1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hình tượng nguyễn trãi trong vạn xuân của YVELINE FE'RAY luận văn thạc sỹ ngữ văn

110 1,1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 671,5 KB

Nội dung

Bộ giáo dục và đào tạo Trờng đại học vinh HONG TH THANH TR HèNH TNG NGUYN TRI TRONG VN XUN CA YVELINE FERAY Luận văn thạcngữ văn Chuyờn ngnh: Vn hc Vit Nam Mó s: 60.22.32 Ngi hng dn khoa hc: PGS.TS. INH TR DNG Vinh 2011 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Nguyễn Trãi là một trong những nhân vật lịch sử có đóng góp lớn lao cho sự nghiệp giải phóng dân tộc thời trung đại, là một nhà nhân văn lớn, một đại thi hào dân tộc. Cùng một lúc ở ông dồn tụ tài năng, trí tuệ của nhiều con người và cũng ở con người đó nén lại bao bi kịch đớn đau, giằng xé mà không dễ tìm thấy ở bất cứ một cá nhân cụ thể nào. Cuộc đời phong phú, phức tạp đầy thăng trầm của ông đã làm tốn không ít giấy mực của các sử gia, các nhà nghiên cứu, các chính khách và rất nhiều người ở các lĩnh vực khác nhau. Kế thừa một cách đầy sáng tạo những thành tựu nghiên cứu của các nhà viết sử, những trước tác và sáng tác của Nguyễn Trãi các nhà văn hiện đại đã cố gắng thử vạch lại toàn bộ đầy đủ về cuộc đời Nguyễn Trãi. Nghiên cứu về hình tượng Nguyễn Trãi trong văn học sẽ góp phần giải mã được những bí ẩn trong cuộc đời và tâm hồn của nhân vật lịch sử đặc biệt này. 1.2. Cho rằng "nhiều vấn đề về Nguyễn Trãi vẫn còn bỏ ngỏ", "cuộc đời hết sức phong phú của con người ấy nhiều lĩnh vực quan trọng vẫn còn nằm trong bóng tối" và "nhiều tác phẩm viết về ông nhưng mới chỉ là những văn bản mang tính tiếp cận nhằm vào từng điểm, từng khía cạnh nào đó, mặc dầu rất uyên bác. Phần lớn các văn bản ấy nhấn mạnh đến đời sống chính trị, sự dấn thân của ông vào cuộc chiến chống quân Tàu" [97; 7-8] , Yveline Féray - một nữ văn sĩ người Pháp đã phục dựng lại cuộc đời Nguyễn Trãi bằng một tinh thần hiện đại, lối tư duy của một học giả đang nghiên cứu và có những hiểu biết sâu sắc về con người Nguyễn Trãi, lịch sử Việt Nam thời đại Nguyễn Trãivăn hóa Phương Đông thời trung đại. Chính vì vậy, nghiên cứu hình tượng Nguyễn Trãi trong tiểu thuyết Vạn Xuân của Yveline Féray trong sự đối sánh nhiều chiều với các văn 2 bản thuộc các thể loại khác nhau viết về Nguyễn Trãi là hết sức cần thiết để cái nhìn về nhân vật lịch sử này sâu sắc hơn, đa diện và hiện đại hơn. 1.3. Hiện nay có rất nhiều tiểu thuyết viết về các nhân vật lịch sử của các nhà văn Việt Nam (sinh sống trong và ngoài nước) và các nhà văn nước ngoài. Điều đó thêm khẳng định nhân vật lịch sử đã và đang trở thành mảnh đất rộng mở và hấp dẫn đối với với những nhà “phu chữ”. Việc nghiên cứu tìm hiểu các tác phẩm văn học viết về lịch sử càng trở nên cần thiết bởi nó góp phần làm cho nhận thức về mảng tiểu thuyết lịch sử thêm hoàn thiện, phát hiện thêm những giá trị, góp phần khẳng định được vị thế củatrong kho tàng văn học dân tộc. Tìm hiểu hình tượng Nguyễn Trãi trong tiểu thuyết Vạn Xuân của Yveline Féray sẽ làm đầy đặn hơn những nghiên cứu trong văn học về đề tài tiểu thuyết lịch sử và các nhân vật lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử. 