1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số đặc điểm thi pháp truyện dân gian an giang

97 28 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA SƯ PHẠM MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP TRUYỆN DÂN GIAN AN GIANG MÃ SỐ: 14.06.SP TRẦN TÙNG CHINH AN GIANG, THÁNG 12-2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA SƯ PHẠM MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP TRUYỆN DÂN GIAN AN GIANG MÃ SỐ: 14.06.SP TRẦN TÙNG CHINH AN GIANG, THÁNG 12-2015 Đề tài nghiên cứu khoa học “Một số đặc điểm thi pháp truyện dân gian An Giang”, tác giả Trần Tùng Chinh, công tác Bộ môn Ngữ văn, Khoa Sƣ phạm thực Tác giả báo cáo kết nghiên cứu đƣợc Hội đồng Khoa học Đào tạo Trƣờng Đại học An Giang thông qua ngày18/12/2015 Thư ký -Phản biện Phản biện - Chủ tịch Hội đồng - i LỜI CẢM ƠN Tôi chân thành cảm ơn BGH trƣờng Đại học An Giang, Hội đồng Khoa học trƣờng, Phòng Quản lý Khoa học Hợp tác Quốc tế, Phòng Kế hoạch – Tài vụ, Phịng Hành Tổng hợp, Thƣ viện trƣờng Đại học An Giang phòng ban khác tạo điều kiện thuận lợi cho hồn thành tốt đề tài nghiên cứu Tôi chân thành cảm ơn lãnh đạo Khoa Sƣ phạm, đồng nghiệp Bộ môn Ngữ văn thành viên Hội đồng Khoa học Khoa, giảng viên tham gia phản biện góp ý cho đề tài Nhờ đó, mà tơi có điều kiện sửa chữa trau chuốt cho đề tài hoàn thiện Lời cảm ơn sâu sắc, dành cho gia đình, ngƣời ln bên cạnh ủng hộ hỗ trợ cho tơi có điều kiện đầu tƣ, chăm chút cho đề tài hoàn thành thời gian đảm bảo nghiêm túc, công phu Cuối cảm ơn bạn sinh viên Ngữ văn, đặc biệt bạn sinh viên lớp ĐH12NV, em thực tốt tiểu luận học phần Ngữ văn địa phƣơng nói chung Văn học dân gian An Giang nói riêng có nhiều ý kiến thú vị, xác đáng Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn An Giang, ngày 18 tháng 12 năm 2015 Ngƣời thực Trần Tùng Chinh ii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Tóm tắt: Mục đích nghiên cứu là, thơng qua việc khảo sát phân loại, tìm hiểu phát đặc điểm thi pháp truyện dân gian An Giang kết cấu cốt truyện, xung đột truyện, nhân vật, thời gian không gian nghệ thuật, yếu tố hư cấu, ngôn ngữ kể chuyện… thể loại cụ thể Nghiên cứu sử dụng phương pháp luận nghiên cứu văn học dân gian từ góc độ thi pháp học nhằm tiếp cận nguồn truyện dân gian An Giang phong phú đặc sắc, tìm đặc trưng riêng truyện dân gian An Giang gắn với vùng đất An Giang Từ đó, nghiên cứu mở hướng tiếp cận tác phẩm truyện dân gian An Giang chương trình Ngữ văn địa phương Từ khóa: Truyện dân gian An Giang, đặc điểm thi pháp, kết cấu cốt truyện, xung đột truyện, nhân vật, thời gian không gian nghệ thuật, yếu tố hư cấu, ngôn ngữ kể chuyện Abstract: The purpose of this study is, through surveying and classifying, to get to know and discover poetic features of An Giang folktales such as story plot, story conflict, characters, artistic time and space, fictive elements, storytelling language in each specific category The study employs folklore research methodologies to access the abundant and distinctive source of An Giang folktales from poetics perspective and to find out its own characteristics of An Giang folktales tied to the region Thence, the study opens up a new approach to An Giang folktales in the Philology program of the region Key words: An Giang folktales, poetic features, story plot, story conflict, characters, artistic time and space, fictive elements, storytelling language iii LỜI CAM KẾT Tôi xin cam đoan đề tài “Một số đặc điểm thi pháp truyện dân gian An Giang” cơng trình nghiên cứu riêng tôi, tất số liệu kết nghiên cứu thể cơng trình trung thực, tài liệu tham khảo có ghi nguồn xuất xứ rõ ràng Những kết luận khoa học cơng trình nghiên cứu chƣa đƣợc cơng bố cơng trình khác An Giang, ngày 18 tháng 12 năm 2015 Ngƣời thực Trần Tùng Chinh iv MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 TÍNH CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI LỊCH SỬ VẤN ĐỀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .5 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI .7 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ ĐẤT VÀ NGƯỜI AN GIANG 1.1 ĐẤT AN GIANG 1.1.1 Địa danh An Giang 1.1.2 Địa lý An Giang 1.1.3 Lịch sử An Giang 12 1.1.4 Văn hóa An Giang 15 1.2 NGƢỜI AN GIANG .16 1.2.1 Cƣ dân An Giang 16 1.2.2 Các tộc ngƣời An Giang 17 1.2.3 Con ngƣời An Giang đối đầu với thiên nhiên thù 19 1.2.4 Phác họa vài nét tính cách ngƣời An Giang .21 CHƯƠNG 2: TRUYỆN DÂN GIAN AN GIANG SỰ HÌNH THÀNH - LƯU TRUYỀN, KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI 25 2.1 SƠ LƢỢC VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ LƢU TRUYỀN 25 2.2 VỀ KHÁI NIỆM TRUYỆN DÂN GIAN AN GIANG .26 2.3 PHÂN LOẠI TRUYỆN DÂN GIAN AN GIANG .28 2.3.1 Tiêu chí phân loại truyện dân gian An Giang 28 2.3.2 Các thể loại truyện dân gian An Giang 29 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP TRUYỆN DÂN GIAN AN GIANG 32 3.1 ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP THẦN THOẠI 32 3.1.1 Kết cấu cốt truyện xung đột 32 3.1.2 Nhân vật 33 3.1.3 Thời gian nghệ thuật không gian nghệ thuật .34 3.1.4 Yếu tố kỳ ảo hƣ cấu tƣởng tƣợng .34 3.1.5 Ngôn ngữ kể chuyện 35 v 3.2 ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP TRUYỀN THUYẾT 35 3.2.1 Kết cấu cốt truyện 35 3.2.2 Xung đột 42 3.2.3 Nhân vật 43 3.2.4 Thời gian nghệ thuật không gian nghệ thuật .47 3.2.5 Yếu tố kỳ ảo hƣ cấu tƣởng tƣợng .50 3.2.6 Ngôn ngữ kể chuyện 51 3.3 ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP TRUYỆN CỔ TÍCH 52 3.3.1 Truyện cổ tích lồi vật 52 3.3.1.1 Kết cấu cốt truyện 52 3.3.1.2 Xung đột 54 3.3.1.3 Nhân vật 55 3.3.1.4 Thời gian nghệ thuật không gian nghệ thuật 56 3.3.1.5 Yếu tố kỳ ảo hư cấu tưởng tượng 57 3.3.1.6 Ngôn ngữ kể chuyện 57 3.3.2 Truyện cổ tích thần kỳ 58 3.3.2.1 Kết cấu cốt truyện 58 3.3.2.2 Xung đột 60 3.3.2.3 Nhân vật 62 3.3.2.4 Thời gian nghệ thuật