Cốt truyện theo chơng khúc hay còn gọi là cốt truyện theo h ớng “hút vào và tỏa ra“ Phan Đăng Nhật

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm thi pháp sử thi qua tác phẩm đăm săn (êđê) (Trang 34 - 37)

2. Biểu hiện của cốt truyện trong Đăm Săn

2.1.Cốt truyện theo chơng khúc hay còn gọi là cốt truyện theo h ớng “hút vào và tỏa ra“ Phan Đăng Nhật

ớng “hút vào và tỏa ra“- Phan Đăng Nhật

Toàn bộ Đăm Săn (theo bản dịch của Đào Tử Chí) bao gồm 54 trang, đợc chia thành 7 khúc đoạn tơng ứng với 7 chơng. Khúc chính là nhiều hành động liên kết lại, diễn tả một đoạn đời hay một công tích của nhân vật anh hùng. Nó có những dấu hiệu riêng. Thờng là kết thúc một khúc, nghệ nhân tạm nghỉ ăn trầu, hút thuốc và khi mở đầu khúc tiếp, nghệ nhân thờng dùng công thức:

ở một ngày, nghỉ một đêm…hoặc là nghỉ một ngày, ngủ một đêm rồi đến một buổi sáng.

Theo đó, quan sát tác phẩm, chúng ta thấy, 7 khúc đoạn đợc tách bạch rõ ràng, “tỏa ra” với những nội dung nhất định:

1. Lai lịch Đăm Săn.

2. Đăm Săn lấy Hơnhí và Hơbhí. 3. Đăm Săn đánh Mtao Gr. 4.Đăm Săn đánh Mtao Mxây. 5. Đăm Săn chặt cây thần.

6. Đăm Săn đi bắt nữ thần mặt trời. 7. Kết, Đăm Săn cháu ra đời.

Phơng hớng “tỏa ra” này làm cho mỗi khúc đoạn có tính độc lập tơng đối với các khúc đoạn khác, và với cả tác phẩm bởi mỗi khúc đoạn đều đảm bảo tính trọn vẹn về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức. Chúng ta có thể lấy bất kì một khúc đoạn nào đó trong tác phẩm để minh định. ở đây, chúng tôi xin lẩy ra khúc đoạn: Đăm Săn đi bắt nữ thần mặt trời.

Mở đầu đoạn trích, Đăm Săn thông báo việc mình đi bắt nữ thần mặt trời. Trên đờng đi nhận đợc những lời khuyên chân thành của các bạn nhng Đăm Săn không nghe. Anh tuyên bố: Tôi đi đến nơi nào tôi muốn. Gặp nữ

thần, bị khớc từ; Đăm Săn một mực đòi trở về mặc những khó khăn, nguy hiểm đang chờ phía trớc. Cuối cùng, Đăn Săn chết trong rừng sáp đen.

Không cần có sự liên hệ với các đoan trớc, và thực ra chỉ cần câu khẳng định: Tôi đi đến nơi nào tôi muốn ta đã thấy ở đây toát lên một khí vị anh hùng. Ngời anh hùng Đăm Săn tự do, phóng khoáng, tin tởng tuyệt đối ở bản lĩnh, ở sức mạnh phi thờng dám đơng đầu với mọi khó khăn, thử thách cho dù nó có thể sẽ cớp đi tính mạng của mình để vơn lên chiếm lĩnh những giá trị tuyệt đích của cuộc sống. Nhng vì cá tính tự do ở chàng, vì dứt khỏi cuống nhau cộng đồng nên chàng phải nhận lấy cái chết một cách đau đớn. Đây cũng chính là một đặc điểm của sử thi: Sức mạnh ngời anh hùng luôn gắn với tập thể , với “cuống nhau cộng đồng”, tách khỏi cộng đồng, ngời anh hùng không còn sức mạnh; có thể sẽ nhận những kết cục bi thảm.

Cùng với phơng hớng “tỏa ra” này, mỗi khúc đoạn lại luôn có phơng hớng “hút vào”, “hớng tâm” nhằm biểu hiện chủ đề chính của tác phẩm. Vì vậy, dù là Đăm Săn đánh Mtao Gr, Mtao Mxây hay Đăm Săn chặt cây thần, đi bắt nữ thần mặt trời thì cũng đều nhằm làm rõ, khẳng định khát vọng con ngời- khát vọng ngời anh hùng, đó cũng chính là khát vọng của tộc ngời Êđê muốn chế ngự thiên nhiên, bảo vệ và phát triển cộng đồng.

Do đó, những cuộc chiến tranh của Đăm Săn với các bộ tộc khác cha phải là những cuộc “chiến tranh giành lại vợ” [16. tr.78]- nh Phan Đăng Nhật đã khẳng định. Giành lại vợ chỉ là cái cớ để thực hiện khát vọng của ngời anh hùng mà thôi.

