Nguồn gốc dòng họ Đặng

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hoá dòng họ đặng ở lương điền, thanh chương, nghệ an từ thế kỷ XVII đến nay (Trang 26 - 30)

31. Họ Đặng: khối 3, Nghi Xuân, Hà Tĩnh Tộc trởng Đặng Văn Hng 32 Họ Đặng: Hoa Văn, Thành phố Đà Nẵng Tộc trởng là ông Đặng

1.2.2 Nguồn gốc dòng họ Đặng

Cây có gốc mới xanh cành tơi ngọn Nớc có nguồn mới bể cả sông sâu

Ông cha ta từ xa xa cho tới ngày nay rất có ý thức về cội nguồn, vì thế mà việc tìm hiểu để ghi chép lịch sử tổ tiên và các thế hệ cha ông từ đời nọ sang đời kia để trở thành một cuốn gia phả là không thể thiếu đợc. Nhà có gia phả giống nh nớc có quốc sử, do đó mà hầu hết mỗi gia tộc đều lu giữ một cuốn gia phả, và xem nh đó là một bảo vật của dòng họ.Việc ghi lại gia phả của một dòng họ có ý nghĩa thiết thực, có gia phả thì con cháu các thế hệ trong dòng họ đó mới biết đợc cội nguồn của mình để tự hào, phát huy.

Mở đầu của bất kì một cuốn gia phả nào thờng ghi gốc tích dòng họ mình, vốn từ đâu tới, vì trong quá trình phát triển của lịch sử đầy biến động thăng trầm phức tạp, có những dòng họ vì một lí do nào đó mà phải đổi thành họ khác và cũng có những dòng họ do điều kiện mà việc định c, sinh sống của các thế hệ ngời trong họ đổi thay, thuyên chuyển đến những vùng đất khác xa xôi để sinh cơ lập nghiệp, con cháu ngày càng sinh sôi nảy nở, phát triển đông lên, hình thành nên một dòng họ mới. Ngời đầu tiên đi mở đất dựng nghiệp, trở thành ông tổ khai cơ của dòng họ trên đất mới.

Đại học sỹ Cao Xuân Dục trong lời tựa thứ hai cuốn gia phả của họ Đặng ở Lơng Điền viết năm Mậu Tuất (1898) thì cho rằng: Một dòng họ giống nh một cây gỗ. Hễ rễ cắm xuống đất sâu bao nhiêu thì ngọn tơi tốt, cành sum xuê bấy nhiêu. Ngợc lại, bao nhiêu cành rậm lại làm cho gốc cây có đợc bóng râm che mát. Thế là, từ rễ đến gốc, từ gốc đến nhánh liên lạc với nhau cũng nh mối tình thân thiết trong dòng họ.

Muôn lá ngàn cành cùng chung một gốc

Muôn dòng muôn phái cùng chung một nguồn

Vì thế khi tìm hiểu bất kỳ một dòng họ nào, điều đầu tiên là phải tìm hiểu về nguồn gốc của dòng họ. Việc tìm hiểu nguồn gốc của dòng họ Đặng ở Lơng Điền cũng không nằm ngoài quỹ đạo đó.

Về nguồn gốc dòng họ Đặng, trong bản gia phả họ Đặng ở Lơng Điền (do ngời cháu đời thứ 7 tên húy là Sính viết bằng chữ Hán, Đặng Thai Mai dịch ra Quốc ngữ), ở bài tựa thứ nhất có viết rằng:

Họ Đặng chúng ta theo lời ngời xa kể lại là di c từ huyện Quỳnh Lu (làng Hoàn Hậu) vào đây mới 7, 8 thế hệ khoảng trong ngoài 200 năm”[21,2].