không gian nghệ thuật 64 3.3.2.5 Yếu tố kỳ ảo hư cấu tưởng tượng 66 3.3.2.6 Ngôn ngữ kể chuyện 67 3.3.3 Truyện cổ tích 68 3.3.3.1 Kết cấu cốt truyện 69 3.3.3.2 Xung đột 71 3.3.3.3 Nhân vật 72 3.3.3.4 Thời gian nghệ thuật không gian nghệ thuật 74 3.3.3.5 Yếu tố kỳ ảo hư cấu tưởng tượng 75 3.3.3.6 Ngôn ngữ kể chuyện 76 3.4 ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP TRUYỆN CƢỜI 76 3.4.1 Kết cấu cốt truyện 76 3.4.2 Xung đột 77 3.4.3 Nhân vật 78 3.4.4 Thời gian nghệ thuật không gian nghệ thuật .79 3.4.5 Các biện pháp gây cƣời 80 vi 3.4.6 Ngôn ngữ kể chuyện 80 PHẦN KẾT LUẬN 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO .85 vii MỞ ĐẦU TÍNH CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI An Giang vùng đất giàu sắc lĩnh vực lịch sử, địa lý, kinh tế, xã hội văn hóa Là tỉnh biên giới đầu nguồn sơng Hậu, An Giang có hệ thống sơng rạch kênh mương chằng chịt; lại có dãy Thất Sơn vừa linh thiêng vừa thân thiết gắn liền với đời sống sinh hoạt người mảnh đất Ngoài ra, nhắc đến An Giang người ta nhắc đến vựa lúa nước, nơi có cánh đồng bạt ngàn, cò bay thẳng cánh Từ buổi đầu khai hoang mở đất, An Giang vùng đất địa linh nhân kiệt có chiều dài bề dày lịch sử đáng tự hào gắn với công khẩn hoang đất phương Nam Ở vùng đất ấy, nhiều cộng đồng dân cư Kinh, Hoa, Chăm, Khmer sinh sống tạo nên đa dạng phong phú đời sống vật chất văn hóa tinh thần người Điều góp vào kho tàng văn học dân gian An Giang thành tựu đặc sắc độc đáo Năm 2006, Huỳnh Cơng Tín chun viên Trung tâm Ngơn ngữ Văn hóa vùng Đồng sơng Cửu Long hồn thành cơng trình sưu tầm hệ thống tương đối đầy đủ văn học dân gian An Giang Cùng với công trình sưu tầm khác văn học dân gian địa phương vùng Đồng sơng Cửu Long, cơng trình vừa nêu có đóng góp tích cực vào việc bảo tồn lưu giữ giá trị văn hóa văn học truyền thống Đó thành tựu đáng khích lệ Tuy nhiên, cơng trình nghiên cứu phận văn học hạn chế Đặc biệt, cơng trình sưu tầm văn học An Giang tập hợp tác phẩm đa dạng, độc đáo, giàu sắc chưa có đề tài nghiên cứu khoa học khai thác đánh giá góc độ Folklore (Phơn-cơ-lo) học, đáp ứng việc nghiên cứu tìm hiểu văn học dân gian địa phương Trong chương trình đào tạo chuyên ngành Ngữ văn, học phần thay khóa luận tốt nghiệp, Bộ mơn Ngữ văn có thiết kế chuyên đề “Văn học địa phương An Giang” Mục tiêu học phần để giúp sinh viên quan tâm nghiên cứu văn học địa phương; đồng thời cung cấp kiến thức liên quan nhằm phục vụ cho việc giảng dạy phần văn học địa phương chương trình sách giáo khoa Ngữ văn Trung học Cơ sở Nói đến văn học địa phương, phận văn học dân gian địa phương – điều làm nên tảng, hồn cốt phận văn học tiếp nối – quan trọng Tầm vóc văn học dân gian – với quan tâm nghiên cứu liên ngành – bước nhà Folklore học khai quật khám phá phát lộ lớp trầm tích lịch sử, văn hóa, ngơn ngữ… vơ q giá khơng phần thú vị Đó cách để hôm nay, kết nối với cha ông – người chưa khuất để nghe buổi vọng nói về1… Để phục vụ cho việc nghiên cứu tìm hiểu sinh viên chuyên ngành Ngữ văn – quan tâm văn học địa phương nói chung, văn học dân gian An Giang nói riêng, chúng tơi thấy cần thiết phải có khơng mà nhiều cơng trình nghiên cứu văn học dân gian An Giang, đặc biệt góc nhìn Folklore thi pháp học Đây cách tiếp cận mà nhà Folklore học nước thực với nhiều khám phá mẻ, thú vị Ý thơ Nguyễn Đình Thi (Đất nước) loại trừ đào thải loại người cõi (truyện Học ăn kể anh ngốc tham ăn rể, máy móc làm theo lời mẹ dặn nên liên tục gặp thất bại chua chát) 3.3.3.4 Thời gian nghệ thuật không gian nghệ thuật Thời gian nghệ thuật Thời gian truyện cổ tích An Giang đa phần công thức thời gian quan thuộc truyện cổ tích Ngày xửa ngày xưa, Xưa kia, Thuở đó, Hồi Mặc dù vậy, so với cơng thức truyện cổ tích thần kỳ, người nghe lại có cảm giác khoảng thời gian gần tại, thời điểm câu chuyện kể Một phần yếu tố thần kỳ truyện khơng có nên thời gian thu hẹp gần với thực Mặt khác, diễn tiến thời gian truyện thường không kéo dài Câu chuyện xảy không xa, chưa lâu sống hàng ngày đời thường mà ta thấy rõ mối đồng cảm sâu sắc gần gũi người kể người nghe, nhân vật truyện hư cấu kể người thật ngồi đời Đó thời gian tâm tư người cha thái độ cư xử bất hiếu gái (truyện Vì gái để tang cha lại che mặt); thời gian bất hạnh người vợ bị chồng bạc đãi, sinh non qua đời (truyện Bóng trắng trăng mờ); thời gian chờ đợi đổi thay vợ chồng Cây đa bến cũ… Những biến cố đời thường gần gũi Hay khoảnh khắc quen thuộc thời gian đêm trăng sáng cô Tư bán mãng cầu chợ sớm gặp ma (truyện Chợ sớm gặp ma); thời gian phiên chợ ông bố kén vợ cho (truyện Kén dâu); thời gian thử thách qua tình hài hước ơng bố vợ chàng rể mà mắt đứng tròng (truyện Anh chàng thong manh làm rể)… Không gian nghệ thuật Trong ba tiểu loại truyện cổ tích nêu, gần gũi với người kể người nghe truyện khơng gian truyện cổ tích Bối cảnh câu chuyện kể hầu hết quen thuộc với sống đời thường người dân An Giang Đó khung cảnh đồng ruộng nông thôn gắn với tranh sinh hoạt gia đình nơng dân; chuyện người việc diễn hàng ngày làng xóm dưới; bối cảnh khơng gian sông nước sử dụng phổ biến để làm phông cho câu chuyện kể; núi rừng vùng Thất Sơn không gian quen thuộc để tương truyền bao chuyện kể ly kỳ, huyền bí Nhưng hầu hết truyện bối cảnh không gian vừa quen thuộc (vì gắn với khơng gian địa lý An Giang) vừa đậm màu sắc cổ tích (bởi yếu tố phiếm nó) Ta có chuyện làng nọ, khúc sông kia, khu rừng cánh đồng vắng Cá biệt, số truyện nhắc đến địa danh cụ thể, số truyện không nhiều Chẳng hạn không gian Vĩnh Hội Đông nhắc đến truyện Trừ tà, Xứ Châu Đốc truyện Sự tích sầu đơng, vùng Bảy Núi hoang sơ truyện Sự tích tóc, làng Hưng Thới, Phú Hưng truyện Cây đa bến cũ Một số truyện người Chăm hay Khmer có nhắc đến không gian rộng (và xa xưa hơn) ví dụ vương quốc Sự tích Phchum Bân sen Đônta hay không gian chiến tranh chung chung truyện Neang Som Pa Phuôm… Ở đây, ta khảo sát qua