1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học trần đại nghĩa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

128 2,5K 25

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 4,24 MB

Nội dung

Để làm sáng rõ thực trạng áp dụng học chế tín chỉ vào việc đào tạo của trường Đại học Trần Đại Nghĩa chúng tôi chọn đề tài: "Một số giải pháp quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở

Trang 1

TRƯƠNG THÚY HẰNG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC

TRẦN ĐẠI NGHĨA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

VINH, 2011

Trang 2

TRƯƠNG THÚY HẰNG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC

TRẦN ĐẠI NGHĨA

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 60.14.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN BÁ MINH

VINH, 2011

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Được tham gia khóa đào tạo chuyên ngành “ Quản lý giáo dục" tạiTrường Đại học Vinh (Liên kết với Đại học Sài Gòn) là một may mắn lớn chotôi Trong thời gian học tập tôi đã tiếp thu những tri thức quý báu và thật sựcần thiết cho công tác của mình Cũng nhờ khóa đào tạo này, tôi đã đựoc tiếpcận với những phương pháp dạy học mới mà các thầy cô đã trực tiếp áp dụngngay trên lớp

Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đối với các thầy cô, các cán bộquản lý đã tận tình giảng dạy và hết sức giúp đỡ tạo mọi điều kiện cho khóacao học khóa 17, chuyên ngành Quản lý giáo dục

Đặc biệt, tôi chân thành cảm ơn thầy giáo, PGS TS Nguyễn Bá Minh đãhướng dẫn tận tình và giúp đỡ tôi trong nghiên cứu khoa học, xây dựng đềcương và hoàn thành luận văn này

Cũng nhân dịp này, tôi chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đạihọc Vinh và trường Đại học Sài Gòn, các anh chị đồng nghiệp, đặc biệt là cácthầy cô giáo Khoa sau đại học, phòng Quản lý khoa học đã giúp đỡ tạo điềukiện rất nhiều để tôi hoàn thành khóa học và nghiên cứu luận văn

Nghiên cứu này được thực hiện với mục đích chính là luận văn tốt nghậpthạc sỹ Song đây cũng là vấn đề chúng tôi (đơn vị nghiên cứu triển khai) phảinghiên cứu thực hiện Tôi hy vọng rằng những kết quả nghiên cứu của mình

sẽ góp phần vào sự nghiệp phát triển của Trường Đại học Trần Đại Nghĩa nóiriêng và ngành giáo dục nói chung

Vinh, tháng 12 năm 2011

Tác giả

Trương Thúy Hằng

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.2.1 Khái niệm về chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ 12

1.3 Một số vấn đề đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường Đại học 161.3.1 Tính tất yếu của việc triển khai đào tạo theo tín chỉ ở trường Đại

1.3.2 Đặc điểm của đào tạo theo hệ thống tín chỉ 27

1.3.3 Những ưu điểm và hạn chế của đào tạo theo hệ thống tín chỉ 27

1.3.4 Những yêu cầu trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ 33

1.4 Quản lí công tác đào tạo theo hệ thống tín chỉ 43

1.4.1 Mục tiêu của quản lý công tác đào tạo theo hệ thống tín chỉ 43

1.4.2 Nội dung quản lí công tác đào tạo theo hệ thống tín chỉ 44

1.4.3 Phương thức quản lí công tác đào tạo theo hệ thống tín chỉ 45

Trang 5

1.4.4 Đổi mới tổ chức quản lý đào tạo 46

1.3. Cơ sở pháp lý về quản lí công tác đào tạo theo hệ thống tín chỉ 46

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG

TÍN CHỈ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRẦN ĐẠI NGHĨA.

2.1 Khái quát về trường Đại học Trần Đại Nghĩa 48

2.1.1 Sơ lược về quá trình hình thành của nhà trường 48

2.2 Hiện trạng áp dụng hệ thống tín chỉ ở Việt Nam 50

2.2.1. Vài nét về hệ thống "niên chế" áp dụng trong giáo dục đại học

2.2.2 Việc triển khai hệ thống học phần trong toàn bộ hệ thống đại học

2.4.1 Thực trạng công tác tuyên truyền, bồi dưỡng cho cán bộ, giảng

2.4.2 Thực trạng công tác tổ chức và kế hoạch triển khai 682.4.3 Thực trạng chuyển đổi chương trình đào tạo, giáo trình, đề cương

Trang 6

2.4.8 Thực trạng về đội ngũ CBGD và chuyên viên đáp ứng yêu cầu

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN

CHỈ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRẦN ĐẠI NGHĨA.

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 91

Giải pháp tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện nhằm nâng cao nhận

thức, năng lực về đào tạo theo học chế tín chỉ cho cán bộ quản

lý, giảng viên, sinh viên

3.2.5 Giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý đáp

ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ 1013.2.6 Giải pháp phát triển về học liệu và cơ sở vật chất phục vụ đào

3.3 Thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp 109

Trang 7

KẾT LUẬN 115

DANH MỤC VÀ CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

GD &ĐT Giáo dục và đào tạo

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

- Đào tạo theo Hệ thống tín chỉ ra đời tại Đại học Harvard Hoa Kỳ năm

1872, sau đó phát triển rộng khắp trên toàn thế giới Đây là hệ thống quản lý và tổchức đào tạo theo triết lý: lấy người học làm trung tâm, chương trình đào tạo và quátrình đào tạo mềm dẻo đáp ứng năng lực của người học cũng như yêu cầu của thịtrường lao động Theo khuyến cáo của tổ chức ngân hàng thế giới “World Bank”thì đào tạo theo Hệ thống tín chỉ không phải chỉ hiệu quả đối với các nước phát triển

mà còn có hiệu quả cao đối với các nước đang phát triển Trong bối cảnh hội nhậpquốc tế, các nước phát triển đang tiếp cận với nền kinh tế tri thức, giáo dục Đại học

ở Việt Nam đã từng bước thực hiện chuyển đổi từ đào tạo theo niên chế sang đàotạo theo học chế tín chỉ đối với những cơ sở đáp ứng các điều kiện giáo dục

- Trong những năm gần đây, đổi mới giáo dục luôn được Đảng, Nhà nước và

xã hội quan tâm Một trong những nội dung trọng tâm nhất của đổi mới giáo dục làđưa học chế tín chỉ áp dụng vào các trường Đại học, Cao đẳng ở Việt Nam Thựchiện chủ trương chính sách của Đảng và hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượngđào tạo, nhiều trường đại học ở Việt nam đã áp dụng học chế tín chỉ trong đó có

Trang 9

trường Đại học Trần Đại Nghĩa Việc áp dụng đào tạo theo học chế tín chỉ là mộttiền đề để chất lượng đào tạo của chúng ta bắt kịp với nền giáo dục thế giới

- Từ năm học 2010 – 2011, thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục Đào tạo,căn cứ “Quy chế Đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ”(ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), thực hiện nghiêm chỉnh Nghị Quyết 93 của Đảng

ủy Quân sự TW “ Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồidưỡng đội ngũ cán bộ và nhân viên chuyên môn kỹ thuật – lực lượng nòng cốt củalực lượng vũ trang“ trường Đại học Trần Đại Nghĩa từng bước đổi mới, chuyển đổisang đào tạo theo học chế tín chỉ Trong quá trình triển khai học chế tín chỉ đã chothấy nhiều ưu điểm nhưng cũng xuất hiện không ít những khó khăn, bất cập đòi hỏiphải giải quyết kịp thời Để làm sáng rõ thực trạng áp dụng học chế tín chỉ vào việc

đào tạo của trường Đại học Trần Đại Nghĩa chúng tôi chọn đề tài: "Một số giải

pháp quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường Đại học Trần Đại Nghĩa "

làm đề tài nghiên cứu khoa học của luận văn

2 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất các giải pháp quản lí đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại trường Đại họcTrần Đại nghĩa nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu: Hoạt động đào tạo tại trường Đại học Trần ĐạiNghĩa

- Đối tượng nghiên cứu: Các giải pháp quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉtại trường Đại học Trần Đại Nghĩa

4 Giả thuyết khoa học

Nếu xây dựng được các giải pháp có cơ sở khoa học, phù hợp với thực tiễn,

có tính khả thi sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo theo phương thức tín chỉ tạitrường Đại học Trần Đại Nghĩa

Trang 10

5 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

5.1 Nhiệm vụ của đề tài :

- Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận: Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài

- Khảo sát thực trạng quản lý công tác đào tạo theo niên chế và học chế tín chỉ ở trường Đại học Trần Đại Nghĩa

- Đề xuất các giải pháp quản lý công tác đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường Đại học Trần Đại Nghĩa

5.2 Phạm vi :

-Tập trung nghiên cứu các giải pháp quản lý công tác đào tạo theo hệ thốngtín chỉ ở trường Đại học Trần Đại Nghĩa trong những năm học tới Khảo sát thựctiễn được thực hiện tại phòng đào tạo kết hợp với các khoa chuyên ngành hệ đào tạochính quy của trường

6 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng các phương pháp:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi

- Phương pháp thống kê toán học

7 Những đóng góp của luận văn

7.1 Về lý luận: Hệ thống hóa kiến thức về đào tạo theo học chế tín chỉ

7.2 Về thực tiễn:

Đánh giá một cách tổng quan về thuận lợi và khó khăn của trường Đại họctrần Đại Nghĩa trong quá trình thực hiện đào tạo theo tín chỉ Đề xuất một các giảipháp quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ phù hợp với điều kiện giáo dục củatrường Đại học Trần Đại Nghĩa

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3

chương:

Trang 11

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRẦN ĐẠI NGHĨA

CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRẦN ĐẠI NGHĨA

Trang 12

hệ thống được gọi là "Hệ thống chuyển đổi tín chỉ" đã được xây dựng và pháttriền ở nhiều nước trên thế giới.