1.4. Nguyễn Trãi là một tác gia lớn, quan trọng được các nhà biên soạn sách đưa vào giảng dạy và học tập ở nhà trường phổ thông. Nghiên cứu về hình tượng Nguyễn Trãi trong tiểu thuyết Vạn Xuân của Yveline Féray sẽ làm phong phú hơn kho tư liệu viết về Nguyễn Trãi, gợi những cách tiếp cận với tác giả và tác phẩm một cách tích cực, chủ động và mở hơn từ phía giáo viên và học sinh. 2. Lịch sử vấn đề Việc tìm hiểu và nghiên cứu về Nguyễn Trãi là một quá trình dài và phức tạp do có quá nhiều vấn đề lịch sử chưa được làm sáng tỏ và còn do bầu không khí huyền thuyền thoại, thiêng hoá vây quanh ông còn khá dày đặc. Tuy nhiên khi lịch sử bất lực thì đó lại là mảnh đất hấp dẫn cho sự sáng tạo của văn học, sự thăng hoa của những cây bút có tài năng. Nhiều tác phẩm viết về Nguyễn Trãi đã ra đời trong môi trường như vậy. Yveline là một nữ văn sĩ người Pháp hết sức yêu mến văn hoá và con người Việt Nam và đặc biệt hết sức ngưỡng mộ Nguyễn Trãi. Tuy nhiên, Vạn Xuân lại được viết bằng nguyên văn tiếng Pháp và dịch ra tiếng Việt năm 1996. Khi tác phẩm dịch được xuất bản, đông đảo độc giả trong và ngoài nước đã nồng 3 nhiệt đón nhận và hết sức yêu thích tác phẩm này. Tuy nhiên, dường như những hành động nghiên cứu Vạn xuân có thể còn ít, cũng có thể do hạn chế của quá trình thu thập tài liệu nên hiện nay chúng tôi mới chỉ có thể điểm được một số bài viết sau đây đăng rải rác trên các trang web. 2.1. Bài viết “Yveline Feray” đăng trên trang web http://yveline.feray.org, có giới thiệu sơ lược về tiểu sử và quá trình sáng tạo, sự nghiệp văn học của nữ vănYveline Feray. Trong đó khi bàn về sự ra đời của tiểu thuyết Vạn Xuân, tác giả bài viết có giới thiệu nội dung tác phẩm viết về “một nhân vật tên là Nguyễn Trãi và bi kịch của bậc tiền nhân vĩ đại nhất Việt Nam này” [99] và những nhận xét xoay quanh tác phẩm. Giáo sư Bernard Hue ở trường đại học Rennes đánh giá Vạn Xuân là “kiệt tác của nền văn học hậu thực dân” và người Việt Nam xem cuốn sách như “một trong mười cuốn sách viết về Việt Nam được nhà văn nước ngoài viết” [98]. Yveline cũng là nhà văn được trang web http://w.w.w.editions - picquier.fr quan tâm. Trong bài viết ngắn mang tên “Yveline Féray”, tác giả cũng đã sơ lược nhắc đến những vấn đề có liên quan đến tiểu sử, sự nghiệp của Yveline và sự ra đời của tác phẩm Vạn Xuân. Theo người viết thì “Cuốn tiểu thuyết này được coi là cuốn tiểu thuyết kinh điển viết về Trung Quốc và Việt Nam, được viết trực tiếp bằng tiếng Pháp và trở thành một cuốn sách tham khảo về lịch sử Việt Nam” [100]. Hơn thế các nhà phê bình xem việc bà sáng tác văn học về đề tài châu Á là “một hiện tượng độc nhất vô nhị về việc lĩnh hội một nền văn hóa nước ngoài” [100]. Trong bài “Quatrième de couverture” đăng trên trang web http://www. amzon.ca, tác giả bài viết đã tiến hành tóm tắt tác phẩm và đưa ra đánh giá của một chuyên gia về Việt Nam tại Le Monde tên là Jean Claude về Vạn Xuân. Cụ thể bài báo viết: “Qua cuộc đời kì diệu của Nguyễn Trãi, một nhà nho vĩ đại của thế kỉ XV, Yveline đã kể cho chúng ta một sử thi về dân tộc Việt Nam vào thời kì quan trọng của lịch sử. Nguyễn Trãi là đứa con hoang của một quý