không gian số truyện có màu sắc ma quỷ hoang đường Khơng phải ngẫu nhiên mà truyện kể sự, người An Giang lưu truyền nhiều truyện ma Chính khơng gian vùng đất với nhiều điều 74 mà người phương xa đến chưa khám phá hết phủ lên câu chuyện màu sắc ma mị, sương khói âm u gắn với người khuất mày khuất mặt “muôn năm cũ, hồn đâu bây giờ?7” Cũng cánh đồng đó, khúc sơng đó, khu vườn đó, thơng qua trí tưởng tượng dân gian liên tưởng cư dân cổ sống chết mảnh đất ấy, người kể chuyện không hẳn cố tình tạo khơng gian ma qi để hù dọa người nghe Dường đời sống tâm linh mình, đến vùng đất mới, kiêng dè, cử tránh thái độ ứng xử với người khuất Từ đó, cách khơng hồn tồn có ý thức, họ nhìn tượng chưa giải thích nơi khơng gian lăng kính e sợ kính nể Họ có nói có kể hồn ma bóng quế nói kể niềm tin kỳ lạ, gắn với tâm lý “ma mới” với “ma cũ”, vuốt mặt nể mũi, kiểu như: Đến xứ sở lạ lùng, Con chim kêu phải sợ, cá vùng phải kinh8… Những bối cảnh thời gian không gian quen thuộc ấy, lại thêm câu chuyện kể khơng có có yếu tố thần kỳ lại gắn với sinh hoạt xã hội – gia đình sống đời thường tạo cho tâm lý người tiếp nhận cảm giác chuyện vừa xảy chưa lâu quanh Truyện kể khơng hướng người đọc vào giới thần kỳ biến ảo mà lại tạo nên sức hấp dẫn riêng gần gũi với đời sống chất thực đậm đà Chất thực có được, hẳn phần lớn không gian thời gian nghệ thuật truyện cổ tích khơng gian thực, thời gian thực 3.3.3.5 Yếu tố kỳ ảo hư cấu tưởng tượng Trước hết, truyện cổ tích An Giang khơng có có yếu tố thần kỳ Các yếu tố thần kỳ có số truyện kể ma quái (như lý giải phần trên) số truyện ảnh hưởng truyện cổ tích thần kỳ motif hóa thân mà Ở truyện này, phần cuối truyện, nhân vật chết hóa thành vật hay thực vật Sự tích muỗi, Sự tích thằn lằn, Sự tích sầu đâu, Sự tích rau răm… Vậy, điều làm nên nét riêng loại truyện chất xúc tác yếu tố hư cấu kiểu huyền ảo thần kỳ mà kiểu hư cấu sáng tạo thông qua cách xếp tình huống, cách khắc họa nhân vật kể, cách thêm bớt chi tiết để truyện hấp dẫn Điều làm cho người nghe cảm thấy bị thuyết phục câu chuyện kể tưởng tượng Hư cấu dựa lõi thực làm nên độc đáo loại truyện Khi diễn xướng truyện cổ tích sự, yếu tố thực với tranh đời sống phản ánh chân thực trở thành câu chuyện kể Những motif thực xã hội chiếm vị trí lớn thể câu chuyện kể truyền lại mắt thấy tai nghe Hư cấu cổ tích sinh hoạt chủ yếu xây dựng miêu tả phi lý từ tính thực tạo nên miêu tả phóng đại tính cách, tình khác thường Truyện khai thác tình bất thường sống đời thường, tập trung miêu tả để gửi gắm thơng điệp dân gian Ở số truyện, cịn sở tạo nên tình gây cười Chính lẽ mà ranh giới phân định tiểu loại với thể loại truyện cười có lúc bị xố nhịa, khó phân biệt (Truyện Học ăn, Tài bắn cung, Thông minh vợ…) Ý thơ Vũ Đình Liên (Ơng Đồ) Ca dao Nam Bộ 75 3.3.3.6 Ngôn ngữ kể chuyện Tương tự thể loại phân tích, ngơn ngữ kể chuyện cổ tích ngơn ngữ nói Vậy ngơn ngữ nói có đặc biệt, khác biệt với thể loại Khảo sát truyện kể văn hóa dựa vào trình điền dã khảo sát, kiểm chứng từ số nghệ nhân dân gian kể chuyện, bước đầu, chúng tơi có vài nhận xét sau: - Nhìn chung truyện kể, người kể có xu hướng khơng diễn giải dài dịng mà dùng ngơn ngữ trực tiếp thẳng thắn vào nội dung truyện Hầu truyện kể bỏ qua kiểu ngôn ngữ miêu tả mà khai thác tối đa ngôn ngữ dẫn chuyện - Ở truyện ma, người kể ý ngữ điệu kết hợp yếu tố nguyên hợp diễn xướng tác phẩm (như ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ…) để làm tăng độ ly kỳ, chí rùng rợn để câu chuyện trở nên lôi hấp dẫn Người kể ý đến tâm lý tiếp nhận người nghe (vừa sợ hãi, run rẩy vừa tị mị, nơn nao…) để có qng ngắt nghỉ hợp lý làm tăng tương tác người nghe người kể - Ở truyện có ảnh hưởng truyện cười (về nhân vật ngốc nghếch), người kể có khai thác số ngơn ngữ gây cười, hay dùng tượng kể lặp, số yếu tố tục để làm cho ngôn ngữ kể chuyện trở nên hấp dẫn - Dung lượng truyện hầu hết ngắn gọn nên ngữ điệu ngôn ngữ kể ý, người kể có điểm nhấn nhá gắn với thái độ biểu cảm ngôn ngữ tạo nên nét riêng - Một số truyện, ngơn ngữ có màu sắc triết lý, câu chuyện có thơng điệp đạo đức, đạo lý làm người Truyện có sử dụng ngôn ngữ sắc sảo, thông minh giàu tính gợi 3.4 ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP TRUYỆN CƯỜI 3.4.1 Kết cấu cốt truyện Truyện cười thể loại truyện kể ngắn gọn vào bậc văn học dân gian Truyện cười sáng tác lưu truyền An Giang không ngoại lệ Tuy nhiên, ngắn gọn mà bảo đảm đầy đủ cốt truyện có mở đầu, diễn biến kết thúc để gây cười Cốt truyện truyện cười đặt hồn cảnh thích hợp để bật tiếng cười truyện thường cấu tạo kịch ba lớp Mở đầu, vào truyện cách giới thiệu nhân vật trực tiếp không úp mở Ví dụ có dâu muốn may áo gối (Tài khôn); Một anh ngốc nghe lời người ta xúi biểu ăn trộm (Ngốc ăn trộm); Có ông sợ vợ (Chạy qua mặt)… Sau đó, nhân vật đặt vào tình gây cười Chẳng hạn, tính tham ăn phải đặt vào bữa ăn có tiệc tùng đãi đằng nhiều người chứng kiến có điều kiện bộc lộ Tính keo kiệt thế, phải có tình thử thách để thấy đồng tiền người hà tiện bủn xỉn coi trọng tới mức Anh có tính ghiền uống rượu mà vợ lại bày cho cách bán rượu (Bợm rượu); ơng keo kiệt, đến chết cịn hà tiện (Hợp ý cha); ơng có tính sợ vợ lại thích chứng tỏ với bạn bè để sĩ diện (Anh sợ vợ đánh vợ, Mị chìm) Như vậy, tượng mang sẵn đáng cười chờ có điều kiện để tự bộc lộ bị phát Đến phần diễn biến, đáng cười diễn tiến truyện đẩy tới sửa phơi bày cách cụ thể, rõ ràng, sinh động nực cười Chẳng hạn ba anh – anh lé, anh đui, anh điếc mà dắt coi hát; người nghe 76 chờ đợi họ “coi hát” khiếm khuyết vừa kể hồn tồn khơng phù hợp cho tình xem hát tuồng (Coi hát) Anh sợ ma mà vợ thách bắt cá ăn trời tối, tình dở khóc dở cười dồn dập đến để lật tẩy tật sợ ma anh, diễn biến để chờ đến anh cố tình giấu nỗi sợ sĩ diện tiếng cười bật thú vị (Gặp vợ cao tay) Anh có tật ăn nhậu lè phè, say xỉn khơng cịn biết lễ nghĩa, lại ngồi chung mâm với nhạc