TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHTẤT QUỐC THẮNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Chuyên ngành : GIÁO DỤC HỌC BẬC TIỂU HỌC Mã số
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TẤT QUỐC THẮNG
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO
TIẾP CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THÔNG QUA HOẠT
ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGHỆ AN, 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TẤT QUỐC THẮNG
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO
TIẾP CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THÔNG QUA HOẠT
ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Chuyên ngành : GIÁO DỤC HỌC (BẬC TIỂU HỌC)
Mã số: 60.14.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ MỸ TRINH
Nghệ An, 2012 LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến :
- Ban giám hiệu trường Đại học Vinh và Đại học Sài Gòn,
Trang 3- Quý thầy cô khoa sau đại học, khoa Giáo dục Tiểu học, cán bộ phòng tổ chức đại học Sài Gòn,
-Tất cả quý thầy cô đã trực tiếp tham gia quản lý, hướng dẫn và giảng dạy trong suốt khoá học.
- Tôi xin chân thành tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thị Mỹ Trinh, người thầy đã hướng dẫn đề tài và tận tình, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám hiệu khối tiểu học trên địa bàn Quận 4, tập thể giáo viên, học sinh trường tiểu học Bạch Đằng, Tăng Bạt Hổ
B, Đặng Trần Côn đã giúp tôi thu thập thông tin và xử lý số liệu để hoàn thành luận văn.
Chân thành cảm ơn Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận TPHCM; Sở Giáo dục – Đào tạo TPHCM đã tạo điều kiện thuận lợi về thời gian và kinh phí để tôi hoàn thành khoá học.
4-Cảm ơn quý đồng nghiệp đã quan tâm, động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Mặc dù đã có nhiều nổ lực, cố gắng nhưng luận văn chắc chắn còn nhiều thiếu sót nhất định, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý thực tiễn và bạn đọc để luận văn được hoàn thiện hơn Xin trân trọng cảm ơn
TÁC GIẢTẤT QUỐC THẮNG
Trang 44 Giả thuyết khoa học
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
6 Phạm vi nghiên cứu
7 Các phương pháp nghiên cứu
8 Đóng góp mới của luận văn
9 Cấu trúc nội dung luận văn
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI.
1.1 Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Các nghiên cứu về công tác giáo dục kỹ năng sống và kỹ
năng giao tiếp
1.1.2 Các nghiên cứu hoạt động ngoài giờ lên lớp với việc rèn
luyện kỹ năng giao tiếp
1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Kỹ năng giao tiếp
1.2.2 Rèn luyện kỹ năng giao tiếp
1.2.3 Hoạt động ngoài giờ lên lớp
1.3 Đặc điểm phát triển tâm lý, nhân cách của HSTH
1.3.1 Khái quát về học sinh tiểu học
1.3.2 Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học
1.4 Rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học thông
qua HĐNGLL
1.4.1 Mục đích, yêu cầu của việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp
cho học sinh tiểu học
1.4.2 Nội dung rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học
1.4.3 Phương pháp và hình thức tổ chức rèn luyện KNGT cho
HSTH
1.5 Hoạt động NGLL với việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho
HSTH
333344
6
6
810101516171718
2020
21
23
24
Trang 51.5.1 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng rèn luyện kỹ năng
giao tiếp thông qua HĐNGLL ở trường tiểu học
1.5.2 Vai trò của HĐNGLL với việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp
cho HSTH
1.5.3 Mục đích, nội dung rèn luyện kỹ năng giao tiếp thông qua
HĐNGLL
1.5.4 Phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức rèn luyện kỹ
năng giao tiếp thông qua HĐNGLL
1.5.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động rèn luyện
kỹ năng giao tiếp
Tiểu kết chương 1
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
GIAO TIẾP THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN
LỚP Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC,
2.1 Khái quát về quá trình nghiên cứu thực trạng
2.1.1 Mục đích nghiên cứu thực trạng
2.1.2 Nội dung nghiên cứu thực trạng
2.1.3.Đối tượng khảo sát và địa bàn khảo sát
2.1.4 Tiêu chuẩn và thang đánh giá mức độ KNGT của HSTH
2.2 Kết quả nghiên cứu thực trạng rèn luyện kỹ năng giao
tiếp cho học sinh tại các trường Tiểu học, Quận 4
2.2.1 Thực trạng nhận thức về công tác rèn luyện kỹ năng giao
tiếp cho học sinh tại các trường Tiểu học ở Quận 4
2.2.2 Thực trạng mức độ phát triển KNGT của học sinh tiểu
học
2.2.3 Thực trạng tổ chức rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học
sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp tại các trường Tiểu học ở
383838383838
39
39
44
51
Trang 62.2.4 Thực trạng quản lý công tác rèn luyện kỹ năng giao tiếp
cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục NGLL tại các trường Tiểu
học, Quận 4
2.3 Đánh giá chung thực trạng rèn luyện KNGT cho học
sinh tại các trường Tiểu học, Quận 4
2.3.1.Những mặt mạnh và thuận lợi
2.3.2 Những tồn tại
2.3.3 Nguyên nhân của thực trạng
Tiểu kết chương 2
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ
NĂNG GIAO TIẾP CHO HSTH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp.
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
3.2 Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh
tiểu học thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp tại các trường
Tiểu học.
3.2.1 Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc rèn luyện
kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học
3.2.2 Tăng cường quản lý việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp
thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp
3.2.3 Bồi dưỡng cho GVTH năng lực tổ chức HĐNGLL
3.2.4 Lựa chọn hợp lý nội dung tích hợp rèn luyện KNGT
thông qua HĐNGLL
3.2.5 Tổ chức rèn kỹ năng giao tiếp cho HS thông qua hoạt
55
6363636465
67
6767676767
68
68
7072
74
Trang 7động sinh hoạt chào cờ vào đầu tuần.
3.2.6 Biện pháp rèn KNGT cho học sinh thông qua hoạt động
văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao
3.2.7 Tích cực rèn KNGT cho học sinh thông qua hoạt động xã
hội
3.2.8 Tổ chức rèn KNGT cho học sinh thông qua hoạt động tiếp
cận khoa học-kĩ thuật, phục vụ học tập
3.2.9 Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện kỹ năng
giao tiếp cho HSTH thông qua HĐNGLL
3.2.10 Đảm bảo các điều kiện cần thiết để tổ chức rèn luyện
KNGT thông qua HĐNGLL
3.2.11 Tăng cường phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng
giáo dục khác trong rèn luyện KNGT
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp được đề xuất.