Ngay từ năm 1872 xuất phát từ đòi hỏi quy trình đào tạo phải tổ chứcsao cho mỗi sinh viên có thể tìm được cách học tập thích hợp nhất cho mình,đồng thời trường đại học phải nhanh chóng thích nghi và đáp ứng được nhucầu của thực tiễn cuộc sống, Viện Đại học Harvard (Mỹ) đã quyết định thaythế hệ thống chương trình đào tạo theo niên chế cứng nhắc bằng hệ thốngchương trình mềm dẻo cấu thành bởi các modun mà mỗi sinh viên có thể lựachọn một cách rộng rãi - Có thể coi đây là điểm mốc khai sinh hệ thống tínchỉ

Đến đầu thế kỷ 20 hệ thống tín chỉ được áp dụng rộng rãi hầu như trong mọitrường đại học ở Hoa Kỳ, tiếp sau đó nhiều nước lần lượt áp dụng hệ thống tín chỉtrong toàn bộ hoặc một bộ phận của trường đại học của mình Đó là các trường ởcác nước Bắc Mỹ, Nhật Bản, Philippine, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaisia,Indonexia, Ấn Độ, Senegal, Mozambic, Nigieria, Uganda, Camơrun,

Tại Trung Quốc, từ cuối thập niên 80 đến nay hệ thống tín chỉ lần lượtđược áp dụng ở nhiều trường đại học Vào năm 1999, 29 bộ trưởng đặc trách

Trang 13

giáo dục đại học ở các nước trong liên minh Châu Âu đã ký tuyên bố chung

Boglona nhằm hình thành Không gian giáo dục đại học châu Âu thống nhất

vào năm 2010 Một trong những nội dung quan trọng của tuyên ngôn đó làtriển khai áp dụng hệ thống tín chỉ trong toàn bộ hệ thống giáo dục đại học đểtạo điều kiện thuận lợi cho việc cơ động hoá, liên thông hoạt động học tập củasinh viên trong khu vực Châu Âu và trên thế giới

1.1.2 Việt Nam

Trước năm 1975 một số trường đại học chịu ảnh hưởng của Mỹ ở miềnnam Việt Nam đã áp dụng hệ thống tín chỉ; Cụ thể là Viện Đại học Cần Thơ,Viện Đại học Thủ Đức,

Trong xu thế chung của nền giáo dục thế giới, từ những năm

1987-1988 khi nước ta bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới thì Đảng và Nhà nước

ta đã chủ trương đổi mới đại học, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ đối vớicông tác giáo dục đại học (GDĐH) Làm thế nào để nền GD ĐH VIỆT NAM

có thể sánh vai cùng các đại học khác trên thế giới và từ đó GD ĐH cũng bắtđầu có nhiều thay đổi Hội nghị hiệu trưởng các trường đại học tại Nha Trangnăm 1987 đã đưa ra nhiều chủ trương đổi mới GD ĐH, trong đó có chủtrương triển khai trong các trường đại học quy trình đào tạo 2 giai đoạn vàmodun hoá kiến thức Theo chủ trương đó, hệ thống"học phần" đã ra đời vàđược triển khai trong toàn bộ hệ thống các trường đại học và cao đẳng ở nước

ta từ năm 1988 đến nay Hệ thống học phần được xây dựng trên tinh thần tíchluỹ dần kiến thức theo các modun trong quá trình học tập, tức là cũng theo ýtưởng của hệ thống tín chỉ xuất phát từ Mỹ Tuy nhiên, về một số phươngdiện, hệ thống học phần chưa thật sự mềm dẻo như hệ thống tín chỉ của Mỹ

Do đó, chúng được gọi là "sự kết hợp niên chế với hệ thống tín chỉ"

Tuy nhiên những khó khăn trong đời sống kinh tế và xã hội nói chung vàtrong các trường đại học nói riêng lúc đó chưa cho phép đặt vấn đề thực hiện

Trang 14

hệ thống tín chỉ triệt để Vào năm 1993 khi những khó khăn trên được giảmbớt, Bộ GD& ĐT chủ trương tiến thêm một bước thực hiện hệ thống học phầntriệt để hơn, theo mô hình hệ thống tín chỉ của Mỹ Trường Đại học Báchkhoa TP Hồ Chí Minh là nơi đầu tiên áp dụng hệ thống tín chỉ từ năm 1993,rồi sau đó là các trường Đại học Đà Lạt, Đại học Cần Thơ, Đại học Thuỷ sảnNha Trang, và một số trường đại học khác áp dụng từ năm 1994 và các nămsau đó Theo chủ trương của Bộ GD&ĐT từ năm 2010 đã triển khai đại tràđào tạo theo hệ thống tín chỉ ở tất cả các trường đại học trong toàn quốc.

1.2 Một số khái niệm cơ bản.

1.2.1 Khái niệm về chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ

tín chỉ phổ biến ở Mỹ và một số nước như sau:

- Khối lượng học tập gồm 1 tiết học lý thuyết (50 phút) trong một tuần lễ

và kéo dài 1 học kỳ (15-18 tuần) thì được tính là một tín chỉ

- Các tiết học loại khác nhau như: thực tập thí nghiệm, đi thực địa, vẽ,nhạc, thực hành nghệ thuật, thể dục, v.v… thì thường cứ 3 tiết trong một tuầnkéo dài một học kỳ được tính một tín chỉ Ngoài định nghĩa nói trên, người ta

còn qui định: để chuẩn bị cho một tiết lên lớp lý thuyết, SV phải có ít nhất 2 giờ làm việc ở ngoài lớp.

Trong các từ điển bách khoa, các tài liệu về giáo dục đại học cũng có nhiềuđịnh nghĩa khác nhau về tín chỉ Theo định nghĩa của Jaems Quann (Đại học Quốc

gia Washington) thì Tín chỉ học tập là một đại lượng đo toàn bộ thời gian bắt buộc của một người học bình thường để học một môn học cụ thể, bao gồm:

Trang 15

1) Thời gian lên lớp;

2) Thời gian ở trong phòng thí nghiệm, thực tập hoặc các phần việckhác đã được qui định ở thời khoá biểu;

3) Thời gian dành cho đọc, nghiên cứu, giải quyết vấn đề, viết hoặcchuẩn bị bài,…;

Đối với các môn học lý thuyết 1 tín chỉ là một giờ học trên lớp (với 2giờ chuẩn bị ở nhà) trong một tuần và kéo dài trong một học kỳ 15 tuần; đốivới các môn học ở studio hay phòng thí nghiệm - ít nhất là 2 giờ trong 1 tuần(với 1 giờ chuẩn bị ở nhà); đối với việc tự nghiên cứu - ít nhất là 3 giờ làmviệc trong 1 tuần

Quyết định 31/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 30/7/2001 về việc thí điểm tổchức đào tạo, kiểm tra, thi công và công nhận tốt nghiệp đại học, cao đẳng hệ

chính qui theo hệ thống tín chỉ cũng đã qui định rõ: Tín chỉ là đơn vị dùng để

đo khối lượng kiến thức đồng thời là đơn vị để đánh giá kết quả học tập của sinh viên dựa trên số lượng tín chỉ đã tích luỹ được Mỗi tín chỉ được qui định bằng 15 tiết học lý thuyết Để tiếp thu được 1 tiết học lý thuyết, sinh viên cần

ít nhất 2 tiết chuẩn bị cá nhân Cứ 30 tiết thảo luận trên lớp, bài tập thí nghiệm hoặc 45 - 60 tiết thực tập, kiến tập, làm tiểu luận, đồ án, khoá luận tốt nghiệp được tính tương đương 1 tín chỉ.

Qui định trên không đặt yêu cầu cụ thể về thời gian học của một tín chỉkéo dài trong 1 học kỳ (thường từ 10 - 15 tuần tuỳ theo từng trường đại học ởcác nước khác nhau)

Theo Quy chế 43 thì một tín chỉ (credit unit) được quy định bằng 15 tiết học

lý thuyết; 30 - 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45 - 90 giờ thực tập tại

cơ sở; 45 - 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khoá luận tốt nghiệp

Đối với những học phần lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thuđược một tín chỉ sinh viên phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân

Trang 16

1.2.1.2 Giờ tín chỉ (credit hour)

Giờ tín chỉ là 1 trong các giá trị sau:

- 1 giờ học trên lớp và 2 giờ chuẩn bị bài/ 1 tuần

- 2 giờ thực hành và 1 giờ chuẩn bị bài/ 1 tuần

- 3 giờ tự học, tự nghiên cứu/ 1 tuần

Thời gian tuyệt đối cho một giờ tín chỉ không nhỏ hơn 3

Giờ lý thuyết, thực hành, thảo luận bố trí ở thời khoá biểu

Hình thức tổ chức giờ tín chỉ:

- Cách thức tổ chức các hoạt động của giảng viên và SV ứng với cách tổchức chương trình môn học - coi trọng tự học, nghiên cứu, thực tập, thựchành để tích luỹ đủ khối lượng kiến thức

Các hình thức:

- Dạy học trên lớp

- Dạy học trong phòng thí nghiệm

- Ngoài lớp: Tự học, nghiên cứu, học nhóm, xêmina, hội thảo

- Môn học bắt buộc: là môn học của chương trình đào tạo chứa đựngnhững nội dung chính yếu của nhóm ngành và ngành đào tạo mà SV thuộcngành đó bắt buộc phải theo học

Trang 17

- Môn học tiên quyết: Một môn học X là tiên quyết đối với một mônhọc Y nào đó là môn học SV phải theo học trước và phải đạt điểm từ 5 trởlên (hoặc đạt điểm chữ A, B, C, D) mới được theo học môn học Y đó.