gia tương lai để thất lễ chực chờ bộc lộ (Ra mắt nhạc gia) Đến đây, người nghe vào “chờ xem” kết thúc bất ngờ để tiếng cười bật sảng khoái Phần kết thúc giai đoạn mà đáng cười bị bộc lộ Kết thúc thường đột ngột bất ngờ Có câu nói, hậu thảm hại buồn cười, éo le trớ trêu đó… Đó lập luận đầy tính ngụy biện ông ham ăn chén hết gói bánh gửi cho vợ con, “con vợ đẻ ra, vợ người khác đẻ Suy nghĩ lại chẳng bà chi” (Không bà chi) Là anh hay nhậu nhẹt nói với nhạc gia tương lai say nhè, “mày ly, tao ly”, cha ruột anh nghe nhướng mắt hiệu nhắc nhở lại tiếp “Vịng sau tới mày, nhướng làm mậy?” (Ra mắt nhạc gia) Anh ăn trộm mà ngô nghê ngớ ngẩn tới nỗi đánh thức chủ nhà dậy đòi đổi tiền rách (Ngốc ăn trộm) Lão phú hộ bị thằng đày tớ chơi khăm bốc cứt chó ngồi gốc mai ăn mà tưởng mứt thèo lèo (Tưởng thèo lèo cứt chuột) Kết thúc truyện cười dừng lại lúc đáng cười phơi bày Đến đây, thể truyện cười làm hết vai trị Truyện cười không kể lại số phận đời nhân vật truyện cổ tích mà kể lại câu chuyện buồn cười nhằm mục đích gây cười Khi cười bật lên câu chuyện kết thúc Đó kết thúc trọn vẹn theo kết cấu truyện cười Thử nghĩ kể để người nghe cười mà truyện dài dòng tiếng cười nhạt người nghe khơng cịn hứng thú để cười Và tương tác người kể người nghe khơng cịn Vì thế, truyện cười thường có cốt truyện đơn giản, tình tiết đọng hàm súc chặt chẽ hợp lý kịch ngắn Khơng có câu chữ, chi tiết thừa Kết thúc bất ngờ, độc đáo 3.4.2 Xung đột Với chức phê phán, đả kích, truyện cười thường hướng đến nhiều đối tượng khác đời sống thói tật đáng phê phán, đáng cười Tuy nhiên, truyện cười dân gian An Giang không trọng đến tính giai cấp đả kích phê phán đối tượng thuộc tầng lớp Ra đời vùng đất bối cảnh xã hội có sách cởi mở thơng thống triều đình nhà Nguyễn nhằm khuyến khích cư dân khai khẩn lập nghiệp, truyện cười An Giang có tính đối kháng giai cấp gay gắt truyện cười vùng miền Khảo sát truyện cười sưu tầm, ta thấy khơng có nhân vật vua chúa đối tượng bị cười (như truyện cười kết chuỗi dạng Trạng Quỳnh), đối tượng quan lại hoi (qua vài truyện Quan ba phải, Tam quan ngưu dốt chữ ) Chỉ số nhân vật bị cười bọn nhà giàu trưởng giả hợm hĩnh dốt mà hay nói chữ hay có tính bủn xỉn keo kiệt (Ăn trộm bánh tét, Ba bìm bịp, Bá hộ chọn rể, Tưởng thèo lèo cứt chuột ) Các truyện đả kích đối tượng thầy chùa, thầy lang, thầy đồ (Bốn ông thầy chùa, Bánh tao đâu, Ba thầy tụng rìu, Cửa thiền mơn, Thi đấu văn chương, Tùy hỉ ) không nhiều Điều cho thấy, An Giang hay Nam khơng có giai cấp đối kháng với quần chúng nhân dân sống cư dân phương Nam không giống đời sống nhân dân vùng miền bị áp 77 bốc lột nặng nề chế độ hay triều đại phong kiến mục nát suy tàn Cuộc sống họ bị hút vào mối bận tâm chinh phục vùng đất hoang hóa đầm lầy lau lách để an cư lạc nghiệp bất bình phẫn nộ với triều đình Hơn nữa, hình ảnh triều đình nhà Nguyễn qua gương bậc công thần gắn với lịch sử vùng đất phương Nam nhiều để lại lòng người dân ngưỡng vọng yêu mến căm hờn ghét hận Mặt khác, tính cách người phương Nam phóng khống cởi mở Nụ cười họ truyện cười Có bổ bã, thoải mái phóng túng hướng ngoại thâm thúy ẩn sâu hướng nội Họ cười câu chuyện đơn giản, hời hợt lại toát lên chất lạc quan, hồn nhiên đáng u Vì lẽ đó, chiếm số lượng lớn áp đảo truyện thể mối xung đột tốt xấu, tiến lạc hậu, phẩm chất tốt đẹp thói hư tật xấu người phương Nam nói chung người An Giang nói riêng Xung đột chủ yếu xoay quanh thói tật bị cười như: tật rượu chè (Anh say rượu lừa, mắt nhạc gia, Bợm rượu, Ba cào ), tật mê gái (Ai biểu chị sui ngoắc tui, Dê dùm ông nội ), tật ham ăn hay lười biếng (Ông chồng ham ăn, Sao hát giống tuồng mình, Thằng làm biếng, Vua làm biếng ), tật sợ vợ mà lại sĩ diện không đáng mặt nam nhi đại trượng phu (Anh sợ vợ đánh vợ, Mị chìm, Sợ gấp đơi, Tồn quỳ nói chuyện ), tật dốt nát mà hay khoe chữ, tật trộm vặt (Ăn trộm trâu sáo, Củ chi, Thằng bồ lúa ) , thói khốc lác huênh hoang (Bắt chuột đồng, Bắt cua đinh, Câu lươn, Bầy chó săn nịi, Thử tài nói dóc ), tật ăn nói vơ dun (Mở miệng nói bậy, Rể q ), tính ngốc nghếch, ngu khờ, ngơ nghê (Bng dầm cầm chèo, Mất trộm cịn cười ) Ngồi tiếng cười vơ thưởng vơ phạt, chủ yếu khai thác chuyện có yếu tố tục (chuyện sinh lý, phận nhạy cảm), khiếm khuyết người (câm, điếc, đui mù, lé, ngọng, què, gù, nói lắp ) 3.4.3 Nhân vật Truyện cười có nhân vật nhân vật đáng nhớ, có dấu ấn đặc biệt Khác với nhân vật truyền thuyết hay cổ tích, nhân vật truyện cười khắc họa đơn giản với nét tính cách khoảnh khắc đời sống nhân vật hay hành vi ứng xử hoàn cảnh định biểu chủ yếu lời nói, hành động Đứng góc độ xung đột trình bày trên, nhân vật thường gắn với yếu tố gây cười, tính cách xấu bị đả kích, thói hư đáng bị phê phán Vì thế, nhân vật thường khơng có tên Hay nói cách khác, tên nhân vật thói hư tật xấu (có kèm theo địa vị nhân vật xã hội phạm vi gia đình) Chẳng hạn, viên quan ngu dốt, tên nhà giàu keo kiệt, lão phú hộ bủn xỉn, thằng ăn trộm Hoặc ông sui, bà sui, anh rể lười biếng, cô dâu ham ăn, anh chồng sợ vợ, anh có tật nhậu nhẹt, anh sợ ma mà cịn hay nói dối Một số truyện khác, lấy khuyết tật người để gọi tên nhân vật anh điếc, anh ngọng, anh đui, anh gù Cách gọi tên làm phong phú giới nhân vật truyện cười dân gian An Giang Bên cạnh đó, truyện cười sưu tầm, ta thấy số truyện, tác giả dân gian gọi tên nhân vật cụ thể (tên người gắn với thứ bậc gia đình thứ Hai theo cách gọi Nam - mà Bắc phải gọi anh Cả) Ta có nhân vật bác Hai Kiệt, ông Ba Mừng, ông Ba Xiệt, ông Năm, ông Bảy Dồi, ông Bảy Ốc, ông Tám Vạn Tuy nhiên khơng có nhân vật xun suốt từ truyện cười sang truyện cười khác kiểu nhân vật Bác Ba Phi truyện dân 78 gian vùng U Minh, Cà Mau Có vẻ nhân vật có tên gọi cụ thể làm cho truyện cười thật hơn, đời Tính chất lưu truyền mẩu chuyện kể tiếu lâm người thật việc thật, nói có sách mách có chứng lúc trà dư tửu hậu làm lu mờ tính hư cấu sáng tạo thường thấy