1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số đặc điểm thi pháp sử thi qua tác phẩm đăm săn (êđê)

66 2,4K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 215 KB

Nội dung

Trờng đại học vinh Khoa ngữ văn ---------------------- Một số đặc điểm thi pháp sử thi qua tác phẩm đăm săn (Êđê) Giáo viên hớng dẫn: ThS. Hoàng Minh Đạo Sinh viên thực hiện: Hoàng long trọng Lớp: 44A2- Ngữ Văn Vinh, tháng 5-2007 Lời cảm ơn Tìm hiểu Một số đặc điểm thi pháp sử thi qua tác phẩm Đăm Săn (ÊĐê)một đề tài không mới nhng nó cũng ít đợc các nhà nghiên cứu quan tâm. Vì vậy, đi vào đề tài này, chúng tôi gặp những khó khăn nhất định, đó là: khả năng tiếp xúc trên nguyên bản, là số lợng tài liệu tham khảo có thể sử dụng Song vợt qua những khó khăn ban đầu đó, cuối cùng chúng tôi đã hoàn thành khoá luận nhờ sự giúp đỡ tận tình, chu đáo, khoa học của thầy giáo: Hoàng Minh Đạo và các thầy cô trong khoa ngữ văn. Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy cô! Tác giả 2 Mở đầu 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Hiện nay, vấn đề nghiên cứu sử thi đang đợc cả nớc quan tâm. Vừa qua, viện văn hoá dân gian đã cho xuất bản 75 tập sử thi của các dân tộc ít ngời. Trong đó, Đăm Săn giữ vị trí hàng đầu. Thế nhng, Đăm Săn thuần Việt mà không thuần Việt bởi ngời phát hiện và dịch nó là L.Sabachiê (công sứ tỉnh Đăk Lăk). Và từ đó đến nay mới chỉ có hai bản dịch tiếng Việt: Một của Đào Tử Chí (1959) và một của Nguyễn Hữu Thấu (1988). Những giá trị của sử thi Đăm Săn là không thể phủ nhận. Vậy mà, nó vẫn không đợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Những công trình trực tiếp bàn đến Đăm Săn nh: Sử thi Êđê của Phan Đăng Nhật, Năm bài giảng thể loại của Hoàng Ngọc Hiến là không nhiều. Còn với các khoá luận của sinh viên thì dờng nh Đăm Săn không có duyên! Nói nh vậy để thấy rằng: Đăm Săn vẫn là một mảnh đất màu mỡ nh- ng còn "hoang hoá" cần phải đợc "khai khẩn"! Nói nh vậy cũng để khẳng định rằng: chúng ta cần chú ý hơn nữa đến những giá trị tinh thần vô giá của dân tộc. 1.2. ít đợc đề cập, nghiên cứu nhng Đăm Săn lại chứa chất trong nó một khối mâu thuẫn lớn: Mâu thuẫn ở việc xác định chủ đề và thể loại của tác phẩm. Đã có rất nhiều ý kiến bàn luận xung quanh vấn đề này song vẫn cha thực sự ngã ngũ. Đến với đề tài Một số đặc điểm thi pháp sử thi qua tác phẩm Đăm Săn (Êđê) chúng tôi một mặt muốn thể hiện sự trân trọng của mình trớc những giá trị tinh thần dân tộc (tất nhiên bao hàm trong đó cả sự hứng thú, cả khát khao tìm tòi, sáng tạo nữa. Nếu không có điều đó, có lẽ chúng tôi đã không thể hoàn thành khoá luận). Mặt khác, chúng tôi cũng muốn góp tiếng nói nhỏ bé của mình vào việc giải quyết những mâu thuẫn, những bất đồng của các nhà nghiên cứu bấy lâu về tác phẩm. 3 1.3. Và cuối cùng là vấn đề ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Chúng ta đều biết, lâu nay Đăm Săn luôn đợc u đãi một vị trí danh dự trong sách giá khoa Trung học phổ thông. Dù đã rất nhiều lần thay đổi sách giáo khoa nhng Đăm Săn không bao giờ bị loại bỏ. Trong sách