nữ tài hoa, trong đó có các ngời con của Giáo s Đặng Thai Mai. Tác giả Đào Tam Tĩnh trong: "Khoa bảng Nghệ An" do Sở văn hóa thông tin ấn hành năm 2000, trong đó có đề cập đến một số nhà khoa bảng của dòng họ Đặng. Trong cuốn sách: "Thanh Chơng đất và ngời" của tập thể tác giả, đã tái hiện những dấu ấn lịch sử của mảnh đất Thanh Chơng, đồng thời đề cập đến các ngời con tiêu biểu có cống hiến trong lịch sử dân tộc, trong số đó có: Đặng Nguyên Cẩn, Đặng Thúc Hứa, Đặng Thai Mai - Những danh nhân của đất nớc. 3 Trong cuốn: "Lịch sử Đảng bộ huyện Thanh Chơng" của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Thanh Chơng xuất bản năm 2005. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội. Cuốn sách đề cập truyền thống văn hoá - lịch sử của Thanh Chơng - mảnh đất an c và phát triển của dòng họ Đặng. Cuốn sách "Đặng Thúc Hứa với cách mạng Việt Nam Thái Lan" của tác giả Đông Tùng - Nguyễn T Hồng, lu tại tỉnh ủy Nghệ An, đã khắc họa khá đầy đủ về cuộc đời hoạt động cách mạng của Đặng Thúc Hứa trên đất Xiêm. Tác phẩm: "Họ Đặng Lơng Điền" của Tiến sĩ Nguyễn Hồng Lam, do nhà xuất bản Văn hóa dân tộc ấn hành năm 2005. Một cuốn sách đợc kể chi tiết hơn trong tất cả các cuốn sách mà chúng ta vừa đề cập. Cuốn sách này đã cung cấp một số t liệu về nguồn gốc dòng họ Đặng Lơng Điền và những đóng góp của dòng họ này cho quê hơng đất nớc. Tuy nhiên, vẫn còn sơ lợc và mang tính chất của những câu chuyện kể. Trong: "Những ngời cộng sản trên quê hơng Nghệ Tĩnh" tập 2 do Ban nghiên cứu lịch sử Đảng, Tỉnh ủy Nghệ An xuất bản năm 2005 đã đề cập đến tiểu sửsự nghiệp cách mạng của Đặng Thúc Hứa, Đặng Thai Mai. Trong cuốn: "Lý Phơng Đức - Nữ chiến sỹ giao thông của Bác Hồ" của Tiến sĩ Sử học Nguyễn Văn Khoan do Nhà xuất bản Công an nhân dân ấn hành năm 2006. Cuốn sách viết về Lý Phơng Đức - Một ngời con dâu của họ Đặng đã có nhiều đóng góp cho cách mạng Việt Nam. Cuốn sách cũng đã đề cập đến Đặng Xuân Thanh, một chiến sỹ cách mạng trẻ tuổi của dòng họ Đặng. Hồ sơ khoa học về di tích "Nhà thờ họ Đặng và nhà lu niệm Đặng Thai Mai" của Ban quản lý di tích và danh thắng Nghệ An thuộc Sở văn hóa thông tin lập năm 2000. Hồnày đã khái quát tổng quan về nhà thờ họ Đặng và nhà lu niệm Đặng Thai Mai - Di tích lịch sử văn hóa. Bài: "Về văn hóa dòng họ Đặng Lơng Điền, Thanh Chơng, Nghệ An" của Giáo s Nguyễn Văn Hoàn (Viện văn học Hà Nội - Con rể Giáo s Đặng Thai Mai) đã đề cập đến nguồn gốc, vai trò của ngời Phụ nữ đóng góp vào việc xây 4 dựng văn hóa dòng họ, quá trình hình thành văn hóa dòng họ, những đại biểu xuất sắc nổi lên qua các thế hệ và những cống hiến của dòng họ trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Nhng trong phạm vi một bài viết ngắn cũng còn sơ lợc. Bài viết: "Quê hơng và gia đình Đặng Thai Mai - Một