3.4 Thăm dò về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề
9295979798101
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Trang 9cho HS
Bảng 2.4 Đánh giá của GV về KNGT của học sinh hiện nay
Bảng 2.5 Hành vi giao tiếp của HS
Bảng 2.6 Mức độ tổ chức rèn KNGT cho HS thông qua
Bảng 2.9 Những khó khăn khi xây dựng kế hoạch rèn luyện
KNGT cho HS thông qua HĐNGLL
Bảng 2.10 Những khó khăn của GV khi thực hiện rèn luyện
KNGT cho HS thông qua HĐNGLL
Bảng 3.1 Thăm dò sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
4446
Trang 10GD&ĐT là đầu tư phát triển Đổi mới căn bản và toàn diện (GD&ĐT) theonhu cầu phát triển của xã hội.[27]
Con người là nhân tố quan trọng nhất đảm bảo cho sự phát triển bềnvững Việc đầu tư cho sự phát triển của con người không chỉ vì mục đíchnhân văn mà còn là đầu tư có lợi nhất cho sự phát triển bền vững Nhiệm vụcủa GD&ĐT thế hệ trẻ thành những con người phát triển toàn diện không chỉ
về thể lực, trí lực, khả năng lao động mà còn còn phải có đạo đức, văn hóacủa xã hội mới
Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồnnhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đápứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dụcphổ thông và cụ thể hơn là giáo dục tiểu học phải đổi mới mạnh mẽ, khôngchỉ dạy tri thức mà phải dạy cho các em học để biết, học để làm, học để khẳngđịnh mình học để cùng chung sống Trong đó giao tiếp là một trong những kỹnăng quan trọng giúp hình thành và phát triển nhân cách của con người
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của con ngườingày càng được nâng cao Tuy nhiên, vấn đề mà giáo dục và xã hội quan tâmtrong thời gian qua đó là văn hoá ứng xử, khả năng giao tiếp trong cuộc sốngcủa giới trẻ, trong đó có học sinh còn nhiều hạn chế Vì thế, nhà trường là nơi
tổ chức giáo dục và định hướng đúng đắn cho học sinh, phải là nền tảng vữngchắc và trang bị cho các em kỹ năng giao tiếp(KNGT) trở thành vốn sốngtrong học tập và cuộc sống
Rèn luyện KNGT cho học sinh ở tiểu học(HSTH) trong những năm qua
đã có nhiều chuyển biến rõ nét, đã được các cấp quản lý giáo dục, các trường,đội ngũ giáo viên cũng như cộng đồng quan tâm Mặc dù, hoạt động giáo dụcngoài giờ lên lớp có nhiều ưu thế trong việc giáo dục kỹ năng sống(KNS) chohọc sinh, tuy nhiên, việc rèn luyện KNGT thông qua hoạt động này còn đơn
Trang 11điệu về nội dung, phương pháp, cách thức truyền tải còn cứng nhắc, chưa phùhợp và hiệu quả rèn luyện chưa cao
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài:
“Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp” với hy vọng nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ
năng giao tiếp ở các trường tiểu học trong Thành phố Hồ Chí Minh(TP.HCM)nói chung và Quận 4 nói riêng
2 Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp rèn luyện KNGT cho HSTH thông quaHĐNGLL, từ đó góp phần nâng cao chất lượng rèn luyện KNGT cho HS ở cáctrường tiểu học
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu: Công tác rèn luyện KNGT cho HSTH thông
qua HĐNGLL
3.2 Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp rèn luyện KNGT cho HSTH
thông qua HĐNGLL
4 Giả thuyết khoa học
Nếu xác định được những biện pháp phù hợp trên cơ sở nhận thức đúngđắn đặc điểm tâm sinh lý HSTH và vai trò của HĐNGLL đối với việc rèn luyệnKNGT, thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác rèn luyện KNGT cho(HSTH)
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về rèn luyện KNGT cho học sinh tiểu họcthông qua HĐNGLL
5.2 Nghiên cứu thực trạng rèn luyện KNGT thông qua HĐNGLL ở cáctrường Tiểu học
5.3 Đề xuất và thăm dò tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp rènluyện KNGT cho HSTH
Trang 126 Phạm vi nghiên cứu
6.1 Không gian và địa điểm nghiên cứu: Đề tài được thực hiện có
phạm vi nghiên cứu ở các trường Tiểu học trên địa bàn Quận 4,TP.HCM
6.2 Về nội dung nghiên cứu: Tập trung xây dựng một số biện pháp rèn
luyện KNGT cho HSTT thông qua HĐNGLL
7 Các phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quáthoá những tài liệu lý luận để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
7.2.1 Phương pháp quan sát
Phương pháp này sử dụng để tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng giaotiếp và việc quản lý hoạt động giáo dục KNGT thông qua HĐNGLL, đồngthời đó cũng là cơ sở để khẳng định, kiểm chứng các biện pháp đề xuất
7.2.2 Phương pháp điều tra
Sử dụng phương pháp này nhằm đánh giá thực trạng giáo dục kỹ nănggiao tiếp thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp tại các trường tiểu học trongQuận 4, TP.HCM trong thời gian qua
7.2.3 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục
Tổng kết kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu khoa học giáo dục , cácnhà quản lý về các vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu nhằm mục đíchđánh giá , tổng kết công tác rèn luyện KNGT cho HSTH thông qua HĐNGLL
ở các trường tiểu học trên địa bàn Quận 4
7.3 Phương pháp thống kê toán học
Phương pháp này được sử dụng để xử lý tất cả các mẫu phiếu điềutra Mặt khác dùng để đánh giá tính cấp thiết và mức độ khả thi của các biệnpháp
8 Đóng góp mới của luận văn
Trang 13- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về rèn luyện KNGT cho HSTT thông quaHĐNGLL.
- Làm sáng tỏ thực trạng rèn luyện KNGT cho HS ở các trường Tiểu họctrong Quận 4, TP.HCM
- Đề xuất một số biện pháp rèn luyện KNGT cho HSTH thông quaHĐNGLL ở các trường Tiểu học trong Quận 4, TP.HCM
9 Cấu trúc nội dung của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,luận văn chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc rèn luyện KNGT cho học sinh tiểu
Trang 14CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI
GIỜ LÊN LỚP 1.1 Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Các nghiên cứu về công tác giáo dục kỹ năng sống và kỹ năng giao tiếp
Từ những năm 90 của thế kỷ XX, thuật ngữ “Kỹ năng sống” (KNS) đãxuất hiện trong các công trình nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc(UNICEF), trước tiên là chương trình “Giáo dục những giá trị sống” với 12giá trị cơ bản cần giáo dục cho thế hệ trẻ Phần lớn các công trình nghiên cứuquan niệm KNS theo nghĩa hẹp, đồng nhất với các kỹ năng xã hội Dự án doUNICEF tiến hành ở các nước Đông Nam Á là những nghiên cứu có tính hệthống
Trong xu thế hội nhập, mỗi quốc gia phải có những định hướng cơ bảntrong giáo dục và rèn luyện các KNS nhằm đào tạo thế hệ trẻ có đầy đủ phẩmchất, năng lực đáp ứng yêu cầu của xã hội phát triển
Kế hoạch hành động DaKar về giáo dục cho mọi người (Senegan 2000)yêu cầu mỗi quốc gia cần đảm bảo cho người học được tiếp cận chương trình
Trang 15giáo dục KNS cho phù hợp và KNS cần được coi như một nội dung quantrọng cấu thành chất lượng giáo dục.
Hội thảo Bali đã xác định mục tiêu của giáo dục KNS trong giáo dụckhông chính quy của các nước vùng Châu Á- Thái Bình Dương là: nhằm nângcao tiềm năng của con người có hành vi thích ứng và tích cực nhằm đáp ứngnhu cầu, sự thay đổi và nâng cao chất lượng cuộc sống
KNS bắt đầu xuất hiện trong các trường phổ thông Việt Nam từ nhữngnăm 1995-1996, thông qua dự án “Giáo dục kỹ năng sống để bảo vệ sức khỏe
và phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường”
do UNICEF phối hợp thực hiện Từ đó đến nay, nhiều cơ quan, tổ chức trong
và ngoài nước đã tiến hành giáo dục KNS gắn với giáo dục các vấn đề xã hội Giáo dục Việt Nam những năm qua đã đổi mới cả mục tiêu, nội dung,phương pháp gắn với bốn trụ cột giáo dục thế kỷ XXI: Học để biết, học đểlàm, học để tự khẳng định, học để cùng chung sống mà thực chất là tiếp cậnKNS Bộ Giáo dục và đào tạo đã xác định KNS là một trong năm nội dungcủa phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực” trongcác trường phổ thông giai đoạn 2008-2013.[5, tr.7]
KNS được giới thiệu bao gồm những kỹ năng cốt lõi như: kỹ năng tựnhận thức, kỹ năng tự xác định giá trị, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng kiênđịnh và kỹ năng đạt mục tiêu, trong đó có kỹ năng giao tiếp Kỹ năng giaotiếp là yếu tố cần thiết cho những kỹ năng khác
* Một số nghiên cứu tiêu biểu về vấn đề KNS:
- Tác giả Nguyễn Thanh Bình đã có nhiều nghiên cứu mang tính hệthống về KNS và giáo dục KNS, xác định những vần đề lí luận cốt lõi, gópphần đáng kể và trong nghiên cứu về KNS ở nước ta
- Một số công trình khác có giá trị thiết thực trong định hướng và tiếpcận trong việc nghiên cứu KNS, giáo dục KNS cho thế hệ trẻ như:
Trang 16+ Nghiên cứu của Đặng Quốc Bảo, Dương Tự Đam, Phạm Minh Hạc,Phạm Đình Nghiệp…
+ Nhóm tác giả Hoàng Hòa Bình, Lê Minh Châu, Phan Thanh Hà, TrầnHiền Lương, Bùi Phương Nga, Trần Thị Tố Oanh, Phạm Thị Thu Phương,Lương Việt Thái, Lưu Thu Thủy, Đào Văn Vĩ trong việc biên soạn “Giáo dục
kỹ năng sống trong các môn học ở tiểu học” giúp cho giáo viên có thêm hiểubiết chung về KNS và nội dung, cách thức giáo dục KNS cho học sinh trongcác môn học Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên xã hội - Khoa học
Các công trình nghiên cứu về KNS đã miêu tả đầy đủ, sinh động, hệthống về tiếp cận và thực hiện giáo dục KNS cho học sinh Giáo dục KNSmặc dù đã được định hướng trong mục tiêu, nội dung và chương trình giáodục, song việc thực hiện hoạt động này trong các trường tiểu học còn rấtnhiều hạn chế Chủ yếu là giáo dục thông qua các môn học trên lớp Chưa cónhiều nghiên cứu và đề ra biện pháp cụ thể trong việc định hướng giáo dục vàrèn KNS trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp
* Một số nghiên cứu tiêu biểu về kỹ năng giao tiếp(KNGT) và KNGT cho học sinh tiểu học(HSTH).
