Không gian ảo

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm thi pháp sử thi qua tác phẩm đăm săn (êđê) (Trang 57 - 66)

1. Giới thuyết khái niệm

2.2.2.Không gian ảo

Đây chỉ là cách gọi mang tính chất tơng đối. Nó nhằm để chỉ không gian không có thực. Trong Đăm săn đó là không gian thần giới, không gian do các vị thần cai quản. nó xuất hiện không nhiều, chỉ có 4 không gian: Không gian nơi ở của ông Gỗn; không gian linh hồn Hơnhí, hơbhí trong cây Smuk; không gian ngôi nhà nữ thần mặt trời ở, không gian rừng sáp đen của bà Sun yrit.

Xét một cách toàn diện, không gian ảo không có gì đặc biệt. nó có sự tơng ứng, thậm chí là giống không gian mặt đất, không gian thực.

Không gian ông Gỗn ở chỉ cách mặt đất một cái thang. Không gian này chính là nơi gặp gỡ, đụng độ giữa ngời và thần. Có lúc Đăm săn tuyên bố: Ta chặt cái đầu của trời khiến trời sợ xanh mắt. Nh vậy, trong không gian của đấng tối cao, con ngời thể hiện sức mạnh, vai trò, vị trí của mình. Điểm độc đáo là ở đấy.

Tìm hiểu không gian ngôi nhà nữ thần mặt trời ở, ta lại thấy nó giống không gian sinh hoạt của ngời Êđê. Không gian này đợc nhìn nhận, đánh giá qua lăng kính khách quan của ngời anh hùng Đăm săn:

Anh thấy cái nhà nữ thần ở. Thang lên nhà là một cầu vồng, cối giã gạo bằng vàng, chày cũng bằng vàng, lúc dùng thì ánh sáng lóng lánh ngợp mắt. anh xuống ngựa, mở yên, trèo lên thang nhà…Anh ngắm nhà to, ngắm voi quanh sân, trong nhà đầy chiêng núp và chiêng bằng…sờn nhà thiếp vàng. Tất cả các nhà tù trởng giàu mạnh cha có nhà nào nh vậy.

Gạt bỏ lớp h cấu, nhân hóa bên ngoài:thang lên nhàlà cầu vồng, lúc dùng thì ánh sáng lóng lánh ngợp mắt, ta thấy chính là ngôi nhà Rông của

ngời Êđê. Cách cấu tạo ngôi nhà nữ thần không có gì khác cách cấu tạo ngôi nhà của Đăm săn, của Mtao Mxây: cũng có thang lên nhà, sờn nhà; cũng có cối, chày, tôi tớ, voi, chiêng núp, chiêng bằng.

Có thể khẳng định, không gian nữ thần mặt trời ở là sự hình tợng hóa mang tính chất cờng điệu từ không gian mặt đất con ngời.

Nếu không gian nữ thần giống không gian sinh hoạt của ngời Êđê thì không gian rừng Sun yrit lại có phần giống với không gian núi rừng Tây Nguyên:

Đờng đi đầy cọp. Đờng đi đầy rắn độc. Đất trong rừng là đất đen, nhão nh nớc.

Chính trong không gian này, Đăm săn đã bỏ lại cuộc đời mình, bỏ lại cả sự nghiệp hiển vinh. Chàng chết một cách đau đớn giữa không gian rừng Sun Yrit dới ánh sáng của nữ thần mặt trời sau khi bị nữ thần từ chối tình cảm:

Ngựa Đăm săn chạy hết tốc độ đến khoảng giữa rừng. Mặt trời tỏa ánh sáng ra tứ phía. Đất trở nên nhão….mặt trời lên dần mãi đến đỉnh đầu, đất loãng ra nh nớc, ngựa ngập mình và cả Đăm săn cũng ngập lún vào đất.

Một cái chết không xứng với “vị trí hiển quý” của ngời anh hùng. Nh- ng cái chết này mang tính tất yếu bởi chàng đã tách khỏi cộng đồng mình. Rừng Sun Yrit chính là rừng ma, rừng bùn, rừng sáp đen. Một không gian thật rùng rợn nhng đấy cũng chính là núi rừng Tây nguyên thuở hồng hoang.