văn tự dân gian Bằng cách này, truyện cười trở nên gần gũi với quần chúng nhân dân lao động, trở thành phương thức tự độc đáo thiếu đời sống sinh hoạt thể tính lạc quan hồn nhiên hay tếu táo vui đùa thoải mái tự người An Giang nói riêng, người phương Nam nói chung 3.4.4 Thời gian nghệ thuật khơng gian nghệ thuật 3.4.4.1 Thời gian nghệ thuật Mỗi truyện cười kịch ngắn diễn khoảng thời gian ngắn Thời gian nghệ thuật truyện cười gắn với nét tính cách, khoảnh khắc đời nhân vật nên tập trung vào khoảng thời gian mà đáng cười bị phát Công thức thời gian truyện cười dân gian An Giang vậy, khơng có “ngày xửa ngày xưa” hay “Hồi đó, hồi xưa” kiểu mở đầu truyện cổ tích Thời điểm mở đầu truyện cười thời khắc mở tình chứa đựng mâu thuẫn gây cười diễn tiến thời gian cách để người kể đẩy tình cười lên đến đỉnh điểm để tiếng cười bật Ví dụ truyện Ăn giống anh sui, thời gian truyện thời gian diễn đám giỗ để nhân vật sui trai qua dự (mang theo lời dặn vợ “thì ơng qua đi, thấy anh sui ăn ăn nấy”) Và khoảng thời gian khơng dài buổi giỗ (lúc nhập tiệc), tiếng cười bật sui gái thấy sui trai ăn mía mà khơng thấy nhả xác, ơng ta nuốt xác mía trợn trắng Thấy vậy, sui trai mắc cười đến sặc, cọng bún thò lỗ mũi chạy lên chạy xuống Tức khắc, sui gái quỳ xuống lạy nói: “Tui làm giống anh không được” Và truyện kết thúc Vậy thời gian đối tượng quan tâm tác giả kể chuyện Người kể tập trung mơ tả tình cười bật truyện hết thời gian diễn đám giỗ cịn Có thể nói thời gian đóng vai trị phơng để tình truyện phát triển mà thơi Đó thời gian ban đêm để tên trộm tay (bà ngủ tui thức đây), thời gian buổi nhậu nhẹt bạn bè để anh sợ vợ thị uy oai với vợ (như thỏa thuận) để lấy sĩ diện trước người (Anh sợ vợ đánh vợ), buổi kén rể diễn anh hà tiện xuất đáp ứng mong mỏi nhạc gia (Kén rể hà tiện) 3.4.4.2 Không gian nghệ thuật Tương tự, không gian hoạt động nhân vật truyện cười nhỏ hẹp (Một buồng, gian bếp, nhà, quãng đường, khúc sông…).Không gian khơng biến hóa đa dạng cổ tích với dương gian, âm phủ, thủy cung hay thượng giới mà quanh quẩn khơng gian sinh hoạt đời thường Có điều với truyện cười An Giang, bắt gặp bối cảnh địa lý, chí địa danh quen thuộc đặc trưng cho vùng đất Chẳng hạn truyện cười Bắt chuột đồng, Bắt cua đinh, Câu lươn nhiều truyện khác, thấy khơng gian đồng ruộng cị bay thẳng cánh, sơng ngịi nước đục phù sa Tất tốt lên sung túc, giàu có, phì nhiêu tươi tốt vùng đất An Giang Khơng gian có sản vật phong phú, có vật tiêu biểu vùng miền cá, tôm, cua, chuột đồng, chim cò… Những bầy vịt chạy đồng, heo rừng vùng núi Cấm, vườn ăn trái sum sê… Một số truyện cịn nêu tên địa danh cách chứng thực gần gũi cởi mở vùng đất phóng khống, hiếu 79 khách khu chợ Cầu Ơng (truyện Cơ vợ thèm bánh), Khánh Bình, An Phú (truyện Thử tài nói dóc), núi Cấm (truyện Tịnh khẩu) 3.4.5 Các biện pháp gây cười Truyện cười cười thiếu biện pháp gây cười Cũng giống tiếng cười dân gian Việt Nam nói chung, truyện cười An Giang có hóm hỉnh, hài hước, tếu táo tính cách Việt Nam đồng thời lại mang nét riêng tính cách người vùng miền để mang đến dấu ấn đặc sắc cho truyện Đề tài gây cười: Truyện cười khai thác xấu, đáng cười, đặc biệt mâu thuẫn trái lẽ, ngược đời để làm nên hệ thống đề tài vơ phong phú đa dạng, trùng lắp Trong đề tài mà truyện cười khai thác, có nhiều truyện cười lấy khuyết tật, khiếm khuyết người để cười (như tật nói ngọng, nói lắp, cà lăm, hay đui mù, câm điếc…) Nhìn cách khắt khe, đề tài nhạy cảm thiếu tính nhân văn Nhưng nhìn cách tích cực đề tài làm phong phú tiếng cười dân gian, thể hồn nhiên vơ tư tác giả dân gian Đó cách để thể quan tâm đến đối tượng (dù quan tâm để trêu đùa đơi cười cợt có phần q trớn) Cách giải bất ngờ, gây cười: Truyện cười với nhiều tình đáng cười nối tiếp Đỉnh điểm gây cười tình cuối truyện Mâu thuẫn tiềm tàng đẩy lên tới tận giải đột ngột, bất ngờ Người nghe nhịn cười với câu nói ngơ nghê, kiểu so sánh bất ngờ, cách cố ý hiểu nhầm để gây cười Có truyện cười, biết vô thưởng vô phạt thấy buồn cười Chẳng hạn truyện Mở miệng nói bậy kể anh chàng ăn nói vơ dun Hàng xóm mời anh sang ăn đám thơi nơi, dặn hôm anh ăn thôi, tuyệt khơng mở miệng nói câu Và anh làm tốt, hài lòng Vậy mà về, anh nói lời chia tay với gia chủ câu mà người nghe không tài nhịn cười Đó “Nãy tui khơng có nói hết trơn nghe, mai mốt thằng nhỏ có chết đừng đổ thừa tui!” Cường điệu gây cười: Tác giả dân gian hư cấu thủ pháp cường điệu, phóng đại, xưng để gây tiếng cười, đặc biệt truyện cười chê bai tật khoác lác huênh hoang khoe mẽ Sự cường điệu chủ yếu người kể chuyện có biệt tài hư cấu, cố tình tạo để tiếng cười bật mạnh hơn, cao hơn, hơn, thoải mái Chẳng hạn chuột đồng trâu, kéo xuồng hai ông cháu nhà (Bắt chuột đồng), cua đinh mà thịt nhiều đến độ đổi trăm giạ lúa, mai lớn đến mức chất hết số lúa vào để chở nhà (Bắt cua đinh), hay bốn ông thầy chùa lấy áo cà sa buộc thành vải cho tên trộm nhảy từ xồi xuống, làm cho bốn ơng chụm bốn đầu trọc lại chết tuốt (Bốn ông thầy chùa)… Như truyện Gậy ông đập lưng ông kể anh niên chơi khăm lão phú ông lão ta lệnh “Ai ỉa đất ơng phải ăn hết số phân vừa thải ra” Anh ta bày trò cách lấy đậu hủ đậu phộng nặn thành phân đem vườn lão phú ông giả ngồi đại tiện Phú ông bắt gặp biểu anh phải ăn anh ăn ngon lành Thế sau tò mò nếm thử, lão phú hộ ngu ngốc lại bảo anh niên ỉa cho ông ta thứ để ơng đem đãi khách Tình cường điệu tạo tiếng cười thú vị 3.4.6 Ngôn ngữ kể chuyện Giọng kể yếu tố nghệ thuật kể chuyện liên quan đến người kể chuyện thể thái độ tình cảm người kể chuyện Truyện cười dân gian 80 sáng tác để kể, nên nghệ thuật kể chuyện giọng kể người kể quan trọng mang tính định Nếu câu chuyện "bị" kể lại cách nhạt nhẽo mục đích gây cười coi thực Giọng kể nghệ thuật kể chuyện định thành công hay thất bại truyện cười dân gian Trong loại truyện kể dân gian truyện cười địi hỏi người kể phải có nghệ thuật kể chuyện thật độc