điểm sáng của văn hóa xứ Nghệ" của tác giả Trần Minh Siêu (Bài viết nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Giáo s Đặng Thai Mai 25/12/1902 - 25/12/2002). Bài viết đã khẳng định: Quê hơng và gia đình Đặng Thai Mai là môi trờng văn hóa để tạo nên nhà văn hóa Đặng Thai Mai. Bài báo: "Đặng Quỳnh Anh - Một tấm gơng tiêu biểu của ngời phụ nữ Việt Nam" của tác giả Nguyễn Phơng Thoan (đăng trên báo Công an Nghệ An cuối tháng, tháng 10/2005). Bài báo tuy ngắn gọn nhng đã nêu lên tấm gơng sáng về khí phách của một ngời phụ nữ họ Đặng, dám đơng đầu với mọi khó khăn gian khổ, vợt đờng sang đất Xiêm hoạt động cách mạng Bài "Đặng Thai Mai và giải thởng Hồ Chí Minh" của tác giả Đào Tam Tĩnh (đăng trên báo Nghệ An cuối tuần số 7229 ra ngày 27/8/2006), bài báo đã khẳng định những đóng góp của Giáo s Đặng Thai Mai cho nền văn học nớc nhà. Tất cả những cuốn sách, bài báo, bài viết trên đã ít nhiều đề cập đến một số thành viên của dòng họ Đặng.Tuy nhiên vẫn còn mang tính chất sơ lợc, riêng lẻ, cha đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện về lịch sử - văn hóa dòng họ Đặng Lơng Điền. Từ đó đặt ra cho chúng tôi nhiệm vụ nghiên cứu sâu hơn, toàn diện hơn, hệ thống hơn về lịch sử - văn hóa dòng họ này để góp phần giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc. 3. Đối tợng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ khoa học của đề tài. 3.1 Đối tợng nghiên cứu. 5 Đề tài nghiên cứu nguồn gốc và lịch sử phát triển của dòng họ Đặng trên đất Thanh Chơng, những đóng góp đối với lịch sử dân tộc và văn hóa truyền thống của dòng họ Đặng. 3.2 Phạm vi nghiên cứu. Đề tài tập trung nghiên cứu lịch sử - văn hóa dòng họ Đặng Lơng Điền từ thế kỷ XVII đến nay, chủ yếu tập trung làng Lơng Điền xa (nay thuộc xã Thanh Xuân), huyện Thanh Chơng, tỉnh Nghệ An. 3.3 Nhiệm vụ khoa học của đề tài: Với đề tài "Lịch sử - văn hóa dòng họ Đặng Lơng Điền,Thanh Chơng, Nghệ An từ thế kỷ XVII đến nay", nhằm giải quyết những nhiệm vụ sau: - Tìm hiểu về cội nguồn và quá trình phát triển của dòng họ Đặng từ thế kỷ XVII đến nay. - Luận văn đi sâu tìm hiểu những đóng góp của dòng họ Đặng trong lịch sử cách mạng, qua các thời kỳ: trung, cận và hiện đại. - Nghiên cứu về truyền thống văn hóa của dòng họ Đặng Thanh Chơng, Nghệ An, qua những di sản văn hóa của dòng họ. 4. Nguồn t liệu và phơng pháp nghiên cứu. 4.1 Nguồn t liệu. Trong quá trình hoàn thành đề tài luận văn này chúng tôi đã tham khảo nghiên cứu các nguồn tài liệu sau: 4.1.1 Tài liệu gốc. - Gia phả dòng họ Đặng Thanh Xuân, Thanh Chơng, Nghệ An. - Tộc phả họ Đặng đất Hồng Lam. - Các bộ chính sử "Đại Việt sử toàn th" của Ngô Sỹ Liên, "Thanh Chơng huyện chí" của Đặng Công Luận , Viện Hán Nôm. - Hồ sơ khoa học về lý lịch di tích nhà thờ họ Đặng và nhà lu niệm Đặng Thai Mai. 6 - Hồi về cuộc đời hoạt động cách mạng của Đặng Thai Thụ (Tài liệu viết tay). 