KNGT có vai trò quan trọng trong cuộc sống cá nhân KNGT phát triển
là một trong những yếu tố giúp cá nhân thành đạt và tạo dựng hạnh phúc.Theo
TS Nguyễn Văn Đông đã nghiên cứu và phân loại các KNGT , tập trung vàophân tích KNGT ngôn ngữ,KNGT phi ngôn ngữ , KNGT liên nhân cách.Giáo sư Nguyễn Văn Lê trình bảy những vấn đề lí luận về giao tiếp quaviệc làm rõ các mô hình giao tiếp, chức năng và các loại hình giao tiếp Cụthể hoá các quy tắc giao tiếp xã hội, giao tiếp sư phạm, giao tiếp trong cộngđồng và gia đình
PGS,TS Trần Tuấn Lộ đã tập trung nghiên cứu tính khoa học và nghệthuật giao tiếp
Trang 17KNGT là yếu tố cần thiết cho nhiều kỹ năng khác trong cuộc sống.KNGT là một trong những kỹ năng cốt lõi của KNS Vấn đề về kỹ năng giaotiếp cho học sinh tiểu học được nhóm tác giả Hoàng Hòa Bình, Lê MinhChâu, Phan Thanh Hà, Trần Hiền Lương, Bùi Phương Nga, Trần Thị TốOanh, Phạm Thị Thu Phương, Lương Việt Thái, Lưu Thu thủy, Đào Văn Vĩbiên soạn , thông qua việc giáo dục KNS trong các môn học ở tiểu học
1.1.2 Các nghiên cứu hoạt động ngoài giờ lên lớp với việc rèn luyện
kỹ năng giao tiếp.
HĐNGLL được quy định cụ thể tại Điều lệ trường Tiểu học ban hànhkèm theo thông tư 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Điều 29 đã chỉ rõ: “HĐNGLL bao gồm
hoạt động ngoại khoá, hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan dulịch, giao lưu văn hoá; hoạt động bảo vệ môi trường; lao động công ích và cáchoạt động xã hội khác" [1]
Nhóm tác giả Nguyễn Ngọc Quỳnh Dao-Nguyễn Tuấn Phương- Chu ThịMinh Tâm với nghiên cứu về HĐNGLL đã đưa ra quan điểm: HĐNGLL làmột bộ phận rất quan trọng và vô cùng cần thiết trong toàn bộ quá trình dạyhọc và giáo dục HĐNGLL là hoạt động nối tiếp và thống nhất hữu cơ vớihoạt động giáo dục trong giờ học trên lớp.[25]
TS Chu Thị Phương xác định thông qua hoạt động nhóm là điều kiện đểKNGT phát triển
Những nghiên cứu trên cho thấy HĐNGLL có vị trí quan trọng trongviệc rèn luyện KNS cho HS nói chung và KNGT nói riêng.Vì HĐNGLL làmôi trường để thể nghiệm, vận dụng và cũng cố kỹ năng đã được giáo dụctrên lớp
HĐNGLL là cơ hội để HS tự bộc lộ nhân cách và khẳng định mình tronggiao tiếp
Trang 18đề chỉ dừng lại ở lý luận chung, chưa đi sâu vào nghiên cứu và đề ra các biệnpháp rèn luyện KNGT cho học sinh nói chúng và HSTH nói riêng.
1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Kỹ năng giao tiếp
Có nhiều định nghĩa về giao tiếp, mỗi định nghĩa đều dựa trên quan niệmriêng của các nhà nghiên cứu
- Nhà tâm lý học David K Benlo định nghĩa giao tiếp như sau: Giao tiếpcủa con người là một quá trình có chủ định hay không chủ định, có ý thức haykhông ý thức mà trong đó các cảm xúc và tư tưởng được biểu đạt trong cácthông điệp bằng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ Giao tiếp của con người đượcdiễn ra ở các mức độ: trong con người (imtrapersonnal), giữa con người vớicon người (interpersonal) và công cộng (public) Giao tiếp của con người là
Trang 19quá trình năng động, liên tục, bất thuận nghịch, tác động qua lại và có tínhchất ngữ cảnh [4, tr.10]
- Theo Jacobson (1961): nhà ngôn ngữ học cấu trúc, mô hình giao tiếptheo cấu trúc có 6 yếu tố: người truyền tin, người nhận tin, bản thông điệp, bộ
mã, sự tiếp xúc, bối cảnh giao tiếp, sự tiếp xúc, bối cảnh giao tiếp Từ đó ôngnêu lên 6 chức năng của giao tiếp:
+ Chức năng nhận thức (function cognitive): thông tin phải rõ ràng,chính xác
+ Chức năng cảm xúc (function émotive): tạo ra tình cảm tốt đẹp
+ Chức năng duy trì sự tiếp xúc (function phatique)
+ Chức năng thơ mộng (function póetique): sử dụng cách nói mang chấtthơ, thú vị…để tạo ấn tượng khó phai mờ
+ Chức năng siêu ngữ (function métalingguistique): chọn lọc cách nói,các từ ngữ, các ý hay nhất
+ Chức năng quy chiếu (function référentielle): đánh trùng tâm lý ngườinghe
- A.N Leonchiep coi: “Giao tiếp là một hệ thống những quá trình cómục đích, có động cơ bảo đảm cho sự tương tác giữa người này với ngườikhác trong hoạt động tập thể, thực hiện các quan hệ xã hội và nhân cách, cácquan hệ tâm lý và sử dụng phương tiện đặc thù, mà trước hết là ngôn ngữ” [8,tr.37]
- Panighin- nhà tâm lý học người Nga định nghĩa: “Giao tiếp là một quátrình quan hệ tác động giữa các cá thể, là quá trình thông tin quan hệ giữa conngười với con người, là quá trình hiểu biết lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau vàtrao đổi cảm xúc lẫn nhau” [8, tr.36]
Trong tự điển Tâm lý học của Việt Nam giao tiếp được định nghĩa:
Giao tiếp là quá trình thiết lập và phát triển tiếp xúc giữa cá nhân xuấtphát từ nhu cầu phối hợp hành động Giao tiếp bao gồm hàng loạt các yếu tố
Trang 20như trao đổi thông tin, xây dựng chiến lược hoạt động thống nhất, tri giác vàtìm hiểu người khác [4, tr.10]
Dưới góc độ Ngôn ngữ học, Diệp Quang Ban, Đinh Trọng Lạc cho rằng:
“Giao tiếp là sự tiếp xúc với nhau giữa cá thể này với cá thể khác trong mộtcộng đồng xã hội Loài động vật nào cũng có thể làm thành những xã hội vìchúng sống có giao tiếp với nhau, như xã hội loài ong, xã hội loài kiến.”
Theo Phạm Minh Hạc: “Giao tiếp là quan hệ qua lại hai chiều tạo ra cáichung của các chủ thể của mối quan hệ đó”
Nguyễn Khắc Viện lại coi giao tiếp là “sự trao đổi giữa người và ngườithông qua ngôn ngữ nói, viết, cử chỉ”
Theo Trần Tuấn Lộ: “Giao tiếp là hoạt động trong đó người này tiếp xúc
và đổi tác với người kia để có sự truyền thông tâm lý cho nhau hoặc để cùngnhau thực hiện một hoạt động khác sau khi đã có sự truyền thông về tâm lý.Giao tiếp là sự vận động và biểu hiện của những quan hệ xã hội giữa người vàngười.”[11]
Theo Nguyễn Văn Đông: “giao tiếp là tiếp xúc tâm lý có tính đa chiều vàđồng chủ thể giữa người với người được quy định bởi các yếu tố văn hoá, xãhội và đặc trưng tâm lý cá nhân Giao tiếp có chức năng thoả mãn nhu cầu vậtchất và tinh thần của con người, trao đổi thông tin, cảm xúc, định hướng vàđiều chỉnh nhận thức, hành vi của bản thân và của nhau, tri giác lẫn nhau, tạodựng quan hệ với nhau và tác động qua lại lẫn nhau.”[4]
Tuy có nhiều cách hiểu khác nhau về giao tiếp nhưng nhìn chung có thểthống nhất “giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người và có tính đachiều Các yếu tố đặc trưng tâm lý cá nhân, văn hoá, xã hội quy định phongcách của cá nhân trong giao tiếp.”