đáo tinh tế, hóm hỉnh hài hước phải tính táo, đặc biệt phải có duyên - duyên ngầm người kể Người kể truyện cười phải có khả thể sắc thái khác giọng điệu tùy thuộc ý nghĩa nội dung câu chuyện diễn xướng nhằm lột tả cách xác giọng hài hước hóm hỉnh, giọng châm biếm đả kích kết hợp với cử chỉ, nét mặt, điệu phụ họa cho thu hút người nghe nhiều Lời kể, giọng người kể phải rõ ràng mạch lạc, không kéo lê thê dài dòng làm giảm hứng thú theo dõi; không ngắn gọn sơ sài người nghe không chuẩn bị đầy đủ mặt tâm lý để bật cười bất ngờ phần kết thúc Người kể không cười trước người nghe, phải thật tỉnh tiếng cười truyện kết thúc vang lên giịn giã Ngơn ngữ truyện cười loại ngôn ngữ đại chúng, sáng, dễ hiểu số loại tự dân gian Trong truyện cười An Giang, khơng truyện có ngơn ngữ đặc sắc, nghệ thuật hóa cách độc đáo Truyện Cô vợ thèm bánh, khai thác ngôn ngữ so sánh vơ thú vị Truyện kể vợ thích ăn vặt, lúc nhắc đến bánh trái làm anh chồng đóa Anh bảo coi trời mưa lớn nhỏ để làm, cô vợ trả lời, cọng mưa có sợi dài bánh canh, có sợi ngắn bánh lọt Anh chồng giận, la lên Cô vội chống chế, mưa lớn thiệt, nước lên cao chỗ dầy bánh phồng, chỗ mỏng bánh tráng Hết chịu nổi, chồng đánh cô bạt tay Lúc cô vừa khóc bù lu vừa nói “Ai có chồng hiền khơ, có chồng nóng bánh cam May mà né kịp, khơng hai má hai bánh bao rồi” Truyện Mười bánh lại dùng lối gieo vần thơng minh để nói anh chàng ham ăn, ăn hết mười bánh chủ biếu mang cho vợ Diễn tả bóc ăn bánh tác giả dân gian khai thác từ đồng nghĩa (kể tiếng lóng) để kể duyên sau: Mở coi cịn chín, ních cịn tám, ngám bảy, thấy sáu, tháo năm, thăm bốn, ngốn ba, mở hai, nhai một, lột bọc hết rồi… Bên cạnh đó, thiếu sót bỏ qua cố ý sử dụng từ ngữ yếu tố “tục” gắn với ngữ cảnh để cố tình nói thiếu, nói bớt để gây cười (Các truyện Gặp vợ cao tay, Nở rồi, Trâu chết, Sui gia thua, Sui gia cắc cớ, Tùy hỉ…) Nói tóm lại, so với thể loại truyện kể dân gian khác, truyện cười dân gian An Giang thể rõ nét đặc trưng vùng miền An Giang Trong số truyện sưu tầm, khơng truyện sáng tác lưu truyền vùng miền Theo dấu chân di dân khai phá đất phương Nam, chúng truyền miệng mang theo để góp phần thực chức thực hành sinh hoạt Tuy nhiên, riêng lạc quan cha ông ta mà vùng miền có, tinh thần vận dụng linh hoạt sống khắc nghiệt người đối diện với thử thách vùng đất Và tính cách phương Nam 81 tính cách riêng người An Giang thổi vào truyện cười vùng thở mới, sức sống Tính cách làm tươi tắn sống động truyện cười đời trước mở lối cho xuất truyện cười dân gian không phần đặc sắc thú vị Những truyện cười mang nét duyên riêng khó trộn lẫn kho tàng truyện cười dân gian Việt Nam nói chung Đối với truyện ngụ ngơn ỏi mà chúng tơi có được, ngồi số lượng khiêm tốn ra, nhóm truyện hầu hết trùng lắp với nguồn truyện ngụ ngơn Việt Nam Có thể kể truyện Ếch ngồi đáy giếng, Rô chép, Tiều phu rắn, Cua, cáo đàn cá…Vì thế, chúng tơi khơng đặt vấn đề nghiên cứu đặc điểm thi pháp thể loại truyện đề tài nghiên cứu dự kiến 82 PHẦN KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Nhìn lại từ ý tưởng đến thực tế nghiên cứu tìm hiểu đặc điểm thi pháp truyện dân gian An Giang, thấy cơng việc khó khăn phức tạp Từ việc xác định địa bàn sáng tác lưu truyền truyện dân gian An Giang đến việc nhận diện sáng tác truyền miệng hình thành vùng địa gắn với văn hóa cổ xưa vốn hành trang tinh thần theo bước chân di dân góp thành phận khơng thể thiếu văn học dân gian vùng đất đòi hỏi luận điểm khoa học nghiêm túc công phu Hay việc khảo sát, sưu tầm xác minh nguồn tư liệu để tiến hành phân loại chúng thành thể loại tự dân gian cụ thể, dù cố gắng số kết đề tài cịn mang tính chất tương đối xem tìm hiểu bước đầu Tuy nhiên, thơng qua việc nghiên cứu đề tài, chúng tơi rút luận điểm sau truyện dân gian An Giang Một là, xét theo thời gian lịch đại, truyện dân gian An Giang có truyện đời An Giang với xuất người địa văn hóa họ; mặt khác, truyện An Giang du nhập từ nhiều nguồn: Theo chân người Hoa, người Chăm trình di dân hay theo chân người Việt từ miền mở rộng địa bàn cư trú phương Nam Vì nguồn truyện hình thành có pha tạp vừa phong phú vừa đa dạng, vừa đặc sắc độc đáo vừa có phần hỗn hợp Hai là, truyện dân gian An Giang đa dạng phong phú thể loại chưa có phân bổ đồng Thơng qua việc phân loại tiêu chí cụ thể, truyện dân gian An Giang loại thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười Trong đó, số truyện thần thoại khơng có nhiều thần thoại suy nguyên tư tự nhận thức dân gian phát triển Khác với thần thoại, truyền thuyết đa dạng chiếm số lượng truyện nhiều Truyền thuyết nhiều mở cho lịch sử vùng đất An Giang nhiều biến động Truyện cổ tích phản ảnh nhu cầu tự dân gian nên phát triển phong phú, dung lượng lớn có phân hóa rõ Trong đó, cổ tích chiếm số lượng lớn nội dung đề tài đa dạng Truyện cười nhiều hướng đến biểu tích cách lạc quan hồn nhiên người vùng đất tính chất đả kích phê phán có màu sắc giai cấp Truyện ngụ ngôn xuất hạn chế, không đáng kể Ba là, truyện dân gian An Giang mang màu sắc đặc trưng vùng đất An Giang đậm đà tập trung – đặc biệt thể loại truyền thuyết – truyền thuyết khẩn hoang, truyền thuyết nhân vật kiện lịch sử (trong có truyền thuyết địa danh) Đến với truyện dân gian An Giang, thấy lịch sử, địa lý, văn hóa người vùng đất thể rõ nét Bốn là, hầu hết truyện dân gian An Giang mang đặc điểm thi pháp chung truyện dân gian Việt Nam Tuy nhiên, thể loại cụ thể lại có nét riêng đậm nhạt khác Nhưng nhìn chung, truyện dân gian An Giang kho tàng truyện kể độc đáo, hình thành lưu truyền An Giang, có yếu tố thi pháp đặc sắc kết cấu cốt truyện, xung đột truyện, nhân vật, yếu tố không gian thời gian nghệ thuật, ngơn ngữ kể chuyện nhiều mang dấu ấn riêng độc đáo Dù hạn chế định, nhiên, dựa nghiên cứu, thống kê phân tích khảo sát, đề tài chúng tơi cố gắng trình bày số đặc điểm thi pháp truyện dân gian An Giang thông qua phân loại bước