H: Huỷ môn học

- Môn học tự chọn bắt buộc: Là các môn học chứa đựng những nội dungchính yếu của ngành đào tạo, SV phải chọn trong tập các môn học quy địnhcho ngành

- Môn học tự chọn tự do: Là môn học SV có thể chọn tuỳ ý theo học

1.2.2 Quản lý và quản lý đào tạo.

Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội vàhành vi hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích đã đề ra Sự tác động củaquản lý, phải bằng cách nào đó để người chịu quản lý luôn luôn hồ hởi, phấn khởiđem hết năng lực và trí tuệ để sáng tạo ra lợi ích cho bản thân, cho tổ chức và chocả xã hội

Đào tạo, theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, là quá trình tác động đến một con

Trang 18

người nhằm làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kĩ năng, kĩxảo một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống vàkhả năng nhận một sự phân công lao động nhất định, góp phần của mình vào việcphát triển xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh của loài người Đào tạo, cùngvới nghiên cứu khoa học và dịch vụ phục vụ cộng đồng, là hoạt động đặc trưng củatrường đại học Đó là hoạt động chuyển giao có hệ thống, có phương pháp nhữngkinh nghiệm, những tri thức, những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp chuyên môn,đồng thời bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức cần thiết và chuẩn bị tâm thế chongười học đi vào cuộc sống lao động tự lập và góp phần xây dựng, bảo vệ đất nước Vận dụng khái niệm quản lý vào lĩnh vực đào tạo, có thể hiểu quản lý đào tạo ởtrường đại học là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý(gồm các cấp quản lý khác nhau từ Ban giám hiệu, các Phòng, Khoa, đến Tổ bộmôn và từng giảng viên) lên các đối tượng quản lý (bao gồm giảng viên, sinh viên,cán bộ quản lý cấp dưới và cán bộ phục vụ đào tạo) thông qua việc vận dụng cácchức năng và phương tiện quản lý nhằm đạt được mục tiêu đào tạo của nhà trường.Các nội dung quản lý đào tạo ở trường đại học, từ những phân tích ở trên, sẽ baogồm một phổ rộng các vấn đề liên quan chặt chẽ với nhau, đan xen vào nhau và tácđộng qua lại, chi phối lẫn nhau Đó là các nội dung sau:

Quản lý mục tiêu đào tạo; Quản lý nội dung và chương trình đào tạo; Quản lý hoạtđộng dạy của giảng viên; Quản lý hoạt động học của sinh viên; Quản lý cơ sở vậtchất, tài chính phục vụ dạy học; Quản lý môi trường đào tạo; Quản lý các hoạt độngphục vụ đào tạo và đảm bảo chất lượng đào tạo

1.3 Một số vấn đề đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường Đại học.

1.3.1 Tính tất yếu của việc triển khai đào tạo theo tín chỉ ở trường Đại học.

1.3.1.1 Chủ trương đổi mới trong đào tạo đại học ở nước ta

Trang 19

a, Bối cảnh đặc biệt của quốc tế và trong nước hiện nay cũng như trong

nhiều năm tới đặt ra những thách thức và áp lực to lớn cho việc phải đổi mớinền giáo dục đại học của nước ta

Với sự phát triển nhảy vọt của khoa học và công nghệ, đặc biệt là côngnghệ thông tin và truyền thông, nhân loại đang bước đầu quá độ sang nềnkinh tế trí thức Xu thế toàn cầu hoá mạnh mẽ đang diễn ra trên thế giới trênmọi lĩnh vực của đời sống xã hội

Trong bối cảnh quốc tế đó, triết lý về giáo dục cho thế kỷ 21 có những

biến đổi to lớn, đó là lấy "học thường xuyên, suốt đời " làm nền móng, dựa trên các mục tiêu tổng quát của việc học là "học để biết, học để làm việc, học để cùng chung sống với nhau và học để làm người ", nhằm hướng tới xây dựng

một xã hội học tập Giáo dục đại học thế giới phát triển rất nhanh chóng với

những xu hướng biểu hiện rõ rệt: đại chúng hoá, thị trường hoá, đa dạng hoá

cà quốc tế hoá ".

Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001 -2010 được nêu trong Đại hội

IX của đảng đặt mục tiêu tổng quát là : "đưa đất nước ra khỏi tình trạng kémphát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân,tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước côngnghiệp theo hướng hiện đại hoá ", " công nghiệp hoá gắn với hiện đại hoángay từ đầu và trong suất các giai đoạn phát triển , từng bước phát triển nềnkinh tế trí thức ở nước ta

Đảng và Nhà nước ta coi giáo dục- đào tạo và khoa học- công nghệ làquốc sách hàng đầu:

- Phát triển giáo dục và đào tạo được coi là nền tảng và động lực của sựnghiệp công nghiệp hoá, hiên đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực conngười

- Cần tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo

Trang 20

- Giáo dục -đào tạo là một trong 3 lĩnh vực then chốt cần đột phá để làmchuyển động tình hình kinh tế- xã hội, tạo bước chuyển mạnh về phát triểnnguồn nhân lực.

Sau 2 thập niên thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta có nhiều thayđổi to lớn về nhiều mặt nhưng trước yêu cầu của phát triển đất nước cùng vớiáp lực về hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng tăng, nền kinh tế nước ta bộc lộnhiều bất cập Chính phủ đã đề ra những vấn đề then chốt cần tạo bước độtphá, trong đó có việc "mở rộng khu vực ngoài công lập" và chuyển các cơ sởcông lập hoạt động theo cơ chế sự nghiệp mang nặng tính hành chính bao cấpsang hoạt động theo cơ chế tự chủ cung ứng dịch vụ, không bao cấp tràn lan,không nhằm lợi nhuận Giáo dục và đào tạo đại học không nằm ngoài xuhướng phát triển này

Sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế trong thời kỳ chuyển đổisang nền kinh tế thị trường đã kéo theo yêu cầu phải chuyển dịch mạnh mẽ cơcấu giáo dục đại học Việt Nam

b, Những bất cập của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam

Cùng với quá trình đổi mới của đất nước trong hai thập niên qua giáodục đại học nước ta đã tiến hành nhiều đổi mới và đạt được một số thành tựuquan trọng như; tạo được hướng đi cho giáo dục đại học Việt Nam trong điềukiện kinh tế Việt Nam phát triển theo cơ chế thị trường, xác định cơ cấu hệthống trình độ cơ bản thích hợp, đa dạng hoá mục tiêu phục vụ nhiều thànhphần kinh tế, cấu trúc lại chương trình đào tạo, xây dựng quy trình đào tạotheo học phần, đa dạng hoá các loại hình đào tạo,

Những đổi mới đó đã góp phần quan trọng nhằm thu hẹp khoảng cách tụthậu giữa đại học Việt Nam với đại học của các nước trong khu vực và trênthế giới Mặc dù có nhiều cố gắng đổi mới nhưng nhìn chung sự chuyển biếncủa giáo dục đại học nước ta còn chậm và vẫn đang ở tình trạng yếu kém, đó

Trang 21

là sự bất cập về khả năng đáp ứng của hệ thống giáp dục đại học đối với yêucầu đào tạo nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá và nhu cầuhọc tập của nhân dân, trong đó biểu hiện cụ thể một số vấn đề nổi cộmnhư:

- Chất lượng đào tạo thấp, hiệu quả không cao; học chưa gắn với thựctiễn, với thực hành nghề nghiệp; chưa gắn kết được giữa giảng dạy, nghiêncứu và phục vụ đời sống xã hội; nhân lực được đào tạo yếu về năng lực vàphẩm chất, chưa bình đẳng về cơ hội tiếp cận,

- Quy mô chưa đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hoá, mất cân đối vềcung- cầu (giáo dục đại học chỉ đáp ứng 10-12 % tỷ lệ tuổi được học đại học)

- Chương trình đào tạo cứng nhắc, thiếu linh hoạt, nặng hàn lâm kinhviện, nhẹ nghề nghiệp ứng dụng, chậm hội nhập; phương pháp dạy và học cònlạc hậu, nặng về truyền đạt kiến thức, nhẹ về dạy phương pháp học tập, kỹnăng và thái độ; quy trình đào tạo còn đóng kín, cứng nhắc, thiếu mềm dẻo,liên thông,

- Quản lý vĩ mô đối với hệ thống các trường đại học cũng như ở cáctrường đại học chưa đổi mới, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm thói quen của nềnkinh tế bao cấp, chưa tạo sự cạnh tranh cần thiết để phát triển giáo dục đại họctrong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Chưa có sự phân tầng của các trưòng về chức năng, nhiệm vụ; quyền tựchủ và trách nhiệm xã hội của các trường không cao

Tóm lại, đổi mới giáo dục đại học Việt Nam không theo kịp đổi mới vềkinh tế và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế Quản lý giáo dục không theo kịp

xã hội hoá giáo dục Một trong những nguyên nhân quan trọng của những hạnchế là tư duy chậm đổi mới, tư tưởng và thói quen bao cấp đối với giáo dụcvẫn còn khá nặng nề trong các ngành, các cấp và trong xã hội

c/Cơ hội và thách thức đối với hệ thống giáo dục đại học và sự cần thiết

Trang 22

phải tăng cường đổi mới.