Vì thế, nếu khẳng định: “Đăn Săn, sử thi thuộc đề tài chiến tranh, kiểu chiến tranh giành lại vợ”[16, tr.78]- nh Phan Đăng Nhật thì có phần làm bản chất anh hùng ở chàng co cụm trong phạm vi gia đình, ý thức anh hùng ở chàng co cụm trong ý thức cá nhân. Cũng liên quan đến vấn đề này, Hoàng Ngọc Hiến cho rằng: Hành động của nhân vật chính trong sử thi anh hùng th- ờng “vì ngời đàn bà đẹp”. “Vì ngời đàn bà đẹp”chứ cha phải vì vợ. “Vì ngời đàn bà đẹp”, bản chất anh hùng sẽ mang tính xã hội nhiều hơn (nàng Hêlen trong Iliat là ngời đàn bà đẹp, Sita trong Ramayana cũng vậy).

Tất nhiên, chúng ta không thể phủ nhận: Giành lại vợ trong Đăm Săn

là đầu mối dẫn đến hai điều:

1. Bảo vệ danh dự mình và bộ tộc. 2. Bảo vệ và phát triển bộ tộc.

Và chúng ta cũng không thể phủ nhận: Hầu hết các khúc đoạn: Đăm Săn đánh Mtao Gr, chiến thắng Mtao Mxây; và sau này Phan Đăng Nhật còn thống kê thêm đợc:

1. Đăm Săn đánh Mtao Ak.

2. Đăm Săn đánh Mtao Brứ.

3. Đăm Săn đánh Mtao Tuốc.

4. Đăm Săn đánh Mtao Kuăt.

5. Đăm Săn đánh Mtao Êa.

thì logic các khúc đoạn đều là:

1. Các tù trởng nghe tin Hơnhí đẹp nên đến bắt nàng. 2. Đăm Săn huy động dân làng đi cớp lại vợ.

3. Đăm Săn đánh bại các tù trởng, giành lại vợ, kêu gọi dân làng theo mình chung hởng cuộc sống yên vui.

4. Đăm Săn mở tiệc ăn mừng.

Mặt khác, nếu chỉ đơn thuần là chiến tranh giành lại vợ thì có lẽ, tác giả cũng không cần phải tập trung viết nhiều khúc đoạn chiến tranh đến vậy, chỉ cần hai khúc đoạn nh lâu nay chúng ta đều biết là đủ rồi. Nhng sau mỗi lần chiến đấu với một tù trởng giành lại vợ thì nhân lực, của cải và đất đai của tộc ngời Êđê càng đợc củng cố, tăng lên gấp nhiều lần. Có thể nói, giành lại vợ là hình thức hợp pháp hóa khát vọng giàu mạnh của ngời anh hùng, của tộc ngời Êđê.

Thực ra, ngay trong chuyên luận của mình, Phan Đăng Nhật đã khẳng định: “Tóm lại, mục đích và kết quả trực tiếp của các cuộc chiến tranh là giành lại ngời vợ bị cớp mất, bảo vệ hanh phúc, danh dự và quyền lực của tù trởng và toàn thể cộng đồng. Nhng thêm vào đó có mục đích và kết quả rộng lớn hơn là thu phục thêm nô lệ và dân làng; lấy trâu bò, chiêng ché, mở rộng

lĩnh vực chiếm cứ […]. Nh vậy, chiến tranh là để có sự giàu mạnh, yên vui vàhòa bình” [16, tr.98].

Hơn thế, Ăngghen trong Nguồn gốc của gia đình, của chế độ t hữu và của nhà nớc cũng đã tổng kết: “Chiến tranh và tổ chức chiến tranh bây giờ đã trở thành những chức năng thờng xuyên trong sinh họat của nhân dân” [16, tr.99]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Việc chiếm cứ của cải đã trở thành một trong những mục đích quan trọng nhất của cuộc sống”, chiến tranh đã trở thành một nghề thờng xuyên” [16, tr.99].

Tóm lại, xếp “Đăm Săn, sử thi thuộc đề tài chiến tranh, kiểu chiến tranh giành lại vợ” có lẽ cha hợp lí lắm vì:

1. Nó cha bao quát đợc chủ đề chính yếu của tác phẩm.

2. Dễ khiến ngời khác hiểu nhầm bản chất anh hùng ở Đăm Săn.

Cho nên, chúng tôi xin đa ra quan niệm của mình nh sau: Đăm Săn, sử thi thuộc đề tài chiến tranh, kiểu chiến tranh giành lại ngời đẹp để bảo vệ và phát triển cộng đồng.

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm thi pháp sử thi qua tác phẩm đăm săn (êđê) (Trang 34 - 37)