Thực trạng nhận thức và sử dụng các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 37 - 50)

đạo đức cho học sinh của giáo viên Tiểu học.

Để tìm hiểu thực trạng nhận thức và sử dụng các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh, chúng tôi đã điều tra, quan sát và phân tích thực

tiễn hoạt động giáo dục của 215 giáo viên thuộc 3 trường Tiểu học ở Quận 12 với các nội dung sau đây : ( xem phụ lục 1)

2.3.1. Về mặt nhận thức

Kết quả điều tra cho thấy:

- Có 29,54% số giáo viên được hỏi hiểu đúng khái niệm biện pháp giáo dục hành vi đạo đức, đó là những cách thức cụ thể mà giáo viên sử dụng, để tác động đến học sinh nhằm hình thành ở các em hành vi đạo đức. Số đông còn lại (chiếm tỷ lệ 70,45%) không phân biệt rõ biện pháp giáo dục với nguyên tắc giáo dục, nhiệm vụ giáo dục và điều kiện giáo dục…

Thí dụ: Nhiều giáo viên đã hiểu biện pháp giáo dục là “thương yêu tôn

trọng nhân cách học sinh kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong công tác giáo dục, chú ý đến đặc điểm học sinh…” (nhầm lẫn với nguyên tắc giáo dục), “Cung cấp cho học sinh những hiểu biết cần thiết về hành vi đạo đức”, “Rèn luyện ở các em có kỷ luật trong giờ học…” (nhầm lẫn với nhiệm vụ giáo dục), “Giáo viên phải có kỹ năng sư phạm”, “Nhà trường phải có cơ sở vật chất cần thiết” “Cha mẹ phải quan tâm giúp đỡ con cái học tập ở nhà…” (nhầm lẫn với điều kiện giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh).

- Có 24,62% số giáo viên được hỏi nêu đầy đủ các dấu hiệu của hệ thống biện pháp giáo dục hành vi đạo đức:

1- Gồm nhiều biện pháp.

2- Các biện pháp có mối liên hệ với nhau. 3- Được sắp xếp theo một trình tự nhất định.

35,22% số giáo viên nêu được hai dấu hiệu của hệ thống.

Số còn lại (40,15%) chỉ nêu được một dấu hiệu, thường là dấu hiệu đầu hoặc dấu hiệu thứ hai.

- Có 34,09% giáo viên nhận thức được rằng muốn nâng cao được hiệu quả của quá trình giáo dục nói chung và giáo dục hành vi đạo đức nói riêng

phải kết hợp nhiều biện pháp. Các biện pháp này cần đặt trong một hệ thống nhất định, tác động đến học sinh không phải từ một phía mà từ nhiều phía. (nhận thức, tình cảm, hành động) và điều quan trọng là chúng phải phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh Tiểu học, lứa tuổi mà tính hiếu động phần nào còn chi phối khá rõ hành vi của trẻ trong mọi hoạt động.

Số còn lại (65,90%) chưa thấy rõ ý nghĩa và sự cần thiết phải sử dụng một hệ thống biện pháp trong việc giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh.

- Trình độ chuyên môn, hệ đào tạo…ảnh hưởng khá rõ đến nhận thức của giáo viên Tiểu học về các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh.

Thí dụ:

+ 47/52 giáo viên đạt danh hiệu “dạy giỏi” từ cấp trường trở lên (chiếm tỷ lệ 90,38%) hiểu đúng khái niệm biện pháp giáo dục, nêu được những dấu hiệu đặc trưng của hệ thống biện pháp giáo dục trong việc giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh. Trong khi đó gần như 100% số giáo viên trung bình hoặc yếu kém đã nhầm lẫn khái niệm biện pháp giáo dục với nguyên tắc giáo dục, nhiệm vụ giáo dục và điều kiện giáo dục.

+ Trong số giáo viên đạt chuẩn (đã tốt nghiệp lớp 12, hai năm đào tạo THSP) chỉ có 15,29% hiểu sai khái niệm biện pháp giáo dục. Còn đối với số chưa đạt trình độ chuẩn của giáo viên Tiểu học tỷ lệ hiểu sai khái niệm nội dung giáo dục cao hơn rất nhiều (85-90%).

Từ các số liệu trên đây rút ra nhận xét:

+ Đa số giáo viên Tiểu học chưa hiểu đúng khái niệm biện pháp, hệ thống biện pháp giáo dục, chưa thấy rõ ý nghĩa và sự cần thiết phải sử dụng một hệ thống biện pháp trong việc giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh.

+ Mức độ nhận thức của giáo viên Tiểu học về các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức trên lớp cho học sinh tuỳ thuộc vào trình độ chuyên môn, hệ đào tạo của họ.