Bối cảnh quốc tế tạo cho kinh tế - xã hội và nền giáo dục đại học nước tamột cơ hội hiếm có; nếu biết tranh thủ khai thác công nghệ thông tin vàtruyền thông sẽ giúp cho giáo dục đại học nước ta nhanh chóng tiếp cận vớicác nguồn trí thức và thông tin khổng lồ phục vụ học tập và nghiên cứu; hệthống giáo dục không biên giới tạo cho công dân nước ta nhiều cơ hội học tập

và nghiên cứu Giáo dục đại học thế giới đang thay đổi nhanh chóng và mạnh

mẽ là cơ hội tốt để giáo dục đại học nước ta có điều kiện đi tắt đón đầu để tiếpcận học tập, vận dụng sáng tạo vào điều kiện của đất nước

Đảng và Nhà nước ta coi giáo dục - đào tạo và khoa học- công nghệ làquốc sách hàng đầu Nguồn nhân lực trình độ cao là nhu cầu cấp bách hàngđầu của công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế Bất cập

về cung cầu của quy mô giáo dục đại học hiện hiện nay cũng là thời cơ lớn

và nếu có cơ chế phù hợp để khắc phục bất cập đó thì thì có thể tạo nên sựphát triển mang tính bùng nổ dẫn đến chuyển biến lớn

Tất cả yếu tố đó là cơ hội quan trọng tạo cho sự phát triển của giáo dụcViệt Nam, trong đó có việc phải chuyển đổi cơ bản từ hệ thống đào tạo niênchế sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ

Mặt khác, trong bối cảnh toàn cầu với việc thực hiện các cam kết quốc tế

và gia nhập Tổ chức WTO, kinh tế -xã hội và giáo dục đại học nước ta đứngtrước những thách thức cực kỳ to lớn Khoảng cách giữa nước ta với các nướcphát triển có thể càng gia tăng, tình trạng thất thoát chất xám từ nước ta ra cácnước phát triển hơn có thể rất trầm trọng; giáo dục đại học nước ta có thểkhông đủ sức cạnh tranh với sự xâm nhập và sự thu hút của giáo dục đại họccác nước; quyền lợi của người học có thể bị xâm phạm, Do vậy, nếu giáodục đại học không đáp ứng được nguồn nhân lực trình độ cao và nhu cầu họctập của nhân dân thì sự nghiệp CNH, HĐH cũng như hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 23

và mục tiêu giảm thiểu sự cách biệt giữa nước ta và các nền văn minh trên thếgiới sẽ ngày càng trở nên trầm trọng hơn.

Từ những thực tế trên, trước những cơ hội và thách thức to lớn, một yêucầu bức thiết đối với giáo dục đại học nước ta là phải tăng cường đổi mới mộtcách cơ bản và toàn diện, trong đó có việc chuyển sang đào tạo theo hệ thốngtín chỉ

Trong hơn 3 thập kỷ qua, hầu hết các nước đang phát triển luôn đặt mụctiêu vào các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, coi đó là đích vươn tới vàphải nhanh chóng đạt được để làm thế nào giữa các nước có tiếng nói chungtrong giáo dục và đào tạo Thành quả đào tạo ở nước này sẽ được công nhận

ở nước khác và ngược lại Có như thế việc đào tạo sẽ không bị lãng phí và sựhoà nhập của các cá nhân, của các quốc gia trong cộng đồng thế giới nhằm tậndụng lẫn nhau những thế mạnh sẽ được dễ dàng và bình đẳng hơn Đào tạotheo hệ thống tín chỉ đang là xu thế của giáo dục đại học quốc tế và đangđược áp dụng rộng rãi ở Mỹ và các nước tiên tiến là cách thức tốt nhất nhằmgiải quyết tối ưu mục tiêu của chiến lược này

1.3.1.2 Quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục đại học Việt Nam và mục tiêuphát triển của giáo dục đại học nước ta đến năm 2020

a/Quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục đại học

Trong 7 quan điểm chỉ đạo trong đề án Đổi mới giáo dục đại học ViệtNam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có nêu rõ một số điểm sau đâyliên quan đến việc đào tạo theo hệ thống tín chỉ, đó là :

Đổi mới giáo dục đại học cần đảm bảo sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lựckiến thức, kỹ năng, trình độ và chất lượng cao cho các ngành nghề, các thànhphần kinh tế thuộc tất cả các lĩnh vực kinh tế- xã hội, góp phần nâng cao trítuệ củ đất nước

Đổi mới giáo dục đại học gắn kết chặt chẽ và trực tiếp góp phần phát huy

Trang 24

triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh tiến bộ khoa học - kỹ thuật, củng cố quốcphòng, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân.

Đổi mới giáo dục đại học là quá trình đổi mới tư duy, làm cho từngtrường và toàn bộ hệ thống giáo dục đại học hoàn thiện tính nhân văn, khoahọc, hiện đại, phát huy bản sắc dân tộc, đồng thời tiếp thu tinh hoa nhân loại,phù hợp với xu hướng phát triển giáo dục đại học trên thế giới, tiếp cận nhanhvới với xu thế phát triển giáo dục đại học của các nước phát triển

Quá trình đổi mới phải thúc đẩy hệ thống giáo dục đại học nhanh chóngthích ứng với cơ chế thị trường định hướng XHCN, đảm bảo tính thực tiễn vàtính hiệu quả, chủ động khai thác các nguồn lực để phát triển, nâng cao tính tựchủ, tự chịu trách nhiệm và năng lực cạnh tranh của từng trường và của toàn

bộ hệ thống

Đổi mới giáo dục đại học trước hết phải đổi mới về cơ chế quản lý vàđược tiến hành đồng bộ từ mục tiêu, quy trình đến phương pháp; giải quyếttốt tuyệt đối mối quan hệ giữa nâng cao chất lượng và mở rộng quy mô, giữathực hiện công bằng xã hội và hiệu quả đào tạo; gắn chặt chẽ và tạo động lực

để tiếp tục đổi mới mạnh mẽ giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp.Đổi mới giáo dục đại học phải kế thừa những thành quả giáo dục đào tạocủa đất nước và thế giới

b/ Mục tiêu phát triển giáo dục đại học Việt Nam đến năm 2020.

+ Đề án Đổi mới giáo dục đại học Việt Nam nêu 9 mục tiêu cụ thể, trong

đó có các mục tiêu liên quan chặt chẽ với đào tạo theo hệ thống tín chỉ; đó là :Đến năm 2010 hoàn thiện việc phân chia các chương trình đào tạo theohai hướng: nghề nghiệp- ứng dụng và nghiên cứu - phát triển; áp dụng môhình đào tạo mềm dẻo kết hợp mô hình truyền thống (4:2:3 năm) với mô hình

đa giai đoạn (đại học 2:2 năm, thạc sỹ 1:1 năm và tiến sỹ 3 năm) và về cơ bản

Trang 25

chuyển các cơ sở giáo dục đại học sang đào tạo đại học theo hệ thống tín chỉ.Đến năm 2015 các môn học có giáo trình, tài liệu học tập.

Xây dựng đội ngũ giảng viên có bản lĩnh chính trị, có phẩm chất đạo đức

và lương tâm nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, phong cách giảng dạytiên tiến và hiện đại,

Đến năm 2010 đạt được thoả thuận về việc công nhận bằng cấp với cácnước trong khu vực và sau đó với các nước phát triển Công nhận tươngđương chương trình đào tạo với các trường đại học tiên tiến của các nước đểtạo cơ sở cho việc tham gia hệ thống chuyển đổi tín chỉ ASEAN và quốc tế Đến năm 2010, hệ thống kiểm định được hoàn thiện và hoạt độngthường xuyên; tất cả các trường đại học, cao đẳng đều có cơ chế bảo đảm chấtlượng và tiến hành kiểm định

+ Chủ trương về việc mở rộng và cải tiến hệ thống tín chỉ ở nước ta đã

được đề cập trong nhiều văn bản quan trọng khác, trong đó:

- Văn bản : "Quy hoạch mạng lưới các trường đại học; cao đẳng giaiđoạn 2001-2010" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quyết định47/2001/QĐ-TTg có nêu: các trường cần "thực hiện quy trình đào tạo linhhoạt, từng bước chuyển việc tổ chức quy trình đào tạo theo niên chế sang hệthống tín chỉ"

- Trong báo cáo về tình hình giáo dục của Chính phủ trước kỳ họp củaQuốc hội tháng 10 năm 2004 lại khẳng định mạnh mẽ hơn: "chỉ đạo đẩynhanh việc mở rộng hệ thống tín chỉ ở các trường đại học, cao đẳng, trung họcchuyên nghiệp và dạy nghề ngay từ năm học 2005- 2006 Phấn đấu đến năm