Đức thủy tổ của họ Đặng Lơng Điền là Điền Trung hầu Đặng Quang Uy, hiệu chân hùng, đặc cách Tấn phong phụ quốc Thợng Tớng quân, giữ chức chánh đội trởng các chỉ huy sứ trong ty chỉ huy sứ Đô thành. Chính quê của Đức thủy tổ là làng Hoàn Hậu, nay là xã Quỳnh Ngọc, Huyện Quỳnh Lu, tỉnh Nghệ An, di c vào đây khai phá rừng hoang, sinh cơ lập nghiệp.Cụ đợc phong đất lập ấp tại Điền Lao (sau đổi là Lơng Điền), thuộc Tổng Bích Triều, huyện Thanh Chơng vào cuối thế kỷ XVII. Gia phả còn ghi rõ, giỗ ngày mồng một tháng hai mộ đặt ở chỗ động Chõ Hác về mái bên trái.

Theo dòng lịch sử ngợc về trớc, chúng ta đã biết đến hai danh nhân lịch sử thế kỷ XV, từng đợc ca ngợi:

Quốc sĩ vô song, song quốc sĩ Anh hùng bất nhị, nhị anh hùng .

Đó chính là hai cha con Đặng Tất, Đặng Dung. Đặng Dung là con trai tr- ởng của Đặng Tất. Đặng Công Thiếp là ngời con thứ t của Đặng Dung và là cháu nội của Đặng Tất. Khi Đặng Dung bị bắt giải sang Trung Quốc sau khi

thất bại trong cuộc khởi nghĩa chống quân Minh, Đặng Công Thiếp cùng anh theo cha đến biên giới, sau phải quay trở lại, dời đến lập nghiệp tại huyện Lập Thạch (thuộc tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay) lập nên các chi họ Đặng ở Lập Thạch. Đặng Công Thiếp đậu Tiến sĩ vào đầu thời Lê. Hậu duệ của ông Đặng Công Thiếp, hoặc ở Lập Thạch, hoặc di chuyển đến nhiều nơi khác, có nhiều ngời nổi danh nh: Đặng Công Củ đậu Tiến sĩ khoa Giáp Thìn - 1484 đời Lê Thánh Tông, làm quan đến chức Đại học sĩ Hàn Lâm viện. Đặng Công Điềm, đậu Tiến sĩ khoa Canh Tuất - 1490 đời Lê Hiến Tông, lúc mới 24 tuổi làm quan đến chức Hiến sát sứ.

Đặng Công Toản đậu Tiến sĩ năm Canh Thìn năm 1520 đời Lê Chiêu Tông làm quan đến chức Thợng Th bộ hình.

Đặng Công Chất đậu trạng nguyên năm Tân Sửu 1661 đời Lê Thần Tông làm quan đến chức Tham Tụng (tể tớng), Thợng th bộ lại Quốc sử Quán, nhiều lần đi sứ nhà Minh .

Đặng Công Diễn sinh hạ ông Đặng Trung Tôn, ông này sinh ba ngời con trai, ngời con trai thứ nhất và ngời con trai thứ hai lập nghiệp tại quê, còn ngời con trai thứ ba là ông Đặng Trung Tam dời c đến làng Luông - tức Luông Lâm tỉnh Thanh Hóa. Ông Đặng Trung Tam sinh hạ ba ngời con trai đó là :

Đặng Thế Cơ (con trai trởng)

Đặng Trí Nhân (con trai thứ)

Đặng Quang Uy (con trai thứ ba)

Ba anh em về sau dời đến Hoàn Hậu, Xã Quỳnh Ngọc, Huyện Quỳnh L- u.

Sinh cơ lập nghiệp trên đất Quỳnh một thời gian thì hai anh em Đặng Thế Cơ và ngời em út là Đặng Quang Uy dời c đến quê hơng Lơng Điền, Thanh Chơng, Nghệ An .Về sau ngời con trai trởng là Đặng Thế Cơ lại di chuyển từ Lơng Điền lên vùng MySơn (nay là xã Thanh Mai,Thanh Chơng, Nghệ An), lập nên chi họ Đặng MySơn, con cháu dòng họ này đông đúc, đến nay đã có đến 12 thế hệ .