đầu nhóm truyện theo tiêu chí thể loại tiểu loại văn học dân gian Việt Nam nói chung 83 Bên cạnh đó, đề tài góp phần cung cấp thông tin khoa học cần thiết cho việc hoàn thiện học phần Văn học địa phương An Giang chương trình đào tạo Sư phạm Ngữ văn trường Đại học An Giang; giúp cho giảng viên sinh viên có thêm kiến thức chuyên sâu văn học dân gian địa phương để học tốt học phần nêu Đề tài nghiên cứu mang đến cho giáo viên giảng dạy chương trình Ngữ văn địa phương trường Trung học Cơ sở tỉnh tư liệu tham khảo bổ ích Từ đó, góp phần nhỏ bé ý nghĩa việc hướng đến cơng tác gìn giữ bảo tồn giá trị văn hóa dân gian truyền thống để đảm bảo phát triển kinh tế bền vững tảng văn hóa dân tộc đậm đà sắc gắn với vùng đất quê hương An Giang Mục tiêu đề tài khảo sát nghiên cứu đặc điểm thi pháp truyện dân gian An Giang Việc tìm hiểu đặc điểm thi pháp truyện dân gian An Giang có tính thiết thực kết nghiên cứu ứng dụng vào công tác giảng dạy văn học địa phương nói chung văn học dân gian địa phương nói riêng Vì thế, chúng tơi, thơng qua việc nghiên cứu đặc điểm thi pháp truyện dân gian An Giang, mạnh dạn nêu lên số đề xuất bước đầu nhằm cung cấp nguồn tài liệu có tính gợi ý để giáo viên tham khảo Một là, phương pháp dạy học Văn học dân gian An Giang, giáo viên cần ứng dụng phương pháp dạy học tích hợp việc tìm hiểu tác phẩm với kiến thức lịch sử, địa lý, văn hóa người vùng đất An Giang Việc mở rộng tìm hiểu lĩnh vực nhằm giúp cho giáo viên có liên hệ thiết thực hiệu việc sâu giới thiệu phân tích tác phẩm truyện kể dân gian An Giang chương trình Hai là, trình giảng dạy, có điều kiện, giáo viên cần tạo hội cho học sinh có trải nghiệm thực tế gắn với địa phương An Giang Các em có chuyến thực tế, tham quan, điền dã để hiểu biết sâu sắc địa danh An Giang xuất truyện dân gian, dị lưu truyền, cảm nhận người truyện kể qua không gian địa lý, thời gian lịch sử chiều sâu văn hóa Bằng cách đó, tác phẩm văn học dân gian ngấm sâu vào tâm hồn tình cảm em, mở cảm xúc sâu sắc tinh tế quê hương người vùng đất mà em sinh sống Ba là, việc đọc hiểu văn bản, phân tích hay đẹp văn tách rời với việc tìm hiểu đặc điểm thi pháp thể loại Bằng cách này, cách tiếp cận tác phẩm văn học dân gian đảm bảo phương pháp nghiên cứu văn học dân gian (khơng giống việc tìm hiểu phân tích tác phẩm văn học đại) Thơng qua việc tìm hiểu kết cấu, xung đột, nhân vật, thời gian không gian nghệ thuật, yếu tố hư cấu ngôn ngữ truyện kể, giọng kể, học sinh liên hệ với văn học dân gian Việt Nam nói chung để hiểu sâu motif, công thức truyền thống truyện dân gian 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO Bùi Mạnh Nhị (1985) Tiếp cận văn học dân gian địa phương từ đặc trưng văn học dân gian Tạp chí Văn học số Bùi Mạnh Nhị (chủ biên) (1999) Văn học dân gian cơng trình nghiên cứu Hà Nội: NXB Giáo dục Bùi Mạnh Nhị (1999) Thi pháp văn học dân gian - Chuyên đề giảng dạy sau Đại học (Lưu hành nội bộ) Bùi Quang Thanh (1981) Tìm hiểu kết cấu dạng truyền thuyết anh hùng Tạp chí Văn học số B.N.Putilov (1975) Motif thành tố tạo cốt truyện Những nghiên cứu văn hóa dân gian theo loại hình: Tuyển tập viết tưởng niệm Vladimir Yakovlevich Propp (1895-1970) Bản dịch Phạm Nguyên Trường Moskva: NXB Moskva Cao Huy Đỉnh (1969) Người anh hùng làng Dóng Hà Nội: NXB Khoa học Xã hội Chu Xuân Diên (1981) Về việc nghiên cứu thi pháp văn học dân gian Tạp chí Văn học số Chu Xuân Diên (1987) Truyện cổ tích mắt nhà khoa học Hồ Chí Minh: NXB Đại học Tổng hợp Chu Xuân Diên (1988) Văn học dân gian Việt Nam Hà Nội: NXB Giáo dục Chu Xuân Diên (2001) Văn hóa dân gian – Mấy vấn đề phương pháp luận nghiên cứu thể loại Hà Nội: NXB Giáo dục Chu Xuân Diên (2002) Cơ sở văn hóa Việt Nam Hồ Chí Minh: NXB Đại học Quốc gia Đinh Gia Khánh (1967) Văn học dân gian địa phương vai trò nghệ nhân dân gian Tạp chí văn học số Đinh Gia Khánh (1983) Văn hóa dân gian hay Folklore gì? Tạp chí Văn học số Đinh Gia Khánh (chủ biên) (1988) Văn học dân gian Việt Nam Hà Nội : NXB Giáo dục Đinh Gia Khánh (1993) Văn học dân gian Việt Nam bối cảnh văn hóa Đơng Nam Á Hà Nội: NXB Khoa học Xã hội Đỗ Bình Trị (2000) Thi pháp Văn học dân gian – Chuyên đề giảng dạy sau Đại học (Lưu hành nội bộ) E M Mêlêtinxki (1958) Nhân vật truyện cổ tích thần kỳ – nguồn gốc hình tượng Bản dịch đánh máy Viện Văn học Hà Nội : NXB Văn học Hà Châu (1985) Giao lưu văn hóa vùng Đồng sơng Cửu Long Tạp chí Văn hóa dân gian số Hoàng Tiến Tựu (1998) Văn học dân gian Việt Nam Hà Nội: NXB Giáo dục Hồ Quốc Hùng (chủ biên) (2003) Truyền thuyết Việt Nam – vấn đề thể loại Hồ Chí Minh: NXB Trẻ 85 Huỳnh Cơng Tín (chủ biên) (2006) Văn học dân gian An Giang tập Cần Thơ Trung tâm Ngôn ngữ & văn hóa vùng Đồng sơng Cửu Long ấn hành Huỳnh Ngọc Trảng (1983) Truyện cổ Khơ me Nam Bộ Hà Nội: NXB Văn hóa Huỳnh Ngọc Trảng, Trương Ngọc Tường (1992) Nghìn năm bia miệng tập Hồ Chí Minh: NXB Tổng hợp Huỳnh Ngọc Trảng (1984) Vài nét truyện cổ Khơ me Nam Bộ Báo Văn nghệ TP HCM, số 322 I.B.Silantev (1999) Lý thuyết motif nghiên cứu văn học văn hóa dân gian nước Nga Bản dịch Phạm Nguyên Trường Moskva: NXB.IMDI Novosibirsk K.Gorski (1989) Bàn thi pháp lịch sử Aleksander Veselovski A.N.Veselovski - Thi pháp lịch sử Bản dịch Phạm Nguyên Trường Moskva: NXB.