2010 hầu hết các trường đại học, cao đẳng áp dụng hình thức đào tạo này"

- Yêu cầu thực tiễn của đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

+ Mục tiêu của việc chuyển đổi sang hệ thống tín chỉ ở nước ta Chúng

ta đã áp dụng hệ thống học phần, trong đó có chứa đựng một số yếu tố của hệ

Trang 26

thống tín chỉ từ khi bắt đầu đổi mới GD ĐH cách đây gần hai thập niên, lúchoàn cảnh KT-XH, điều kiện dạy và học còn hết sức khó khăn Và khi điềukiện dạy và học được cải thiện một số trường đại học đã cải tiến, làm mềmdẻo triệt để hệ thốnghọc phần, tức là chuyển đổi sang hệ thống tín chỉ Nhữngnăm gần đây Nhà nước mới đưa ra chủ trương nhằm thúc đẩy nhanh quá trìnhchuyển đổi này trong toàn bộ hệ thống giáo dục đại học Việt Nam nhằm đạtmục tiêu chủ yếu là:

- Trước hết là tạo ra hệ thống mềm dẻo hướng về sinh viên để tăngcường tính chủ động và khả năng cơ động của sinh viên, đảm bảo sự liênthông dễ dàng trong quá trình học tập, và tạo ra sản phẩm có tính thích ứngcao với thị trường sức lao động trong nước và quốc tế

- Đồng thời trong xu thế toàn cầu hóa việc chuyển đổi sang hệ thống tínchỉ làm cho hệ thống GDĐH nước ta hội nhập với khu vực và thế giới

+ Đào tạo theo hệ thống tín chỉ đảm bảo sự thích nghi cao với xã hộihiện đại và nền kinh tế tri thức và hoà nhập với giáo dục đại học thế giới củađại học Việt Nam

- Giáo dục đại học ở thế kỷ XXI đang đứng trước những đòi hỏi là phảixây dựng một nền giáo dục đại học thích ứng với thế kỷ XXI thích nghi vớinền kinh tế trí thức và xã hội hiện đại Đó là thách thức to lớn trên mọi bìnhdiện, từ cấp độ địa phương đến quốc gia và cấp quốc tế

Trong nền kinh tế tri thức và xã hội hiện đại ở thế kỷ XXI, giáo dục đạihọc luôn giữ vai trò nền tảng Sự phát triển của nền kinh tế tri thức, đặc biệt là

sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thôngtin với sự phát triển ngày càng cao của internet đã làm cho quy mô kiến thứcnhân loại tăng theo cấp số nhân trong khi đó sự tiếp nhận của con người cógiới hạn, ngay cả trong các trường đại học danh tiếng cũng khó vượt qua đượcgiới hạn này nếu không tiến hành đổi mới phương thức đào tạo

Trang 27

Chương trình, nội dung đào tạo ở đại học hiện nay không còn là việccung cấp kiến thức theo kiểu hàn lâm như trước đây nó vẫn thực hiện Cáctrường đại học ngày nay trong phương thức đào tạo của mình phải nghiên cứuxây dựng hệ thống các phương pháp và kỹ năng để cung cấp cho người họcnhằm giúp họ biến nguồn thông tin vô tận thành những tri thức cần và đủ đểphục vụ cho hiện tại và tạo điều kiện để tiếp thu kiến thức mới đảm bảo cho

sự phát triển bền vững trong tương lai Như vậy, các trường đại học đã bắtđầu thực hiện một bước quan trọng trong công cuộc cải cách nền giáo dục đạihọc ở nước ta

- Bước đột phá của việc biến thông tin thành tri thức qua hệ thốngphương pháp và kỹ năng trong giai đoạn đầu của cải cách giáo dục đại họcViệt Nam, đó là việc thực hiện việc đào tạo theo hệ thống tín chỉ

Việc đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở vài thập niên đầu thế kỷ XXI có cáikhác cơ bản với việc đào tạo theo tín chỉ trong các trường đại học ở Châu Âu,

Mỹ và một số trường ở các nước châu Á ở thế kỷ XX, đó là việc đào tạo tínchỉ trong kỷ nguyên công nghệ thông tin với sự tham gia ngày càng sâu rộngcủa internet trong giảng dạy, học tập, nghiên cứu Bên cạnh đó là chức năngtruyền thống của giáo dục đại học là mở rộng, phát triển tư duy, tri thức vàkhả năng nghiên cứu khoa học độc lập vẫn giữ vững và còn có thêm ngoại lực

để cùng nội lực phát triển ở tầm cao mới, có giá trị bền vững

Ở Việt Nam nhiệm vụ giáo dục và cấu trúc quản lý của đại học đang đốimặt với một thử thách vô cùng to lớn trước sự tăng trưởng theo cấp số nhâncủa số lượng sinh viên cũng như của một nhận thức được nhiều người đồngtình về vai trò nền tảng của giáo dục đại học đối với tương lai của Việt Namtrong một xã hội tri thức Một nền giáo dục đại học truyền thống theo niênchế đang bị phê phán mạnh mẽ vì tính kém hiệu quả và không quan tâm đếnquyền lựa chọn của sinh viên trong hệ thống hiện tại Một trong những giải

Trang 28

pháp về mặt quản lý và đổi mới GD ĐH để khắc phục tình trạng trên làchuyển đổi sang hệ thống tín chỉ

- Yêu cầu của đổi mới giáo dục đại học là sự tìm kiếm những phươngpháp và kỹ năng để giáo dục và đào tạo đạt đến đỉnh cao của chất lượng nhằmtạo cho người học ngày càng thích ứng cao với cuộc sống của một xã hội hiệnđại Điều này có liên quan chặt chẽ với nhu cầu và lợi ích của người học từnhận thức và kiến thức cũng như kinh nghiệm của họ trong quá trình đào tạo

và tự học ở trường đại học

Do vậy, phương thức đào tạo nào ở trường đại học có khả năng đảm bảochất lượng cao nhất, đồng thời lại tạo ra được phương pháp và kỹ năng đểsinh viên có thể biến thông tin thành tri thức? Một chương trình đào tạo luôn

có sự gắn kết với công nghệ mới, đó là chương trình học trong đào tạo theotín chỉ, nhất là khi có sử dụng internet

- Do việc đào tạo theo tín chỉ là tôn trọng người học, xem người học làtrung tâm của quá trình đào tạo, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của ngườihọc, người học được quyền lựa chọn chương trình học phù hợp với khả năng,ý tưởng và điều kiện của mình thay cho việc đào tạo theo mô hình truyềnthống, cổ điển như của nước ta hiện nay là người học phải học theo mộtchương trình chung thực hiện theo niên chế, áp dụng đồng nhất cho tất cảngười học

- Đào tạo tín chỉ hình thành cho sinh viên năng lực tự học, học tập suốtđời, tụ đào tạo để thích nghi với nền sản xuất liên tục thay đổi

Ngoài ra, với đặc tính ưu việt của hệ thống tín chỉ như đã được trình bày

ở trên, trong đó có việc công nhận các nội dung đào tạo, thành quả đào tạo vàgiá trị sử dụng của nhau giữa các cơ sở đào tạo, đáp ứng được nguồn nhân lực

có trình độ cao cho mọi thành phần kinh tế và mọi hoạt động xã hội, có sứcđáp ứng các nhu cầu luôn biến động của thị trường nhân lực

Trang 29

Hơn nữa, thế giới ngày nay đang tìm kiếm tiếng nói chung cho nền giáodục đại học nên đào tạo theo hệ thống tín chỉ tạo điều kiện thuận lợi để xúctiến quá trình hội nhập và quốc tế hoá trong giáo dục đại học.

1.3.2 Đặc điểm của đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

Đào tạo theo hệ thống tín chỉ có một số đặc điểm, như sau:

- Quá trình học là sự tích luỹ kiến thức theo học phần (đơn vị đo là tín chỉ)

- Lớp học tổ chức theo học phần, sinh viên đăng ký học các học phần ở đầumỗi học kỳ

- Kiến thức phải được cấu trúc thành các môđun (học phần)

- Quy định khối lượng kiến thức phải tích luỹ cho từng văn bằng và xếp nămhọc cho sinh viên theo khối lượng kiến thức đã tích luỹ

- Không thi tốt nghiệp

- Có hệ thống cố vấn học tập

- Chương trình đào tạo có thể mềm dẻo, có nhiều khả năng lựa chọn cho sinhviên và tạo điều kiện dễ dàng cho sinh viên chuyên ngành hoặc học một lúc 2chương trình

- Chỉ có một văn bằng chính quy (tập trung hay không tập trung), không cóbằng tại chức

- Đơn vị học vụ là học kỳ (năm học có thể có từ 2 đến 4 học kỳ)

- Tuyển sinh và xét tốt nghiệp theo học kỳ

- Yêu cầu cao về hoạt động tự học của sinh viên

- Đánh giá kết quả mỗi học phần một cách thường xuyên và theo thang điểmchữ

1.3.3 Những ưu điểm và hạn chế của đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

1.3.3.1 Những ưu điểm của đào tạo theo hệ thống tín chỉ

Theo các nhà nghiên cứu (GS Lâm Quang Thiệp, GS Lê Thạc Cán…) hệ

Trang 30

thống tín chỉ được truyền bá nhanh chóng và áp dụng rộng rãi nhờ có nhiều

ưu điểm Có thể tóm tắt các ưu điểm chính của nó như sau:

 Có hiệu quả đào tạo cao.

