31. Họ Đặng: khối 3, Nghi Xuân, Hà Tĩnh Tộc trởng Đặng Văn Hng 32 Họ Đặng: Hoa Văn, Thành phố Đà Nẵng Tộc trởng là ông Đặng
3.4.2 Sự kiện, nhân vật lịch sử.
Nhà thờ họ Đặng và nhà lu niệm Đặng Thai Mai đợc xây dựng từ thời nhà Nguyễn (Thời vua Thành Thái).
Hiện nay nhà thờ còn lu giữ bảy hiệu bụt, trong đó có hiệu bụt của Đặng Thai Giai và phu nhân bà Đinh Thị Hoan, hiệu bụt Đặng Nguyên Cẩn. Trong dòng họ Đặng ở Lơng Điền, Thanh Xuân có nhiều ngời có công lao đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc, đã trở thành danh nhân, công lao của họ gắn liền với một giai đoạn lịch sử nhất định, nhng không đợc thờ trong nhà thờ này.
Trong ngôi nhà thờ họ Đặng hiện nay còn lu giữ bức chân dung của Đặng Thai Giai cùng ngời vợ đảm đang tần tảo là Đinh Thị Hoan, đợc con cháu hơng khói phụng thờ.
Đặng Thai Giai là ngời sao chép và viết tiếp gia phả họ Đặng, ông là ng- ời xây dựng lại ngôi nhà do hai lần bị cháy, xây dựng lại hai toà nhà thờ, góp ba sào ruộng làm lễ tế xuân, ba sào ruộng ở xứ Cho Tran, mà hiện nay những thuở ruộng này xã Thanh Xuân đang cày cấy, cùng với ruộng những ngời khác trong họ để lo cúng tế quanh năm.
Tại ngôi nhà này Đặng Thai Giai và Đinh Thị Hoan đã có công lao nuôi dạy cháu đích tôn của mình là Đặng Thai Mai, để rồi sau này dân tộc Việt Nam, quê hơng xứ Nghệ, quê hơng Lơng Điền tự hào vì đã có đợc một danh nhân văn hoá.
Ngay từ khi Đặng Thai Mai đang còn nhỏ tuổi, ông nội đã chuẩn bị cho cháu “Đích tôn thừa trọng” dinh cơ của mình.
Đinh Thị Hoan.
Bà là vợ của Đặng Thai Giai, cả hai dòng họ Đặng và Đinh của bà đều có những ngời con yêu nớc, không chịu hợp tác với giặc Pháp, điều đó giúp ta hiểu rõ thêm tấm lòng yêu nớc của bà Đinh Thị Hoan và các con cháu của dòng họ Đặng. Bà là ngời có ảnh hởng lớn nhất đến nhân cách và chí hớng xứng đáng của Đặng Thai Mai khi ông bớc vào đời. Bà mãi mãi là tấm gơng tiêu biểu của ngời phụ nữ Việt Nam.
Đặng Nguyên Cẩn.
Đặng Nguyên Cẩn con trai đầu của Đặng Thai Giai, đỗ đạt làm quan. Vì tham gia hoạt động cách mạng nên bị tù đày ở nhà tù Côn Đảo. Sau khi ra tù, ông trở về Lơng Điền và sống tại ngôi nhà này hai năm cùng mẹ và con trai đến năm 1923 thì ông qua đời.
Bức hoành phi khắc chữ Hán hiện lu tại di tích là lời chúc mừng của lu quan, bạn bè trong làng khi Đặng Nguyên Cẩn đậu Phó bảng với lời lẽ ca ngợi, trân trọng.
Đặng Thai Mai.
Chính tại ngôi nhà này Đặng Thai Mai đã đợc trang bị những kiến thức lâu đời. Đợc học cả chữ Hán, chữ Pháp và cả chữ Quốc Ngữ trong th viện gia đình “Tam Thai sơn phòng tàng th ,” mà ông suốt ngày vùi đầu ngốn ngấu, để hiểu biết văn hoá cổ Phơng đông và cả những t tởng tiến bộ của xã hội qua những sách kinh điển và Tân th.
Năm 1915 ông từ biệt ngôi nhà này vào học trờng tiểu học Pháp - Việt và sau đó là một quảng thời gian học tập và làm việc, có một thời gian ông đa vợ con về sống tại ngôi nhà này. Ngôi nhà gắn bó với ông biết bao kỷ niệm.