Có thể kết luận: tuy là không gian ảo, không gian thần giới song thực ra đó chính là không gian trên mặt đất đợc h cấu, tởng tợng, đắp thêm cho nó một lớp huyền ảo.

Tóm lại, bằng việc khảo sát không gian nghệ thuật trong Đăm Săn, ta nhận thấy quá trình phát triển sự nghiệp của ngời anh hùng từ một tù trởng bình thờng đến một tù trởng khoắc trên mình mọi hiển hách, vinh quang. Và bản chất của sử thi là âm vang của thần thoại nhng rất gần với truyền thuyết.

Sử thi là những câu chuyện về ngời, những câu chuyện khẳng định bản lĩnh ngời. Sau đề tài này, chúng tôi hi vọng sẽ có nhiều công trình hơn nữa bàn về tác phẩm Đăm Săn (Êđê)

Kết Luận

1.Bằng việc khảo sát một số đặc điểm thi pháp sử thi qua tác phẩm

Đăm săn của tộc ngời Êđê, ta nhận thấy bản chất của tác phẩm không phải là “một bản thuyết minh về phong tục” (L. Sabachiê) mà đó là chuyện về ngời anh hùng Đăm săn đã vợt qua bao thử thách : Từ lao động sản xuất đến chiến đấu chống lại kẻ thù (kẻ thù hai chân và bốn chân) để dựng xây và phát triển bộ tộc mình. Tác phẩm tiêu biểu cho đặc điểm thi pháp của loại sử thi anh hùng.

2.Với khóa luận này, chúng tôi chắc chắn ngời giáo viên văn ở trờng THPT sẽ có một cái nhìn, một cơ chế để tiếp cận Đăm săn một cách tốt hơn.

nhờ vậy, việc giảng dạy các đoạn trích thuộc tác phẩm Đăm săn từ góc độ thi pháp thể loại sẽ dễ dàng hơn.

3.Từ khóa luận này, chúng tôi hy vọng sẽ có ngời phát triển đề tài

Đăm săn ở một mức rộng hơn, đó là: so sánh Đăm săn với các sử thi thế giới nh: Iliat và Ôđixê của hy Lạp; RamayanaMahabharata của ấn độ để thực sự phát hiện đợc những đặc điểm chung của sử thi Đăm săn với các sử thi khác và đặc biệt thấy những điểm khác biệt ở nó, những điểm riêng, độc đáo ở nó.

4. Đăm săn xứng đáng là thiên sử thi của tộc ngời Êđê nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung. Nó đủ sức để sánh ngang cùng với Iliat

Ôđi của Hy Lạp; RamayanaMahabharata của ấn độ.

Tài liệu tham khảo

[1]. Đào Tử Chí, Bài ca chàng Đăm Săn, NXB Văn hóa, 1959.

[2]. Nguyễn Đình Chú- Nguyễn Lộc (chủ biên), Văn học 10, SGV, (tái bản lần thứ hai), NXB Giáo dục, 2000.

[3]. Chu Xuân Diên, Tìm hiểu giá trị bài ca chàng Đăm Săn, Tập san nghiên cứu Văn học, số 3, 1960.

[4]. Chu Xuân Diên, Từ điển văn học, NXB Khoa học xã hội, H, 1983. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[5]. Hoàng Minh Đạo, Một hớng phân tích Bắt nữ thần mặt trời, Tạp chí nghiên cứu Giáo dục, số 11, 1992.

[6]. Hoàng Minh Đạo, Một số đặc điểm của sử thi anh hùng qua đoạn Chiến thắnh Mtao Mxây (trích sử thi Đăm Săn- Êđê), Tạp chí khoa học, Tr- ờng ĐH Vinh, số 4B- 2006.

[7]. Hà Minh Đức (chủ biên), Văn học, (Tái bản lần thứ bảy), NXB Giáo dục, 2001.