Hệ thống tín chỉ được thừa nhận rộng rãi về tính hiệu quả cao trong đàotạo so với hệ thống đào tạo theo niên chế:

- Tạo cho sinh viên có tính chủ động cao trong học tập

Hệ thống tín chỉ cho phép ghi nhận kịp thời tiến trình tích luỹ kiến thức

và kỹ năng của sinh viên để đạt đến văn bằng Với hệ thống này, sinh viênđược chủ động thiết kế kế hoạch học tập cho mình, được quyền lựa chọn chomình tiến độ học tập thích hợp với khả năng, sở trường và hoàn cảnh riêngcủa mình (học môn gì, lúc nào, với ai, ), có cái nhìn toàn cục về chươngtrình học ngay từ đầu giúp sinh viên tự điều chỉnh chương trình phù hợp vớinhững điều kiện chủ quan của mình trong quá trình học tập Tính chủ độngcòn thể hiện qua việc sinh viên có thể học nhanh hay học chậm so với dự kiến

mà không ảnh hưởng gì đến chất lượng học tập hay kết quả thi tốt nghiệp

- Đào tạo theo hệ thống tín chỉ làm cho giáo dục đại học trở thành mộtnền giáo dục hướng vào sinh viên và cá nhân hoá nhiều hơn so với hệ thốnggiảng dạy cứng nhắc theo niên chế

- Đảm bảo tính liên thông và chuyển đổi cao trong đào tạo

Do hệ thống tín chỉ không chỉ xây dựng riêng cho từng trường hay một

số trường mà ý nghĩa của nó là ở chỗ kết nối các môn học theo các phươngpháp được thừa nhận trong phạm vi một hệ thống giáo dục Dù sử dụng hìnhthức nào, chương trình nào, nhìn vào hệ thống tín chỉ người ta biết kết cấu cácmôn học ra sao và biết được mặt mạnh, mặt nhẹ của chương trình học Vì vậyviệc chuyển đổi giữa các trường trong cùng một hệ thống với nhau sẽ được dễdàng Quan trọng hơn nếu vận dụng hữu hiệu, đặc biệt là khi thiết kế chươngtrình đảm bảo được tính hội nhập quốc tế cao sẽ giúp cho việc chuyển đổi và

Trang 31

được thừa nhận đối với quốc tế Điều này rất có lợi cho sinh viên, giảng viênViệt Nam khi đi du học.

Do hệ thống tín chỉ cho phép ghi nhận cả những kiến thức và khả năngtích luỹ được ngoài trường lớp để dẫn tới văn bằng, khuyến khích sinh viên từnhiều nguồn khác nhau có thể tham gia đại học một cách thuận lợi Vềphương diện này có thể nói hệ thống tín chỉ là một trong những công cụ quantrọng để chuyển từ nền đại học mang tính tinh hoa sang nền đại học mang tínhđại chúng

 Có tính mềm dẻo và khả năng thích ứng cao.

- Với hệ thống tín chỉ lấy người học làm trung tâm, sinh viên có thể chủđộng ghi tên các học phần khác nhau dựa vào những quy định chung về cơcấu và khối lượng của từng lĩnh vực kiến thức Nó cho phép sinh viên dễ dàngthay đổi ngành chuyên môn trong tiến trình học tập khi thấy cần thiết hoặccho những sinh viên không đủ điều kiện tốt nghiệp có thể chuyển sang mộtlĩnh vực ngành nghề khác mà không phải học lại từ đầu

- Với hệ thống tín chỉ, các trường đại học có thể mở thêm ngành họcmới một cách dễ dàng khi nhận được thông tin về nhu cầu của thị trường laođộng và tính lựa chọn ngành nghề của sinh viên

- Hệ thống tín chỉ cung cấp cho các trường đại học một ngôn ngữ chung,tạo điều kiện cho sinh viên khi cần chuyển trường ở cả trong nước cũng nhưngoài nước

- Hệ thống tín chỉ mang tính thực tiễn và tính linh hoạt cao do nhàtrường có kế hoạch định kỳ xem xét lại chương trình học theo hoàn cảnh thựctiễn và sự đòi hỏi của thị trường lao động nên môn học nào cần thì giữ vàphát triển, môn học nào không cần thì sửa đổi hoặc bỏ Việc thay đổi như vậykhông làm ảnh hưởng đến bố cục chung của chương trình học

 Đạt hiệu quả cao về mặt quản lý và giảm giá thành đào tạo.

Trang 32

- Với hệ thống tín chỉ, kết quả học tập cả sinh viên được tính theo từnghọc phần chứ không phải theo năm học Do đó việc chưa đạt một học phầnnào đó không cản trở quá trình học tiếp tục, sinh viên không buộc phải họclại từ đầu Chính vì vậy giá thành đào tạo theo hệ thống tín chỉ thấp hơn sovới đào tạo theo niên chế.

- Nếu triển khai hệ thống tín chỉ, các trường đại học lớn, đa lĩnh vực cóthể tổ chức những môn học chung cho sinh viên nhiều trường, nhiều khoa,tránh được các môn học được tổ chức trùng lặp ở nhiều nơi Ngoài ra sinhviên có thể học những môn học lựa chọn ở các khoa khác nhau Cách tổ chứcnói trên cho phép sử dụng được đội ngũ giảng viên giỏi và phương tiện tốtnhất cho từng môn học Kết hợp với hệ thống tín chỉ, nếu trường đại học tổchức thêm những kỳ thi đánh giá kiến thức và kỹ năng của người học tích luỹđược từ bên ngoài trường hoặc bằng con đường tự học để cấp cho một chứngchỉ tương đương thì sẽ tạo thêm cơ hội cho họ đạt văn bằng đại học Ở Mỹtrên 1000 trường đại học chấp nhận cung cấp tín chỉ cho những kiến thức và

kỹ năng mà người học đã tích luỹ được ngoài nhà trường

- Trong công tác quản lý, hệ thống tín chỉ chỉ là một đơn vị đo lườngkhông chỉ cho các môn học mà còn cho một số khâu về công tác quản lý hànhchính, tài chính

1.3.3.2 Những hạn chế của đào tạo theo hệ thống tín chỉ

Theo GS Lâm Quang Thiệp, có hai nhược điểm quan trọng của học chếtín chỉ:

a, Cắt vụn kiến thức

Phần lớn các modun trong hệ thống tín chỉ được quy định tương đối nhỏ,

cỡ 3-4 tín chỉ nên thường không đủ thời gian để trình bày kiến thức một cáchđầy đủ, theo một trình tự diễn biến liên tục, nên kiến thức của học phần/ mônhọc bị cắt vụn, làm hạn chế khả năng cung cấp kiến thức logic và tính hệ

Trang 33

thống bị chia cắt Để khắc phục nhược điểm này người ta thường không thiếtkế các modun quá nhỏ (dưới 3 TC) và trong những năm cuối cùng người tathường thết kế các môn học hoặc tổ chức các kỳ thi có tính tổng hợp để sinhviên có cơ hội liên kết, tổng hợp các kiến thức đã học.

b, Khó tạo nên sự gắn kết trong sinh viên.

Do các lớp học theo modun không ổn định, khó xây dựng các tập thể gắnkết chặt chẽ như các lớp theo khoá học niên chế nên việc tổ chức sinh hoạtđoàn thể, quản lý lớp, quản lý sinh viên sẽ gặp khó khăn; tính cộng đồngtrong sinh viên giảm sút hoặc có thể hiểu là "chủ nghĩa cá nhân" có nhiều cơhội trỗi dậy trong sinh viên Khó khăn này là một nhược điểm thực sự của hệthống tín chỉ, nhất là trong điều kiện cụ thể của nước ta khi mục tiêu giáo dụccủa chúng ta luôn coi trọng đào tạo con người toàn diện "vừa hồng vừachuyên", trong đó việc tổ chức sinh hoạt đoàn thể, tham gia các hoạt độngphong trào, thi đua, không thể thiếu được trong các nhà trường ở Việt Nam

Để khắc phục khó khăn này người ta thường xây dựng các tập thể tương đối

ổn định ở các lớp khoá học năm thứ nhất và có thể ở cả năm thứ hai khi sinhviên phải học chung phần lớn các modun kiến thức, và đảm bảo sắp xếp một

số thời gian xác định không bố trí thời khoá biểu để sinh viên có thể tham giacác sinh hoạt chung của tập thể, của cộng đồng

Ngoài những hạn chế có tính phổ biến trên, trong thực tiễn tổ chức thựchiện, nhất là trong điều kiện ở nước ta nảy sinh một số trở ngại khác như:

- Khó tạo nên sự gắn kết, liên kết, sự thống nhất và đồng thuận từ quanđiểm hệ thống giữa các cơ sở đào tạo trong nước cũng như ngoài nước về nộidung, chương trình ngành/ nhóm ngành đào tạo để chúng chúng trở thành tàisản chung trong yêu cầu liên thông ở cấp độ quốc gia Để giải trừ khó khăn

và xung đột này chắc chắn các trường đại học sẽ phải vượt qua nhiều thửthách và tìm ra những nguyên nhân, biện pháp để tháo gỡ từ những phản vệ

Trang 34

của chương trình đào tạo truyền thống của mỗi trường, thậm chí của mỗingành / chuyên ngành đào tạo Không xây dựng được các chương trình liênthông và thừa nhận văn bằng giữa các trường thì việc đào tạo theo hệ thốngtín chỉ sẽ không còn được ý nghĩa như bản thân chúng đã được khẳng định.