4.1.2 Tài liệu nghiên cứu. Các loại tài liệu mà chúng tôi tham khảo, đó là các tài liệu nghiên cứu, lịch sử văn hóa cụ thể nh: Nghệ An của Bùi Dơng Lịch, An Tĩnh Cổ Lục của H.Bre Ton, Thanh Chơng Đất và Ngời của nhiều tác giả, Nghệ An lịch sửvăn hóa của Giáo s Ninh Viết Giao. 4.1.3 Tài liệu điền dã. Để bổ sung thêm t liệu cho đề tài, chúng tôi đã nhiều lần đến nhà thờ họ Đặng và nhà lu niệm Đặng Thai Mai Thanh Xuân, huyện Thanh Chơng, tỉnh Nghệ An để nghiên cứu thực địa, thu thập t liệu và nhà lu niệm Đặng Thai Mai - nơi ông từng sống và làm việc, số nhà 30 Nguyễn Huy Tự, Phờng Bạch Đằng, Quận Hai Bà Trng, Hà Nội. Đồng thời chúng tôi đã vinh dự đợc gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với các ngời con của Giáo s Đặng Thai Mai. 4.1.4 Các loại tài liệu khác Ngoài những tài liệu trên, chúng tôi còn sử dụng các loại tài liệu khác nh: "Từ điển các nhân vật lịch sử Việt Nam" của hai tác giả Nguyễn Quyết Thắng và Nguyễn Bá Thế, "Danh nhân Nghệ Tĩnh", "Khoa Bảng Nghệ An " của tác giả Đào Tam Tĩnh, các kỷ yếu Hội thảo khoa học nh: Kỷ yếu Hội thảo khoa học "Văn hóa các dòng họ Nghệ An" năm 1997, kỷ yếu Hội thảo khoa học "Văn hóa các tỉnh Bắc Trung Bộ" năm 1997, một số bài báo đăng trên báo Nghệ An, báo Công an nhân dân trong năm 2005, 2006 và nhiều bài báo của các tác giả viết về Giáo s Đặng Thai Mai trong những dịp kỷ niệm ngày sinh và ngày mất của ông, trong số đó có bài: "Quê hơng và gia đình Đặng Thai Mai - Một điểm sáng của văn hóa Xứ Nghệ" của tác giả Trần Minh Siêu (bài viết nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Giáo s Đặng Thai Mai). Ngoài ra còn tham khảo thêm một số luận văn thạc sỹ về lịch sử - văn hóa dòng họ: "Lịch sử 7 - Văn hóa dòng họ Trần Hng Thanh Chơng từ thế kỷ XVI đến nay'' của tác giả Trần Thị Hải Yến, "Lịch sử - văn hóa dòng họ Nguyễn Sỹ Thanh Lơng, Thanh Chơng từ thế kỷ XVI đến nay" của tác giả Văn Nam Thắng, tham khảo thêm: Kỷ yếu Hội thảo về danh nhân Đặng Tất, Đặng Dung và đóng góp của họ Đặng trong lịch sử dân tộc của Nxb Huế, 2005. 4.2 Phơng pháp nghiên cứu. 4.2.1 Su tầm t liệu. Tất cả các nguồn tài liệu có trên chúng tôi đã tiến hành su tầm, tích lũy th viện Quốc gia, th viện tỉnh Nghệ An, th viện Đại họcVinh, Tiểu ban nghiên cứu lịch sử tỉnh ủy Nghệ An, Ban quản lý di tích và danh thắng Nghệ An, chép câu đối, gia phả, tìm một số hiện vật tại nhà thờ và nhà lu niệm Đặng Thai Mai Thanh Xuân, Thanh Chơng, Nghệ An nhà lu niệm Đặng Thai Mai tại số nhà 30 phố Nguyễn Huy Tự, Hà Nội, chụp ảnh và nghiên cứu thực địa, sử dụng phơng pháp phỏng vấn, điều tra xã hội học. 4.2.1 Xử lý t liệu Trong quá trình nghiên cứu đề tài này chúng tôi đã sử dụng phơng pháp lịch sử và phơng pháp lô gíc để trình bày một cách có hệ thống về quá trình hình thành và phát triển của dòng họ theo thời gian, diễn biến của lịch sử. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng các phơng pháp: So sánh, đối chiếu giữa các nguồn t liệu đã đợc su tầm để từ đó phân tích, nhằm rút ra những đánh giá tổng hợp, nêu lên mối quan hệ chặt chẽ và sự tác động qua lại giữa dòng họ Đặng với cộng đồng dân tộc Việt Nam. 5. Những đóng góp khoa học của đề tài. - Với luận văn "Lịch sử - văn hóa dòng họ Đặng Lơng Điền,Thanh Ch- ơng, Nghệ An từ thế kỷ XVII đến nay", cung cấp cho độc giả bức tranh toàn cảnh về nguồn gốc, lịch sử phát triển của dòng họ Đặng trên đất Lơng Điền, Thanh Chơng và những đóng góp của dòng họ này trong lịch sử cách mạng và 8 văn hóa dân tộc. Qua đó giáo dục t tởng hớng về cội nguồn, phát huy những truyền thống quý báu của gia đình và dòng họ. - Luận văn góp phần làm sáng tỏ một số sự kiện lịch sử, một số nhân vật lịch sử có nhiều đóng góp trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc mà các bộ chính sử mới chỉ nhắc đến một cách sơ sài hoặc cha nhắc đến. - Hoàn thành đề tài này còn góp phần làm phong phú thêm nguồn t liệu và làm giàu thêm bộ sử địa phơng, phục vụ nguồn t liệu để nghiên cứu văn hóa, lịch sử. - Luận văn còn góp phần giáo dục cho thế hệ trẻ đạo lý "Uống nớc nhớ nguồn", sống phải biết ơn ông bà tổ tiên, phải hiểu rõ cội nguồn của dòng họ, hiểu rõ lịch sử phát triển của dòng họ mình và cần noi theo những tấm gơng sáng của những ngời trong dòng họ, nhận biết trách nhiệm của mình phát huy các giá trị làm cho văn hóa các dòng họ ngày càng lan tỏa. Góp phần làm sống lại văn hóa các gia tộc trong di sản văn hóa và bản sắc văn hóa Việt Nam để góp phần thực hiện chiến lợc con ngời trong thế kỷ XXI, mấu chốt là để xây dựng nớc Việt Nam phồn vinh thịnh vợng. 6. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn đợc chia làm 3 chơng . Chơng 1: Nguồn gốc và lịch sử phát triển của dòng họ Đặng Lơng Điền,Thanh Chơng, Nghệ An từ thế kỷ XVII đến nay. Chơng 2: Đóng góp của dòng họ Đặng trong lịch sử dân tộc. Chơng3: Văn hóa truyền thống dòng họ Đặng Lơng Điền,Thanh Chơng, Nghệ An. 9 Nội Dung Ch ơng 1 Nguồn gốc và lịch sử phát triển của dòng họ đặng lơng điền, Thanh chơng, NGhệ an từ thế kỷ Xvii đến nay. 1.1 Vài nét về mảnh đất và con ngời Thanh Chơng. 1.1.1 Điều kiện tự nhiên. 10 . đóng góp khoa học của đề tài. - Với luận văn " ;Lịch sử - văn hóa dòng họ Đặng ở Lơng Điền ,Thanh Ch- ơng, Nghệ An từ thế kỷ XVII đến nay& quot;, cung. tỉnh Nghệ An. 3.3 Nhiệm vụ khoa học của đề tài: Với đề tài " ;Lịch sử - văn hóa dòng họ Đặng ở Lơng Điền ,Thanh Chơng, Nghệ An từ thế kỷ XVII đến nay& quot;,

Ngày đăng: 19/12/2013, 15:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w