TRẦM THỊ BẠCH PHƯỢNGMỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HÀNH VI ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC HỌC BẬC TIỂU HỌC MÃ SỐ: 6
Trang 1TRẦM THỊ BẠCH PHƯỢNG
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HÀNH VI ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC HỌC (BẬC TIỂU HỌC)
MÃ SỐ: 60.14.10
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS PHAN QUỐC LÂM
Nghệ An, 2012
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài: “ Một số biện giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp”, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS Phan Quốc Lâm, người đã tận tình giúp đỡ
tôi trong quá trình hoàn thành đề tài
Tôi xin chân thành cảm ơn tới tập thể giáo viên khoa Giáo dục tiểu học,khoa đào tạo sau đại học, các thầy cô giáo phản biện cùng các bạn học viênlớp cao học 18SG - Giáo dục bậc tiểu học, các thầy cô giáo ở các trường tiểuhọc Nguyễn Trãi, Lê Văn Thọ, Kim Đồng đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốtthời gian qua
Xin gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè và đồng nghiệp, những người luônđộng viên, khích lệ tôi hoàn thành luận văn này
Xin chân thành cảm ơn!
TPHCM, tháng 10 năm 2012
Tác giả
Trầm Thị Bạch Phượng
Trang 3Mục lục
Trang
Mở đầu 1
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
1.1 Lịch sử của vấn đề nghiên cứu 10
1.2 Một số khái niệm cơ bản 12
1.3 Một số vấn đề về HĐNGLL của HSTH……….24
1.4 Một số vấn đề về GDĐĐ cho HSTH thông qua HĐNGLL 28
Chương 2: Cơ sở thực tiễn của đề tài 2.1 Thực trạng hành vi đạo đức của HSTH 32
2.2 Một số nguyên nhân về thực trạng hành vi đạo đức của HSTH 34
2.3 Thực trạng nhận thức và sử dụng các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh của GV TH 37
Chương 3: Một số biện pháp GDĐĐ cho HSTH thông qua HĐNGLL 3.1 Nguyên tắc xây dựng hệ thống biện pháp 47
3.2 Hệ thống biện pháp giáo dục hành vi ĐĐ thông qua HĐNGLL 49
3.3 Thực nghiên sư phạm 66
3.4 Kết quả thực nghiệm .67
Kết luận và kiến nghị 1 Kết luận 78
2 Kiến nghị 79
Tài liệu tham khảo 81
Phụ lục nghiên cứu 83
Trang 4Bảng các ký hiệu viết tắt
Hoạt động ngoài giờ lên lớp HĐNGLL
Trang 5Bảng 2.5: Bảng tỷ lệ % các biểu hiện vi phạm ĐĐ của HS.
Bảng 3.1: Kết quả nhận thức của HSTH về chuẩn mực đạo đức “ Kính trọngbiết ơn thầy cô giáo”
Bảng 3.2: Kết quả thái độ về các chuẩn mực đạo đức “ Kính trọng biết ơnthầy cô giáo” của HS
Bảng 3.3 Kết quả hành vi thực hiện về chuẩn mực đạo đức“ Kính trọng biết
ơn thầy cô giáo” của HS
Bảng 3.4: Hệ số tương quan giữa nhận thức – thái độ - hành vi ĐĐ của HSthực nghiệm và đối chứng
Bảng 3.5: Kết quả xếp loại ĐĐ của HS các nhóm thực nghiệm và đối chứng
2 Các biểu đồ
Biểu đồ 3.1: Kết quả nhận thức của học sinh nhóm thử nghiệm và đối chứng.Biểu đồ 3.2: Kết quả thái độ của học sinh nhóm thử nghiệm và đối chứng.Biểu đồ 3.3: Kết quả hành vi của học sinh nhóm thử nghiệm và đối chứng Biểu đồ 3.4: Kết quả xếp loại ĐĐ của các nhóm thực nghiệm và đối chứng
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Giáo dục đạo đức cho học sinh là một nội dung giáo dục quan trọngtrong nhà trường hiện nay Con người mà nhà trường đào tạo không chỉ cótầm trí tuệ cao, tâm hồn phong phú, thể chất cường tráng mà còn phải có đạođức trong sáng
Giáo dục đạo đức là một bộ phận rất quan trong của quá trình sư phạm,đặc biệt là ở Tiểu học Nó nhằm hình thành những cơ sở ban đầu về mặt đạođức cho học sinhTiểu học, giúp các em ứng xử đúng đắn qua các mối quan hệđạo đức hàng ngày Có thể nói, nhân cách của học sinh Tiểu học thể hiệntrước hết qua bộ mặt đạo đức Điều này thể hiện qua thái độ cư xử đối với ông
bà, cha mẹ, anh chị em ruột trong gia đình, với thầy cô giáo, bạn bè qua thái
độ với học tập, rèn luyện hàng ngày Đó là cơ sở quan trọng của việc hìnhthành những nguyên tắc, chuẩn mực đoạ đức cao hơn ở trung học cơ sở thểhiện trước hết qua bộ mặt đạo đức
Có thể nói đạo đức là cái tốt, cái đúng ở bên trong con người được biểuhiện ra bên ngoài bằng lời nói, hành vi Đạo đức là gốc bên trong đượcchuyển hóa thành lời nói và hành vi tốt đẹp bên ngoài Tức là con người phải
có nhận thức đúng, tốt về sự vật hiện tượng và từ đó có lời nói, hành vi tốtđẹp, đúng đắn với sự vật hiện tượng Để có được nhận thức đúng cần phải cógiáo dục Đạo đức con người không phải có sẵn mà phải được giáo dục "Hiền
dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên" (Hồ Chí Minh) Giáodục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng phải được thực hiện ngay từ lúcnhỏ, từ lứa tuổi tiểu học
Theo Luật Giáo dục, mục tiêu của Giáo dục là :Đào tạo con người ViệtNam phát triển toàn diện có đạo đức , trí tuệ , sức khỏe , thẩm mĩ Trungthành với lí tưởng độc lập và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân
Trang 7cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng nhu cầu xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc
Như vậy, giáo dục là rất quan trọng, không chỉ dạy kiến thức văn hóađơn thuần mà còn phải kết hợp giáo dục tư tưởng đạo đức, giáo dục thẩm mĩtrong và ngoài nhà trường : “Mục tiêu giáo dục tiểu học là nhằm giúp họcsinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài vềđạo đức, về trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếptục học Trung học cơ sở”
Để đáp ứng được mục tiêu trên, việc giáo dục toàn diện cho học sinhtrong nhà trường là nhiệm vụ chủ yếu Trong đó giáo dục đạo đức là mộttrong những nội dung giáo dục quan trọng trong bậc Tiểu học, bởi lẽ giáo dụctiểu học được coi là giai đoạn cơ bản của quá trình hình thành nhân cách chohọc sinh
Giáo dục đạo đức nhằm xây dựng cho trẻ những tình cảm, tính cách nhấtđịnh giúp các em có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức
và pháp luật
Giáo dục đạo đức có thể thông qua nhiều con đường trong đó HĐNGLL
là một con đường giữ vai trò quan trọng trong GD đạo đức cho học sinh.Công tác giáo dục đạo đức phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa giảng dạy lýthuyết và tổ chức thực hành kết hợp các hình thức giáo dục trong giờ lên lớp
và ngoài giờ lên lớp Giáo dục ngoài giờ lên lớp có ý nghĩa quan trọng vàthiết thực Vì thông qua HĐNGLL tất cả các em được tham gia, được bày tỏ
và được vận dụng những kiến thức đã học một cách tổng hợp, hình thành chohọc sinh những kỹ năng, thái độ, hành vi và các giá trị về đạo đức Trong khi
đó việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua HĐNGLL chưa được quantâm đúng mức
Trang 8Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục đạo đức cho họcsinh Vì vậy việc đưa ra các biện pháp giáo dục, đặc biệt khai thác thế mạnhcủa các HĐNGLL để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức ở bậc Tiểu học làvấn đề cần thiết hiện nay.
Vì vậy giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh Tiểu học có ý nghĩa rấtquan trọng Việc giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh Tiểu học hiện naycòn chưa mang lại hiệu quả cao và nhất là chưa có những biện pháp thật sựphù hợp với vấn đề giáo dục và với đặc điểm tâm lí của lứa tuổi học sinh tiểu
học chính vì thế mà chúng tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục hành
vi đạo đức cho học sinh Tiểu học thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp”.
Vấn đề giáo dục hành vi đạo đức cho HSTH thông qua HĐNGLL
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho HSTH thông quaHĐNGLL
4 Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được các biện pháp giáo dục hành vi ĐĐ cho HSTH thôngqua HĐNGLL có cơ sở khoa học và có tính khả thi thì có thể nâng cao hiệuquả giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh bậc tiểu học thông qua HĐNGLL
5 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 95.1.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề giáo dục hành vi đạo đức thông
qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh bậc tiểu học
5.1.2 Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của vấn đề giáo dục hành vi đạo đức
thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh bậc tiểu học
5.1.3 Đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục hành vi đạo
đức thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh bậc tiểuhọc
5.2 Phạm vi nghiên cứu
Việc nghiên cứu thực trạng, khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thicủa các biện pháp đề xuất được tiến hành ở một số trường tiểu học trên địabàn quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xâydựng cơ sở lý luận của đề tài Thuộc nhóm này có các phương pháp cụ thể sauđây:
- Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu;
- Phương pháp khái quát hoá các nhận định độc lập
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xây dựng
cơ sở thực tiễn của đề tài Thuộc nhóm này có các phương pháp cụ thể sauđây:
- Phương pháp điều tra;
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục;
- Phương pháp phỏng vấn, trao đổi
- Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm
6.3 Phương pháp thống kê toán học
Trang 10Để xử lý số liệu về mặt định lượng
7 Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu thamkhảo thì cấu trúc luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề giáo dục hành vi đạo đức cho họcsinh Tiểu học thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp
- Chương 2: Cơ sở thực tiễn của vấn đề giáo dục hành vi đạo đức chohọc sinh Tiểu học thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp
- Chương 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục hành vi đạođức cho học sinh Tiểu học thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp
Trang 11CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài.
Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua HĐNGLL là một con đườngquan trọng để thực hiện toàn vẹn mục tiêu giáo dục Muốn đạt được mục tiêugiáo dục thì giáo dục không chỉ giới hạn trong lớp học mà phải mở rộng rangoài xã hội
Giáo dục hiểu theo nghĩa xã hội học là một hiện tượng xã hội, bản chất
là sự tiếp nối kinh nghiệm xã hội lịch sử qua các thế hệ Quá trình giáo dụcđược tổ chức, thực hiện một cách có ý thức theo định chuẩn xã hội Giáo dụckhi đó có mục tiêu, nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức xác định Mục tiêu cuối cùng của giáo dục nhằm phát triển toàn diện nhân cáchngười được giáo dục Sự phát triển toàn diện nhân cách đó bao hàm:
- Sự phát triển về thể chất
- Sự phát triển về tâm trí và năng lực thực tiễn
Trong qua trình giáo dục; học sinh phải là chủ thể, việc giáo dục khôngchỉ diễn ra trên lớp, trong trường học mà phải thực hiện ở ngoài lớp, ngoàitrường theo phương thức kết hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xãhội Thông qua các hình thức như học tập, lao động, vui chơi, giải trí, sinhhoạt ngoài trời, tham quan du lịch, sinh hoạt tập thể
J.A Kômenxki ( 1592-1670 ) được coi là “Ông tổ của nền sư phạm cậnđại” đã có những đóng góp lớn lao cho nền giáo dục trên thế giới Trong đó,ông đặc biệt quan tâm đến việc kết hợp học tập ở trên lớp và hoạt động ngoàilớp nhằm giải phóng hình thức học tập “giam hãm trong 4 bức tường” của hệthống nhà trường giáo hội thời trung cổ Ông khẳng định “Học tập không phải
Trang 12là lĩnh hội kiến thức trong sách vở mà lĩnh hội kiến thức từ mặt trời, mặt đất,
từ cây sồi, cây dẻ”
C Mác và F Anghen người sáng lập ra học thuyết cách mạng XHCN
và là ông tổ của nền giáo dục hiện đại Hai ông xác định mục đích của nềngiáo dục xã hội chủ nghĩa là tạo ra “Con người phát triển toàn diện” Muốnvậy phải theo “ Phương thức giáo dục kết hợp với lao động sản xuất” Đâychính là phương thức giáo dục hiện đại”
A X Macarencô (1888-1939) nhà giáo dục Xô Viết vĩ đại, người cócông làm một cuộc thực nghiệm giáo dục vĩ đại gần 20 năm ở “trại lao độngGoocki và Deczinxki” nhằm cải tạo trẻ em phạm pháp Thành công của cuộcthực nghiệm này chính là ở chỗ Macarencô không chỉ giáo dục trẻ em phạmpháp trong trường mà ông đã gắn liền giáo dục trong lao động, trong sinh hoạttập thể và hoạt động xã hội Ông đã chứng minh chân lý giáo dục của họcthuyết Mác- Lê nin và khái quát thành các quan điểm giáo dục xã hội chủnghĩa rất cơ bản, đó là:
+ Giáo dục trong hoạt động xã hội
+ Giáo dục trong tập thể, bằng tập thể
+ Giáo dục trong lao động
+ Giáo dục bằng tiền đồ, viễn cảnh
Từ triết lý của C.Mác về bản chất xã hội của cá nhân là “Tổng hoà cácquan hệ xã hội” đến những lý luận về sự kết hợp giáo dục, xây dựng môitrường giáo dục
1.1.2 Các nghiên cứu trong nước.
Hoạt động ngoài giờ lên lớp đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cậpđến các khía cạnh khác nhau như vai trò, ý thức tổ chức, biện pháp quản lýtrong nhà trường và ngoài nhà trường ở các bậc học khác nhau
Trang 13Trong sự nghiệp đổi mới giáo dục, hoạt động giáo dục ngoài giờ lênlớp được chính thức đưa vào trong chương trình giáo dục của nhà trường phổthông với yêu cầu thực hiện bắt buộc thống nhất trong toàn quốc có sự chỉđạo của Bộ GD và ĐT Để triển khai chương trình và sách giáo viên “Hoạtđộng giáo dục ngoài giờ lên lớp” ở phổ thông, một loạt tác giả, các nhànghiên cứu đã đề cập tới nhiều lĩnh vực khác nhau của hoạt động giáo dụcngoài giờ lên lớp.
Đỗ Nguyên Hạnh trong công trình nghiên cứu của mình đã xuất phát từđặc điểm ham thích hoạt động ngoài giờ lên lớp của học sinh đã đề xuất cáchình thức hoạt động: Bình thơ, trưng bày ảnh, tiếp xúc với người thực, việcthực, tham quan có tác dụng tốt đối với việc củng cố, bổ sung kiến thức, giáodục tình cảm, ý thức tập thể của học sinh
Trong bài viết của tác giả Nguyễn Thị Việt Hà đã đưa ra một số biệnpháp giáo dục quyền trẻ em cho học sinh Tiểu học qua hoạt động ngoài giờlên lớp
Trong bài viết của tác giả Nguyễn Dục Quang đã đề cập đến vấn đề đổimới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoàigiờ lên lớp, giáo dục quốc tế cho học sinh qua hoạt động giáo dục ngoài giờlên lớp Ngoài ra còn có các luận văn Thạc sĩ, các khoá luận đại học đãnghiên cứu vấn đề này ở các khía cạnh khác nhau
1.2 Một số khái niệm cơ bản
Trang 14Đạo đức có tính lịch sử, tính giai cấp, tính dân tộc được hình thànhtrong đời sống xã hội, các hành vi của con người thường được đánh giá theonhững quy tắc, chuẩn mực được củng cố trong các khái niệm như: Thiện - ác,chính - tà, vinh - nhục, lương tâm, nghĩa vụ, hạnh phúc Bên cạnh đó đạo đứccòn có chức năng kiểm tra đánh giá Nhờ có chức năng này mà chủ thể đạođức phân biệt được cái tốt, cái xấu, cái thiện, cái ác trong thực tiễn cuộc sốngthường xuyên biến đổi và định hướng chính xác, tin tưởng vào hành vi củamình.
Hệ thống khái niệm này phản ánh và biểu hiện bản chất xã hội của conngười, mà chủ yếu là mối quan hệ giữa xã hội và cá nhân
Mỗi con người sống trong điều kiện xã hội nhất định khi bộc lộ thái độcủa mình qua những hành vi đạo đức hoặc phù hợp hay trái ngược với nhữngchuẩn mực, những giá trị đương thời đều có sự lựa chọn, điều chỉnh đó chính
là sự phản ánh trình độ phát triển đạo đức, ý thức đạo đức của mỗi cá nhân là
sự biểu hiện tính độc lập tương đối của đạo đức trong đời sống xã hội , thiếu
sự lựa chọn, điều chính thì người đó không có đạo đức mà chỉ có sự cưỡngchế, nghĩa là chỉ tồn tại sức mạnh của pháp quyền
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội xuất hiện rất sớm trong lịch sửnhân loại và được mọi xã hội, mọi thời đại quan tâm Sự phát triển của đạođức xã hội từ thấp lên cao như những nấc thang giá trị văn minh loài ngườitrên cơ sở phát triển của sức sản xuất vật chất và trong quá trình lao động conngười làm biến đổi thể chất của mình và làm nảy sinh ý thức luôn thúc đẩy sựphát triển và sự hoàn thiện của con người
Đạo đức là một phạm trù lịch sử, kết quả của quá trình phát triển của xãhội loài người Đạo đức thuộc kiến thức thượng tầng, chịu sự quy định bởi cơ
sở hạ tầng Sự thay đổi của hạ tầng kinh tế- xã hội làm thay đổi các chuẩnmực của đạo đức xã hội Tuy nhiên, nhiều chuẩn mực, giá trị đạo đức, như
Trang 15nhân đạo, dũng cảm, vị tha, có ý nghĩa toàn nhân loại và tồn tại phổ biếntrong các xã hội khác nhau.
Trong thực tiễn, đạo đức bao giờ cũng gồm ý thức, quan hệ và hànhđộng thực tiễn Cả ba mặt đó quan hệ thống nhất với nhau nói lên năng lựcphục vụ một cách tích cực, tự giác của cá nhân trong mối tương quan và lợiích của người khác và xã hội Do đó việc giáo dục đạo đức phải gồm ba mặtnhằm hình thành những dạng đạo đức mang tính tích cực xã hội
Đạo đức góp phần giữ vững ổn định chính trị xã hội, qua đó thúc đẩy
sự phát triển của kinh tế xã hội, xây dựng xã hội “ Dân giàu, nước mạnh, xãhội công bằng, dân chủ, văn minh”
Bên cạnh đó đạo đức còn có chức năng kiểm tra đánh giá Nhờ có chứcnăng này mà chủ thể đạo đức phân biệt được cái tốt, cái xấu, cái thiện, cái áctrong thực tiễn cuộc sống thường xuyên biến đổi và định hướng chính xác, tintưởng vào hành vi của mình
1.2.1.2 Hành vi đạo đức
Hành vi đạo đức là những hành vi phù hợp với các chuẩn mực đạo đức.Hành vi đạo đức là một thành phần không thể thiếu được của phẩmchất đạo đức: ý thức đạo đức, tình cảm đạo đức, hành vi đạo đức
Hành vi đạo đức được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ trở thành thói quen đạođức Hành vi, thói quen đạo đức vừa là mục đích, vừa là kết quả của quá trìnhgiáo dục đạo đức
1.2.2 Giáo dục và giáo dục hành vi đạo đức
Giáo dục hành vi đạo đức là một nhiệm vụ của giáo dục đạo đức chohọc sinh Nhờ thực hiện nhiệm vụ này mà ý thức đạo đức, tình cảm đạo đứccủa học sinh mới biến thành thói quen hành vi đạo đức của các em
Trang 16Trong giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học, việc giáo dục hành viđạo đức có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng và phải đi trước một bước so vớigiáo dục ý thức đạo đức, tình cảm đạo đức.
1.2.3 Biện pháp giáo dục hành vi ĐĐ
Theo Từ điển tiếng Việt thì “ Biện pháp là cách làm, cách giải quyếtmột vấn đề cụ thể” Trong giáo dục học, biện pháp giáo dục là yếu tố hợpthành của phương pháp, phụ thuộc vào phương pháp Tuỳ theo từng trườnghợp cụ thể thì phương pháp và biện pháp có thể chuyển hoá lẫn nhau
- Biện pháp giáo dục hành vi đạo đức là những cách thức cụ thể mà giáo
viên sử dụng để tác động đến học sinh nhằm hình thành ở các em hành vi đạođức Việc xây dựng các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh Tiểuhọc không những phải dựa vào mục đích, yêu cầu, nội dung giáo dục đạo đức
mà còn phải dựa vào những cơ sở tâm lý – sư phạm sau đây:
Học sinh lứa tuổi này lúc nào cũng tìm chỗ dựa ở kinh nghiệm cảmtính, ở những biểu tượng và ấn tượng của bản thân, những tri thức gần gũi vớicuộc sống của các em Trẻ dễ đãng trí trong những công việc các em chưahứng thú, khó tập trung chú ý đối với những tài liệu thiếu hấp dẫn về mặt xúccảm trực tiếp
Trang 17Tuy nhiên ở học sinh Tiểu học cũng tiềm tàng một khả năng phát triển
to lớn Nhiều công trình nghiên cứu thuộc lĩnh vực tâm lý học trẻ em và sưphạm, mấy chục năm lại đây, đã chứng minh rằng ngay từ lớp 1 các em đã cóthể tiếp thu được những tri thức khái quát, nếu biết cách tổ chức hoạt độngcho trẻ hợp lý và vừa sức
Nhưng dù sao cũng phải thấy rằng ở học sinh nhỏ, kiểu tư duy trựcquan - hình ảnh vẫn là chủ yếu chứ không phải tư duy lôgic
Điều đó đòi hỏi phải coi trọng nguyên tắc trực quan, nhằm cung cấpcho trẻ những biểu tượng,những khái niệm sơ đẳng nhưng chính xác về thếgiới tự nhiên và xã hội
Trong việc dạy học ở Tiểu học cần phải áp dụng những cách thức riêng
để duy trì sự chú ý và tính tích cực nhận thức của các em trong suốt tiết học
“phối hợp khéo léo các phương pháp và thủ thuật dạy học khác nhau, sử dụngcác hình thức trò chơi,tập thể dục giữa giờ.”
Ở Tiểu học, phong cách giao tiếp của giáo viên với học sinh, việc thiếtlập một bầu không khí tâm lý trong quá trình dạy học mang một ý nghĩa rấtquan trọng
- Đặc điểm về mặt tình cảm của học sinh Tiểu học.
Tình cảm là yếu tố nối liền nhận thức với ý chí của học sinh Tiểu học.Đối tượng gây xúc cảm cho trẻ là những sự vật, hiện tượng có hình ảnh cụthể, sinh động Sự thích thú, buồn bực hay lo âu, sợ hãi của trẻ thường xảy rakhi các em trực tiếp tri giác các sự vật, hiện tượng cụ thể
Vì thế trong dạy học cũng như giáo dục cần tránh những lời thuyết lýchung chung, trừu tượng Những bài giảng khô khan, dài dòng chẳng nhữngkhông gây cho trẻ những xúc cảm tích cực mà còn làm cho các em mệt mỏi,chán nản
Trang 18Học sinh Tiểu học dễ xúc động và khó kìm hãm xúc cảm của mình.Tính dễ xúc cảm phản ánh trong toàn bộ đời sống tâm lý của trẻ Nó thể hiện
ra ở tri giác, ký ức, tưởng tượng, hoạt động của trẻ
Quan sát hoạt động của các em có thể thấy rõ điều đó Chúng tôi đã thửnghiệm giới thiệu với các em một bức tranh, các em vừa nhận ra đã reo lên
“đẹp quá”, “thích quá!” Đấy chính là sự dễ xúc cảm do tác động trực quanđem lại Kể một câu chuyện cổ tích hay như “Tấm Cám”, “Thạch Sanh”,
“Cây khế” dễ dàng tạo ra cho các em sự xúc động mạnh mẽ, biểu hiện thươngyêu căm ghét rất rõ ràng
Khi trẻ phải trả lời một câu hỏi khó hay giải quyết một bài tập khóthường thấy nét mặt các em hiện rõ những xúc cảm diễn ra cùng với quá trình
tư duy: nôn nóng (khi gặp khó khăn), tươi vui (khi vượt khó khăn) Bị điểmkém hoặc bị cô phê bình các em có thể “buồn đến khóc”
Khi xúc động trẻ thường không làm chủ được xúc cảm của mình có cốtình kìm hãm, che dấu thì nó cũng lộ ra một cách vụng về
Các đặc điểm trên đây là do sự phát triển chưa ổn định về sinh lý thầnkinh ở học sinh Tiểu học Quá trình hưng phấn còn mạnh hơn quá trình ứcchế, vỏ não chưa đủ sức để thường xuyên điều chỉnh hoạt động của bộ phậndưới vỏ…
Nắm được đặc điểm này, chúng ta cần khơi dậy những xúc cảm, tìnhcảm tự nhiên của trẻ khéo léo uốn nắn, rèn luyện để dần dần các em làm chủđược tình cảm của mình
- Đặc điểm về mặt ý chí của học sinh Tiểu học.
Ở lứa tuổi học sinh Tiểu học ý chí của các em chưa phát triển đầy đủ.Các em rất dễ bị kích thích bởi những tác động bên trong và bên ngoài Vìvậy hành vi của trẻ dễ có tính tự phát và chịu sự chi phối của những ướcmuốn trực tiếp
Trang 19Thí dụ:Trong giờ học, khi không hài lòng với bạn, trẻ có thể “phản
ứng” lại ngay (huých tay vào sườn bạn, rảy mực vào quần áo sách vở củabạn)
Gặp một chi tiết thú vị từ bài giảng của giáo viên trẻ có thể reo lên sungsướng, mặc dù các em vẫn biết làm như thế là vi phạm nề nếp học tập
Tính hiếu động kèm theo việc học sinh chưa biết điều khiển hành vicủa mình thường dẫn đến hiện tượng dễ bị kích động, thiếu kiềm chế và vô tổchức Trong khi đó nhu cầu hoạt động của các em lại rất lớn Nếu không chú
ý đến điều đó, chúng ta sẽ khó tránh khỏi những sai lầm, những yêu cầukhông phù hợp đối với các em cũng như những lời buộc tội thiếu căn cứ vềtính vô kỷ luật của trẻ Cho nên cần phải thận trọng khi phân tích từng sai lệchtrong hành vi của trẻ, cố gắng giúp đỡ các em vượt qua những hạn chế của lứatuổi
- Sự sẵn sàng về mặt tâm lý của học sinh Tiểu học đối với hoạt động họctập
Hoạt động học tập đặt ra những yêu cầu nhất định đối với đứa trẻ bắtđầu đi học Các em không những phải có một sự phát triển thể lực nhất định
mà còn phải được chuẩn bị về mặt tâm lý cho việc học tập ở trường
Kết quả nghiên cứu của các nhà tâm lý học cho thấy trình độ chuẩn bịsẵn sàng của đứa trẻ về mặt trí tuệ (nắm được một vốn tri thức, kỹ năng , kỹxảo nhất định, có hoạt động tư duy phát triển tới một trình độ cần thiết ) và vềmặt nhân cách (thái độ của trẻ đối với nhà trường và học tập, đối với giáoviên, kỹ năng tự tổ chức hoạt động và hành vi của mình ) không phải bao giờcũng trùng hợp với nhau Đứa trẻ có thể có một vốn tri thức khá lớn (có tới73,3% - 88,7% đứa trẻ 6 tuổi đã được chuẩn bị một số kiến thức nhất định vềToán và Tiếng Việt Trong số này gần 25% biết làm đúng ngay các phép tínhcủa lớp 1, viết được trọn tiếng và đọc được một bài tập đọc dành cho lớp 1
Trang 20Có trình độ thao tác tư duy phát triển tương đối cao, nhưng trong khi đó laịchưa được chuẩn bị đầy đủ về mặt tâm lý, biểu hiện ở chỗ một số em thích đihọc vì những đặc điểm bề ngoài của đời sống nhà trường và của học tập (đượcmặc quần áo mới, mang cặp sách mới, được cho điểm, có trống báo vào học )chứ không phải vì bản thân hoạt động học tập.
Số trẻ 6 tuổi có mong muốn này chiếm tỷ lệ từ 75,5% - 79% Bởi vậy,trong quá trình học tập, do thường xuyên phải đáp ứng, những đòi hỏi ngàycàng cao của nhiệm vụ nhận thức, phần lớn trẻ đã mất đi những khát vọng họctập ban đầu
Để khắc phục những tồn tại trên, cần chuẩn bị cho trẻ sự sẵn sàng vềmặt tâm lý đối với việc học tập
L.I.Bogiôvic đã nêu lên hai yêu cầu sau đây:
a) Sự chuẩn bị sẵn sàng về mặt kỹ thuật lĩnh hội tri thức
b) Sự chuẩn bị sẵn sàng cho một lối sống mới, một quan hệ mới với ngườikhác mà trước hết là với giáo viên, chuẩn bị sẵn sàng cho học tập vớitính cách một kiểu lao động
Tóm lại: Đặc điểm nổi bật của học sinh Tiểu học là dễ xúc cảm hay
hướng tới những hành động cụ thể, không chú ý được lâu, kinh nghiệm sốngtập thể còn ít, nhận thức về xã hội hạn chế, dễ nghe theo những lời hướng dẫncủa thầy cô giáo,hay bắt chước bạn bè, người lớn Nhưng đây là lứa tuổi màtheo V.A.Xukhômlinxki “đang diễn ra sự hình thành con người là quãng thờigian phát triển mạnh mẽ nhất về đạo đức trí tuệ, tình cảm, thể lực và thẩmmỹ”
Do đó việc chú ý đến các đặc điểm nói trên của học sinh là một trongnhững nhân tố đảm bảo cho sự thành công của nhà giáo dục trong công việcgiáo dục hành vi đạo đức
Trang 21- Học sinh Tiểu học là một giai đoạn phát triển của đời người Ảnhhưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ ở giai đoạn này trước hết phải nóiđến việc các em được đến trường Đây là một sự kiện có ý nghĩa to lớn trongđời sống của trẻ Đến trường các em có một vị thế xã hội, khác hẳn so vớitrước đây, khi còn là trẻ mẫu giáo Việc học tập của các em được gia đìnhquan tâm hơn, chuẩn bị cho nhiều sách vở, đồ dùng học tập hơn Học tập trởthành nhiệm vụ chủ yếu nhất, quan trọng nhất đối với trẻ Để làm tròn bổnphận này, các em phải hết sức cố gắng, phải có tinh thần trách nhiệm và lòngham học tập
Đến trường, trẻ tham gia vào những mối quan hệ mới mẻ Các emthường e dè, bỡ ngỡ trước những mối quan hệ này nhưng lại tò mò muốnđược tiếp xúc ngày một rộng hơn Nếu được tổ chức tốt những quan hệ đó sẽ
là điều kiện phát triển thái độ tốt đẹp đối với mọi người xung quanh
Đến trường trẻ còn tham gia vào nhiều hoạt động mới với những yêucầu mới (học tập, vui chơi, lao động, sinh hoạt tập thể, công tác xã hội ) trong
đó hoạt động học tập đóng vai trò chủ đạo Thông qua hoạt động và chínhtrong hoạt động này các quan hệ của trẻ đối với xã hội được thực hiện, cácphẩm chất cơ bản của nhân cách đứa trẻ cũng như từng thuộc tính tâm lýriêng biệt của các em được hình thành
Tất nhiên trẻ Tiểu học vẫn duy trì và phát triển các hoạt động và quan
hệ khác, nhưng tất cả những hoạt động ấy đều lui về sau nhường cho hoạtđộng học tập nổi lên giữ vị trí chủ đạo
Việc tìm ra hoạt động chủ đạo đối với mỗi giai đoạn phát triển của trẻ
có một ý nghĩa rất to lớn Nó giúp các nhà giáo dục có tầm nhìn chiến lượcsuốt các giai đoạn phát triển của trẻ, đồng thời biết tập trung cố gắng vào từnggiai đoạn để tổ chức có hiệu quả hoạt động của trẻ, tạo ra ở các em sự pháttriển tối ưu
Trang 22Hoạt động vui chơi dù là chơi đóng vai trò và có luật lệ vẫn mang tínhchất thoải mái, không bị ràng buộc chặt chẽ về nội dung quy tắc, thời gian,mỗi em tiến theo một nhịp độ riêng Chơi một mình cũng được, trao đổi vớibạn bè cũng không cấm, có chút gì có thể trực tiếp hỏi cô hay mách cô Khácvới vui chơi, hoạt động học tập có những yêu cầu nhất định, chịu sự điềuchỉnh từ bên ngoài nhằm đạt được những kết quả cụ thể Hoạt động học tậpđòi hỏi sự nỗ lực cố gắng của học sinh mà thiếu sự nỗ lực và cố gắng này việchọc tập không thể diễn ra bình thường được
Chuyển hoá từ chơi sang học là một quá trình khó khăn đối với trẻ nhỏ.Các em phải làm quen với chế độ học tập mới (đi học đúng giờ, không bỏhọc, tập trung chú ý, tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài, không làm mấttrật tự ), phải làm việc nghiêm túc, căng thẳng để hoàn thành nhiệm vụ mới
mẻ, khó khăn, không thể tuỳ tiện chơi đùa như trước nữa
Nói tóm lại để học tập tốt trẻ cần phải có hành vi đạo đức trong học tập,hành vi đạo đức có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển toàn diện nhân cách họcsinh Tinh thần trách nhiệm, ý thức tập thể, tính tích cực độc lập, khả năng tựkiềm chế, có nghĩa là những phẩm chất cơ bản của học sinh Tiểu học đượchình thành đồng thời với sự hình thành của các hành vi đạo đức
Bản thân hành vi đạo đức khi được củng cố, rèn luyện vững chắc cũng
là một phẩm chất nhân cách của học sinh Tiểu học, đảm bảo cho các emnhanh chóng thích ứng với hoạt động học tập và cuộc sống nhà trường Đếnlượt mình, các thuộc tính và phẩm chất nhân cách học sinh cũng ảnh hưởngtrở lại đối với việc giáo dục hành vi đạo đức
Sự phát triển của các yếu tố, động cơ, tình cảm, khuynh hướng, nănglực… ở đứa trẻ đều dẫn đến sự phát triển về mặt nhận thức, niềm tin, kỹ năng,
kỹ xảo, thói quen kỉ luật trong hoạt động học tập của các em
Trang 23Nói tóm lại hành vi đạo đức có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành
và phát triển nhân cách học sinh Tiểu học Làm tốt công tác giáo dục hành viđạo đức là tạo điều kiện để trẻ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của hoạt động họctập và các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường
- Vị trí vai trò của người giáo viên Tiểu học trong việc giáo dục hành viđạo đức cho học sinh
Thông thường ở bậc Tiểu học, mỗi giáo viên dạy một lớp, tất cả các bộmôn Một số trường có điều kiện giáo viên có thể dạy chuyên theo môn học:Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ Dù dạy tất cả các môn hay thậm chí một mônhọc họ vẫn được học sinh nhìn nhận như “ông thầy tổng thể”
Giáo viên Tiểu học chiếm vị trí trung tâm trong các mối quan hệ của trẻ
ở giai đoạn này Học sinh lớp 1 – 2 coi giáo viên là nhân vật quan trọng nhất,
là hiện thân của yêu cầu xã hội.Các em vừa tin vừa yêu, vừa hay bắt chướcgiáo viên nên giáo viên Tiểu học thường để lại những dấu ấn rất đậm néttrong tâm hồn trẻ Trong nhiều trường hợp các em tin lời thầy cô hơn là cảnhững gì trong sách, nếu điều gì thầy nói sai thì chỉ có thầy cải chính các emmới tin
Ngay từ buổi đầu trẻ đến trường, nếu giáo viên biết dùng ảnh hưởng tolớn của mình tác động đến học sinh thì đây là điều kiện thuận lợi cho công tácgiáo dục nói chung và giáo dục hành vi đạo đức nói riêng
Là ông thầy tổng thể, giáo viên Tiểu học chịu trách nhiệm chính đối vớichất lượng của học sinh lớp mình Họ vừa có nhiệm vụ cung cấp tri thức, pháttriển trí tuệ cho trẻ, vừa bồi dưỡng rèn luyện các em những phẩm chất đạođức cần thiết Người giáo viên Tiểu học còn thay mặt nhà trường thườngxuyên liên hệ với gia đình và các đoàn thể xã hội để thống nhất mọi tác độnggiáo dục, tạo ra một môi trường lành mạnh có ảnh hưởng tích cực đến sự hìnhthành và phát triển nhân cách học sinh
Trang 24Trong nhà trường Tiểu học, giáo viên đóng vai trò của người tổ chức.Vai trò này của giáo viên thể hiện ở chỗ nêu nhiệm vụ, cho biết mẫu sảnphẩm, vật liệu, quá trình thực hiện, theo dõi điều chỉnh, kiểm tra đánh giá.Nói tóm lại là tổ chức quy trình kỹ thuật Còn học sinh dưới sự chỉ đạo củagiáo viên tự mình thực hiện quy trình sản xuất theo mẫu và quy trình kỹ thuậtcho trước Do đó ở Tiểu học giáo viên đến với học sinh không phải bằngphương pháp thuyết trình mà bằng phương pháp làm mẫu.
Khi dạy điều gì giáo viên làm mẫu rồi tổ chức cho học sinh làm để cóđược điều đó Muốn hình thành ở học sinh một hành vi, giáo viên phải làm để
có được hành vi đó Học sinh làm theo cách thầy làm và đạt hành vi đó Điềuquan trọng hơn nữa là hoạt động của trẻ phải diễn ra một cách tích cực, saysưa Các em phải mong muốn nắm lấy “mẫu hành vi” để mình trở nên tốt đẹphơn Nói cách khác, trong hành vi của trẻ không chỉ chú ý dạy cái “nghĩa” màcòn phải cho trẻ trải nghiệm “cái lý” của hành vi, thấy được giá trị việc làmcủa mình, rung động trước cái tốt, cái đẹp, cái cao thượng Căm ghét cái xấu,cái ác, cái thấp hèn
Trong công tác giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh, giáo viên cũnggiữ vai trò chủ đạo Bằng phương pháp làm mẫu giáo viên cung cấp cho họcsinh các chuẩn mực hành vi đạo đức và cách làm Sau đấy, tổ chức, hướngdẫn các em làm để có được chuẩn mực này
Thực tế cho thấy trong quá trình giáo dục đạo đức nói chung và giáodục hành vi đạo đức cho học sinh nói riêng, nếu giáo viên không xác định rõ
vị trí, vai trò, nhiệm vụ của mình thì hiệu quả giáo dục sẽ rất thấp
Tuy nhiên để làm tốt chức năng của “ông thầy tổng thể”, “người đạidiện của nền văn minh nhà trường đến với học sinh”, giáo viên dạy ở bậc Tiểuhọc cần có đủ các tiêu chuẩn đặc trưng sau đây
Trang 251- Có hình thức phù hợp với học sinh Tiểu học được các em chấp nhận(hình thể, y phục, tư thế, tác phong…)
2- Hiểu biết sâu sắc nội dung giáo dục ở bậc Tiểu học (tri thức khoa học,
kỹ năng sư phạm, chuẩn mực cuộc sống…)
3- Nắm vững và vận dụng có kết quả tri thức sư phạm học (hiểu học sinh
và giao tiếp được với học sinh, tác động thích hợp đến từng học sinh…)4- Ngôn ngữ chuẩn xác, thích hợp với học sinh (cả nói và viết)
Không có đủ các tiêu chuẩn trên, người giáo viên Tiểu học khó có thểlàm tốt công tác giáo dục toàn diện học sinh trong đó có giáo dục hành vi đạođức
1.3 Một số vấn đề về HĐNGLL của HSTH
HĐNGLL bao gồm hoạt động ngoại khoá, hoạt động vui chơi, thể dụcthể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hoá, hoạt động bảo vệ môi trường,lao động công ích và các hoạt động xã hội khác
1.3.1 Vị trí của HĐNGLL:
- HĐNGLL lớp là con đường giáo dục trực tiếp có sự hướng dẫn của nhàgiáo dục để học sinh hình thành các phẩm chất nhân cách cá nhân Trong quátrình dạy học ngoài việc truyền thụ cho học sinh những tri thức khoa học mộtcách có hệ thống, còn phải luôn mang lại hiệu quả giáo dục- giáo dục nhâncách cho học sinh thông qua các môn học nhằm điều chỉnh và định hướng quátrình giáo dục toàn diện đạt hiệu quả
- Vị trí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được khẳng định: “ Hoạtđộng giáo dục ngoài giờ lên lớp không chỉ là hoạt động ngoại khoá môn học,hay thuần tuý là một hoạt động ngoại khoá Hoạt động giáo dục ngoài giờ lênlớp là một trong ba kế hoạch đào tạo: dạy học giáo dục, hướng nghiệp dạynghề, nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo của cấp học theo hướng giáo dục: đạođức nhân văn, khoa học kỹ thuật
Trang 261.3.2 Vai trò của HĐNGLL.
- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tạo điều kiện thuận lợi, phát huytính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, biến quá trình giáo dục thànhquá trình tự giáo dục Tự giáo dục là phương thức tự khẳng định, được hìnhthành thông qua hoạt động mà cá nhân phát huy tối đa vai trò chủ thể
- HĐNGLL là điều kiện, là môi trường để học sinh phát huy tính tích cựcchủ động sáng tạo của bản thân, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp vai tròchủ thể có điều kiện được phát huy, học sinh được giao việc, được chủ độnghoàn thành theo mục tiêu hoạt động
- HĐNGLL là điều kiện để tạo cơ hội phát triển các kỹ năng và năng lực
ở học sinh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, góp phần đápứng với yêu cầu đổi mới giáo dục khu vực và thế giới
- Thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp học sinh hình thành được một
+ Hình thành quan niệm và có lối sống đúng đắn
- HĐNGLL giúp nhà giáo dục sớm phát hiện năng khiếu, tố chất của họcsinh để từ đó có định hướng giáo dục đúng đắn
Trang 271.3.3 Nhiệm vụ của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Về kiến thức: HĐNGLL giúp học sinh củng cố và khắc sâu những kiếnthức đẵ học trên lớp, mở rộng và nâng cao hiểu biết cho học sinh về xã hội tựnhiên, kiến thức thực tế mà các môn học không có đủ thời gian
- Về kỹ năng: HĐNGLL rèn luyện và củng cố vững chắc cho học sinhcác kỹ năng cơ bản, phù hợp như:
+ Kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hoá
+ Kỹ năng tổ chức quản lý và tham gia các hoạt động tập thể
+ Kỹ năng hợp tác, thích ứng
+ Kỹ năng kiểm tra đánh giá kết quả họat động…
- Về thái độ: HĐNGLL tạo cho học sinh hứng thú và lòng ham muốnhoạt động, thái độ tự giác, tích cực tham gia các hoạt động tập thể vàhoạt động xã hội Bồi dưỡng tình cảm đạo đức trong sáng
Như vậy HĐNGLL có ý nghĩa tích cực trong việc hình thành và pháttriển toàn diện nhân cách học sinh, đáp ứng yêu cầu xã hội, góp phần phát huyvai trò của giáo dục trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước
1.3.4 Nội dung của hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Hoạt động xã hội- chính trị:
Hoạt động có liên quan đến những dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sựkiện chính trị, xã hội trong nước và quốc tế đang được quan tâm Các hoạtđộng tìm hiểu truyền thống tốt đẹp của nhà trường, địa phương, dân tộc Cáchoạt động nhân đạo, từ thiện, đền ơn đáp nghĩa…
Hoạt động văn hoá- thể dục, thể thao:
Hướng cho học sinh có những hiểu biết, những tình cảm chân thành đốivới quê hương đất nước, con người, với thiên nhiên và cả chính bản thânmình Nội dung của hoạt động này được thể hiện dưới nhiều hình thức khácnhau như:
Trang 28+ Sinh hoạt văn hoá, văn nghệ.
- Hoạt động lao động công ích :
Ở hoạt động này, học sinh tham gia giữ gìn và bảo vệ môi trường, cảnhquan nhà trường bằng việc hữu ích, thiết thực phù hợp với khả năng và hứngthú của các em
Hoạt động vui chơi giải trí:
Vui chơi giải trí là hoạt động giúp học sinh thư giãn sau những giờ họcmiệt mài căng thẳng Nội dung của hoạt động vui chơi giải trí phải nhẹ nhàng,ngắn gọn, dễ hiểu và có tác dụng kích thích sự hưng phấn của học sinh
Hoạt động ngoài giờ lên lớp nếu khơi dậy được nhu cầu ham học hỏi,
tự tìm tòi kiến thức khám phá cái mới của lứa tuổi học sinh Tiểu học thì nộidung sẽ được mở rộng phong phú, cập nhật Ngoài ra phải đảm bảo đến việchọc tập, rèn luyện hàng ngày của các em từng khối, lớp và nhà trường, phảiđảm bảo kiến thức văn hoá phù hợp với lứa tuổi, bám sát từng chủ đề hoạtđộng trọng tâm từng tháng, có như vậy HĐNGLL mới đáp ứng được từngmục tiêu của từng hoạt động và mục tiêu chung của giáo dục Nội dung nghèonàn, đơn điệu không phù hợp với lứa tuổi sẽ khó thu hút được các em thamgia hoạt động, kết quả sẽ không cao
Về thời gian dành cho HĐNGLL phải đảm bảo cân đối, phù hợp trongcác hoạt động nhà trường Nếu thời lượng quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến họctập văn hoá và ngược lại quá ít sẽ khó cho việc tổ chức một hoạt động có bài
Trang 29bản, có được kết quả hình thành những phẩm chất đạo đức, những kỹ năngcần thiết.
1.4 Một số vấn đề về giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học thông
- Vui chơi giải trí, văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao;
- Hoạt động xã hội theo chủ điểm trong tổ chức của học sinh ( Lớp, Sao,Đội, tổ chức tự quản ở địa bàn dân cư ) hoặc theo chương trình phối hợp hoạtđộng của nhà trường với cộng đồng;
- Lao động công ích ( phù hợp với sức khoẻ và khả năng) trong nhàtrường hoặc cộng đồng;
- Hoạt động từ thiện giúp bạn gặp khó khăn, giúp người già cả, tàn tật,neo đơn
HĐNGLL góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện nhân cáchcho học sinh, nhất là hình thành và phát triển những thái độ, xúc cảm, tìnhcảm đúng đắn, những yếu tố tâm lý, tình cảm, những kỹ năng sống mà việcdạy học trên lớp không có điều kiện thực hiện
1.4.2 Khả năng của việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua
Trang 30Qua hoạt động NGLL HS được củng cố, bổ sung mở rộng kiến thức,cập nhật các thông tin, các thành tựu khoa học, tạo hứng thú học tập, hiểu biếtsâu sắc thêm lịch sử đất nước, nâng cao hiểu biết về các giá trị truyền thốngcủa dân tộc từ đó khơi dậy trong HS lòng tự hào dân tộc, lý tưởng cống hiếncho dân tộc Hoạt động NGLL với các công trình hấp dẫn, kiến thức tích hợpcủa nhiều lĩnh vực khoa học có tác dụng bổ trợ cho hoạt động dạy học trênlớp nâng cao chất lượng dạy học, đồng thời kiến thức HS được mở rộng vàcập nhật các thông tin mới.
1.4.2.2 Hoạt động NGLL tạo điều kiện thuận lợi, phát huy tính tích cực
chủ động sáng tạo của HS, biến quá trình giáo dục thành tự
GD :
Tự GD là phương thức tự khẳng định, được hình thành thông qua hoạtđộng mà cá nhân phát huy tối đa vai trò chủ thể Tự GD bắt đầu từ việc xâydựng các mục tiêu lý tưởng cho tương lai, tiếp đó là tìm các biện pháp vàquyết tâm thực hiện các mục tiêu đã xác định, thường xuyên tự kiểm tra cáckết quả và phương thức thực hiện, tìm các giải pháp sáng tạo mới, xác địnhquyết tâm mới, để tiếp tục hoàn thiện bản thân
1.4.2.3 Hoạt động NGLL là điều kiện, là môi trường để HS phát huy
tính tích cực chủ động sáng tạo của bản thân :
Hoạt động NGLL vai trò chủ thể có điều kiện được phát huy, HS đượcgiao việc, được chủ động hoàn thành theo mục tiêu hoạt động
1.4.2.4 Hoạt động NGLL tạo cơ hội để HS tự giáo dục :
Tự GD có vai trò to lớn trong quá trình phát triển nhân cách của mỗi
cá nhân ; tự GD làm cho chủ thể chủ động đón nhận các yếu tố tích cực có lợicho sự phát triển nhân cách, giảm thiểu tác động xấu của các yếu tố bênngoài, tự GD khẳng định vị thế của mỗi cá nhân
Trang 311.4.2.5 Hoạt động NGLL tạo cơ hội phát triển các kỹ năng và năng
lực ở HS :
Góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện, đáp ứng yêu cầu đổimới thời kỳ hội nhập GD khu vực, thế giới hiện nay
1.4.2.6 Hoạt động NGLL góp phần GD tinh thần hợp tác vì mục tiêu
chung, là môi trường nảy nở các tình cảm tốt đẹp, nâng cao tinh thần trách nhiệm với bản thân, bạn bè và xã hội.
Để thực hiện tốt các hoạt động NGLL đòi hỏi tập thể HS phải có sựhợp tác, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng hoàn thiện nhiệm vụ, phải có sự tươngtác giữa các thành viên Chẳng hạn qua các hội thi, GV giao nhiệm vụ choChi đội tự thảo luận hợp tác chặt chẽ với nhau với các phân đội và lập kếhoạch, chương trình, qua các chương trình, các hoạt động tham quan du lịch,cắm trại các đội viên trong chi đội sẽ gắn kết với nhau, biết chia sẻ hợp tácgiúp đỡ nhau nhiều hơn, các phẩm chất tốt được bộc lộ
1.4.2.7 Hoạt động NGLL hướng hứng thú của HS vào các hoạt động
bổ ích làm giảm thiểu tình trạng yếu kém đạo đức của HS
Trong hoạt động NGLL nhà GD chỉ giữ vai trò cố vấn, HS giữ vai tròchủ thể có ảnh hưởng lớn quyết định đến kết quả hoạt động NGLL
Trong quá trình tham gia hoạt động NGLL các em được giao tiếp vớinhau rộng hơn vừa giao lưu với các bạn trong lớp, vừa giao lưu với các bạnlớp khác, các bạn cùng lứa ngoài trường
1.4.2.8 Hoạt động NGLL là một sân chơi thú vị với nhiều hình
thức phong phú, nên khi HS đầu tư vào thời gian hoạt động bổ ích sẽ giảm
thời gian tham gia các hoạt động không lành mạnh, hạn chế nhóm tự phát,tránh ảnh hưởng xấu Nhờ hoạt động và dư luận tập thể lành mạnh sẽ điềuchỉnh quá trình phát triển thái độ, kỹ năng sống của HS Được tham gia vào
Trang 32từng hoạt động các em được rèn luyện hành vi và thói quen đạo đức và biếtứng xử phù hợp với các mối quan hệ trong xã hội.
1.4.2.9 Hoạt động NGLL giúp nhà GD sớm phát hiện năng khiếu
của HS từ đó có kế hoạch bồi dưỡng nhằm giúp HS phát triển năng khiếu, sở
thích của bản thân trong học tập và cuộc sống
Mỗi cá nhân đều có mặt mạnh, mặt yếu khác nhau song qua hoạt độngNGLL các mặt năng lực cá nhân được thể hiện rõ nét, hoạt động NGLL làmôi trường để các em HS bộc lộ và phát triển năng khiếu Hoạt động NGLLgiúp HS kiểm nghiệm được khả năng của mình, giúp nhà GD phát hiện lựachọn được các HS có năng khiếu trên các mặt Từ đó cùng gia đình, nhà trường có kế hoạch bồi dưỡng để các em được phát triển
Hoạt động NGLL là con đường gắn lý thuyết với thực hành, gắn GDcủa nhà trường với thực tiễn xã hội Hoạt động NGLL là các giờ học thựchành, các giờ học đặc biệt này đòi hỏi HS không chỉ có kiến thức lý luận họctrong sách vở mà phải có vốn hiểu biết thực tế sống động, biết vận dụng vàogiải quyết các tình huống cụ thể Như vậy hoạt động NGLL làm cho quá trìnhđào tạo của nhà trường trở nên phù hợp hơn, thiết thực với thực tiễn xã hội
Kết luận chương 1
Đối với GD đạo đức, thông qua HĐNGLL, học sinh kiểm nghiệmnhững tri thức đạo đức đã tiếp thu được trong giờ học Đồng thời, HĐNGLLcòn là môi trường, điều kiện giúp các em có cơ hội giao lưu với nhau, tiếp xúcvới cuộc sống muôn màu, muôn vẻ trong những mối quan hệ đa dạng ( vớibản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội và với môi trường tự nhiên).Cũng thông qua HĐNGLL, thái độ, hành vi của học sinh có dịp được bộc lộ,được mọi người xung quanh đánh giá và quan trọng hơn là các em biết tựđánh giá, tự điều chỉnh cách ứng xử của bản thân cho phù hợp với các chuẩnmực đạo đức
Trang 33CHƯƠNG 2
CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1 Thực trạng hành vi đạo đức của học sinh Tiểu học.
Để tìm hiểu thực trạng hành vi đạo đức của học sinh Tiểu học, chúngtôi đã tiến hành điều tra, khảo sát 335 học sinh (có 94 học sinh lớp1, 117 họcsinh lớp 2 và 124 học sinh lớp 3) của 3 trường Tiểu học ở quận 12 vào cuốinăm học 2011 - 2012
Dựa vào hệ thống hành vi đạo đức cho từng khối lớp (xem phụ lục 2,3),chúng tôi tiến hành đánh giá và thu được kết quả như ở bảng 1
Bảng 1: H nh vi ành vi đạo đức của học sinh đạo đức của học sinh đức của học sinh ủa học sinho c c a h c sinhọc sinh
- Giữa các lớp 1, 2, 3 mức độ hành vi đạo đức của học sinh không có sựchênh lệch nhau đáng kể Thậm chí số học sinh bị xếp loại yếu ở lớp 3 cònhơn lớp 1, 2
Trong khi đánh giá mức độ hành vi đạo đức của học sinh, chúng tôicũng xác định được các biểu hiện vi phạm đạo đức và tỷ lệ của từng biểu hiện
Trang 34vi phạm ở học sinh (so với tổng số các biểu hiện vi phạm) kết quả thu đượcthể hiện ở bảng 2.
Bảng 2: T l % các bi u hi n vi ph m ỷ lệ % các biểu hiện vi phạm đạo đức của học sinh ệ % các biểu hiện vi phạm đạo đức của học sinh ểu hiện vi phạm đạo đức của học sinh ệ % các biểu hiện vi phạm đạo đức của học sinh ạo đức của học sinh đạo đức của học sinh đức của học sinh ủa học sinho c c a h c sinhọc sinh
TT Các biểu hiện vi phạm % vi phạm của các lớp 1 2 3
4 Không thực hiện đúng các quy định về
tư thế tác phong trong giờ học 21,15 16,66 13,23
6 Không tuân theo yêu cầu của giáo viên 8,75 11,54 14,70
7 Thiếu thật thà trong học tập 4,37 10,68 15,58
8 Không giữ vở sạch, viết chữ đẹp 10,00 4,27 4,41
Để lập được bảng 2, chúng tôi căn cứ vào tình hình vi phạm đạo đứctrong giờ học ở một lớp 1, một lớp 2 và một lớp 3 trong một tuần
Lớp 117 (Nguyễn Trãi): có 30 học sinh so với 160 lần vi phạm
Lớp 221 (Lê Văn Thọ): Có 44 học sinh so với 234 lần vi phạm
Lớp 39 (Kim Đồng): có 42 học sinh so với 204 lần vi phạm
Nhận xét:
- Ở lớp 1 - 2: “Không tập trung chú ý trong giờ học” là biểu hiện vi phạmchiếm tỷ lệ cao nhất (31,25% và 27,3%) Tiếp đến là biểu hiện “không thựchiện đúng một số quy đinh và tư thế tác phong khi học tập” (21,25% và16,66%), “thiếu đồ dùng học tập” (11,25% và 14,52%)
- Ở lớp 3 điều khác biệt so với lớp1 – 2 là “thiếu thật thà trong học tập”
có chiều hướng gia tăng từ 4,3% (ở lớp 1) lên 15,68% (ở lớp 3) Tỷ lệ viphạm biểu hiện này chỉ đứng sau tỷ lệ vi phạm “không tập trung chú ý tronggiờ học” (24,50%)
Trang 35Số lượt học sinh không chuẩn bị bài, không tuân theo yêu cầu của giáoviên cũng tăng từ 6,86% và 8,75% (ở lớp 1) lên 12,74% và 14,7% (ở lớp 3).
Tóm lại: Trong số các biểu hiện vi phạm hành vi đạo đức của học sinh
Tiểu học “không tập trung chú ý” là biểu hiện có số lượt học sinh vi phạmnhiều nhất Các biểu hiện vi phạm “thiếu thật thà trong học tập”, “khôngchuẩn bị bài đầy đủ”, “không tuân theo yêu cầu của giáo viên…” có chiềuhướng tăng dần từ lớp 1 đến lớp 3
2.2 Một số nguyên nhân về thực trạng hành vi đạo đức của học sinh
Tiểu học.
Qua phân tích hiện trạng hành vi đạo đức của học sinh Tiểu học, chúngtôi sơ bộ rút ra một số nguyên nhân chủ yếu sau đây
2.2.1 Nguyên nhân thuộc về học sinh.
- Một số đặc điểm lứa tuổi (hưng phấn rất lớn nhưng kiềm chế lại yếu,khả năng tập trung chú ý kém, dễ thuộc nhưng lại chóng quên…) đã ảnhhưởng lớn đến hành vi đạo đức của học sinh trong giờ học
Số liệu điều tra cho thấy các biểu hiện vi phạm hành vi đạo đức “thiếutập trung chú ý” được xem là một đặc điểm lứa tuổi đầu bậc Tiểu học, có sốlượt học sinh vi phạm nhiều nhất (31,25% ở lớp 1, 27,73% ở lớp 2 và 24,50%
ở lớp 3) Trong khi đó những đặc điểm trên lại chưa được giáo viên chú ý tổchức và điều khiển cho phù hợp với yêu cầu giáo dục hành vi đạo đức
- Nhận thức của học sinh về khái niệm hành vi đạo đức còn chưa đầy đủ,chưa trọn vẹn
Chính sự hạn chế này đã ảnh hưởng không có lợi đến hành vi của họcsinh Không ít trường hợp trẻ vi phạm kỷ luật hành vi đạo đức không phải do
cố ý mà do thiếu sự hiểu biết về những điều cho phép và những điều khôngđược phép làm
Trang 36Thí dụ: Nhiều học sinh lớp 1, 2 (thậm chí cả học sinh lớp 3, 4) không
cho việc nhìn bài của bạn, nhắc bài cho bạn là vi phạm kỷ luật học tập
- Ở đa số học sinh những hành vi đạo đức tốt chưa được rèn luyện để trởthành thói quen vững chắc Vì thế trẻ chỉ tuân thủ hành vi đạo đức trongnhững điều kiện quen thuộc và trong những điều kiện có sự kiểm tra Khi cácđiều kiện này thay đổi (giáo viên khác dạy thay hoặc việc kiểm tra bị buônglỏng…) nề nếp của lớp bị giảm sút ngay
Thường trong các buổi học do các giáo viên khác dạy thay, số lượt họcsinh vi phạm hành vi đạo đức tăng lên rõ rệt (từ 15 – 20%) Bên cạnh đấy ởmột bộ phận học sinh còn có hiện tượng tách rời giữa nhận thức và hành viđạo đức Có những việc, những tình huống trẻ biết rất rõ cần phải làm gì, làmthế nào để thực hiện được điều nhưng thực tế các em đã không làm theo sựhiểu biết của mình
Thí dụ: 100% học sinh lớp 2,3 đều biết khi đặt bảng con xuống bàn
phải trật tự nhẹ nhàng, không gây ra tiếng động làm ảnh hưởng trật tự giờ họcnhưng chỉ có 20 – 30 số học sinh thực hiện được yêu cầu này
2.2.2 Những nguyên nhân thuộc về giáo viên.
- Đa số giáo viên chưa có ý thức sử dụng một hệ thống biện pháp để giáodục hành vi đạo đức cho học sinh
- Việc tổ chức hoạt động giáo dục cho học sinh chưa hợp lý và chưa phùhợp với đặc điểm lứa tuổi của các em (duy trì một hình thức hoạt động đơnđiệu, không phát huy được tính tích cực độc lập và hứng thú nhận thức củahọc sinh, phân định không đúng công việc trong giờ học, chưa thường xuyêntheo dõi và bao quát lớp, để giờ chết,…)
Ngoài các nguyên nhân nói trên, việc không đảm bảo những điều kiệnhọc tập tối thiểu cho học sinh, sự thiếu quan tâm của cha mẹ đối với việc học
Trang 37hành của con cái, những tác động tiêu cực của môi trường xã hội… đều ảnhhưởng bất lợi đến hành vi đạo đức của học sinh
Thực tế cho thấy nhiều trường hợp trẻ em vi phạm hành vi đạo đức cónguyên nhân từ phía gia đình và xã hội (đi học muộn, không học bài làm bài,lười học, nói tục, chửi bậy…)
Từ đó để nâng cao hiệu quả giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh Tiểuhọc, cần phải xây dựng và thực hiện một hệ thống biện pháp giáo dục tácđộng đồng thời lên cả mặt nhận thức, tình cảm, lẫn thói quen hành vi của trẻ,trên cơ sở chú ý đầy đủ đến những đặc điểm lứa tuổi và điều kiện học tập củacác em
2.2.3 Nguyên nhân về văn hóa nhà trường và xã hội
Việc tổ chức các HĐNGLL để giáo dục đạo đức cho học sinh đầu tư vềnội dung, hình thức và các điều kiện tổ chức ở mỗi trường đều khác nhau.Những trường có BGH tâm huyết, Tổng phụ trách đội có năng lực, nhiệt tìnhthì hoạt động này cũng được quan tâm thích đáng, mọi công việc được chuẩn
bị chu đáo, tinh thần được quán triệt tới từng học sinh, giáo viên, có đánh giárút kinh nghiệm Nhà trường đầu tư phương tiện cho các hoạt động, động viênbằng tinh thần, vật chất cho giáo viên, học sinh tham gia Nên hiệu quả củacác hình thức HĐNGLL có tác dụng giáo dục tư tưởng đạo đức, giáo dụcđược truyền thống quê hương đất nước, , truyền thống của nhà trường Hìnhthành những phẩm chất tốt đẹp cho HS, tạo dựng phong trào thi đua sôi nổi vàthu được những kết quả cao trong học tập
2.3 Thực trạng nhận thức và sử dụng các biện pháp giáo dục hành vi
đạo đức cho học sinh của giáo viên Tiểu học.
Để tìm hiểu thực trạng nhận thức và sử dụng các biện pháp giáo dụchành vi đạo đức cho học sinh, chúng tôi đã điều tra, quan sát và phân tích
Trang 38thực tiễn hoạt động giáo dục của 215 giáo viên thuộc 3 trường Tiểu học ởQuận 12 với các nội dung sau đây : ( xem phụ lục 1)
2.3.1 Về mặt nhận thức
Kết quả điều tra cho thấy:
- Có 29,54% số giáo viên được hỏi hiểu đúng khái niệm biện pháp giáodục hành vi đạo đức, đó là những cách thức cụ thể mà giáo viên sử dụng, đểtác động đến học sinh nhằm hình thành ở các em hành vi đạo đức Số đôngcòn lại (chiếm tỷ lệ 70,45%) không phân biệt rõ biện pháp giáo dục vớinguyên tắc giáo dục, nhiệm vụ giáo dục và điều kiện giáo dục…
Thí dụ: Nhiều giáo viên đã hiểu biện pháp giáo dục là “thương yêu tôn
trọng nhân cách học sinh kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình, xã hộitrong công tác giáo dục, chú ý đến đặc điểm học sinh…” (nhầm lẫn vớinguyên tắc giáo dục), “Cung cấp cho học sinh những hiểu biết cần thiết vềhành vi đạo đức”, “Rèn luyện ở các em có kỷ luật trong giờ học…” (nhầm lẫnvới nhiệm vụ giáo dục), “Giáo viên phải có kỹ năng sư phạm”, “Nhà trườngphải có cơ sở vật chất cần thiết” “Cha mẹ phải quan tâm giúp đỡ con cái họctập ở nhà…” (nhầm lẫn với điều kiện giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh)
- Có 24,62% số giáo viên được hỏi nêu đầy đủ các dấu hiệu của hệ thốngbiện pháp giáo dục hành vi đạo đức:
1- Gồm nhiều biện pháp
2- Các biện pháp có mối liên hệ với nhau
3- Được sắp xếp theo một trình tự nhất định
35,22% số giáo viên nêu được hai dấu hiệu của hệ thống
Số còn lại (40,15%) chỉ nêu được một dấu hiệu, thường là dấu hiệu đầuhoặc dấu hiệu thứ hai
- Có 34,09% giáo viên nhận thức được rằng muốn nâng cao được hiệuquả của quá trình giáo dục nói chung và giáo dục hành vi đạo đức nói riêng
Trang 39phải kết hợp nhiều biện pháp Các biện pháp này cần đặt trong một hệ thốngnhất định, tác động đến học sinh không phải từ một phía mà từ nhiều phía.(nhận thức, tình cảm, hành động) và điều quan trọng là chúng phải phù hợpvới đặc điểm lứa tuổi của học sinh Tiểu học, lứa tuổi mà tính hiếu động phầnnào còn chi phối khá rõ hành vi của trẻ trong mọi hoạt động.
Số còn lại (65,90%) chưa thấy rõ ý nghĩa và sự cần thiết phải sử dụngmột hệ thống biện pháp trong việc giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh
- Trình độ chuyên môn, hệ đào tạo…ảnh hưởng khá rõ đến nhận thứccủa giáo viên Tiểu học về các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho họcsinh
Thí dụ:
+ 47/52 giáo viên đạt danh hiệu “dạy giỏi” từ cấp trường trở lên(chiếm tỷ lệ 90,38%) hiểu đúng khái niệm biện pháp giáo dục, nêu đượcnhững dấu hiệu đặc trưng của hệ thống biện pháp giáo dục trong việc giáodục hành vi đạo đức cho học sinh Trong khi đó gần như 100% số giáo viêntrung bình hoặc yếu kém đã nhầm lẫn khái niệm biện pháp giáo dục vớinguyên tắc giáo dục, nhiệm vụ giáo dục và điều kiện giáo dục
+ Trong số giáo viên đạt chuẩn (đã tốt nghiệp lớp 12, hai năm đàotạo THSP) chỉ có 15,29% hiểu sai khái niệm biện pháp giáo dục Còn đốivới số chưa đạt trình độ chuẩn của giáo viên Tiểu học tỷ lệ hiểu sai kháiniệm nội dung giáo dục cao hơn rất nhiều (85-90%)
Từ các số liệu trên đây rút ra nhận xét:
+ Đa số giáo viên Tiểu học chưa hiểu đúng khái niệm biện pháp,
hệ thống biện pháp giáo dục, chưa thấy rõ ý nghĩa và sự cần thiết phải sửdụng một hệ thống biện pháp trong việc giáo dục hành vi đạo đức cho họcsinh
Trang 40+ Mức độ nhận thức của giáo viên Tiểu học về các biện pháp giáodục hành vi đạo đức trên lớp cho học sinh tuỳ thuộc vào trình độ chuyên môn,
hệ đào tạo của họ
2.3.2 Về sử dụng các biện pháp
- Quan sát
- Vấn đáp
- Xây dựng phiếu điều tra
Tìm hiểu một số vấn đề có liên quan:
a Những khó khăn của giáo viên tiểu học khi tổ chức các HĐNGLL.
Nhận thức của GVTH về những khó khăn thường gặp khi tổ chức cácHĐNGLL, thể hiện ở bảng 2.1
%
2 Chưa có kỹ năng trong việc tổ chức các HĐNGLL 58 82,9
3 Thiếu những điều kiện cần thiết ( Cơ sở vật chất,
4 Chưa có sự kiểm tra, đánh giá của các cấp quản lý
5 Ảnh hưởng đến giáo dục các môn văn hoá 0 0