[8]. Lê Bá Hán (chủ biên), Nguyễn khắc phi, Trần Đình Sử, Từ điển thuật ngữ văn học, (in lần thứ hai), NXB Đại học Quốc gia, 1997.

[9]. Hoàng ngọc Hiến, Năm bài giảng về thể loại (ký, bi kịch, trờng ca, anh hùng ca, tiểu thuyết), NXB Giáo dục, 1999.

[10]. Nguyễn Văn Hoàn (chủ biên), Nguyễn Hữu Thấu, Hà Công Tài, Đăm Săn- sử thi Êđê, NXB Khoa học xã hội, 1988.

[11]. Đinh Gia Khánh (chủ biên), Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn, Văn học dân gian Việt Nam, (tái bản lần thứ hai), NXB Giáo dục, 2000.

[12]. Nguyễn Xuân Kính (chủ biên), Lê Ngọc Canh, Ngô Đức Thịnh, Văn học dân gian- những lĩnh vực nghiên cứu, NXB Khoa học xã hội, H, 1989. [13]. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên), Ngữ văn 10, Tập 1, NXB Giáo dục, 2006.

[14]. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên), Ngữ văn 10, Tập 1, SGV, NXB Giáo dục, 2006.

[15]. Phơng Lựu (Chủ biên), Trần Đình Sử, Lê Ngọc Trà, Lý luận văn học, (Tái bản lần thứ t), NXB Giáo dục, 2004.

[16]. Phan Đăng Nhật, Sử thi Êđê, NXB Khoa học xã hội, 1991. [17]. Trần Đình Sử, Dẫn luận thi pháp học, NXB Giáo dục, 1998.

[18]. Đỗ Bình Trị, Văn học dân gian Việt Nam, tập 1, NXB Giáo dục, 1991. [19]. Hoàng Tiến Tựu, Văn học dân gian Việt Nam, Tập 2, NXB Giáo dục, 1990.

Mục lục Trang Phần mở đầu 1. Lí do chọn đề tài. 1 2. Lịch sử vấn đề. 2 3. Phạm vi và đối tợng khảo sát. 6

4. Phơng pháp nghiên cứu. 7

5. Lịch sử vấn đề. 8

6. Cấu trúc khóa luận. 8

Phần nội dung chính. 9 Chơng 1- những vấn đề chung. 9 1. Thi pháp học và thi pháp. 9 1.1. Thi pháp học. 9 1.2. Thi pháp. 10 2. Sử thi. 13 3. Tác phẩm Đăm Săn. 15

4. Tộc ngời Êđê- tác giả của sử thi Đăm Săn. 17

Chơng 2- Nhân vật. 20

1. Giới thuyết khái niệm nhân vật. 20

1.1. Khái niệm. 20

1.2. Phân loại nhân vật trong tác phẩm văn học. 20 2. Hệ thống nhân vật trong tác phẩm Đăm Săn- Êđê. 21

1.3. Phân lọai nhân vật. 21

1.4. Đăm Săn- Nhân vật trung tâm thể hiện chủ đề tác phẩm. 25

Chơng 3- Cốt truyện. 32

1. Giới thuyết khái niệm cốt truyện. 32

2. Biểu hiện của cốt truyện trong Đăm San. 33 2.1. Cốt truyện theo chơng khúc hay còn gọi là cốt truyện

2.2. Cốt truyện theo trục thời gian tuyến tính. 36

2.3. Mâu thuẫn, xung đột. 40 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chơng 4- Thời gian và không gian nghệ thuật. 47

1. Giới thuyết khái niệm. 47

1.1. Khái niệm thời gian nghệ thuật. 47

1.2. Khái niệm không gian nghệ thuật. 47

2. Biểu hiện của thời gian và không gian nghệ thuật trong Đăm Săn. 48

2.1. Thời gian nghệ thuật. 48

2.2. Không gian nghệ thuật 51

Kết luận. 59

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm thi pháp sử thi qua tác phẩm đăm săn (êđê) (Trang 57 - 66)