cũ- tức sách Trung học phổ thông cha chỉnh lí, cải cách, Đăm Săn đựơc đa vào học với đoạn trích: Đăm Săn chặt cây thần. Đến khi cải cách, chỉnh lí sách giáo khoa năm 2000, Đăm Săn lại đợc đa vào chơng trình với đoạn trích: Đăm Săn đi bắt nữ thần mặt trời. Và khi bộ sách Ngữ văn ra đời biên soạn theo quan điểm tích hợp, Đăm Săn lại đợc học với khúc đoạn: Chiến thắng MtaoMxây. Vì thế, đi vào tìm hiểu đề tài, chúng tôi mong muốn giúp cho đội ngũ giáo viên ở trờng trung học phổ thông có thể dạy tốt hơn các đoạn trích trong tác phẩm Đăm Săn từ góc độ thể loại. 2. Lịch sử vấn đề Thi pháp sử thimột vấn đế không mới. Nhng thi pháp sử thi Đăm Săn thì lại là vấn đề mới. Bởi từ khi tác phẩm ra mắt bạn đọc (năm 1929 với bản dịch tiếng Pháp của L.Sabachiê) đến nay cha có một công trình nghiên cứu nào trực tiếp bàn về vấn đề này. Song đâu đó trong những tác phẩm, những công trình của các nhà nghiên cứu viết về Đăm Săn, ta vẫn thấy đề cập đến một số khía cạnh thuộc về thi pháp nh: Nhân vật; cốt truyện; không gian, thời gian nghê thuật , điển hình nh: Tìm hiểu giá trị bài ca chàng Đăm Săn của Chu Xuân Diên, Một số đặc điểm của sử thi anh hùng qua đoạn chiến thắng MtaoMxây (Trích sử thi Đăm Săn- Êđê) của Hoàng Minh Đạo, Năm bài giảng thể loại của Hoàng Ngọc Hiến, Sử thi Êđê- chuyên luận của Phan Đăng Nhật . Tuy không chủ đích bàn về vấn đề thi pháp sử thi song ở lời gới thiệu Đăm Săn, Đào Tử Chí trong khi thừa nhận vấn đề phong tục luân lí- mà L.Sabachiê trình bày khi ra mắt tác phẩm ở Pari- đã đồng thời đề cập đến nhân vật Đăm Săn: "Trong xã hội mẫu quyền và phong tục "nối dây" ấy, có những ngời nh Đăm Săn, có những nguyện vọng trái với khuân khổ xã hội. 4 Đăm Săn không chịu "nối dây", không thích thú với công việc nhà vợ, mà lại thích sống phóng khoáng, có những nguyện vọng cao xa nh đi bắt Nữ thần mặt trời làm vợ lẽ, và Đăm Săn cố đeo đuổi nguyện vọng ấy một cách đắm đuối, coi thờng khuân khổ xã hội"[1, tr.16]. Nh vậy, theo Đào Tử Chí, Đăm Săn sống trong chế độ mẫu quyền nh- ng lại chống chế độ, chống "nối dây". Trong chàng chứa chất một cái gì đấy nh muốn bứt phá khỏi mọi luân lí xã hội để sống tự do, "phóng khoáng". Từ điểm manh nha đó, các tác giả sau Đào Tử Chí nh: Chu Xuân Diên, Nguyễn Đình Chú- Nguyễn Lộc cũng đều khẳng định chắc chắn: Đăm Săn- hiện thân của sự chống đối luật tục. Chu Xuân Diên viết: "Toàn bộ ý chí và hành động Đăm Săn từ đầu chí cuối là một loạt những phản kháng chống lại phong tục nối dây và những tàn tích chế độ mẫu quyền đang còn mạnh"[3, tr.45]. Nguyễn Đình Chú- Nguyễn Lộc thì thừa nhận: "Đăm Săn đã vợt qua mối ràng buộc khắc nghiệt của tục chuê nuê, mặc dù đã lấy Hơnhí, Hơbhí chàng cũng dứt áo ra đi "[1, tr.25]. Nhng có lẽ phải đến Hoàng Ngọc Hiến, Đăm Săn mới đợc nhận diện một cách tơng đối "hoàn tất". Trong bài Những nét loại hình của bài ca chàng Đăm Săn nh là một tác phẩm anh hùng ca ; ông đã đa ra những nhận xét, đánh giá có sức thuyết phục về phẩm chất của nhân vật chính: "Nhân vật trung tâm của anh hùng ca bao giờ cũng là một con ngời "hoàn tất" .