tộc nữ, ông là một nhà chiến lược nhìn xa trông rộng, nhà ngoại giao, nhà thơ, nhà nhân văn chủ nghĩa, ông đã sống một cuộc đời vinh quang ở triều đình cũng như trong 4 chiến tranh giải phóng chống lại quân Minh. Một tình yêu lớn dành cho mĩ nhân tên là Thị Lộ và một cái chết bi kịch gắn liền với khu vườn có cái tên rất đẹp là vườn vải (trại vải) bộc lộ một cuộc đời lãng mạn nên thơ, thấm nhuần truyền thống và cách tư duy của người Việt. Sau 8 năm trời tìm hiểu, lần đầu tiên Yveline Féray đã tiết lộ cho bạn đọc những bí mật của thế kỉ XV tại Việt Nam. “Tác giả đã thành công trong việc vượt qua một thử thách rất lớn: viết một chương tuyệt vời mà sau này một ngày nào đó có thể trở thành lịch sử của người Việt Nam” Jean Claude - chuyên gia về Việt Nam tại Le Monde” [99]. 2.2. Trong bài viết "Vạn Xuân - Tiểu thuyết lịch sử viết về Nguyễn Trãi" đăng trên trang web http://vn.360plus.yahoo.com, một tác giả không rõ tên đã sơ lược khái quát lại tác phẩm Vạn Xuân dựa theo quá trình ra đời đặc biệt của Nguyễn Trãi, cuộc đời của ông trước và sau cuộc chiến chống giặc Minh xâm lược. Tác giả khẳng định: ở tư cách là một người anh hùng, nhà chính trị quân sự lỗi lạc, công lao của Nguyễn Trãi không chỉ lớn lao bởi vì ông là một minh sư mà "điều đáng giá vượt tầm thời đại và mang ý nghĩa vĩnh cửu là ông đã hướng cuộc chiến tranh về phía hoà bình vĩnh viễn” đem "đạo đức đặt vào giữa lòng chiến tranh" "đem tình thương chiến thắng bạo tàn" [88]. Ngoài ra, bài viết còn chỉ ra được khía cạnh thứ 2 ở Nguyễn Trãi đó là ông có một tâm hồn trong sáng, một ý chí nghị lực phi thường và để lại một gia tài văn học khá lớn, có giá trị. Vì đây là một bài viết với dụng ý cổ vũ tinh thần đổi mới cách học lịch sử nhờ lịch sử được tiểu thuyết hoá nên tác giả chưa chú ý đến giá trị văn học đích thực của cuốn Vạn Xuân và tài năng của nữ vănYveline Féray. Đăng trên trang web http:// www.dactrung.net, bài viết “Một bản hùng ca về Đại Việt thế kỉ XV” đã giới thiệu và có những đánh giá khái quát về tác phẩm Vạn Xuân. Đây là một bài viết thu thập nhiều ý kiến từ nhiều bài viết khác nhau để nhằm giới thiệu tác phẩm một cách rộng rãi. Bài viết "Vạn Xuân một cách nhìn về Nguyễn Thị Lộ trong vụ án oan Lệ Chi Viên" đăng trên trang web http://cand.com.vn, tác giả Mai Hiền nương theo 5 những cứ liệu lịch sử để so sánh những đánh giá của các nhà sử học xưa và nay về Nguyễn Thị Lộ với cách nhìn nhận về Nguyễn Thị Lộ theo tư duy phương Tây của Yveline để từ đó đi đến kết luận: "Một số sử gia phong kiến cảm thông sâu sắc với cảnh ngộ trớ trêu của Nguyễn Thị Lộ đã bênh vực cho nàng", "và mấy thập kỉ gần đây nhiều tác giả Việt Nam đã xây dựng những tác phẩm sân khấu về cuộc tình duyên của Nguyễn Thị Lộ và Nguyễn Trãi, tác phẩm nào cũng đề cao mối tình thuỷ chung của họ" [41]. Cho rằng trong Vạn Xuân Yveline đã tái hiện tình tiết này theo suy nghĩ của một phụ nữ Pháp và đã khắc họa tính cách của Nguyễn Thị Lộ phảng phất màu sắc của văn hoá phương Tây, tác giả đã khẳng định: "Có lẽ đó là một trong những hạn chế của Vạn Xuân" [41]. Như vậy, dù khẳng định và chỉ ra tài năng của tác giả Vạn Xuân nhưng do đứng trên quan điểm