1.2.1.2 Kỹ năng giao tiếp:
Theo Nguyễn Văn Đông: “KNGT là năng lực vận dụng có hiệu quảnhững tri thức về quá trình giao tiếp, về những yếu tố tham gia và tác động tới
Trang 21quá trình này cũng như sử dụng có hiệu quả và phối hợp hài hoà các phươngtiện giao tiếp ngôn ngữ, phi ngôn ngữ và phương tiện kỹ thuật để đạt đượcmục đích đã định trong giao tiếp.” [4, tr.61]
KNGT phát triển là một trong những yếu tố giúp cá nhân thành đạt vàtạo dựng hạnh phúc Càng ở vị trí cao trong xã hội cá nhân càng cần đến kỹnăng giao tiếp để điều phối công việc và kích thích lao động sáng tạo củanhân viên dưới quyền Trong quan hệ liên nhân cách, KNGT tốt giúp cá nhântạo dựng hình ảnh tốt về bản thân, xây dựng thiện chí và các mối quan hệ hợptác ở đối tác
Có nhiều cách phân loại KNGT, sau đây chúng tôi giới thiệu một số cáchtiếp cận:
a) Phân loại thành KNGT ngôn ngữ, KNGT phi ngôn ngữ và KNGT liên nhân cách.
a.1) KNGT ngôn ngữ: chia thành kỹ năng giao tiếp nói và KNGT văn
bản
- KNGT nói được phân thành kỹ năng lắng nghe và kỹ năng diễn đạt.+ Kỹ năng lắng nghe là kỹ năng nghe thấy và nắm bắt được toàn bộ nộidung thông tin mà người nói phát đi.Kỹ năng này thể hiện ở sự chú ý nghe,không suy nghĩ việc riêng khi nói chuyện với người khác
+ Kỹ năng diễn đạt là kỹ năng phát thông tin sao cho người nghe hiểuđược nội dung của thông điệp Biểu hiện bề ngoài kỹ năng này là nói trôichảy,diễn đạt dễ hiểu, ngắn gọn, chính xác những vần đề định nói
- KNGT bằng văn bản còn gọi là kỹ năng viết văn bản Kỹ năng nàyđược phân thành ba kỹ năng cơ bản:
+ Kỹ năng phân tích tình huống là kỹ năng cần thiết để viết văn bản phùhợp với người đọc tạo tâm thế cho người đọc và duy trì sự quan tâm củangười đọc đối với văn bản
Trang 22+ Kỹ năng tổ chức phân tích của người viết được thể hiện ở việc lựachọn thông tin sẽ đưa vào văn bản.
+ Kỹ năng trình bày văn bản của người viết được thể hiện ở cách hànhvăn, cách tiếp cận vấn đề
a.2) KNGT phi ngôn ngữ
KNGT phi ngôn ngữ ít được cá nhân tự ý thức và rèn luyện hơn so vớiKNGT ngôn ngữ Có rất nhiều thành phần giao tiếp phi ngôn ngữ mà conngười chỉ kiểm soát được phần nào
- KNGT phi ngôn ngữ có thể kiểm soát được, như:
+ Kỹ năng mặc: làm đẹp mình phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, thể hiệnkiến thức về thẩm mỹ
+ Kỹ năng kiểm soát tư thế, cử chỉ gồm kỹ năng kiểm soát có ý thức cơthể của mình, không để bản thân có những cử chỉ, tư thế vô thức
+ Kỹ năng kiểm soát biểu hiện nét mặt và cái nhìn bao gồm kiểm soátcách biểu lộ cảm xúc và tình cảm trên mặt cũng như che giấu chúng
+ Kỹ năng kiểm soát lĩnh vực phi ngôn ngữ của lời nói là kỹ năng kiểmsoát độ to nhỏ, âm hưởng, độ cao thấp của giọng nói
a.3) KNGT liên nhân cách
KNGT liên nhân cách cũng là loại kỹ năng ít được tự ý thức và rènluyện Trong gia đình con cái thường học hỏi kỹ năng giao tiếp liên nhân cách
từ bố mẹ Tuy nhiên không phải bố mẹ nào cũng phát triển được kỹ năng này.Trong xã hội kỹ năng này được đánh giá cao, những người có kỹ năng giaotiếp liên nhân cách tốt thường nắm giữ những vị thế cao Để có được kỹ nănggiao tiếp liên nhân cách ở mức cao cần phải có tố chất bẩm sinh lẫn sự rènluyện tích cực
KNGT liên nhân cách có thể chia thành hai nhóm:
- Nhóm thứ nhất là những kỹ năng điều chỉnh sự phù hợp, cân bằngtrong giao tiếp, đó là: Sự nhạy cảm trong giao tiếp; Kỹ năng tạo dựng quan
Trang 23hệ; Kỹ năng cân bằng nhu cầu của bản thân và của đối tượng giao tiếp; Kỹnăng linh hoạt và mềm dẻo trong giao tiếp; Kỹ năng tự chủ cảm xúc và hànhvi.
- Nhóm thứ hai là những kỹ năng đóng vai trò chủ động tích cực tronggiao tiếp Kỹ năng chủ động điều khiển quá trình giao tiếp; Kỹ năng thuyếtphục đối tượng giao tiếp; Kỹ năng kiểm chế, kiểm tra người khác
Nhóm kỹ năng thứ hai là nhóm kỹ năng cao cấp, đòi hỏi cá nhân khôngchỉ có tố chất bẩm sinh mà còn phải có cả kiến thức tâm lý kết hợp với sự rènluyện công phu
b) Phân loại KNGT thành các kỹ năng cơ bản:
- Kỹ năng làm quen
- Kỹ năng lắng nghe
- Kỹ năng nói trước đám đông
- Kỹ năng giải quyết xung đột
- Kỹ năng khắc phục khó khăn trong giao tiếp
- KNGT trong nhà trường, gia đình và xã hội
1.2.2 Rèn luyện kỹ năng giao tiếp
Theo các nhà Tâm lý học phát triển, tuổi thanh thiếu niên là độ tuổi đangtrong quá trình hoàn thiện kỹ năng giao tiếp Một số thành phần của KNGTđược phát triển rõ nét trong giai đoạn này như diễn đạt, nghe, tự chủ cảm xúc
và hành vi, tạo lập quan hệ, chủ động điều khiển giao tiếp, nhận biết và biểu
lộ hoặc che giấu tình cảm cũng như ý muốn qua nét mặt, cử chỉ hành động.Lứa tuổi tiểu học chính là giai đoạn cá nhân rất cần được giáo dục và rènluyện KNGT
Đối với HSTH - thực thể đang lớn lên và đang hoàn thiện về cơ thể (sinhlí) và phát triển tâm lí, nhân cách - cần rèn luyện cho các em các KNGT sau:
- KNGT với bạn bè, với người thân, người khác trong cuộc sống
- KNGT giữa cá nhân với nhóm (chủ yếu là nhóm bạn của mỗi em)
Trang 24- KNGT giữa nhóm với nhóm, giữa nhóm với cộng đồng (nhóm mà từnghọc sinh là thành viên với các nhóm khác).
* Những yêu cầu cơ bản đối với việc rèn KNGT cho HS
- Phải xác định mục đích, yêu cầu của việc rèn luyện KNGT cho HSthông qua HĐNGLL
- Vận dụng các KNGT đã được giáo dục trong giờ học và vốn sống của
HS vào việc rèn luyện
- Tổ chức rèn luyện các kỹ năng thông qua các bài tập thực hành cụ thểđược lồng ghép vào các HĐNGLL Đây là bước quan trọng trong quá trìnhrèn luyện
- Kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện KNGT cho học sinh
1.2.3 Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Cùng với dạy học trên lớp, HĐNGLL là một bộ phận rất quan trọng vàcần thiết trong toàn bộ quá trình dạy học và giáo dục ở nhà trường phổ thôngnói chung và của trường Tiểu học nói riêng Hai bộ phận này gắn bó hỗ trợnhau trong quá trình giáo dục
HĐNGLL là hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn học, nối tiếp
và thống nhất hữu cơ với hoạt động giáo dục trong giờ học trên lớp Nó là cầunối giữa công tác giảng dạy trên lớp với công tác giáo dục HS ngoài lớp.[25,tr.12]
Trang 25- Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng ban đầu, cơ bản cầnthiết phù hợp với với sự phát triển chung của các em (KNGT, kỹ năng thamgia các hoạt động tập thể, kỹ năng nhận thức…)
- Giúp HS hình thành và phát huy tính chủ thể và tính tích cực, tự giáctham gia vào các hoạt động chính trị xã hội Trên cơ sở đó, bổi dưỡng cho các
em thái độ đúng đắn với các hiện tượng tự nhiên và xã hội, có trách nhiệm đốivới công việc chung
Điều đó chứng tỏ HĐNGLL là cầu nối giữa hoạt động giảng dạy và họctập ở trên lớp với giáo dục học sinh ở ngoài lớp thông qua các hoạt động laođộng, văn nghệ, xã hội, thể dục thể thao…Hay nói cụ thể hơn đó là sự chuyểnhoá giữa giáo dục và tự giáo dục, chuyển hoá những yêu cầu về những chuẩnmực hành vi đã được quy định thành hành vi và thói quen tương ứng Muốncho sự chuyển hoá này diễn ra thì phải thông qua các hoạt động học tập, laođộng, sinh hoạt tập thể, xã hội, vui chơi giải trí và qua giao lưu với bạn bè,với thầy cô giáo, với cha mẹ và mọi người xung quanh
HSTH là lứa tuổi ngây thơ, hồn nhiên, sống bằng tình cảm Vì thế,HĐNGLL lại cần thiết và quan trọng nhằm giúp trẻ làm quen với các hoạtđộng, tích luỹ dần dần những kinh nghiệm thực tiễn của cuộc sống; đồng thời,HĐNGLL cũng đáp ứng những nhu cầu, quyền lợi của trẻ và đây cũng là conđường để giúp trẻ hình thành và phát triển toàn diện nhân cách
1.3 Đặc điểm phát triển tâm lý, nhân cách của HSTH
1.3.1 Khái quát về học sinh tiểu học
Cấp tiểu học có từ lớp 1 đến lớp 5 dành cho trẻ em từ 6 đến 11 tuổi (đốivới những em không có điều kiện bình thường để đi học đúng tuổi có thể họcmuộn 1-2 năm, nghĩa là học sinh tiểu học có thể có trẻ em ở tuổi 13-14)[1].Học sinh tiểu học có các đặc trưng sau:
- Học sinh tiểu học là một thực thể hồn nhiên nên ngây thơ, trong sáng.Bản tính của trẻ em luôn được thể hiện ra bên ngoài không hề che giấu, không
Trang 26hề đóng “đóng kịch” Chính vì thế mà người xưa luôn có câu “đi hỏi già vềnhà hỏi trẻ” Trong những hoàn cảnh nhất định, do tác động không đúng từbên ngoài, từ phía người lớn nên nhiều trẻ em đã tập nhiễm tật xấu mà tathường gặp, đó là tật “nói dối’ Hiện nay, nhiều nền giáo dục văn minh tiêntiến đang hướng tới việc giữ gìn và tôn trọng bản tính hồn nhiên của trẻ em.