Ngời em trai thứ hai của Đặng Thế Cơ là Đặng Trí Nhân ở lại quê làng Hoàn Hậu, lập nghiệp tại mảnh đất Quỳnh Lu của xứ Nghệ, ngày càng phát triển thịnh đạt, hiện đang sống đông đúc trên ba xã của huyện Quỳnh Lu, đó là xã Quỳnh Ngọc, Quỳnh Hậu, Quỳnh Thạch, một số khác chuyển đến lập nghiệp ở Nghĩa Đàn (Nghệ An), Bỉm Sơn (Thanh Hóa), Quảng Ninh, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay ở Quỳnh Lu đang có từ đờng thờ các vị Tiên tổ. Tộc trởng của chi họ này hiện nay là ông Đặng văn Đạm sĩ quan quân đội về hu .

Ngời em thứ 3 của Đặng Thế Cơ là Đặng Quang Uy lập nghiệp ở Lơng Điền, nay là xã Thanh Xuân, huyện Thanh Chơng, tỉnh Nghệ An.

Vậy họ Đặng ở Lơng Điền vẫn là con cháu lâu đời của Đặng Tất, Đặng Dung, quê gốc của Đặng Tất, Đặng Dung ở Tả Lộc,Thiên Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh.

Họ Đặng ở Lơng Điền là một chi của họ Đặng Việt Nam trờng tồn và phát triển trên mảnh đất Lơng Điền, Thanh Chơng, Nghệ An từ thế kỷ XVII đến nay.

Nhìn xuôi từ Đức thủy tổ Điền Trung Hầu - Đặng Quang Uy trở về sau, theo cuốn gia phả do cụ Đặng Thai Giai viết, dựa theo bản thảo của cụ thân sinh Đặng Văn Thuyên thì tiếp đến là các Đức tổ Đặng Đình Phơng, Đặng Đình Diệu rồi đến huyện thừa Đặng Trí Cung, Đặng Đình Thức thừa vụ lang,

chánh lục phẩm Đặng Thái Nh (tức Đặng Văn Đồng húy Lễ). Sau đó đến Đặng Văn Thuyên húy Sính (tức Đặng Thai Nham). Cụ Nham sinh ra cử nhân Đặng Thai Giai.

Từ cụ Đặng Thai Giai trở về sau không đợc ghi trong cuốn gia phả đó. Nếu viết tiếp cuốn gia phả thì cụ Đặng Thai Giai là thế hệ thứ 8, ông Đặng Nguyên Cẩn là thế hệ thứ 9, Đặng Thai Mai là thế hệ thứ 10. Vậy Giáo s Đặng Thai Mai là cháu mời đời của Điền Trung hầu Đặng Quang Uy.

Dựa vào cuốn gia phả ta thấy, thế hệ thứ 4 có cụ Đặng Trí Cung làm huyện thừa một viên chức nhỏ ở huyện. Đến thế hệ thứ sáu cụ Đặng Văn Đồng húy là Lễ còn có quý danh là Đặng Thai Nh đợc vua nhà Nguyễn phong chức chánh lục phẩm phong tớc là Mẫu Đức tử (tử) bổ nhiệm thừa vụ lang tri bạ. Nhng từ thế hệ thứ 7 trở về trớc họ Đặng ở Lơng Điền cha có ai thành đạt về văn chơng. Chỉ đến thế hệ thứ 8, cụ Đặng Thai Giai mới quyết tâm đi theo con đờng Hán học và đã đỗ cử nhân. Cụ là ngời khai khoa cho họ Đặng ở Lơng Điền. Qua đó ta thấy trớc kia họ thiên về võ chức, trải qua các thế hệ thăng trầm khi xuống , lúc lên . Nhng họ vẫn là thế gia vọng tộc. Đến giữa thế kỷ XIX họ đã chuyển sang văn. Nhờ có học rộng hiểu sâu mà họ đã chọn con đ- ờng chống Tây, con đờng cách mạng, từ đó đem lại vẻ vang cho dòng họ Đặng hiện nay .

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hoá dòng họ đặng ở lương điền, thanh chương, nghệ an từ thế kỷ XVII đến nay (Trang 26 - 30)