đạo đức dân tộc, cách tư duy chịu nhiều áp lực của truyền thống nên người viết chưa thấy được điểm độc đáo của tác phẩm khi kết hợp tư duy của người phương Tây với quan niệm phương Đông và Việt Nam cổ xưa để xây dựng nhân vật lịch sử Nguyễn Thị Lộ. Bài viết "Duyên nợ” và “sự cố” quanh tiểu thuyết Vạn Xuân" là bài phỏng vấn của phóng viên Nguyễn Hoàng dành cho dịch giả Nguyễn Khắc Dương đăng trên trang web http://tapchisonghuong.com.vn, nhân chuyến ông Dương đi Pháp và gặp gỡ vợ chống tác giả Yveline Féray. Bài phỏng vấn xoay quanh vấn đề “duyên do” của cuộc gặp gỡ giữa dịch giả và tác giả Vạn Xuân, một số thông tin bổ khuyết về cuộc đời của nữ văn sĩ cũng như những “định mệnh” đã kết nối bà với số phận đặc biệt của Nguyễn Trãi, về việc độc giả nước ngoài đã đánh giá thế nào, đã có ai dự định đưa Vạn Xuân lên màn ảnh hay chưa và cụ thể của “sự cố” tiểu thuyết Vạn Xuân in ở Việt Nam (NXB Văn Học và Sudestasie - 1997) thiếu mất ba chương, những khó khăn khi dịch tác phẩm và cuối cùng là một câu hỏi hết có phần “tò mò và vui vẻ” đối với tác giả: “Được biết ông sống độc thân, sao nhiều đoạn miêu tả chuyên “chăn gối” trong tác phẩm được ông chuyển dịch một cách thông thạo vậy? Lời khen Vạn Xuân đã nhiều, nên nhân đây cũng xin chuyển ý kiến của một độc giả phê bình tác giả để nhiều trang miêu tả “chuyện 6 ấy” ác liệt quá mức cần thiết” [43]. Trong cuộc trò chuyện này, dịch giả đã cung cấp nhiều thông tin cho người đọc. Từ chuyến đi Roma (nước Ý) để tham dự một cuộc hội thảo, ông đi Pháp thăm bạn hữu và đến Nice - một thành phố miền Đông nước Pháp gặp nữ vănYveline Féray tại nhà riêng của vợ chồng bà. Cuộc chuyện trò này chủ yếu xoay quanh nhân vật Nguyễn Trãi và quá trình sáng tác Vạn Xuân. Chồng bà còn cung cấp thêm thông tin: “Tôi cho rằng giữa Nguyễn Trãi và nhà tôi có lẽ có một liên quan huyền nhiệm nào đó. Quả vậy, có nhiều lúc trong đêm khuya, khi viết gặp chỗ khó khăn đến phát khóc, thì nhà tôi đã thắp hương van vái với Nguyễn Trãi và tôi nghĩ là có một sự tương ứng tương cầu nào đó” [43]. Theo yêu cầu của cuộc phỏng vấn, dịch giả Nguyễn Khắc Dương cũng cung cấp thêm một số thông tin cá nhân về tác giả. Xoay quanh thông tin đánh giá tác phẩm ở nước Pháp thì đây là một tiểu thuyết được đánh giá khá cao (dịch giả đã được tác giả cho xem tập sưu tầm các bài giới thiệu và phê bình tác phẩm trên báo chí Pháp) do đó Vạn Xuân được in trong loại “livre de poche” (ngoài bản in chính) - là loại tác phẩm đã có “ít nhiều nổi tiếng và được độc giả hâm mộ”. Ở Pháp đã có một hãng phim Mĩ (hình như có liên doanh với một hãng phim Pháp) có ý muốn đưa tác phẩm lên màn ảnh rộng nhưng do tác phẩm quá hoành tráng nên chưa thể huy động được nguồn tài chính. Ở Việt Nam, nữ đạo diễn Bạch Diệp cũng có ý định này nhưng hình như cũng vấp phải vấn đề tương tự. Đối với câu hỏi khá nhạy cảm cuối cùng bạn đọc về việc trong tác phẩm có mô tả chuyện ấy quá ác liệt thì ông có dẫn ý kiến của chính tác giả “việc ấy thêm một dẫn chứng (cũng có thể hiểu là tượng trưng) cho việc một dân tộc nhỏ yếu như Việt Nam lại “phá” được cường lực, làm cho kiệt quệ anh giặc Ngô khổng lồ cường tráng! “Dĩ nhu thắng cương