Đại học La Mai Thi Gia (2013) Nghiên cứu motif bình diện mối quan hệ motif cốt truyện Tạp chí Nghiên cứu văn học số La Mai Thi Gia (2014) Nghiên cứu motif truyện kể dân gian bình diện mối quan hệ biến đổi lịch sử Tạp chí Văn hóa dân gian số Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên) (1997) Từ điển thuật ngữ văn học Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia Lê Quý Đôn (1997) Phủ biên tạp lục Quyển Hà Nội: NXB Khoa học xã hội Lê Thị Diệu Hà (2006) Truyện dân gian An Giang (Tập – Văn học dân gian An Giang) TT Ngôn ngữ & Văn hóa vùng Đồng sơng Cửu Long Lê Trường Phát (2000) Thi pháp văn học dân gian Hà Nội: NXB Giáo dục Liêm Châu (1993) Kỳ tích núi Sam An Giang: Hội Văn nghệ Châu Đốc xuất Lương Ninh (2009) Vương quốc Phù Nam Hà Nội: NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội Ngô Đức Thịnh (1984) Người Khơ me Đồng sông Cửu Long thành viên cộng đồng dân tộc Việt Nam Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số Nguyễn Bích Hà (1998) Thạch Sanh kiểu truyện dũng sĩ truyện cổ Việt Nam Đông Nam Á Hà Nội: NXB Giáo dục Nguyễn Bích Hà (1986) Bước đầu tìm hiểu nguồn truyện kể địa danh Việt Nam Tạp chí Văn học số Nguyễn Đăng Duy (1997) Văn hóa tâm linh Nam Bộ Hà Nội: NXB Hà Nội Nguyễn Đình Đầu (1999) Địa danh Đồng Tháp Mười Tạp chí Xưa số 66B Nguyễn Đổng Chi (1993) Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam Hà Nội: Viện Văn học Nguyễn Hữu Hiếu (1997) Nam Kỳ cố Đồng Tháp: NXB Đồng Tháp Nguyễn Phương Thảo (1993) Huyền thoại miệt vườn Hà Nội: NXB Văn hóa Thơng tin Nguyễn Phương Thảo (1994) Văn hóa dân gian Nam Bộ – phác thảo Hà Nội: NXB Giáo dục 86 Nguyễn Tấn Đắc (2001) Truyện kể dân gian đọc type motif Hồ Chí Minh: NXB Khoa học xã hội Nguyễn Tấn Phát, Bùi Mạnh Nhị (1984) Nhân vật lý tưởng cốt truyện truyện cổ tích thần kỳ Báo Văn nghệ TPHCM, số 316 Nguyễn Thái (1998) Huyền thoại tên đất Hà Nội: NXB Văn hóa dân tộc Nguyễn Thị Hiền (1996) Nghiên cứu truyện dân gian theo bảng mục lục tra cứu tip motip truyện cổ dân gian Anti Aarne Stith Thompson Tạp chí Văn hóa dân gian số Nguyễn Thị Huế (1998) Những cốt truyện tương đồng Đông Nam Á giới nhân vật người mang lốt xấu xí Tạp chí Văn hóa dân gian số Nguyễn Thị Thu Vân (2000) Về số mơtíp thần thoại Chăm Tạp chí Văn học số 10 Nguyễn Văn Hầu (1971) Nửa tháng miền Thất Sơn Sài Gòn: NXB Gương Sen Nguyễn Văn Hầu (1999) Thoại Ngọc Hầu công khai phá miền Hậu Giang Hồ Chí Minh: NXB Trẻ Nguyễn Xuân Kính (1991) Thi pháp học việc nghiên cứu thi pháp văn học nghệ thuật dân gian T/c Văn hóa dân gian số Nhiều tác giả (2013) Địa chí An Giang An Giang: Sở Thơng tin Truyền thông Nhiều tác giả (1998) Từ điển tiếng Việt Hà Nội: NXB Khoa học Xã hội Nhiều tác giả dịch (2003) Tuyển tập V.Ia.Propp Tập 1,2 Hà Nội: NXB Văn hóa dân tộc Nhiều tác giả (2004) Từ điển văn học (bộ mới) Hà Nội: NXB Thế Giới Nhiều tác giả (1982) Các dân tộc người phía Nam Hà Nội: NXB Khoa học xã hội Nhiều tác giả (1982) Một số vấn đề khoa học xã hội Đồng sông Cửu Long Hà Nội: NXB Khoa học xã hội Nhiều tác giả (1998) Nam Bộ xưa TP Hồ Chí Minh: NXB Thành phố Hồ Chí Minh Nhiều tác giả (1981) Đồng sông Cửu Long Hà Nội: NXB Văn hóa Nhiều tác giả (1988) Truyện dân gian vùng Đồng sông Cửu Long Đồng Tháp: NXB Đồng Tháp Nhiều tác giả (1997) Văn học dân gian Đồng sông Cửu Long Hà Nội: NXB Giáo dục Nhiều tác giả (1990) Văn hóa cư dân vùng Đồng sông Cửu Long Hà Nội: NXB Khoa học xã hội Nhiều tác giả (1984) Văn hóa Ĩc Eo văn hóa cổ Đồng sơng Cửu Long Long Xun: Sở Văn hóa thơng tin An Giang xuất Nhiều tác giả (2009) Văn hóa Ĩc Eo nhận thức giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di tích An Giang: Kỷ yếu Hội thảo 87 Phan Xuân Viện (2010) Văn học dân Gian An Giang Trường Đại học Khoa học xã hội Nhân văn TPHCM: Tài liệu lưu hành nội Phan Xuân Viện (2011) Truyện kể dân gian An Giang Trang web: http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/, ngày 21/05/2015 Phạm Tuấn Anh (2009) Một số vấn đề lý luận nghiên cứu cấu trúc truyện cổ tích thần kỳ Luận án Tiến sĩ Ngữ văn Sơn Nam (1970) Đồng sông Cửu Long – Văn minh miệt vườn Sài Gòn: NXB An Tiêm Sơn Nam (1985) Đồng sông Cửu Long nét sinh hoạt xưa Hồ Chí Minh: NXB Thành phố Hồ Chí Minh Sơn Nam, Tơ Nguyệt Đình (1993) Chuyện xưa tích cũ tập Hồ Chí Minh: NXB Trẻ Sơn Nam (1997) Cá tính miền Nam Hồ Chí Minh: NXB Trẻ Sơn Nam (1997) Lịch sử khẩn hoang miền Nam Hồ Chí Minh: NXB Trẻ Sơn Nam (1997) Đất Gia Định xưa Hồ Chí Minh: NXB Trẻ Sơn Nam (2003) Tìm hiểu đất Hậu Giang Lịch sử đất An Giang Hồ Chí Minh: NXB Trẻ Tăng Kim Ngân (1997) Cổ tích thần kỳ người Việt – Đặc điểm cấu tạo cốt truyện Hà Nội: NXB Khoa học xã hội Thạch Phương (1993) Mấy đặc điểm sinh hoạt lễ hội cổ truyền người Việt Nam Bộ Tạp chí Văn hóa dân gian số Thái Hoàng (1999) Truyền thuyết dân gian địa danh Tạp chí Văn học số Trần Đình Sử (2007) Dẫn luận thi pháp học Giáo trình Đại học Huế Trần Thanh Phương (1984) Những trang An Giang An Giang: Hội Văn nghệ xuất Trần Thanh Bình, Trần Quang Khải (2014) Tài liệu dạy học Ngữ văn địa phương Trung học Cơ sở tỉnh An Giang Hà Nội: NXB Giáo dục Trần Thị An (1998) Truyện kể địa danh – từ góc nhìn thể loại Tạp chí Văn học số Trần Văn Đơng (1989) Di tích chùa Tây An núi Sam An Giang: NXB Tổng hợp An Giang Trịnh Bửu Hoài (2003) An Giang văn hóa vùng đất Hà Nội: NXB Văn hóa Thông tin Trung tâm Khoa học xã hội & Nhân văn Quốc gia, Viện Văn học (2001) Tổng tập văn học dân tộc thiểu số Việt Nam Hà Nội: NXB Giáo dục Trung tâm Khoa học Xã hội & Nhân Văn Quốc gia, Viện Văn học (2001) Văn học dân gian Việt Nam Hà Nội: NXB Giáo dục Vũ Minh Chi (2004) Nhân học văn hoá - người với thiên nhiên, xã hội giới siêu nhiên Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia Vương Hồng Sển (1993) Tự vị Tiếng Việt miền Nam Hà Nội: NXB Văn hóa 88 ... văn học dân gian Thi pháp học dân gian đặc biệt thi pháp cấu trúc dùng để soi sáng đặc điểm thi pháp truyện dân gian An Giang Những yếu tố thuộc đặc điểm thi pháp truyện dân gian An Giang từ nội... NIỆM TRUYỆN DÂN GIAN AN GIANG .26 2.3 PHÂN LOẠI TRUYỆN DÂN GIAN AN GIANG .28 2.3.1 Tiêu chí phân loại truyện dân gian An Giang 28 2.3.2 Các thể loại truyện dân gian An Giang ... HỌC AN GIANG KHOA SƯ PHẠM MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP TRUYỆN DÂN GIAN AN GIANG MÃ SỐ: 14.06.SP TRẦN TÙNG CHINH AN GIANG, THÁNG 12-2015 Đề tài nghiên cứu khoa học ? ?Một số đặc điểm thi pháp truyện dân

Ngày đăng: 08/03/2021, 16:51

Xem thêm:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN