Một số vấn đề về HĐNGLL của HSTH

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 25)

HĐNGLL bao gồm hoạt động ngoại khoá, hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hoá, hoạt động bảo vệ môi trường, lao động công ích và các hoạt động xã hội khác.

1.3.1 Vị trí của HĐNGLL:

- HĐNGLL lớp là con đường giáo dục trực tiếp có sự hướng dẫn của nhà giáo dục để học sinh hình thành các phẩm chất nhân cách cá nhân. Trong quá trình dạy học ngoài việc truyền thụ cho học sinh những tri thức khoa học một cách có hệ thống, còn phải luôn mang lại hiệu quả giáo dục- giáo dục nhân cách cho học sinh thông qua các môn học nhằm điều chỉnh và định hướng quá trình giáo dục toàn diện đạt hiệu quả.

- Vị trí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được khẳng định: “ Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp không chỉ là hoạt động ngoại khoá môn học, hay thuần tuý là một hoạt động ngoại khoá. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một trong ba kế hoạch đào tạo: dạy học giáo dục, hướng nghiệp dạy nghề, nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo của cấp học theo hướng giáo dục: đạo đức nhân văn, khoa học kỹ thuật .

1.3.2 Vai trò của HĐNGLL.

- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tạo điều kiện thuận lợi, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục. Tự giáo dục là phương thức tự khẳng định, được hình thành thông qua hoạt động mà cá nhân phát huy tối đa vai trò chủ thể.

- HĐNGLL là điều kiện, là môi trường để học sinh phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của bản thân, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp vai trò chủ thể có điều kiện được phát huy, học sinh được giao việc, được chủ động hoàn thành theo mục tiêu hoạt động.

- HĐNGLL là điều kiện để tạo cơ hội phát triển các kỹ năng và năng lực ở học sinh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, góp phần đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục khu vực và thế giới.

- Thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp học sinh hình thành được một số năng lực: + Tổ chức quản lý + Tự hoàn thiện + Giao tiếp + Hoạt động chính trị - xã hội + Khả năng làm việc độc lập

+ Khă năng diễn đạt trước đám đông + Khả năng phản xạ nhanh

+ Hình thành quan niệm và có lối sống đúng đắn

- HĐNGLL giúp nhà giáo dục sớm phát hiện năng khiếu, tố chất của học sinh để từ đó có định hướng giáo dục đúng đắn.

1.3.3 Nhiệm vụ của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

- Về kiến thức: HĐNGLL giúp học sinh củng cố và khắc sâu những kiến thức đẵ học trên lớp, mở rộng và nâng cao hiểu biết cho học sinh về xã hội tự nhiên, kiến thức thực tế mà các môn học không có đủ thời gian.

- Về kỹ năng: HĐNGLL rèn luyện và củng cố vững chắc cho học sinh các kỹ năng cơ bản, phù hợp như:

+ Kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hoá.

+ Kỹ năng tổ chức quản lý và tham gia các hoạt động tập thể. + Kỹ năng hợp tác, thích ứng.

+ Kỹ năng kiểm tra đánh giá kết quả họat động…

- Về thái độ: HĐNGLL tạo cho học sinh hứng thú và lòng ham muốn hoạt động, thái độ tự giác, tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. Bồi dưỡng tình cảm đạo đức trong sáng.

Như vậy HĐNGLL có ý nghĩa tích cực trong việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh, đáp ứng yêu cầu xã hội, góp phần phát huy vai trò của giáo dục trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

1.3.4 Nội dung của hoạt động ngoài giờ lên lớp.

• Hoạt động xã hội- chính trị:

Hoạt động có liên quan đến những dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị, xã hội trong nước và quốc tế đang được quan tâm. Các hoạt động tìm hiểu truyền thống tốt đẹp của nhà trường, địa phương, dân tộc. Các hoạt động nhân đạo, từ thiện, đền ơn đáp nghĩa…

• Hoạt động văn hoá- thể dục, thể thao:

Hướng cho học sinh có những hiểu biết, những tình cảm chân thành đối với quê hương đất nước, con người, với thiên nhiên và cả chính bản thân mình. Nội dung của hoạt động này được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như:

+ Sinh hoạt văn hoá, văn nghệ. + Các cuộc thi.

+ Tổ chức tham quan.

+ Thể dục giữa giờ, thể dục nhịp điệu. + Đấu cờ vua, bóng bàn.

+ Tổ chức hội khoẻ Phù Đổng. + Câu lạc bộ thể dục thể thao… - Hoạt động lao động công ích :

Ở hoạt động này, học sinh tham gia giữ gìn và bảo vệ môi trường, cảnh quan nhà trường...bằng việc hữu ích, thiết thực phù hợp với khả năng và hứng thú của các em.

• Hoạt động vui chơi giải trí: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vui chơi giải trí là hoạt động giúp học sinh thư giãn sau những giờ học miệt mài căng thẳng. Nội dung của hoạt động vui chơi giải trí phải nhẹ nhàng, ngắn gọn, dễ hiểu và có tác dụng kích thích sự hưng phấn của học sinh.

Hoạt động ngoài giờ lên lớp nếu khơi dậy được nhu cầu ham học hỏi, tự tìm tòi kiến thức khám phá cái mới của lứa tuổi học sinh Tiểu học thì nội dung sẽ được mở rộng phong phú, cập nhật. Ngoài ra phải đảm bảo đến việc học tập, rèn luyện hàng ngày của các em từng khối, lớp và nhà trường, phải đảm bảo kiến thức văn hoá phù hợp với lứa tuổi, bám sát từng chủ đề hoạt động trọng tâm từng tháng, có như vậy HĐNGLL mới đáp ứng được từng mục tiêu của từng hoạt động và mục tiêu chung của giáo dục. Nội dung nghèo nàn, đơn điệu không phù hợp với lứa tuổi sẽ khó thu hút được các em tham gia hoạt động, kết quả sẽ không cao.

Về thời gian dành cho HĐNGLL phải đảm bảo cân đối, phù hợp trong các hoạt động nhà trường. Nếu thời lượng quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến học tập văn hoá và ngược lại quá ít sẽ khó cho việc tổ chức một hoạt động có bài

bản, có được kết quả hình thành những phẩm chất đạo đức, những kỹ năng cần thiết.

1.4 Một số vấn đề về giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học thông qua HĐNGLL

1.4.1 Vai trò của việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua HĐ NGLL

Cùng với nội dung dạy học các môn học, nội dung HĐGGLL là một trong hai nội dung của giáo dục Tiểu học. Nội dung giáo dục ngoài giờ lên lớp được thể hiện thông qua các loại hình hoạt động chủ yếu như :

- Vui chơi giải trí, văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao;

- Hoạt động xã hội theo chủ điểm trong tổ chức của học sinh ( Lớp, Sao, Đội, tổ chức tự quản ở địa bàn dân cư ) hoặc theo chương trình phối hợp hoạt động của nhà trường với cộng đồng;

- Lao động công ích ( phù hợp với sức khoẻ và khả năng) trong nhà trường hoặc cộng đồng;

- Hoạt động từ thiện giúp bạn gặp khó khăn, giúp người già cả, tàn tật, neo đơn...

HĐNGLL góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh, nhất là hình thành và phát triển những thái độ, xúc cảm, tình cảm đúng đắn, những yếu tố tâm lý, tình cảm, những kỹ năng sống mà việc dạy học trên lớp không có điều kiện thực hiện.

1.4.2 Khả năng của việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua HĐ NGLL

Góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện, đáp ứng yêu cầu đổi mới thời kỳ hội nhập GD khu vực, thế giới hiện nay. Cụ thể:

1.4.2.1 Hoạt động GD NGLL bổ trợ cho dạy học trên lớp, giúp HS mở rộng kiến thức :

Qua hoạt động NGLL HS được củng cố, bổ sung mở rộng kiến thức, cập nhật các thông tin, các thành tựu khoa học, tạo hứng thú học tập, hiểu biết sâu sắc thêm lịch sử đất nước, nâng cao hiểu biết về các giá trị truyền thống của dân tộc từ đó khơi dậy trong HS lòng tự hào dân tộc, lý tưởng cống hiến cho dân tộc. Hoạt động NGLL với các công trình hấp dẫn, kiến thức tích hợp của nhiều lĩnh vực khoa học có tác dụng bổ trợ cho hoạt động dạy học trên lớp nâng cao chất lượng dạy học, đồng thời kiến thức HS được mở rộng và cập nhật các thông tin mới.