2.3.2. Về sử dụng các biện pháp

- Quan sát. - Vấn đáp.

- Xây dựng phiếu điều tra.

• Tìm hiểu một số vấn đề có liên quan:

a. Những khó khăn của giáo viên tiểu học khi tổ chức các HĐNGLL.

Nhận thức của GVTH về những khó khăn thường gặp khi tổ chức các HĐNGLL, thể hiện ở bảng 2.1

STT Khó khăn Số phiếu Tỷ lệ

% 1 Thiếu sự hướng dẫn thống nhất 38 54,3 2 Chưa có kỹ năng trong việc tổ chức các HĐNGLL 58 82,9 3 Thiếu những điều kiện cần thiết ( Cơ sở vật chất,

thời gian, địa điểm) 56 80

4 Chưa có sự kiểm tra, đánh giá của các cấp quản lý

gíao dục 14 20

5 Ảnh hưởng đến giáo dục các môn văn hoá 0 0

Kết quả ở bảng 2.1 cho thấy:

- Có 82,9% số giáo viên tiểu học được hỏi cho rằng: khó khăn trong việc tổ chức các HĐNGLL cho học sinh Tiểu học là “Chưa có kỹ năng trong việc tổ chức các HĐNGLL’’.

- Có 80 % số GVTH cho rằng là “Thiếu những điều kiện cần thiết ( Cơ sở vật chất, thời gian, địa điểm)’’.

- Có 54,3% số GVTH cho rằng là “Thiếu sự hướng dẫn thống nhất’’. - Có 20% số GVTH cho rằng là “Chưa có sự kiểm tra, đánh giá của các cấp quản lý giáo dục’’.

Đó cũng chính là nỗi băn khoăn, trăn trở của chúng tôi khi bắt tay vào nghiên cứu đề tài này. Bởi thực tế cho thấy giáo viên chủ nhiệm, hay anh chị tổng phụ trách Đội…họ chưa có kỹ năng trong việc tổ chức các HĐNGLL cho học sinh. Hơn nữa ở một số đơn vị còn thiếu những điều kiện cần thiết ( Cơ sở vật chất, thời gian, địa điểm) phục vụ cho việc tổ chức các HĐNGLL có bài bản.

b. Mức độ tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Kết quả điều tra mức độ tổ chức các HĐNGLL để giáo dục đạo đức cho HSTH, thể hiện ở bảng 2.2.

TT Hình thức Mức độ % Thường xuyên Tương đối thường xuyên Không thường xuyên 1 Hội thi 24 = 34,3 16 = 22,8 30 = 42,9 2 Sinh hoạt lớp 70 = 100 0 = 0 0 = 0 3 Sinh hoạt tập thể 66 = 94,3 4 = 5,7 0 = 0 4 Tham quan 0 = 0 4 = 5,7 66 = 94,3 5 Trò chơi 16 = 22,8 54 = 77,2 0 = 0 6 Hoạt cảnh kịch ngắn 0 = 0 32 = 45,7 38 = 54,3 7 Tìm hiểu môi trường 0 = 0 30 = 42,9 40 = 57,1

Kết quả bảng 2.2 cho thấy:

- Có 34,3% số giáo viên tiểu học thường xuyên tổ chức “ Hội thi’’; Tương đối thường xuyên 22,8%; Không thường xuyên 42,9%.

- Có 100% số giáo viên Tiểu học thường xuyên sinh hoạt lớp.

- Có 94,3% số giáo viên Tiểu học thường xuyên “Sinh hoạt tập thể’’; Tương đối thường xuyên 5,7%.

- Có 22,8% số giáo viên Tiểu học thường xuyên “Tổ chức trò chơi’’ cho học sinh; Tương đối thường xuyên 77,2%.

- Có 45,7% số giáo viên Tiểu học tương đối thường xuyên tổ chức “Hoạt cảnh kịch ngắn’’;Không thường xuyên 54,3%.

- Có 42,9% số giáo viên Tiểu học tương đối thường xuyên tổ chức “Tìm hiểu môi trường’’; Không thường xuyên 57,1%.

- Đặc biệt có 5,7% số giáo viên Tiểu học tương đối thường xuyên tổ chức cho học sinh đi “ Tham quan’’; Không thường xuyên là 94,3%.

c. Thăm dò ý kiến giáo viên Tiểu học về việc tổ chức HĐNGLL cho học sinh Tiểu học.