- Sự lạm dụng của người học khi được trao quyền lựa chọn cơ cấu kiếnthức tích luỹ các tín chỉ sẽ gây những trở ngại nhất định trong tổ chức đàotạo, phân công giảng dạy, bố trí sử dụng đội ngũ giảng viên và các nguồn lựckhác cũng như đánh giá kết quả học tập của sinh viên

Trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ đòi hỏi phải trao quyền cho ngườihọc để họ chủ động lựa chọn cơ cấu kiến thức tích luỹ và kế hoạch học tập cánhân Có thể nói rằng trao quyền hiện tại là một điểm yếu dễ thấy nhất nhấttrong truyền thống dạy học ở Việt Nam khi chuyển đổi sang đào tạo theo tínchỉ điều quan trọng là để các giảng viên thật sự đánh giá đúng tầm quan trọng

to lớn và lợi ích lâu dài của việc trao lại trời gian làm việc cho người học, traolại cơ hội lựa chọn kiến thức và cho người học thông qua các mô hình tích luỹcác tín chỉ kiến thức Trong thực tế trao quyền thường xuất hiện rào cản là sựlạm dụng trao quyền của cả người học cũng như người dạy, đó là việc "khoántrắng" cho người học, đó là sự "thách đố - rào cản thi cử", trong đánh giá kếtquả học tập của sinh viên

Trong điều kiện hiện nay cũng như trong những năm sắp tới nhiềutrường đại học ở nước ta cần nhận diện khi áp dụng hệ thống tín chỉ là vấn đềđáp ứng nguồn nhân lực - nhất là nguồn nhân lực con người Lựa chọn mônhọc, lựa chọn người dạy, lựa chọn kế hoạch học tập, đều là những áp lựclên nguồn lực của nhà trường Chỉ khi nào nhà trường sẵn sàng đảm bảo mọinguồn lực và điều kiện cho việc đào tạo theo hệ thống tín chỉ thì khi đó hiệuquả và chất lượng đào tạo theo phương thức này mới có thể được khẳng định

và việc tổ chức đào tạo mới nên bắt đầu được thực hiện

Trang 35

- Thời gian đào tạo của khoá học dễ bị kéo dài: 5,6,7 năm do chịu ảnhhưởng của sự trao quyền cho người học nên kế hoạch của nhà trường luôn bịchi phối, ảnh hưởng lớn đến công tác tổ chức đào tạo và quản lý sinh viên.

1.3.4 Những yêu cầu trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

1.3.4.1 Xây dựng chương trình đào tạo

a, Ba yêu cầu chính của chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ

- Quy hoạch tường minh khối lượng, nội dung và trình độ kiến thứcngười học phải tích luỹ để đạt văn bằng chứng chỉ

- Quy hoạch liên thông giữa các khối kiến thức/học phần trong chươngtrình đào tạo để người học tích luỹ một cách linh hoạt Đây là yếu tố cốt lõi đểthực hiện mục tiêu của hệ thống tín chỉ

- Mỗi học phần phải có đề cương chi tiết được soạn kỹ kèm theo tập bàigiảng, tài liệu tham khảo và một phần ngân hàng câu hỏi tự luân hoặc trắcnghiệm khách quan cung cấp cho người học

b, Về khối lượng

- Khối lượng tích luỹ xây dựng dựa trên quỹ thời gian của người học và

độ phức tạp của chương trình đào tạo để có thể tích luỹ đủ số tín chỉ củachương trình của ngành/ chuyên ngành đào tạo Ví dụ: 4 năm x 7 tháng thựchọc x 4 tuần x 5 ngày x 8 giờ thực học = 4480 giờ

- Tín chỉ hay đơn vị học trình là đơn vị đo khối lượng công sức (thời

lượng và trí tuệ) người học phải bỏ ra để tích luỹ năng lực Tuỳ theo loại nănglực (năng lực trí tuệ, năng lực vận hành hay năng lực xã hội, ) mà công sức

bỏ ra để tiếp thu khác nhau, giao động từ 15 giờ (cho lý thuyết) đến 45 giờ(cho thực hành) cho 1 tín chỉ Như vậy số tín chỉ để đạt một bằng cử nhân đàotạo trong 4 năm khoảng 150-180 tín chỉ Trong thực tế số giờ thực học còn ít

Trang 36

hơn do các hoạt động ngoại khoá trong 4 năm là rất nhiều nên phần lớn cácnước xây dựng chương trình đào tạo chỉ gồm từ 130 -140 TC

+ Năng lực thu thập thông tin của ngành

+ Năng lực xử lý thông tin của ngành

+ Năng lực giải quyết vấn đề hay ra quyết định cho ngành

d, Về trình độ kiến thức

Tối thiểu phải bao gồm 4 trình độ sau đây :

+ Trình độ 100: chủ yếu gồm các kiến thức đại cương và cơ bản củangành, chỉ cần dùng kiến thức phổ thông trung học là học được

+ Trình độ 200 : gồm kiến thức cơ bản và cơ sở của ngành, ngoài kiếnthức PTTH còn phải dùng kiến thức 100 mới học được

+ Trình độ 300 : gồm các kiến thức cơ sở nâng cao của ngành, phải dùngkiến thức 100 và 200 mới học được

+ Trình độ 400 : gồm các kiến thức nhập môn các chuyên ngành củangành, phải dùng các kiến thức của 3 trình độ trên mới học được

Trang 37

Ngoài ra, chương trình đào tạo theo tín chỉ có thể có thêm các trình độ: + Trình độ dưới 100 : gồm các kiến thức PTTH bổ sung hoặc nâng cao

để học trình độ 100 Các học phần này không có giá trị tích luỹ, mà chỉ làđiều kiện tiên quyết cho một học phần nào đó trong chương trình đào tạo + Trình độ trên 400 : gồm các kiến thức chuyên ngành nâng cao hoặcchuyên sâu, có thể dùng để tích luỹ kiến thức cho đủ khối lượng văn bằng quyđịnh hoặc thuần tuý bổ sung năng lực tuỳ theo mục tiêu của người học

e, Về quy hoạch liên thông

Quy hoạch liên thông không chỉ đảm bảo cho ngưòi học chủ động tíchluỹ kiến thức đáp ứng yêu cầu của cơ sở sử dụng nhân lực mà còn góp phầntạo nên hiệu quả đào tạo cho người học và cơ sở đào tạo

Các nguyên tắc chính trong quy hoạch liên thông của một chương trìnhđào tạo là :

+ Tỷ lệ khối kiến thức tự chọn và tuỳ chọn trên khối kiến thức bắt buộc

ít nhất là 1/1, cao nhất là 2/1

+ Cùng một khối kiến thức chỉ nên có một đề cương chi tiết tối thiểu

được dùng chung cho nhiều ngành đào tạo có mục tiêu tương tự nhau Vànguyên tắc, nếu cùng một khối kiến thức có nhiều đề cương chi tiết khác nhaungười học được phép lựa chọn để tích luỹ

f, Về đề cương chi tiết soạn kỹ

Mỗi học phần cần có đề cương chi tiết soạn kỹ để người học biết phải

học như thế nào mới đạt yêu cầu; các giảng viên phải biết mục tiêu môn học

để dạy học cho kết quả tương đương và người quản lý quản lý được chấtlượng của việc học từng học phần

Yêu cầu tối thiểu của một đề cương học phần phải có:

Trang 38

+ Mục tiêu cụ thể cho từng kiến thức trong học phần, nghĩa là phải nắm

được và vận dụng được kiến thức đó đến mức nào

+ Yêu cầu về kiểm tra đánh giá học phần đó như thế nào (gồm điểm

thành phần, loại hình gì và vào thời gian nào)

1.3.4.2 Tổ chức quản lý trong đào tạo

Hệ thống đào tạo theo tín chỉ có những đặc trưng và tính ưu việt của nó,song việc tổ chức đào tạo đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đồng bộ, là mộtvấn đề khó khăn, phức tạp đòi hỏi phải đảm bảo hệ thống đồng bộ các yếu tố

về quan điểm, tổ chức, chương trình, nội dung, phương thức tổ chức, đánhgiá; sự hội nhập về kiến thức, chương trình, công nhận văn bằng, chứng chỉlẫn nhau,

Do vậy, khi tổ chức đào tạo theo tín chỉ một số vấn đề thực tiễn cơ bảnsau đây cần được đảm bảo để cho việc tổ chức đào tạo theo tín chỉ có chấtlượng và hiệu quả:

Thứ nhất, đối với các nhà quản lý, cần có sự thay đổi một cách toàn diện

và triệt để hơn từ tư duy đến phong cách phục vụ trong toàn bộ hệ thống giáo

dục đại học nước ta cũng như cần tạo ra được sự thống nhất ý chí giữa các cấplãnh đạo và toàn thể cán bộ, giảng viên trong nhà trường, thay đổi cách tiếpcận vấn đề, từ đó xây dựng lộ trình và các điều kiện thực hiện một cách có hệthống, chuẩn mực và có bước đi chắc chắn