1.4.2.2 Hoạt động NGLL tạo điều kiện thuận lợi, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của HS, biến quá trình giáo dục thành tự GD :

Tự GD là phương thức tự khẳng định, được hình thành thông qua hoạt động mà cá nhân phát huy tối đa vai trò chủ thể. Tự GD bắt đầu từ việc xây dựng các mục tiêu lý tưởng cho tương lai, tiếp đó là tìm các biện pháp và quyết tâm thực hiện các mục tiêu đã xác định, thường xuyên tự kiểm tra các kết quả và phương thức thực hiện, tìm các giải pháp sáng tạo mới, xác định quyết tâm mới, để tiếp tục hoàn thiện bản thân.

1.4.2.3 Hoạt động NGLL là điều kiện, là môi trường để HS phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của bản thân :

Hoạt động NGLL vai trò chủ thể có điều kiện được phát huy, HS được giao việc, được chủ động hoàn thành theo mục tiêu hoạt động.

1.4.2.4 Hoạt động NGLL tạo cơ hội để HS tự giáo dục :

Tự GD có vai trò to lớn trong quá trình phát triển nhân cách của mỗi cá nhân ; tự GD làm cho chủ thể chủ động đón nhận các yếu tố tích cực có lợi cho sự phát triển nhân cách, giảm thiểu tác động xấu của các yếu tố bên ngoài, tự GD khẳng định vị thế của mỗi cá nhân.

1.4.2.5 Hoạt động NGLL tạo cơ hội phát triển các kỹ năng và năng lực ở HS :

Góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện, đáp ứng yêu cầu đổi mới thời kỳ hội nhập GD khu vực, thế giới hiện nay.

1.4.2.6 Hoạt động NGLL góp phần GD tinh thần hợp tác vì mục tiêu chung, là môi trường nảy nở các tình cảm tốt đẹp, nâng cao tinh thần trách nhiệm với bản thân, bạn bè và xã hội.

Để thực hiện tốt các hoạt động NGLL đòi hỏi tập thể HS phải có sự hợp tác, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng hoàn thiện nhiệm vụ, phải có sự tương tác giữa các thành viên. Chẳng hạn qua các hội thi, GV giao nhiệm vụ cho Chi đội tự thảo luận hợp tác chặt chẽ với nhau với các phân đội và lập kế hoạch, chương trình, qua các chương trình, các hoạt động tham quan du lịch, cắm trại các đội viên trong chi đội sẽ gắn kết với nhau, biết chia sẻ hợp tác giúp đỡ nhau nhiều hơn, các phẩm chất tốt được bộc lộ.

1.4.2.7 Hoạt động NGLL hướng hứng thú của HS vào các hoạt động bổ ích làm giảm thiểu tình trạng yếu kém đạo đức của HS.

Trong hoạt động NGLL nhà GD chỉ giữ vai trò cố vấn, HS giữ vai trò chủ thể có ảnh hưởng lớn quyết định đến kết quả hoạt động NGLL.

Trong quá trình tham gia hoạt động NGLL các em được giao tiếp với nhau rộng hơn vừa giao lưu với các bạn trong lớp, vừa giao lưu với các bạn lớp khác, các bạn cùng lứa ngoài trường...

1.4.2.8 Hoạt động NGLL là một sân chơi thú vị với nhiều hình thức phong phú, nên khi HS đầu tư vào thời gian hoạt động bổ ích sẽ giảm thời (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

gian tham gia các hoạt động không lành mạnh, hạn chế nhóm tự phát, tránh ảnh hưởng xấu. Nhờ hoạt động và dư luận tập thể lành mạnh sẽ điều chỉnh quá trình phát triển thái độ, kỹ năng sống của HS. Được tham gia vào từng

hoạt động các em được rèn luyện hành vi và thói quen đạo đức và biết ứng xử phù hợp với các mối quan hệ trong xã hội.

1.4.2.9 Hoạt động NGLL giúp nhà GD sớm phát hiện năng khiếu của HS từ đó có kế hoạch bồi dưỡng nhằm giúp HS phát triển năng khiếu, sở

thích của bản thân trong học tập và cuộc sống.

Mỗi cá nhân đều có mặt mạnh, mặt yếu khác nhau song qua hoạt động NGLL các mặt năng lực cá nhân được thể hiện rõ nét, hoạt động NGLL là môi trường để các em HS bộc lộ và phát triển năng khiếu. Hoạt động NGLL giúp HS kiểm nghiệm được khả năng của mình, giúp nhà GD phát hiện lựa chọn được các HS có năng khiếu trên các mặt. Từ đó cùng gia đình, nhà trường có kế hoạch bồi dưỡng để các em được phát triển.