Năm 2000 con cháu dòng họ Đặng đã rớc chân hơng Đặng Thai Mai và phu nhân là bà Hồ Thị Toan về thờ cùng tổ tiên tại ngôi nhà thờ họ Đặng, xóm Xuân Liên, Thanh Xuân, Thanh Chơng. Đa ông về với nơi ông đã từng gắn bó tuổi thơ và cũng từ đây ông đã ra đi để trở thành danh nhân đất Việt.
Theo lịch sử Đảng bộ huyện Thanh Chơng: sông núi Thanh Chơng hiểm trở. Bất cứ nơi ở đây cũng đợc coi là địa bàn chiến lợc quan trọng. Ngời xa đánh giá Thanh Chơng “Thực đáng gọi là nơi tứ tắc”.
Lơng Điền là vùng đất gần biên giới Việt - Lào, là một vùng hẻo lánh, cây cối rậm rạp. Nhà thờ họ Đặng và nhà ở liền nhau trong một khuôn viên, trên một quả đồi biệt lập rất phù hợp với các hoạt động bí mật, nên các phong trào chống Pháp nh Cần Vơng, Duy Tân, Đông Du. Thờng lấy địa điểm này để hội bàn, hội họp, bàn định việc nớc.
Khi vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vơng, nơi đây đã trở thành một trong những căn cứ liên hoàn từ Thanh Hoá đến Quảng Trị. Đề Thắng là một lãnh tụ của phong trào Cần Vơng hoạt động chính ở vùng này. Nhân dân Lơng Điền trong đó có con cháu dòng họ Đặng tham gia phong trào Cần Vơng và ngôi nhà
này đã trở thành nơi hội họp và là trụ sở chính, vận động thanh niên. Cũng tại đây, Đặng Nguyên Cẩn, Đặng Thúc Hứa đã trở thành bạn chiến đấu gần gũi với Phan Bội Châu.
Đặng Quỳnh Anh, ngời con gái Thanh Chơng đầu tiên sang Xiêm, để cùng anh con bác tổ chức quản lý “Trại cày”, đa đón ngời xuất dơng. Con em Thanh Chơng sang hoạt động cách mạng, đều qua đây rồi mới lên đờng.
Tuổi thơ của Đặng Thai Mai gắn bó với vùng quê sôi sục cách mạng này. Hàng ngày ông đợc tiếp xúc với những ngời con yêu nớc đang hoạt động và lui tới tại ngôi nhà mình. Thả hồn trong cảnh đẹp của vờn cây núi đồi sông suối trên quê hơng Lơng Điền, vùi đầu đọc sách ở “Tam thai sơn phòng tàng th” của gia đình, cộng với sự chăm sóc dạy dỗ của bà nội đã hun đúc nên một Đặng Thai Mai giàu lòng yêu nớc, yêu thiên nhiên, yêu những con ngời, với vốn kiến thức dồi dào cả "kim”, lẫn “cổ”.
Nhà thờ họ Đặng và nhà lu niệm Đặng Thai Mai là nơi ghi dấu những kỷ niệm của danh nhân và là nơi thờ phụng tổ tiên và những ngời con trong dòng tộc họ Đặng có nhiều đóng góp cho lịch sử đấu tranh dân tộc và dân chủ của cách mạng Việt Nam. Đây cũng từng là cơ sở bí mật của các phong trào yêu n- ớc hoạt động ở Thanh Chơng và Nghệ Tĩnh nên di tích thuộc loại hình Lịch sử - Văn hóa.
Năm 1997 di tích đợc Uỷ ban nhân dân Tỉnh Nghệ An ra quyết định phân cấp quản lý và có kế hoạch lập hồ sơ khoa học trình Bộ văn hoá thông tin xếp hạng Quốc gia.
Từ năm 1964 di tích đợc kiểm kê phổ thông và kiểm kê khoa học với tên gọi: Nhà lu niệm Đặng Thai Mai, nhà thờ họ Đặng - xã Thanh Xuân - huyện Thanh Chơng.
Năm 2002 Nhà thờ họ Đặng và nhà lu niệm Đặng Thai Mai đợc ban quản lý di tích và danh thắng Nghệ An lập hồ sơ khoa học trình Bộ văn hoá thông tin ra quyết định công nhận di tích văn hóa Quốc gia