Thứ hai, Cần có một hệ thống công cụ quản lý đầy đủ, đó là quy chế đào tạo và hướng dẫn đầy đủ các quy định đáp ứng cho cả các quy trình đào tạo

và các phương thức đào tạo

Ngày 15/8/2007 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quy chế đào tạođại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thông tín chỉ.Vấn đề quan trọng

Trang 39

hiện nay là cần triển khai chi tiết, cụ thể Quy chế này vào điều kiện của từngtrường như thế nào ? và đặc biệt là cần có sự thống nhất quan điểm, quanniệm, giữa các trường, các cơ quan chức năng, các ngành đào tạo, về tấtcả các vấn đề có liên quan, nhất là về nội dung, chương trình, quy trình đàotạo, thừa nhận văn bằng, chứng chỉ, Đây là vấn đề khó khăn và đang là vấn

đề cản trở cho việc triển khai đào tạo theo tín chỉ trên phạm vi cả nước, nhất

là ở các trường chưa đủ điều kiện để đảm bảo cho đào tạo theo phương thứcnày

Ở mỗi trường khi triển khai quy chế đào tạo theo tín chỉ cần thiết phải cócác quy định chi tiết theo từng lĩnh vực hoạt động, trong đó có việc quy định

về cách thức xây dựng mã môn, tên học phần, số ĐVHT, đơn vị quản lý, cũng như các biểu mẫu, văn bản, tài liệu hướng dẫn học tín chỉ, lập kế hoạch

và đăng ký học phần cho sinh viên, các tài liệu dùng cho cố vấn học tập, Trong công tác quản lý đào tạo và công tác sinh viên, cần thiết phải tìmhiểu và lựa chọn phần mềm quản lý đào tạo theo hệ tín chỉ thích hợp để vậnhành thống nhất trong toàn trường và ở từng công đoạn công việc và quản lýđến từng sinh viên (vì mỗi sinh viên sẽ được quyền lựa chọn chương trình họctập cho riêng mình)

Thứ ba, Cần có một lộ trình đào tạo cụ thể để người học lựa chọn.

Nếu như đào tạo theo niên chế, kế hoạch học tập của khoá học được thiếtkế chung cho một tập thể (có thể một lớp hoặc một chuyên ngành) thì theo hệthống tín chỉ thiết kế riêng phù hợp với sự lựa chọn của sinh viên Điều đó cónghĩa là nhà trường phải có lộ trình cụ thể để người học lựa chọn Người học

có thể lựa chọn đường đi phù hợp với điều kiện riêng của mình: hoặc là có thểtương ứng với phương thức học niên chế hoặc là có thể rút ngắn hoặc kéo dàithời gian tuỳ theo điều kiện của mình Lộ trình đó chính là kế hoạch học tập

Trang 40

toàn khoá học kế hoạch này phải thể hiện đầy đủ mục tiêu đào tạo, nội dungđào tạo, thời gian thực hiện với nhiều phương thức linh hoạt Kế hoạch đàotạo này phải cung cấp đầy đủ cho người học và công khai trên mạng hoặctheo các kênh thông tin khác để người học tra cứu Kinh nghiệm của nhiềutrường đại học đã áp dụng thành công hệ thống tín chỉ là đã công khai toàn bộkế hoạch học tập của khoá học và cung cấp cho học viên ngay từ khi nhậptrường.

Thứ tư, Cần phải hoạch định, xây dựng và cung cấp đầy đủ thông tin cho người học về chương trình, nội dung đào tạo, học tập, giảng dạy một

cách khoa học và năng động Nội dung chương trình đào tạo phải đáp ứngthoả mãn các nhu cầu của sự phát triển, của các yếu tố đi trước của tri thứcđào tạo, nhưng phải vừa đáp ứng được nhu cầu của xã hội, của phía ngườituyển dụng và sử dụng nguồn nhân lực Nội dung đào tạo này được thể hiệnqua phần mô tả môn học, đề cương chi tiết, tài liệu tham khảo,

Đây là những yêu cầu rất cao của việc tổ chức đào tạo theo hệ thống tínchỉ, khi mà chương trình đào tạo này phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản là:

- Quy hoạch tường minh khối lượng, nội dung và trình độ kiến thứcngười học phải tích luỹ để đạt văn bằng tích luỹ;

- Quy hoạch liên thông giữa các khối kiến thức/ học phần trong chươngtrình đào tạo để người học tích luỹ một cách linh hoạt Đây là yêu cầu cốt lõi

để thực hiện mục tiêu của hệ thống tín chỉ

Thứ năm, Cần có một hệ thống giáo trình, tài liệu học tập, đề cương bài giảng của trường, các tài liệu tham khảo và hệ thống thông tin- thư viện

đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dạy và người học

Đào tạo theo hệ thống tín chỉ sẽ phát huy cao độ tính tích cực của sinhviên Tuy nhiên, để sinh viên thực sự phát huy được tính tự chủ, tích cực

Ngày đăng: 19/12/2013, 11:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ba lợi thế của đào tạo tín chỉ, http://dantri.com.vn/ (ngày 14/11/2005).2 . Bộ Giáo dục & Đào tạo , Đề án Đổi mới giáo dục đại học Việt Nam. Hà Nội, 7/ 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ba lợi thế của đào tạo tín chỉ", http://dantri.com.vn/ (ngày 14/11/2005).2. "Bộ Giáo dục & Đào tạo
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy chế Đào tạo đại học và Cao đẳng Hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (kèm theo Quyết định số 43/2007/BGD&ĐT) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy chế Đào tạo đại học và Cao đẳng Hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ
6. TS. Lâm Quang Thiệp, Áp dụng hệ thống tín chỉ trong hệ thống giáo dục đại học ở nước ta- hiện trạng và phương hướng phát triển, tập chuyên đề của tác giả- Hà Nội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Áp dụng hệ thống tín chỉ trong hệ thống giáo dục đại học ở nước ta- hiện trạng và phương hướng phát triển
7. TS. Nguyễn Đình Hảo, Đào tạo theo học chế tín chỉ tại Trường Đại học Đà Lạt - Nhận thức và kinh nghiệm triển khai, http://news.vnu.edu.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đào tạo theo học chế tín chỉ tại Trường Đại học Đà Lạt - Nhận thức và kinh nghiệm triển khai
8.Vụ Đại học và Sau Đại học, Hệ thống tín chỉ, tài liệu phổ biến cho các trường Đại học và Cao đẳng, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống tín chỉ
5. ĐHQGHN tin tức và sự kiện, Báo cáo đề dẫn tại buổi toạ đàm về việc triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ tại ĐHQGHN do GS.TS Mai Trọng Nhuận - Phó Giám đốc ĐHQGHN trình bày Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

bản thân về hình thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại trường; đánh giá ưu điểm, nhược điểm, tính khả thi, vai trò của giảng viên ... - Một số giải pháp quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học trần đại nghĩa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
b ản thân về hình thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại trường; đánh giá ưu điểm, nhược điểm, tính khả thi, vai trò của giảng viên (Trang 70)
Bảng 2.1: Thống kê đánh giá nhận thức của giảng viên, CBQL về đào tạo theo hệ thống tin chỉ - Một số giải pháp quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học trần đại nghĩa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.1 Thống kê đánh giá nhận thức của giảng viên, CBQL về đào tạo theo hệ thống tin chỉ (Trang 71)
Bảng 2.1: Thống kê đánh giá nhận thức của giảng viên, CBQL về đào  tạo theo hệ thống tin chỉ - Một số giải pháp quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học trần đại nghĩa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.1 Thống kê đánh giá nhận thức của giảng viên, CBQL về đào tạo theo hệ thống tin chỉ (Trang 71)
Bảng 2.2: Thống kê về sự cần thiết đào tạo theo hệ thống tín chỉ - Một số giải pháp quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học trần đại nghĩa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.2 Thống kê về sự cần thiết đào tạo theo hệ thống tín chỉ (Trang 72)
Bảng 2.2: Thống kê về sự cần thiết đào tạo theo hệ thống tín chỉ - Một số giải pháp quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học trần đại nghĩa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.2 Thống kê về sự cần thiết đào tạo theo hệ thống tín chỉ (Trang 72)
Bảng 2.3: Thống kê mức độ đạt được của công tác tổ chức, triển khai đào tạo theo hệ thống tin chỉ  - Một số giải pháp quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học trần đại nghĩa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.3 Thống kê mức độ đạt được của công tác tổ chức, triển khai đào tạo theo hệ thống tin chỉ (Trang 74)
Bảng 2.5: Thống kê hiệu quả của công tác tổ chức quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ - Một số giải pháp quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học trần đại nghĩa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.5 Thống kê hiệu quả của công tác tổ chức quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ (Trang 80)
Bảng 2.5: Thống kê hiệu quả của công tác tổ chức quản lý đào tạo theo hệ - Một số giải pháp quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học trần đại nghĩa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.5 Thống kê hiệu quả của công tác tổ chức quản lý đào tạo theo hệ (Trang 80)
2.4.7. Thực trạng công tác quản lý sinh viên - Một số giải pháp quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học trần đại nghĩa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
2.4.7. Thực trạng công tác quản lý sinh viên (Trang 90)
Kết quả khảo sát thể hiện qua bảng 3.3.4 b - Một số giải pháp quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học trần đại nghĩa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
t quả khảo sát thể hiện qua bảng 3.3.4 b (Trang 116)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w