Mâu thuẫn, xung đột giữa “Tập thể chúng ta“ với “Tập thể chúng nó“

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm thi pháp sử thi qua tác phẩm đăm săn (êđê) (Trang 41 - 44)

2. Biểu hiện của cốt truyện trong Đăm Săn

2.3.1. Mâu thuẫn, xung đột giữa “Tập thể chúng ta“ với “Tập thể chúng nó“

Săn (dân làng mình) với thần giới (2), giữa Đăm Săn với gia đình (khi Đăm Săn đi bắt nữ thần mặt trời) (3). Tuy nhiên, để phục vụ cho chủ đề chung của tác phẩm, chúng tôi xin khảo sát xung đột (1) và (2).

2.3.1. Mâu thuẫn, xung đột giữa “Tập thể chúng ta“ với “Tập thểchúng nó“ chúng nó“

Đây là mâu thuẫn, xung đột chính trong tác phẩm, là điểm nút để nhận ra bản chất sử thi ở Đăm Săn; đồng thời, nó cũng chính là cái gốc để đẩy câu chuyện về ngời anh hùng phát triển.

Quan sát Đăm Săn, ngời đọc, ngời nghe có thể dễ dàng nhận ra: Ngời anh hùng Đăm Săn cùng tập thể, cộng đồng mình luôn bị đẩy trong tình trạng bị động, bị hút vào vòng xoáy mâu thuẫn một cách không ý thức. Khởi đầu xung đột luôn là ở phía “tập thể chúng nó”. Cụ thể: Các tù trởng lân cận nghe tiếng Hơnhí giàu đẹp :

Với Mtao Gr:

Thế nào! Các con có thấy bà Hơnhí đẹp không? Có thật bà ấy đẹp không?

Tôi tớ: Sao chẳng đẹp! Thật nh ánh mặt trời. Thật là một bầu trời nhấp nhánh đầy sao. Ngón tay bà ấy thuôn thuôn nh lông nhím.

Vậy là Mtao Gr tìm đến bắt Hơnhí. Với Mtao Mxây:

Trong lúc Đăm Săn đi câu cá, thì Mtao Mxây nghe tiếng Hơnhí giàu đẹp liền cho ngời nhà đến dò xem. Lúc ngời này về. Mxây hỏi: Có thật

nàng Hơnhí đẹp không?

Tôi tớ: “Bà ấy đẹp thật! Cổ chân tròn nh bắp chuối. Lúc gió thổi váy hở, thì bắp đùi trắng tinh, sáng chói nh chớp. Dân làng nào cũng phải khen đẹp .

Mxây liền đóng bành voi đến bắt Hơnhí.

Đến đây, ta nhận ra một môtíp thờng thấy ở sử thi: chiến tranh luôn luôn khởi nguồn từ ngời đẹp: Trong Iliat, cuộc chiến tranh kéo dài 10 năm giữa quân Tơroa và quân Hy Lạp có nguyên nhân từ nàng Hêlen- vợ của Mênêlax bên phía Hi Lạp bị Parix của Tơroa quyến rũ đem về Tơroa.

Trong Ramayana, cuộc chiến tranh giữa ngời anh hùng Rama với quỷ vơng Ravana là do quỷ vơng nghe tiếng nàng Sita xinh đẹp tuyệt vời nên đã đến bắt nàng. Bắt vợ yêu mà lại bắt ngay tại nhà (trong Đăm Săn

Ramayana) hay tại đất nớc mình (trong Iliat) thì quả thật là một nổi nhục không bao giờ có thể dung thứ đợc. Nó đã chạm vào góc sâu kín nhất trong

tâm hồn mỗi con ngời, mỗi bộ tộc, mỗi đất nớc. Vì thế, chỉ có một cách – một cách giải quyết duy nhất là chiến đấu tiêu diệt kẻ thù.

Không nằm ngoài cách giải quyết đó, Đăm Săn khi nghe tin vợ mình bị bắt, máu anh hùng trong chàng sôi sùng sục: Đứa nào dám cớp gan hùm? Đứa nào dám sánh cùng gan gấu? Đứa nào muốn biết gan ta đắng hay bùi?