- Học sinh tiểu học là những nhân cách đang hình thành, là những thựcthể đang lớn lên, đang hoàn thiện về cơ thể (sinh lí) và đang phát triển về tâmhồn (tâm lí) Trẻ em ở lửa tuổi tiểu học là nhân cách đang hình thành chứchưa phải là một cá nhân đã định hình đầy đủ và ổn định (cho dù chỉ là tươngđối), chưa trường thành đạt độ chín như một nhân cách công dân Học sinhtiểu học chưa đủ ý thức, chưa đủ phẩm chất và năng lực để tồn tại như mộtcông dân trong xã hội, mà các em luôn cần sự bảo trợ, giúp đỡ của người lớn,của nhà trường, gia đình và xã hội
Trẻ ở lứa tuổi tiểu học thực hiện bước chuyển từ hoạt động vui chơi làchủ đạo sang hoạt động học tập là chủ đạo Hoạt động học tập có ý nghĩa vàvai trò đặc biệt đối với sự phát triển tâm lý của học sinh tiểu học
Đối với học sinh tiểu học thì tất cả còn ở phía trước, các em sống luônhướng tới ngày mai, hướng tới tương lai, các em dễ thích nghi, dễ tiếp nhậncái mới
- Học sinh tiểu học có thể phân ra theo hai cấp độ phát triển
+ Cấp độ thứ nhất gồm lớp 1,2,3, Lớp 1 là đầu vào của cấp Tiểu học.+ Cấp độ thứ hai gồm lớp 4,5, Lớp 5 là đầu ra của cấp Tiểu học
1.3.2 Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học:
a) Đặc điểm quá trình nhận thức
- Tri giác của học sinh tiểu học mang tính đại thể, ít đi sâu vào chi tiết vànặng về tính không chủ định Học sinh đầu cấp tri giác thường gắn với hànhđộng, với hoạt động thực tiễn của bản thân Đối với trẻ, tri giác sự vật cónghĩa là phải làm cái gì đó đối với sự vật, như cầm, nắm, sờ mó vào sự vật ấy
Trang 27Khi học sinh tri giác thì cảm xúc của các em rất rõ Điều mà các em tri giácđầu tiên từ sự vật là những dấu hiệu, những đặc điểm nào trực tiếp gây chocác em cảm xúc Vì thế, cái trực quan, cái rực rỡ, cái sinh động được các emtri giác tốt hơn.[23, Tr.84]
- Học sinh tiểu học khả năng chú ý có chủ định còn yếu Các em ở đầucấp thường chú ý khi có động cơ gần (như được điểm cao, được cô khen), đếncuối cấp thì các em đã có thể duy trì chú ý ngay cả khi có động cơ xa (như các
em chú ý vào công việc khó khăn nhưng không hứng thú vì biết chờ đợi kếtquả trong tương lai) [23, Tr.84]
- Học sinh tiểu học có trí nhớ trực quan- hình tượng phát triển mạnh hơntrí nhớ từ ngữ lôgíc, vì lứa tuổi này hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ nhất ởcác em tương đối chiếm ưu thế Các em nhớ và giữ gìn chính xác những sựvật, hiện tượng cụ thể nhanh hơn và tốt hơn những định nghĩa, những câu giảithích bằng lời [23, Tr.85]
-Tưởng tượng là một quá trình nhận thức quan trọng của học sinh tiểuhọc Nếu tưởng tượng của học sinh phát triển yếu, không đầy đủ thì sẽ gặpkhó khăn trong hành động, trong học tập Tưởng tượng của các em còn tảnmạn, ít có tổ chức, hình ảnh của tưởng tượng còn đơn giản, hay thay đổi, chưabền vững Càng về cuối cấp, tưởng tưởng của học sinh càng gần hiện thựchơn Sở dĩ như vậy vì các em đã có kinh nghệm phong phú hơn, đã lĩnh hộiđược tri thức khoa học từ quá trình học tập [23, Tr.88]
- Tư duy của trẻ em mới đến trường là tư duy cụ thể, dựa vào những đặcđiểm trực quan của đối tượng và hiện tượng cụ thể Theo J Piaget (nhà tâm lýhọc Thụy Sĩ), tư duy của trẻ từ 7 đến 10 tuổi còn ở giai đoạn những thao tác
cụ thể [23, Tr.92]
b) Đặc điểm nhân cách
- Về tính cách: HSTH thường có nhiều nét tính cách tốt như tính hồnnhiên, ham hiểu biết, lòng thương người, lòng vị tha Hồn nhiên trong quan hệ
Trang 28với mọi người, với thầy cô, với người lớn, với bạn bè Ở tuổi này, tính bắtchước các em còn đậm nét Các em bắt chước hành vi, cử chỉ của giáo viên,của những người được các em coi là “thần tượng” [23, Tr.72]
- Về nhu cầu nhận thức: vào lớp 1, nhu cầu nhận thức của trẻ phát triển
và thể hiện rõ nét, đặc biệt là nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh, khát vọnghiểu biết mọi thứ có liên quan.Trước hết là nhu cầu tìm hiểu những sự vật,hiện tượng riêng lẻ, tiếp đến, lên lớp trên, là nhu cầu gắn liền với sự phát hiệnnguyên nhân, tính quy luật, các mối quan hệ và quan hệ phụ thuộc giữa cáchiện tượng
- Về tình cảm: học sinh tiểu học rất dễ xúc cảm, xúc động và khó kìmhãm xúc cảm của mình Các em chưa biết kiềm chế tình cảm của mình, chưabiết kiểm tra sự biểu hiện tình cảm ra bên ngoài, các em bộc lộ tình cảm củamình một cách hồn nhiên, chân thật và nhiều khi vụng về, thiếu tinh tế
1.4 Rèn luyện KNGT cho học sinh tiểu học thông qua HĐNGLL
1.4.1 Mục đích, yêu cầu của việc rèn luyện KNGT cho HSTH
Rèn luyện KNGT giúp HS phát triển những năng lực cần thiết của giaotiếp đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước Đồng thờigóp phần vào mục tiêu giáo dục của Việt Nam thể hiện mục tiêu giáo dục thế
kỉ XXI: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định và học để cùng chungsống (Delor, 1996)
a) Mục đích của việc rèn luyện:
Rèn luyện KNGT cho HS ở trường Tiểu học nhằm:
- Rèn luyện cho các em thái độ và kỹ năng phù hợp Trên cơ sở rèn luyệnnhững hành vi, thói quen tích cực trong giao tiếp; loại bỏ những hành vi, thóiquen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống giao tiếp và hoạt độnghàng ngày
- Tạo điều kiện cho các em tham gia vào các hoạt động giao tiếp để pháttriển nhân cách
Trang 29- Rèn cho các em khả năng bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói,viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách phù hợp với hoàn cảnh và vănhóa, đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác.