Đăm Săn là con ngời của sự hoàn thiện, hoàn mĩ. Phẩm chất của nó ở tất cả các mặt, sức mạnh cũng nh tài năng, đạo đức cũng nh ngoại hình đều tơng xứng với vị trí hiển quý của nó- một tù trởng giàu mạnh" [9, tr.53-54]. ở một đoạn khác, tác giả triển khai vấn đề: Đăm Săn vừa là "anh hùng quân sự" vừa là "anh hùng văn hoá", có sức mạnh phi thờng, có lòng dũng cảm, có đức tính ngay thẳng, có sự hoà nhập giữa cá nhân và tập thể, là "hiện thân của cảm hứng hoạt động cá tính tự do"[9, tr59.60]. "Hiện thân của hoạt động cá tính tự do" chính là một đóng góp mới mẻ, là một phát hiện hết 5 sức độc đáo của tác giả. Nhờ nó, Hoàng Ngọc Hiến thoát ra khỏi cái nhìn mang tính chất chính trị- xã hội khi tìm hiểu nhân vật. Cùng trên hớng khai thác đó, Hoàng Minh Đạo đi sâu làm rõ đặc điểm nhân vật anh hùng sử thi trong một chơng cụ thể: Chiến thắng Mtao MXây. Cái hay của tác giả không chỉ ở chỗ "cắt nghĩa vì sao trong đoạn Chiến thắng Mtao Mxây mục đích giành lại nàng Hơnhí của Đăm Săn chỉ đợc nói qua, sau chiến thắng nàng cũng không đợc nhắc tới"[6, tr.26] mà còn ở chỗ chỉ ra "bức tranh cuộc sống mà con ngời hoà hợp với thiên nhiên, gợi lên cảnh tợng thanh bình, trù phú và rất hồn nhiên"[6, tr.26] ở cuối khúc đoạn. Vẫn ở hớng khai thác vấn đề nh trên, sau một loạt những thao tác có tính logic, khoa học với việc chỉ ra 3 nhiệm vụ cơ bản của nhân vật: lấy vợ, làm lụng, đánh giặc; Phan Đăng Nhật đi đến kết luận: "Nhân vật Đăm Săn là ngời anh hùng chiến đấu vì sự giàu mạnh yên vui và uy danh của cộng đồng. Sử thi Đăn Săn thuộc loại đề tài chiến tranh, kiểu chiến tranh giành lại vợ "[16, tr.100]. Cùng với phơng diện nhân vật; cốt truyện, thời gian- không gian nghệ thuật . cũng đợc các nhà nghiên cứu đề cập đến. Hoàng Ngọc Hiến trong khi bàn về Những nét loại hình của bài ca chàng Đăm San nh là một tác phẩm anh hùng ca đã khẳng định: "Bài ca mở đầu bằng hai chị em Hơnhí, Hơbhí đi hỏi cới Đăm Săn và kết thúc cũng bằng việc hai chị em đi hỏi cới cháu của Đăm Săn (cũng chính là Đăm Săn đầu thai làm con của chị mình). Bố cục này đồng thời khẳng định tính chất vĩnh cửu của tập tục "nối dây". Tuy nhiên, đây là sự vĩnh cửu "hạn chế"[9, tr.54]. Có lẽ, trong tất cả các công trình nghiên cứu về Đăm Săn thì Sử thi Êđê của Phan Đăn Nhật là công trình khảo sát kỹ lỡng hơn cả. Đối lập với quan điểm của Hoàng Ngọc Hiến, Phan Đăng Nhật cho rằng: "Kết thúc sử thi Đăm Săn, khẳng định sự giàu có yên vui của cả làng buôn mình sau nhiều đợt chiến tranh và chiến thắng kẻ thù"[16, tr.47]. 6 Và đồng thời với việc khẳng định Khan Đăm Săn cũng nh những Khan khác của các tộc ngời ở Tây Nguyên có một cấu trúc chung: Hành động (bao gồm thao tác), khúc, tác phẩm; ông đã tìm thêm đợc 4 khúc đoạn khác của Đăm Săn. Từ đó, ông đa ra đồ tóm tắt cấu trúc sử thi Khan Đăm Săn dị bản 3 trong sự đối sánh với các sử thi khác của Tây Nguyên. Phan Đăng Nhật đi đến khái quát: Khan (nói chung), Đăm Săn nói riêng phát triển theo hai hớng: hút vào và tỏa ra. Theo hai bình diện: Bình diện thể loại và bình diện địa lí. [16, tr.65]. Đỗ Bình Trị khi bàn về tác phẩm Đăm Săn- một viên ngọc quý của văn học dân gian Tây Nguyên và của cả nền văn học dân gian Việt Nam [18, tr.205] đã đụng đến vấn đề cốt truyện, kết cấu: Đó là một truyện kể dài hơi, có dung lợng lớn, kết cấu theo chơng khúc. Một chơng khúc kể về một sự việc trọn vẹn và các chơng khúc còn lại đợc liên kết với nhau thành một tác phẩm hoàn chỉnh, một chỉnh thể nghệ thuật xoay quanh nhân vật trung tâm có tính cách nhất quán, thể hiện qua chuỗi hành động phát triển ngày càng dồn dập gay cấn [18, tr.198]. so với các phơng diện khác của thi pháp thì có lẽ không gian- thời gian nghệ thuật trong Đăm Săn là ít đợc các nhà nghiên cứu quan tâm nhất. Ngay Sử thi Êđê của Phan Đăng Nhật cũng chỉ lớt qua vấn đề này. Đôi chỗ, ta bắt gặp tác giả đề cập đến mà cũng không thật rã ràng. Ví nh: Bớc vào làng một ngời anh hùng, chúng ta thấy ngay cảnh nhộn nhịp, giàu sang [16, tr.171]; hay Trong cái làng trù phú đó, nhà của Đăm Săn nổi lên [16, tr.171] . chỗ khác tác giả kết luận: Thiên nhiên trong Khan thì phong phú, đa dạng và nói chung là tơi đẹp. ở đây có đầy đủ hoa cỏ, sông suối, thú rừng, chim muông, ma gió [16, tr.228]. Còn Nguyễn Đình Chú- Nguyễn Lộc tuy không chú ý đến phạm trù không gian nhng qua lời dẫn trên đờng đi tới chỗ nữ thần mặt trời, Đăm Săn chặt một sờn núi, ném xuống chân làm con đờng để vợt qua ranh giới trời và 7 đất; ta bớc đầu đã thấy không gian con đờng đa Đăm Săn đi bắt nữ thần mặt trời. Hoàng Ngọc Hiến thì chú ý đến thời gian quá khứ tuyệt đối của tác phẩm. Nhng theo ông, đó là một quá khứ dờng nh bất cập đối với họ, thuộc một bình diện khác với bình diện của cuộc sống hiện tại của họ. Từ đây, ông đi đến nhận định: Thời gian trong Bài ca chàng Đăm Săn mang tính chu kỳ khép kín. Rõ ràng, những công trình của các nhà nghiên cứu bàn về Đăm Săn tuy không chủ đích hớng đến vấn đề thi pháp song tìm hiểu kĩ ta vẫn thấy sự quan tâm bớc đầu của họ ở phơng diện này. Đây chính là những cơ sở ban đầu, là cái nền để chúng tôi đi sâu tìm hiểu đề tài của mình. Và ngay cả những ý kiến đối lập của các tác giả cũng sẽ là mảnh đất cho chúng tôi bày tỏ ý kiến bản thân. 3. Phạm vi và đối tợng khảo sát 3.1. Nh tên đề tài đã xác định, phạm vi mà đề tài hớng tới là tìm hiểu một số đặc điểm thi pháp sử thi qua tác phẩm Đăm Săn của tộc ngời Êđê. Đây là vấn đề rất phức tạp bởi thi pháp bao gồm tất cả các mặt của hình thức cùng mối liên hệ giữa chúng trong một tác phẩm văn học nhằm biểu hiện nội dung. Có thể nói, bất cứ một vấn đề gì có tác dụng biểu hiện nội dung, làm bật nổi chủ đề, t tởng của tác phẩm; giúp ngời đọc tiếp cận tác phẩm một cách tốt nhất thì đều thuộc về thi pháp. Vì vậy, vấn đề này mở ra với 8 phạm trù: 1. Quan niệm nghệ thuật về con ngời. 2. Cốt truyện. 3. Thể thơ. 4. Thời gian nghệ thuật 5. Không gian nghệ thuật. 6. Hình tợng tác giả. 7. Điểm nhìn văn bản nghệ thuật. 8. Ngôn từ nghệ thuật. 8 Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế trong khả năng, đặc biệt là khả năng tiếp xúc trên nguyên bản và trong khuân khổ một khoá luận tốt nghiệp, nên chúng tôi giới hạn phạm vi vấn đề trên 4 điểm chính: 1. Quan niệm nghệ thuật về con ngời. Cụ thể là nhân vật. 2. Cốt truyện. 