Kết quả thăm dò, thể hiện ở bảng 2.3

phiếu %

1 Nên tổ chức các HĐ GD NGLL 68 97,1

2 Không nên tổ chức các HĐ GD NGLL 0 0 3 Tổ chức cũng được, không tổ chức cũng được 2 2,9 Kết quả bảng 2.3 cho thấy: Đa số giáo viên tiểu học đều đồng ý với

quan điểm: “Nên tổ chức các HĐ GDNGLL’’ với 97,1% là một ý kiến đúng đắn, phù hợp với yêu cầu giáo dục hiện nay. Nhằm giáo dục các em, hình thành nhân cách và phẩm chất đạo đức một cách toàn diện. Song cũng có: 2,9% cho rằng tổ chức cũng được, không tổ chức cũng được. Như vậy ngay trong nội bộ ngành GD vẫn còn những đồng chí nhận thức điều này chưa đúng đắn, chưa phù hợp với mục tiêu giáo dục hiện nay.

Qua tìm hiểu, tôi thấy các hình thức hoạt động NGLL được tổ chức để GD đạo đức cho HS bao gồm:

- Sinh hoạt lớp. - Chào cờ đầu tuần.

- Sinh hoạt theo chủ đề, chủ điểm.

- Các hình thức thi: Kể chuyện, thi tìm hiểu về an toàn giao thông, văn nghệ…

- Về hình thức sinh hoạt chi đội, sinh hoạt lớp :

Quỹ thời gian dành cho sinh hoạt lớp thường là 1 tiết/tuần vào tiết cuối ngày thứ 6.

Hình thức tổ chức: Các hình thức sinh hoạt thường đơn điệu, nặng về kiểm điểm, nêu hướng khắc phục và phổ biến kế hoạch tuần tới. Hình thức sinh hoạt chi đội như vậy sẽ gây nhàm chán cho HS, tác dụng GD hạn chế. Không ít GV trong giờ sinh hoạt đã phê bình HS mắc khuyết điểm quá nặng nề, làm cho không khí lớp học căng thẳng, mệt mỏi, làm cho HS không thích tiết sinh hoạt, trở nên ngồi lỳ,ương bướng.

Một số GV không chú ý đến vai trò chủ thể của HS. Đôi khi coi HS như còn quá nhỏ không có kỹ năng tự quản, tổ chức điều hành. Nhiều GV vì nhiều lý do khác nhau như: thiếu sự nhiệt tình, hạn chế về phương pháp, năng lực… mà không phát huy được vai trò cố vấn, hướng dẫn các em tự điều khiển tiết sinh hoạt. Buổi sinh hoạt Chi đội thường thường được GV tổ chức như sau: GV thường tổng kết tình hình lớp trong tuần sau đó GVchủ nhiệm nhận xét, phê bình, nhắc nhở một số em, phổ biến kế hoạch tuần tới. Có một số GV thì tổ chức dông dài thiếu trọng tâm làm lãng phí thời gian…

- Về giờ chào cờ: Quỹ thời gian dành cho giờ chào cờ là 1tiết/tuần thường tổ chức vào buổi thứ 2.

Hình thức tổ chức: Tập trung học sinh toàn trường chào cờ; tổng kết xếp loại thi đua, phát thưởng; phổ biến kế hoạch. Giờ chào cờ gần hoặc trùng với các ngày lễ thì hoạt động được tổ chức kết hợp.

Số ít trường đang cải tiến hình thức chào cờ tổ chức các buổi phát thanh măng non, thi kể chuyện, …đan xen một số tuần trong tháng.

Nhìn chung hình thức tổ chức các tiết chào cờ, tiết sinh hoạt còn đơn điệu mang tính hình thức.

- Sinh hoạt tập thể:

Quỹ thời gian dành cho hoạt động tập thể là 4 tiết/tháng, sẽ tổ chức HĐNGLL vào 1 buổi cuối tháng hoặc vào dịp ngày lễ, kỷ niệm trong tháng theo chủ đề. Song quy mô hình thức tổ chức, hiệu quả mỗi trường lại khác nhau.

Các hình thức như: Thi văn nghệ, kể chuyện, các loại trò chơi…chưa được GV quan tâm đều đặn, thường xuyên trong năm học. Mà mỗi năm chỉ tổ chức được một hai lần. Trong quá trình tổ chức trò chơi, khâu tổ chức, điều hành GV thường làm thay HS, các trò chơi không được tổ chức theo một quy trình chặt chẽ, mà chủ yếu theo kinh nghiệm của GV, trò chơi được lựa chọn

để tổ chức cũng chưa phong phú, đa dạng. Vì vậy hiệu quả sử dụng trò chơi để GD đạo đức chưa cao. Các hình thức như tham quan, báo cáo, dã ngoại… các trường tổ chức được 1 lần/năm, hoặc không tổ chức. Thực tế cho thấy việc đưa HS đi tham quan nếu không được tổ chức chặt chẽ, không được bố trí sắp xếp, không được hỗ trợ của phụ huynh thì cũng rất khó khăn. Vì thế mà nhà trường ít đầu tư cho hoạt động này.

Một số hoạt động khác do PGD, hội đồng đội tổ chức như: Thi “ Chúng em với An toàn giao thông”, kể chuyện về “ Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tìm hiểu về lịch sử truyền thống đội,…được các nhà trường tham gia, song hiệu quả ở mức độ khác nhau. Một số trường đã tổ chức từ cấp các chi đội, các lớp đến cấp liên đội, trường. Như vậy nhiều em ở các lớp được tham gia hoạt động, được rèn luyện và phát triển. Một số trường lại bỏ qua bước thi ở từng Chi đội, từng lớp. Có những trường còn bỏ qua cả bước thi giữa các lớp trong trường mà chỉ chọn lọc những em có năng khiếu, thành lập thành đội HS đại diện cho trường dự thi cấp quận. Như vậy số HS này ít được tham gia vào hoạt động, tiếp súc trong phạm vi hẹp ít đối tượng.

2.3.3. Đánh giá thực trạng của GDĐĐ thông qua HĐNGLL

2.3.3.1 Qua nghiên cứu việc sử dụng các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh của giáo viên Tiểu học chúng tôi rút ra một số nhận xét sơ bộ sau đây:

- Không phải tất cả các biện pháp mà giáo viên nêu lên (qua phiếu điều tra và phỏng vấn) đều được sử dụng để giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh.

Số giáo viên nắm vững và sử dụng đồng thời nhiều biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh còn chiếm một tỷ lệ thấp (trên dưới 15%). Phần lớn trong số này là những giáo viên dạy giỏi, có kinh nghiệm tổ chức quản lý học sinh.

- Khi sử dụng các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh, đa số giáo viên chưa thực hiện đúng những yêu cầu sư phạm của từng biện pháp.

- Các biện pháp mà giáo viên đã sử dụng chưa mang lại hiệu quả cao trong việc giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh.

Nhận xét này sẽ được chúng tôi làm rõ, khi phân tích thực trạng hành vi đạo đức của học sinh Tiểu học.

2.3.3.2 Việc sử dụng các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức thông qua HĐNGLL cho học sinh của giáo viên Tiểu học, sở dĩ còn có những hạn chế, thiếu sót nhiều là do những nguyên nhân sau đây

Qua khảo sát cho thấy, nhận thức về vị trí, vai trò của HĐNGLL của giáo viên:

- Chưa đầy đủ chưa toàn diện.

- Chưa lựa chọn và phát huy hết khả năng của đội ngũ BCH liên đội. - Chưa có kế hoạch giao trách nhiệm, phát huy khả năng của đội ngũ GV mà đặc biệt là tổng phụ trách Đội.

- Việc dự giờ HĐNGLL của các cấp quản lý nói chung và Hiệu trưởng nói riêng chưa liên tục, chưa góp ý, bổ sung, điều chỉnh kịp thời.

- Chưa có sự phối kết hợp các lực lượng giáo dục trong nhà trường, trong việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch chương trình HĐNGLL.

- Cơ sở vật chất chưa đáp ứng đầy đủ theo yêu cầu mới.

- Cán bộ Đoàn, Đội chưa được tập huấn, đào tạo chuyên ngành mà chủ yếu bằng kinh nghiệm, nên thiếu kỹ năng thiết kế tiến trình hoạt động cụ thể và quá trình tổ chức thực hiện các HĐNGLL

- Hoạt động NGLL hiện vẫn chưa được chú trọng, chưa đóng góp nhiều trong việc nâng cao chất lượng của các trường Tiểu học. Một trong những nguyên nhân là do quá trình tổ chức HĐNGLL chưa có được các biện pháp tổ chức hợp lý khoa học.

Tiểu kết chương 2

HĐNGLL hiện vẫn chưa được chú trọng, chưa đóng góp nhiều trong việc nâng cao chất lượng của các trường tiểu học. Một trong những nguyên nhân là do quá trình tổ chức HĐNGLL chưa có được các biện pháp tổ chức hợp lý khoa học.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HÀNH VI ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THÔNG QUA HĐ NGLL

3.1 Nguyên tắc xây dựng hệ thống biện pháp.

Để xây dựng được một hệ thống biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh Tiểu học có cơ sở khoa học và có tính khả thi, cần quán triệt một số nguyên tắc sau:

3.1.1 Bảo đảm tính toàn vẹn của các động tác giáo dục.

Mỗi phẩm chất đạo đức là “một tổng hợp phức tạp” của những thói quen đạo đức, tình cảm đạo đức, kiến thức đạo đức. Muốn hình thành một phẩm chất đạo đức nào đó ở học sinh phải cung cấp biểu tượng và khái niệm

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 37 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w