- Rèn cho các em biết đánh giá tình huống giao tiếp và điều chỉnh cáchgiao tiếp phù hợp, có hiệu quả
- Rèn cho các em mối quan hệ tốt với những thành viên trong gia đình
- Xây dựng mối quan hệ với bạn bè, với thầy cô
- Rèn KNGT là yếu tố cần thiết cho các kỹ năng khác như bày tỏ tìnhcảm, sự cảm thông, sự hợp tác, đoàn kết.Các em có cách ứng xử phù hợp vớimọi người trong môi trường tập thể, môi trường gia đình và xã hội
b) Yêu cầu của việc rèn kỹ năng giao tiếp:
- Lựa chọn nội dung và phương pháp tích cực, phù hợp đặc điểm tâmsinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học
- Các HĐNGLL được tổ chức đa dạng, phong phú, nhẹ nhàng, hứng thú,
bổ ích, thiết thực, giúp các em phát huy ưu thế, chủ động và sáng tạo trongcác hoạt động giao tiếp
1.4.2 Nội dung rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học
Thông qua các HĐNGLL, HS được rèn luyện các KNGT cơ bản vàcần thiết như:
- Kỹ năng giao tiếp với thấy cô giáo, với bạn bè và các thành viên trongnhà trường Rèn cho HS biết phép lịch sự trong giao tiếp, cách sử dụng ngôn
từ, đặc biệt là cách xưng hô phù hợp, tạo cho các em sự thân thiện và tôntrọng với mọi người trong nhà trường Biết chia sẻ, biết nêu lên ý kiến củamình, biết đặt câu hỏi khi cần làm rõ một vấn đề Thông qua HĐNGLL tạocho các em các tình huống, các bài tập cụ thể để các em thực hành Từ đó các
em tự xác định hành vi, ứng xử phù hợp
- Kỹ năng làm quen là kỹ năng giao tiếp quan trọng ở mỗi cá nhân Khi
HS có kỹ năng này sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các em tiếp xúc với mọi
Trang 30người xung quanh.Tạo cho các em sự mạnh dạn, hoạt bát và tự tin vào bảnthân Thông qua HĐNGLL tạo môi trường cho trẻ tiếp xúc nhau qua hìnhthức tổ chức câu lạc bộ về thể thao, hội hoạ, văn hoá văn nghệ…từ đó giúpcho HS phát triển KNGT.
- Kỹ năng lắng nghe là một phần của KNGT.HS có kỹ năng lắng nghetích cực thể hiện qua sự tập trung, chú ý, sự quan tâm lắng nghe ý kiến ,phầntrình bày của người khác, biết cho ý kiến phản hồi đồng thời có đối đáp hợp
lý trong quá trình giao tiếp.Vì thế trong HĐNGLL cần tổ chức các hoạt độngthu hút được sự tập trung và tham gia của các em Đưa ra các vấn đề mangtính mới mẽ, thú vị kích thích sự tìm tòi khám phá HS phát triển kỹ năng hợptác thông qua các hoạt động nhóm, biết lắng nghe và trình bày ý kiến củamình
- Kỹ năng nói trước đám đông là kỹ năng rất cần thiết trong giao tiếp.Rèn luyện kỹ năng này giúp HS tự tin và thể hiện bản thân mình qua cáchtrình bày thu hút sự chú ý, tập trung của người nghe Tuy nhiên, trong thực tế,
kỹ năng nói trước đám đông của HS còn nhiều hạn chế HĐNGLL là môitrường thích hợp cho việc rèn luyện kỹ năng này Khi tổ chức các hoạt động
GV đặt ra các nhiệm vụ cụ thể cho HS như trình bày, thảo luận, tranh luận đểrèn luyện sự tự tin khi nói trước đám đông
- Kỹ năng giải quyết xung đột: kỹ năng này giúp HS nhận thức đượcnguyên nhân gây ra xung đột và giải quyết xung đột đó với thái độ tích cực,tránh được bạo lực Kỹ năng này cần được phối hợp với nhiều kỹ năng khácnhư lắng nghe, trình bày, thuyết phục
- Kỹ năng khắc phục khó khăn trong giao tiếp: Đây là kỹ năng rất cầnthiết cho HS trong giao tiếp HS phải nhận thức được những khó khăn gìtrong giao tiếp, để khắc phục mình phải làm gì? Cần ai giúp đỡ? Vì thế trongHĐNGLL, cần tạo môi trường cho trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp rèn luyệnbằng cách cho các em tiếp xúc các hoạt động, tạo nhóm cho các em giúp đỡ
Trang 31lẫn nhau, tạo điều kiện cho HS trình bày, sửa chữa uốn nắn, giúp các em dầndần tự tin hơn.
- KNGT trong gia đình và xã hội: Đây là kỹ năng mang tính tổng hợpcác kỹ năng giao tiếp cơ bản cần thiết HS phải biết vận dụng thích hợp trongmôi trường gia đình và xã hội Cần tạo mối quan hệ và hợp tác tốt ba môitrường giáo dục để rèn luyện KNGT cho HS Ở gia đình cần tạo điều kiện chotrẻ giao tiếp với các thành viên, cần nêu gương tốt cho các em học tập, cầnlắng nghe và uốn nắn các em trong ứng xử
1.4.3 Phương pháp và hình thức tổ chức rèn luyện KNGT cho HSTH
- Phân công lực lượng tham gia vào quá trình rèn luyện KNGT cho họcsinh
- Triển khai thực hiện kế hoạch, tổ chức các hoạt động rèn luyện
- Kiểm tra các hoạt động, kịp thời điều chỉnh, hỗ trợ công tác
- Đánh giá kết quả thực hiện
- Tổng kết, rút kinh nghiệm các hoạt động
1.4.3.2 Hình thức tổ chức rèn luyện:
- Các hoạt động rèn luyện được tiến hành theo từng khối lớp cụ thể.Trong các môi trường thích hợp như : trong lớp học, sân trường, tham quan dãngoại, trong các buổi chào cờ, sinh hoạt đội nhóm và các câu lạc bộ năngkhiếu
Trang 32- Tổ chức các HĐNGLL cho học sinh tham gia, xây dựng các bài tập,các yêu cầu, các tình huống dựa vào kiến thức và vốn sống của HS HS đượctham gia thảo luận, thực hành, xử lý các tình huống
- Nhà trường phối hợp với phụ huynh trong việc rèn luyện KNGT cho
HS trong cuộc sống hàng ngày ở gia đình Thường xuyên trao đổi thông tinphản hồi để có biện pháp rèn luyện thích hợp
- Các hành vi được thực hiện nhiều lần, có sự giám sát của GV để tạocho HS hình thành thói quen tốt
- Tổ chức cho các em tự đánh giá KNGT của mình theo định kỳ, từ đó
GV phụ trách có sự uốn nắn, điều chỉnh và định hướng hoạt động tiếp nối choHS
1.5 HĐNGLL với việc rèn luyện KNGT cho HSTH
1.5.1 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng rèn luyện KNGT thông qua HĐNGLL ở trường Tiểu học
Trong tháp nhu cầu của Maslow thì nhu cầu xã hội, trong đó có giao tiếpđứng tầng thứ ba sau nhu cầu về sinh lý và an toàn Ông cha ta thường nói :
Sự ăn cho ta cái lực, sự ở cho ta cho ta cái nghiệp Việc học sinh tiểu học cóđiều kiện giao tiếp và tiếp xúc môi trường thực tế quá ít Việc quá chú trọngvào cung cấp kiến thức học tập, chưa chú trọng đến rèn luyện kỹ năng làmcho HS thiếu sự năng động, sáng tạo, linh hoạt trong môi trường giao tiếp.Trong nhiều năm qua, vấn đề KNGT càng thu hút cộng đồng quan tâm,Việc thực hiện rèn luyện KNS cho học sinh trong đó có KNGT đã được đưavào tích hợp trong các môn học.Tuy nhiên nếu chỉ gói gọn trong các môn họcthì khó có thể rèn luyện KNGT một cách thuần thục, đáp ứng nhu cầu ngàycàng cao của xã hội
Việc rèn luyện KNGT thông qua HĐNGLL giúp các em nhận thức, địnhhướng đúng đắn, chủ động sáng tạo, biết hợp tác , biết phối hợp, biết cáchứng xử dối với thầy cô, bạn bè, gia đình và xã hội, tạo cho các em có được sự
Trang 33tự tin trong giao tiếp, đồng thời giúp các em có được tâm thế thoải mái, sẵnsàng trong các hoạt động và học tập
Thông qua HĐNGLL là cơ hội hợp tác giữa các lực lượng trong và ngoàitrường, là điều kiện, là phương tiện để phát huy sức mạnh của cộng đồngcùng tham gia vào rèn luyện KNGT đáp ứng mục tiêu giáo dục của nhàtrường
Tuy nhiên,qua thực tế cho thấy HĐNGLL còn nhiều hạn chế như: làmtheo phong trào, chủ điểm, qua loa, chiếu lệ, nói chính xác hơn còn xem nhẹvai trò của hoạt động này, nếu có tổ chức thì chỉ mang tính hình thức, đối phó.Nội dung còn đơn điệu chưa khắc sâu vào ý thức học sinh, chưa quan tâmđến việc rèn luyện kỹ năng nên dẫn đến chất lượng và hiệu quả rèn luyênthông qua HĐNGLL chưa cao
Muốn làm tốt công tác rèn luyện giao tiếp thông qua hoạt động ngoài giờlên lớp, CBQL và GV nhà trường phải nhận thức rõ vai trò của hoạt độngnày, xem hoạt động rèn luyện ngoài giờ lên lớp là một trong những công táctrọng tâm của nhà trường để đề ra biện pháp chỉ đạo và phối hợp hoạt độngphù hợp
Sau khi tìm hiểu rèn luyện KNGT thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớptại trường và các đơn vị bạn Tôi nhận thấy những hạn chế khi tổ chức cáchoạt động rèn luyện là:
Đối với CBQL: công tác quản lý chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này,
kế hoạch, nội dung, biện pháp còn chung chung, thiếu tính hệ thống, thiếu quitrình , thiếu sáng tạo và chưa có kế hoạch kiểm tra, đánh giá thực chất KNGTcủa HS
Đối với GV: còn hạn chế về năng lực tổ chức HĐNGLL và phương pháprèn luyện cho học sinh Đa phần GV còn chú trọng quá nhiều kiến thức cácmôn học nên chưa quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng cho HS
Trang 34Về phía HS: các em còn quá thụ động, rụt rè, chưa tự tin phát biểu ýkiến, chưa mạnh dạn trong việc giao tiếp với thầy cô, bạn bè Bên cạnh đó,vấn đề đáng quan tâm là các em tiếp thu văn hoá ứng xử theo hướng tiêucực, thiếu chọn lọc từ xã hội nên ảnh hưởng rất lớn đến KNGT.