3. Thời gian nghệ thuật. 4. Không gian nghệ thuật. 3.2. Đăm Săn tuy là con đẻ tinh thần của ngời Việt nhng lại đợc công bố trớc tiên ở nớc ngoài. Và đến nay mới có hai bản dịch tiếng việt nh trên chúng tôi đã dẫn. Các bản dịch này đều chịu sự "khúc xạ" rất lớn: Bởi tác phẩm lúc đầu là tiếng của ngời Êđê nên khi dịch ra tiếng Việt dù là từ tiếng Pháp (bản dịch của Đào Tử Chí) hay từ tiếng Êđê (bản dịch của Nguyễn Hữu Thấu) thì tính "bản nguyên" của tác phẩm cũng không thể giữ đợc. Trong số hai bản dịch, bản ra đời sớm nhất, lu hành rộng rãi nhất chính là bản dịch của Đào Tử Chí (1959) với tiêu đề Bài ca chàng Đăm Săn (Klei khan y Đăm Săn). Bản dịch đợc in bằng hai thứ tiếng: tiếng Việt và tiếng Êđê. Hơn thế, từ trớc đến nay, hầu hết các ý kiến của các nhà nghiên cứu về tác phẩm này đều dựa trên bản dịch của Đào Tử Chí. Vì vậy, chúng tôi quyết định chọn bản dịch này làm đối tợng khảo sát chính. 4. Phơng pháp nghiên cứu 4.1. Xuất phát từ mục đích, nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi sử dụng ph- ơng pháp khảo sát- phân tích làm phơng pháp nghiên cứu cơ bản. 4.2. ở một mức độ hạn chế, chúng tôi còn sử dụng phơng pháp so sánh- đối chiếu để làm bật nổi nét đặc sắc, độc đáo- nét riêng của sử thi Đăm Săn so với một số thiên sử thi trên thế giới. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài có nhiệm vụ giới thuyết một số vấn đề có liên quan nh: thi pháp học và thi pháp; sử thi; tác phẩm Đăm Săn và tộc ngời Êđê- chủ nhân của thiên sử thi này. 9 Từ đó đi vào tìm hiểu những biểu hiện và đặc điểm của thi pháp sử thi trong tác phẩm Đăm Săn- Êđê. Tìm hiểu, xác định những đặc điểm riêng, độc đáo của sử thi Đăm Săn so với một số thiên sử thi trên thế giới. 6. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, khóa luận gồm 4 chơng: Chơng1- Những vấn đề chung. Chơng2- Nhân vật. Chơng 3- Cốt truyện. Chơng 4- Thời gian và không gian nghệ thuật. Và cuối cùng là danh mục tài liệu tham khảo. 10

Ngày đăng: 19/12/2013, 13:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Đào Tử Chí, Bài ca chàng Đăm Săn, NXB Văn hóa, 1959 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài ca chàng Đăm Săn
Nhà XB: NXB Văn hóa
[2]. Nguyễn Đình Chú- Nguyễn Lộc (chủ biên), Văn học 10, SGV, (tái bản lần thứ hai), NXB Giáo dục, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học 10
Nhà XB: NXB Giáo dục
[3]. Chu Xuân Diên, Tìm hiểu giá trị bài ca chàng Đăm Săn, Tập san nghiên cứu Văn học, số 3, 1960 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu giá trị bài ca chàng Đăm Săn
[4]. Chu Xuân Diên, Từ điển văn học, NXB Khoa học xã hội, H, 1983 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển văn học
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
[5]. Hoàng Minh Đạo, Một hớng phân tích Bắt nữ thần mặt trời , Tạp chí nghiên cứu Giáo dục, số 11, 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một hớng phân tích Bắt nữ thần mặt trời