Hoạt động NGLL là con đường gắn lý thuyết với thực hành, gắn GD của nhà trường với thực tiễn xã hội. Hoạt động NGLL là các giờ học thực hành, các giờ học đặc biệt này đòi hỏi HS không chỉ có kiến thức lý luận học trong sách vở mà phải có vốn hiểu biết thực tế sống động, biết vận dụng vào giải quyết các tình huống cụ thể. Như vậy hoạt động NGLL làm cho quá trình đào tạo của nhà trường trở nên phù hợp hơn, thiết thực với thực tiễn xã hội.

Kết luận chương 1

Đối với GD đạo đức, thông qua HĐNGLL, học sinh kiểm nghiệm những tri thức đạo đức đã tiếp thu được trong giờ học. Đồng thời, HĐNGLL còn là môi trường, điều kiện giúp các em có cơ hội giao lưu với nhau, tiếp xúc với cuộc sống muôn màu, muôn vẻ trong những mối quan hệ đa dạng ( với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội và với môi trường tự nhiên). Cũng thông qua HĐNGLL, thái độ, hành vi của học sinh có dịp được bộc lộ, được mọi người xung quanh đánh giá và quan trọng hơn là các em biết tự đánh giá, tự điều chỉnh cách ứng xử của bản thân cho phù hợp với các chuẩn mực đạo đức.

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Thực trạng hành vi đạo đức của học sinh Tiểu học.

Để tìm hiểu thực trạng hành vi đạo đức của học sinh Tiểu học, chúng tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát 335 học sinh (có 94 học sinh lớp1, 117 học sinh lớp 2 và 124 học sinh lớp 3) của 3 trường Tiểu học ở quận 12 vào cuối năm học 2011 - 2012.

Dựa vào hệ thống hành vi đạo đức cho từng khối lớp (xem phụ lục 2,3), chúng tôi tiến hành đánh giá và thu được kết quả như ở bảng 1.

Bảng 1: Hành vi đạo đức của học sinh

Lớp Số lượng Khá Phân loại %Trung bình Yếu

1 94 23,40 56.38 20.21

2 117 24,79 57,26 17,95

3 124 30,65 44,35 25

∑ 335 26,57 52,24 21,19

Bảng 1 cho thấy:

- Mức độ hành vi đạo đức của học sinh Tiểu học còn chưa cao, tỷ lệ học sinh được xếp loại khá chỉ chiếm 23,40% (ở lớp 1), 24,79%(ở lớp 2), 30,65% (ở lớp 3) và 26,57% (chung cho cả 3 khối lớp). Trong khi đó số học sinh bị xếp loại yếu còn chiếm tỷ lệ khá cao: 20,21% (ở lớp 1), 17,95% (ở lớp 2), 25% (ở lớp 3) và 21,19 (chung cho cả 3 khối lớp).

- Giữa các lớp 1, 2, 3 mức độ hành vi đạo đức của học sinh không có sự chênh lệch nhau đáng kể. Thậm chí số học sinh bị xếp loại yếu ở lớp 3 còn hơn lớp 1, 2.

Trong khi đánh giá mức độ hành vi đạo đức của học sinh, chúng tôi cũng xác định được các biểu hiện vi phạm đạo đức và tỷ lệ của từng biểu hiện

vi phạm ở học sinh (so với tổng số các biểu hiện vi phạm) kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.

Bảng 2: Tỷ lệ % các biểu hiện vi phạm đạo đức của học sinh

TT Các biểu hiện vi phạm % vi phạm của các lớp1 2 3

1 Đến lớp không đúng giờ 6,25 4,27 4,41

2 Không chuẩn bị bài 6,86 10,25 12,74

3 Thiếu đồ dùng học tập 11,25 14,52 10,29 4 Không thực hiện đúng các quy định về

tư thế tác phong trong giờ học 21,15 16,66 13,23 5 Không tập trung chú ý 31,25 27,73 24,50 6 Không tuân theo yêu cầu của giáo viên 8,75 11,54 14,70 7 Thiếu thật thà trong học tập 4,37 10,68 15,58 8 Không giữ vở sạch, viết chữ đẹp 10,00 4,27 4,41

Để lập được bảng 2, chúng tôi căn cứ vào tình hình vi phạm đạo đức (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 25)