Về phía gia đình : một phần do cuộc sống , hoàn cảnh và môi trườngsống nên ít nhiều thiếu sự quan tâm giáo dục con em hoặc quan tâm khôngđúng mức cũng ảnh hưởng đến kỹ năng tự phục vụ và KNGT của các em
Về môi trường xã hội ngày càng phát triển, công nghệ thông tin vàtruyền thông ngày càng đa dạng và phong phú cũng tác động ít nhiều đến quátrình tiếp nhận thông tin của trẻ
Tóm lại: từ những nhận định trên, từ thực tiễn nhu cầu xã hội và đáp
ứng mục tiêu giáo dục toàn diện , việc rèn KNGT thông qua HĐNGLL chohọc sinh tiểu học trong giai đoạn hiện nay là cần thiết
1.5.2 Vai trò của HĐNGLL với việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho HSTH
HĐNGLL ở các trường tiểu học được xác định theo mục tiêu của giáodục phổ thông và tính đến đặc điểm lứa tuổi của từng khối lớp đồng thời phảiđáp ứng nhu câu phát triển của xã hội và nhân cách của người học HĐNGLLthuận lợi về mặt thời gian, không gian hoạt động, phong phú về nội dung vàhình thức tổ chức Vì vậy, HĐNGLL phù hợp cho việc giáo dục và tích hợpnhiều nội dung một cách linh hoạt và sáng tạo, phát huy được tính tích cựccho người học, thông qua hoạt động này người học được rèn luyện nhiều kỹnăng, trong đó có KNGT
- HĐNGLL là nơi thể nghiệm, vận dụng và củng cố kỹ năng giao tiếpđược học trên lớp thông qua các môn học Hàng ngày trong các giờ học chínhkhóa, các em được rèn các kỹ năng lắng nghe, nói, trình bày … từ đó các em
có được một số KNGT cơ bản Thông qua HĐNGLL các em có thể vận dụng
Trang 35những kỹ năng đã được giáo dục vào các hoạt động một cách linh hoạt, phùhợp và hiệu quả.
- HĐNGLL là cơ hội để học sinh tự bộc lộ KNGT, khẳng định mình, dầnhình thành cá tính và nhân cách của bản thân Thông qua các hoạt động, các
em sẽ có điều kiện để tiếp xúc, để thể hiện, để trao đổi một cách tự nhiên, bộc
lộ cá tính, biết điều chỉnh hành vi trong giao tiếp
- HĐNGLL là môi trường nuôi dưỡng và phát triển tính chủ thể cho HS.Thông qua môi trường này giúp HS tự tin, mạnh dạn, chủ động, tích cực, độclập và sáng tạo trong mọi hoàn cảnh giao tiếp Các KNGT được thể hiện khicác em có môi trường để tham gia hoạt động, có điều kiện để các em tiếp xúc,trao đổi thông tin, biết cách tiếp nhận nhiều nguồn thông tin và chủ độngtrong hoạt động thông qua giao tiếp
- HĐNGLL là điều kiện tốt để thu hút cả ba lực lượng giáo dục cùngtham gia vào việc rèn luyện KNGT cho HS Nhà trường tổ chức các nội dunghoạt động để HS phát huy KNGT của mình HS được tham gia các hoạt động
xã hội, được tiếp xúc với các lực lượng bên ngoài nhà trường, sự hợp tác vàchia sẽ giúp các em sống một cách có ích và lành mạnh, thích nghi được vớimôi trường xã hội và có cách ứng xử phù hợp theo sự phát triển của xã hội.Gia đình sẽ là điểm tựa để học sinh phát triển các KNS trong đó có giao tiếp.Gia đình cùng nhà trường phối hợp, uốn nắn, điều chỉnh hành vi giao tiếp chocác em, hướng dẫn vận dụng phù hợp vào thực tế trong đời sống
1.5.3 Mục đích, nội dung rèn luyện KNGT thông qua HĐNGLL
1.5.3.1 Mục đích rèn luyện KNGT thông qua HĐNGLL:
Mục đích của việc rèn luyện KNGT cho HS là để:
- Tăng cường nhận thức, góp phần phát triển các kỹ năng trong giaotiếp.Bồi dưỡng thái độ, tình cảm cho học sinh, thông qua các HĐNGLL làm
HS bộc lộ hứng thú, sở trường và năng lực đồng thời rèn cho các em sự tự tinkhi tham gia vào hoạt động giao tiếp
Trang 36- Rèn luyện hệ thống kỹ năng, hành vi trong giao tiếp Rèn kỹ năngcho HS để nâng cao ý thức tự chủ, tự tin, chủ động trong giao tiếp, đồng thờirèn luyện hành vi, thói quen tốt trong ứng xử với mọi người trong gia đình,trong nhà trường và xã hội.
- Rèn luyện cho học sinh KNGT, ứng xử có văn hoá, có thói quen tốttrong học tập, lao động công ích và các hoạt động khác
- HĐNGLL rèn cho học sinh kỹ năng tự quản, trong đó có kỹ năng tổchức, điều khiển và thực hiện một hoạt động tập thể có hiệu quả, kỹ năngnhận xét, đánh giá kết quả hoạt động
- HĐNGLL rèn cho học sinh các kỹ năng giáo dục, tự điều chỉnh, kỹnăng hoà nhập để thực hiện tốt các nhiệm vụ do thầy cô giáo, do nhà trườnghoặc tập thể giao cho
1.5.3.2 Nội dung rèn luyện kỹ KNGT thông qua HĐNGLL
- Rèn cho học sinh KNGT giữa cá nhân với bạn bè, từng người thân,từng người khác trong cuộc sống Thông qua HĐNGLL rèn cho HS kỹ nănglàm quen với bạn bè cụ thể như làm quen với người bạn mới, cách giao tiếp,cách cư xử, lắng nghe, trao đổi thông tin cho nhau Trong gia đình, các em thểhiện được tâm tư, tình cảm, nguyện vọng , cách ứng xử, cách bày tỏ ý kiến vàrèn luyện hành vi ứng xử tốt với người thân Ngoài xã hội, HS có thể tham giavào các hoạt động , các em được rèn các kỹ năng hợp tác, tự phục vụ,
- Rèn cho HS KNGT với nhóm (chủ yếu là nhóm bạn của mỗi em) Các
em được tiếp xúc với các thành viên trong nhóm HS được trao đổi ý kiến,tranh luận, cách trình bày ngôn ngữ trước đám đông Thông qua hoạt độngnhóm trẻ sẽ được sự hỗ trợ tích cực của các thành viên, từ đó các kỹ nănggiao tiếp luôn luôn được rèn luyện và phát triển
- Rèn cho HS KNGT giữa nhóm với nhóm, giữa nhóm với cộng đồng.Khi HS đã có sự tự tin trong giao tiếp thì sự hợp tác giữa các thành viên trong
Trang 37nhóm ngày càng cao, HS có thể phát triển các kỹ năng trình bày ý kiến, lắngnghe, trả lời các tình huống thích hợp, đồng thời phát huy vai trò thủ lĩnhtrong nhóm Bên cạnh đó sự giao lưu giữa các nhóm với nhau tạo cho HS cókhả năng giao tiếp tốt với mọi người trong nhà trường hoặc cộng đồng.