[6]. Hoàng Minh Đạo, Một số đặc điểm của sử thi anh hùng qua đoạn Chiến thắnh Mtao Mxây (trích sử thi Đăm Săn- Êđê), Tạp chí khoa học, Tr- êng §H Vinh, sè 4B- 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số đặc điểm của sử thi anh hùng qua đoạnChiến thắnh Mtao Mxây (trích sử thi Đăm Săn- Êđê)
[7]. Hà Minh Đức (chủ biên), Văn học, (Tái bản lần thứ bảy), NXB Giáo dục, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học
Nhà XB: NXB Giáo dục
[8]. Lê Bá Hán (chủ biên), Nguyễn khắc phi, Trần Đình Sử, Từ điển thuật ngữ văn học, (in lần thứ hai), NXB Đại học Quốc gia, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuậtngữ văn học
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
[9]. Hoàng ngọc Hiến, Năm bài giảng về thể loại (ký, bi kịch, trờng ca, anh hùng ca, tiểu thuyết), NXB Giáo dục, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Năm bài giảng về thể loại (ký, bi kịch, trờng ca, anhhùng ca, tiểu thuyết)
Nhà XB: NXB Giáo dục
[10]. Nguyễn Văn Hoàn (chủ biên), Nguyễn Hữu Thấu, Hà Công Tài, Đăm Săn- sử thi Êđê, NXB Khoa học xã hội, 1988 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ĐămSăn- sử thi Êđê
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
[11]. Đinh Gia Khánh (chủ biên), Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn, Văn học dân gian Việt Nam, (tái bản lần thứ hai), NXB Giáo dục, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn họcdân gian Việt Nam
Nhà XB: NXB Giáo dục
[12]. Nguyễn Xuân Kính (chủ biên), Lê Ngọc Canh, Ngô Đức Thịnh, Văn học dân gian- những lĩnh vực nghiên cứu, NXB Khoa học xã hội, H, 1989 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vănhọc dân gian- những lĩnh vực nghiên cứu
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
[13]. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên), Ngữ văn 10, Tập 1, NXB Giáo dục, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ văn 10
Nhà XB: NXB Giáo dục
[14]. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên), Ngữ văn 10, Tập 1, SGV, NXB Giáo dôc, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ văn 10
Nhà XB: NXB Giáodôc
[15]. Phơng Lựu (Chủ biên), Trần Đình Sử, Lê Ngọc Trà, Lý luận văn học, (Tái bản lần thứ t), NXB Giáo dục, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học
Nhà XB: NXB Giáo dục
[16]. Phan Đăng Nhật, Sử thi Êđê, NXB Khoa học xã hội, 1991 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử thi Êđê
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
[17]. Trần Đình Sử, Dẫn luận thi pháp học, NXB Giáo dục, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn luận thi pháp học
Nhà XB: NXB Giáo dục
[18]. Đỗ Bình Trị, Văn học dân gian Việt Nam, tập 1, NXB Giáo dục, 1991 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học dân gian Việt Nam
Nhà XB: NXB Giáo dục
[19]. Hoàng Tiến Tựu, Văn học dân gian Việt Nam, Tập 2, NXB Giáo dục, 1990 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học dân gian Việt Nam
Nhà XB: NXB Giáo dục

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w