Đăm Săn Nhân vật trung tâm thể hiện chủ đề tác phẩm 1 Đặc điểm nhân vật

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm thi pháp sử thi qua tác phẩm đăm săn (êđê) (Trang 26 - 28)

2. Hệ thống nhân vật trong tác phẩm Đăm Săn Êđê 1 Phân loại nhân vật

2.2. Đăm Săn Nhân vật trung tâm thể hiện chủ đề tác phẩm 1 Đặc điểm nhân vật

2.2.1. Đặc điểm nhân vật

Cùng với Asin của Hy Lạp, Rama của ấn Độ thì Đăm Săn của Việt Nam cũng góp phần khẳng định đặc điểm của ngời anh hùng sử thi. Đấy là những ngời anh hùng lí tởng, ngời anh hùng của sự toàn vẹn toàn mĩ mà sức mạnh của họ gắn liền với “cuống nhau của cộng đồng”; tất cả những hành động của họ nhằm phục vụ cộng đồng.

Đăm Săn có sức mạnh phi thờng. Sức mạnh đợc hun đúc nên từ khí thiêng núi rừng Tây Nguyên, từ dòng huyết gia đình, từ ngay trong lòng mẹ. Sức mạnh đó phô ra ở ngoại hình:

Mặt Đăm Săn đỏ nh hừng hơi men, hay vì giận dữ. Lúc anh cời, miệng đỏ nh da gang. Môi mỏng nh lá tỏi. Cổ trơn tru nh quả cà chín…Râu cằm anh mềm dẻo nh dây guôi pàng [….]. Chân chàng to bằng xà nhà, đùi to bằng ống bệ. Chàng khỏe nh con voi đực; hơi thở nh sấm vang. Nằm xuống sàn nhà thì gãy cả sàn nhà. Về trang phục thì chàng là ngời anhhùng mà ai cũng biết đến danh tiếng với đầu đội khăn kép, vai mang túi da.

Sức mạnh của Đăm Săn còn thể hiện rất rõ trong hoạt động “anh hùng quân sự” (đánh thắng Mtao Mxây, Mtao Gr, những tù trởng gian hùng); cũng nh trong hành động “anh hùng văn hóa” (dạy cho dân làng làm rẫy, đốn cây).

Đấy là sức mạnh của lòng dũng cảm, của sự kiên cờng không khuất phục trớc những khó khăn, nguy hiểm của cuộc sống: dẫu là lùng bắt voi dữ (chơng 2) hay đốn chặt cây thần (chơng 4); dẫu là giao tranh với kẻ địch gian hùng hay sấn sổ tấn công trời. Và tố chất đó đợc đẩy đến mức đỉnh điểm khi Đăm Săn quyết tâm đi bắt nữ thần mặt trời. Nếu chiến đấu với Mtao Mxây, Mtao Gr, Đăm Săn còn có dân làng bên cạnh; hơn thế những tù trởng ấy dù sao cũng là con ngời, những khó khăn trớc mắt Đăm San có thể lờng trớc đ- ợc. Còn đi bắt nữ thần mặt trời, Đăm Săn trắng tay, không có sự ủng hộ của cộng đồng, nữ thần lại là con của trời và đất; những khó khăn chàng không sao có thể nắm bắt hết đợc. Vậy mà, Đăm Săn quyết tâm. Cái quyết tâm có phần ngông cuồng, thể hiện cá tính tự do nơi chàng: Tôi muốn đi đến nơi nào tôi muốn nhng cũng thật đáng trọng. Đáng trọng ở khát khao chính đáng của ngời anh hùng. Đấy là khát vọng về sự giàu sang tột cùng, về sức mạnh tột đỉnh và về sự vơn lên chiếm lĩnh những giá trị thẩm mĩ cao đẹp của cuộc sống:

Tôi muốn đi bắt nữ thần mặt trời. Nh vậy mới trở thành tù trởng hết sức giàu mạnh, có nhiều chiêng núp, chiêng bằng, trên đời không ai bì kịp. Ngời Lào cũng không hơn. ngời Mnông cũng không dám sánh. Lúc đó, tôi đến đâu tre alê cũng phải cúi xuống. Tôi đến đâu, tre mơô phải khô. Tôi đến đâu núi sẽ vỡ, suối tan. Tại sao tôi muốn đi? Tôi nghe nói trong tất cả

các thần linh ở núi, từ Tây sang Đông thì nữ thần mặt trời là ngời đẹp nhất, bắp chân nàng tròn, váy nàng đẹp tuyệt vời.

Bao khát khao, bao lí tởng, bao lòng dũng cảm, hùng cờng nơi ngời anh hùng Đăm San có lẽ dồn cả ở câu nói này, ở khúc đoạn này.

Và Đăm Săn nhập cuộc, Đăm Săn lên đờng, đi qua rừng âm u, trèo qua núi rậm. Cỏ tranh cắt nát tay anh. Mây cắt nát chân anh. Anh không có một thứ gì để ăn uống. Anh cứ đi, đi mãi, càng đi càng thấy rừng vắng nh không có ai ở.

Cuối cùng chàng phải nhận lấy cái chết đau đớn trong rừng sáp đen

của bà Sun Yrit. Cái chết của Đăm Săn là cái chết của sự tách khỏi cộng đồng. Mặc dù không đợc vợ ủng hộ, không đợc dân làng đồng tình, cả ngời bạn thân cũng can ngăn nhng Đăm Săn không nghe. Mặt khác, đi bắt nữ thần mặt trời, ở Đăm Săn còn có một chút gì đấy là mục đích cá nhân: tôi muốn có hai vợ lẽ, tôi muôn có một vợ thật đẹp. Mà ngời anh hùng sử thi đòi hỏi phải hoàn toàn là con ngời của cộng đồng, không thể có một chút gì là cá nhân, vụ lợi ngay cả chuyện vợ con, cới hỏi cũng vậy. Hơn thế, nếu bắt đợc nữ thần mặt trời về làm vợ thì trên đất lợn gà sẽ chết. Tê giác, trâu, bò, lừa, ngựa chết hết. Ngời Miên, ngời Lào cũng sẽ chết hết. Sẽ không còn đất để làm nơng rẫy. Ngời Êđê sẽ không còn nớc uống, cây cối sẽ không còn ra trái. Vì vậy, cái chết của Đăm Săn là tất yếu.

Nhng Đăm Săn chết mà không chết bởi sự nghiệp hiển vinh của chàng vẫn còn và khát vọng của chàng vẫn còn đấy. Vì vậy, Đăm Săn đã biến thành con ruồi , đầu thai vào chị mình sinh ra Đăm Săn cháu tiếp nối sự nghiệp của cậu.

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm thi pháp sử thi qua tác phẩm đăm săn (êđê) (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w