1.5.4 Phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức rèn luyện KNGT thông qua HĐNGLL
1.5.4.1 Các phương pháp rèn luyện KNGT cho HSTH
- Phương pháp tiếp cận cùng tham gia: tạo sự tương tác giữa giáo viênvới học sinh, giữa học sinh với học sinh và tăng cường sự tham gia của họcsinh trong việc rèn luyện kỹ năng
- Phương pháp tiếp cận hướng vào cá thể: dựa vào kinh nghiệm sống vàđáp ứng nhu cầu của học sinh
- Phương pháp tiếp cận hoạt động: Tổ chức các hoạt động cho học sinhtham gia từ đó rèn luyện kỹ năng và hành vi
1.5.4.2 Hình thức tổ chức các HĐNGLL để rèn luyện kỹ năng giao tiếp
- Hoạt động xã hội và nhân văn: bước đầu đưa học sinh vào các hoạtđộng xã hội để giúp các em nâng cao hiểu biết về con người, đất nước, xãhội Đây là hoạt động mang ý nghĩa vô cùng to lớn Thông qua hoạt động nàycác em sẽ được rèn luyện thêm về KNGT trong xã hội, tình người và pháttriển nhân cách
- Hoạt động tiếp cận khoa học - công nghệ tiên tiến: HS tham gia vào các
hoạt động này sẽ tạo cho các em sự say mê, tìm tòi Thông qua các hoạt độngnày tạo điều kiện cho các em làm quen với việc nghiên cứu, làm quen vớiviệc hợp tác nhóm, sinh hoạt câu lạc bô khoa học, đặc biệt là tạo cho các em
sự tự tin trong giao tiếp và khẳng định mình
- Hoạt động văn hoá nghệ thuật và thẩm mỹ: đây là loại hình hoạt độngquan trọng, không thể thiếu được trong sinh hoạt tập thể của trẻ tiểu học Hoạtđộng này bao gồm nhiều thể loại khác nhau như hát, múa, thơ ca, kịch ngắn,
Trang 38thi kể chuyện…HS được học hỏi, trao đổi những giá trị nghệ thuật, văn hóatrong các tác phẩm nghệ thuật, giúp các em không chỉ bộc lộ cảm xúc mà còntạo ra những ấn tượng, những xúc cảm mới Các hoạt động này rèn cho các
em kỹ năng mạnh dạn, tự tin trước đám đông Đây là một trong những kỹnăng rất quan trọng của giao tiếp
- Hoạt động vui chơi giải trí và thể dục thể thao: Vui chơi và giải trí lànhu cầu thiết yếu của trẻ, đồng thời là quyền lợi của các em Nó là hoạt động
có ý nghĩa giáo dục to lớn đối với trẻ ở các trường tiểu học Hoạt động nàylàm thỏa mãn về tinh thần cho trẻ sau những giờ học căng thẳng, góp phần rènluyện một số phẩm chất, tính tổ chức, kỉ luật, nâng cao trách nhiệm, tinh thầnđoàn kết, lòng nhân ái Thông qua các hoạt động vui chơi trẻ có điều kiện tiếpxúc, ứng xử các tình huống… góp phần trong việc rèn luyện KNGT, điềuchỉnh hành vi khi tham gia các hoạt động
- Hoạt động lao động công ích: đây là loại hình đặc trưng của hoạt động
ngoài giờ lên lớp Thông qua lao động công ích sẽ giúp trẻ gắn bó với đờisống xã hội Ngoài ra lao động công ích còn góp phần làm cho trẻ hiểu thêm
về giá trị lao động Lao động công ích giúp trẻ vận dụng kiến thức vào đờisống như: trực nhật, vệ sinh lớp học, sân trường, làm đẹp bồn hoa, cây cảnhcho đẹp trường lớp Đây là hoạt động cần thiết giúp trẻ thích nghi với cuộcsống xung quanh Khi các em tham gia các hoạt động này, giúp các em tíchcực hơn, mạnh dạn hơn, tự tin hơn nhờ sự vận động, tuyên truyền, thuyếtphục mọi người cùng tham gia
1.5.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động rèn luyện kỹ năng giao tiếp
1.5.5.1 Nhận thức và chỉ đạo của CBQL nhà trường
Nhận thức của CBQL: về định hướng nhân cách con người Việt Nam,việc rèn luyện các kỹ năng giao tiếp cho học sinh trong giai đoạn hiện nay làviệc làm hết sức quan trọng và được toàn xã hội quan tâm Trong các hoạt
Trang 39động giáo dục của nhà trường hiện nay, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
là hoạt động giáo dục có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hoàn thiện nhâncách, đạo đức của học sinh Vì vậy trong nhà trường phổ thông, đặc biệt đốivới bậc tiểu học tổ chức HĐNGLL là yếu tố cơ bản và cần thiết, nó là một bộphận của quá trình giáo dục (theo nghĩa rộng), vừa là yếu tố quan trọng trongviệc hình thành và phát triển nhân cách theo mục tiêu đào tạo, đáp ứng yêucầu đa dạng của xã hội đối với thế hệ trẻ
Vì thế vai trò của CBQL, GV đặc biệt quan trọng, quyết định chất lượngcủa việc rèn luyện kỹ năng cho học sinh CBQL phải quán triệt đến GV nhậnthức sâu sắc yêu cầu nâng cao rèn luyện KNGT cho học sinh là cấp thiết.CBQL và GV phải xây dựng kế hoạch cụ thể, sáng tạo về nội dung, phươngpháp phù hợp với từng đối tượng học sinh Bên cạnh đó, người CBQL, GVphải thể hiện qua lòng yêu nghề, mến trẻ ,nhiệt tình, quyết tâm
1.5.5.2 Nhận thức và kỹ năng tổ chức HĐNGLL để rèn luyện KNGT cho HS
GV nhận thức được việc rèn luyện KNGT thông qua HĐNGLL cho HS
là hết sức cần thiết Việc rèn luyện KNGT góp phần vào việc rèn KNS, hìnhthành nhân cách góp phần vào việc phát triển toàn diện cho HS GV khôngchỉ tổ chức giáo duc cho HS các KNGT trong giờ học mà phải tạo điều kiệncho trẻ rèn luyện và vận dụng các kỹ năng phù hợp với môi trường và hoàncảnh giao tiếp
GV nắm được nội dung của việc rèn luyện KNGT; có kỹ năng thiết kếcác hoạt động thông qua đó trẻ được rèn luyện các KNGT GV có thể tổ chứccác hoạt động rèn luyện kỹ năng cho học sinh bằng nhiều hình thức phongphú về nội dung, đa dạng về cách thức tổ chức, thu hút trẻ tích cực tham gianhư : các hoạt động văn thể mỹ, các hoạt động từ thiện xã hội, các hoạt độngtham quan dã ngoại Xây dựng các câu lạc bộ, các nhóm bạn cùng sở thích đểttẻ phát triển kỹ năng và năng khiếu
Trang 401.5.5.3 Sự tích cực hưởng ứng của HS
* Đặc điểm phát triển tâm lý- nhân cách của HSTH: nhân cách của các
em lúc này mang tính chỉnh thể và hồn nhiên, trong quá trình phát triển trẻluôn bộc lộ những nhận thức, tư tưởng, tình cảm, ý nghĩ của mình một cách
vô tư, hồn nhiên, thật thà và ngay thẳng; nhân cách của các em lúc này cònmang tính tiềm ẩn, những năng lực, tố chất của các em còn chưa được bộc lộ
rõ rệt, nếu có được tác động thích ứng chúng sẽ bộc lộ và phát triển; và đặcbiệt nhân cách của các em còn mang tính đang hình thành, việc hình thànhnhân cách không thể diễn ra một sớm một chiều, với học sinh tiểu học cònđang trong quá trình phát triển toàn diện về mọi mặt vì thế mà nhân cách củacác em sẽ được hoàn thiện dần cùng với tiến trình phát triển của mình.[22,Tr.13]
* Hành vi của học sinh tiểu học: đến trường , trở thành học sinh là mộtbước ngoặt trong cuộc sống của học sinh tiểu học Các em được gia nhập vàonhững mối quan hệ mới với giáo viên, với các bạn cùng tuổi, được đưa vào hệthống các tập thể (trường, lớp, Sao Nhi đồng, Đội Thiếu niên Tiền Phong).Được tham gia vào các hoạt động mới khác nhau trong nhà trường, đặc biệt làhoạt động học tập và giao tiếp Tất cà những điều đó ảnh hưởng đến sự hìnhthành và củng cố các mối quan hệ với hiện thực xung quanh, với tập thể, vớingười lớn, với bạn bè, với cả bản thân mình Thông qua hoạt động học tập vàgiao tiếp với thầy cô, bạn bè cùng tuổi, học sinh tiểu học tiếp thu những chuẩnmực xã hội, ý thức, tình cảm, hành vi và thói quen phù hợp lứa tuổi trongquan hệ của các em với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng, xã hội,môi trường tự nhiên
1.5.5.4 Đảm bảo các điều kiện cần thiết để tổ chức thành công các HĐNGLL
Để việc rèn luyện KNGT cho HS đạt hiệu quả thì mục tiêu rèn luyệnphải được đặt ra trong kế hoạch, có nội dung, phương pháp và hình thức tổ