Vậy là chàng huy động dân làng:

Hỡi các con! Chúng ta về nhà ngay! Bỏ lại tất cả đồ đạc ở đây. Hãy trở về ngay! Trở về làng ta ngay! Bỏ lại tất cả lới và chài đánh cá. Để lại việc này cho ngời già cả. Còn các chủ làng, chủ nhà, chúng ta hãy đi tìm xem ai đã lôi kéo cối khỏi chày….

Lúc này chỉ còn là lòng tự trọng, danh dự; vật chất không còn có ý nghĩa gì nữa. Bằng mọi cách phải lấy lại danh dự cho mình, cho bộ tộc. Vẫn biết rằng trớc mắt có rất nhiều nguy hiểm, thử thách: Chông tre, hàng rào mây và sắt…., đặc biệt là các tù trởng giàu mạnh: Mtao Gr, Mtao Mxây nhng Đăm Săn không sợ, luôn tin tởng ở sức mạnh của mình và của bộ tộc.

Và bằng chính lòng tin đó, chính sức mạnh đó; Đăm Săn đã lần lợt tiêu diệt kẻ thù, giành lại vợ yêu; bảo vệ danh dự cho bộ tộc.

Với Mtao Gr: Ta còn để mày sống làm gì, đùi mày đã gãy, máu mày đã bẩn cả làng, thì ta sẽ quãng đầu mày ra đám cỏ tranh. Ta sẽ vất hàm mày cho đàn kiến đen tha.

Với Mtao Mxây: Đăm Săn cắm đầu lên cọc ở ngoài đờng.

Có nh vậy mới hả hê, mới thỏa lòng căm thù không chỉ của ngời anh hùng mà của cả bộ tộc ngời Êđê. Nhng quan sát các cuộc chiến, ta thấy dờng nh đây chỉ là xung đột giữa Đăm Săn và bộ tộc Êđê với các tù trởng của “tập thể chúng nó” mà thôi chứ cha phải giữa “tập thể chúng ta” với “tập thể chúng nó”. Vì vậy, nếu Iliat là chiến trờng đẫm máu, tang thơng. Mời năm chiến tranh để lại trong lòng ngời bao vết thơng tinh thần khó lành thì Đăm Săn lại không phải nh vậy: Chiến tranh chỉ diễn ra trong chốc lát, không có

thơng tổn nặng nề, không có ngời chết trừ duy nhất vị tù trởng đã cớp Hơnhí. Điều này cũng dễ giải thích: Iliat hoàn toàn là khúc ca chiến trận, không có sự xen cài với cuộc sống hòa bình; hơn thế, cuộc chiến giữa quân Tơroa với quân Hy Lạp diễn ra trong một không gian rộng lớn, giữa các đất nớc với nhau nên nó đẫm máu, tang thơng. ở Đăm Săn, chiến tranh và hòa bình đan xen, hòa nhập vào nhau nên tính chất chiến tranh nó “loãng” ra; mặt khác chiến tranh trong Đăm Săn chỉ diễn ra trong phạm vi buôn làng, bộ tộc nên nó không quyết liệt, dữ dội. Vì vậy, nếu kết thúc cuộc chiến giữa quân Tơroa với quân Hy Lạp, quân Tơroa thất bại phải rời bỏ đất nớc đi kiếm vùng đất mới thì kết thúc các cuộc chiến giữa tộc ngời Êđê với các tù trởng khác, tập thể chúng ta luôn là phe chiến thắng, song Đăm Săn không ra tay sát hại bất cứ một dân làng nào cả, chàng kêu gọi mọi ngời theo chàng cùng dân làng Êđê về đoàn tụ, chung hởng cuộc sống hòa bình, yên vui. Kết thúc mỗi cuộc chiến tranh luôn là cảnh: Dân làng ăn uống mãi, nh ăn tết đầu mùa, đất dới nhà bị rợu chảy xuống tràn ngập đến nỗi giun phải bò ra khỏi đất, dế bò ra khỏi lỗ, ếch nhái kêu nh là có ma lụt.

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm thi pháp sử thi qua tác phẩm đăm săn (êđê) (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w