mà!” [43] Cũng trên http://tapchisonghuong.com.vn, có đăng bài viết “Yveline Féray, nhà văn Pháp độc đáo viết về Việt Nam” của dịch giả Lê Trọng Sâm (người dịch cuốn tiểu thuyết Lãn ông của nhà văn Yveline). Trong bài viết này, tác giả đã giới thiệu sơ lược về tiểu sử của nữ văn sĩ Yveline, quá trình hình thành ý tưởng, viết, xuất bản tác phẩm Vạn Xuân cũng như Lãn Ông và một số 7 một số nội dung khác, trong đó đáng lưu ý là những đánh giá củaluận ở Pháp về Vạn Xuân. Từ khi ra đời, bộ tiểu thuyết đã được công nhận “như một tác phẩm cổ điển về một giai đoạn lịch sử Việt Nam viết bằng tiếng Pháp, một công trình to lớn, đề tài cho nhiều cuộc hội thảo văn chương ở Pháp. Dư luận Pháp đánh giá những sáng tạo văn học của bà là một hiện tượng độc đáo viết về Châu Á với thể loại văn học hội nhập hoàn toàn với một nền văn hóa nước ngoài mà đây là nước Việt Nam” [68]. Trong bài viết “Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam: truyện kể hay tiểu thuyết” đăng trên trang web http://vnn.vietnamnet.vn/vanhoa/, tác giả Hoài Nam đã đưa ra những nhận định chính xác khách quan và đặc biệt sắc sảo về những lí do khiến cho tiểu thuyết lịch sử Việt Nam một bộ phận rất lớn trở thành truyện kể lịch sử. Ngoài “khoảng cách sử thi”, cứ liệu lịch sử quá ít ỏi thì những áp chế chính trị cũng khiến cho chất tiểu thuyết của các tác phẩm giảm đi rất nhiều. Tuy nhiên, khó khăn cũng “chính là thách thức đầy sức quyến rũ, có thể nói là cơ may với tiểu thuyết gia tầm cỡ” [57]. Trong bài viết, nhà nghiên cứu văn học Hoài Nam cũng chỉ ra được một số ít tiểu thuyết lịch sử gần đây đã “dám lộn trái” các nhân vật lịch sử “phân xuất”họ đến cùng, đặc biệt dám “biến họ thành nhân vật của mình - những Con Người của thời gian quá khứ - một cách rốt ráo” [57] như Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh, Giàn Thiêu của Võ Thị Hảo và tiểu thuyết Vạn Xuân của Yveline Feray. Nhận xét về thành công tác phẩm Vạn Xuân ông đặc biệt chú ý đến hai nội dung, thứ nhất tác phẩm đậm chất erotic, với Nguyễn Trãi Yveline Feray đã “tước cái định dạng quen thuộc của ông thánh tiết dục để biến ông thành một khối libido mãnh liệt” [57], như vậy người viết đã “vượt qua được húy kị lịch sử” khiến cho nhân vật lịch sử được sống một cuộc sống đích thực là con người. Tuy nhiên đó theo ông mới chỉ là nội dung bề nổi của tác phẩm. Điểm khiến cho tác phẩm đậm chất tiểu thuyết chính là “tác giả đã tạo ra được một đối thoại - liên hệ ngầm giữa quá khứ và hiện tại” [57]. Bi kịch cuộc đời Nguyễn Trãi chính là bi kịch “của xung đột văn hóa giữa Nguyễn Trãi - người Kinh, nhà Nho, người quyết tâm Nho giáo hóa chế độ cai trị và nền văn 8 hiến - với Lê Lợi và gần như toàn bộ các yếu nhân của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn - người Mường, võ tướng cai trị chủ yếu trên sức mạnh quân sự cũng như tập quán bản địa”, “Yveline cho thấy, thảm án Lệ Chi Viên chính là sự đặt cọc bằng máu của Nguyễn Trãi cho mô hình phát triển của văn hóa Đại Việt sau này” [57]. 3. Đối tượng nghiên cứu và tư liệu khảo sát 3.1. Như tên đề tài đã xác định, đối tượng nghiên cứu của luận vănhình tượng Nguyễn Trãi trong tiểu thuyết Vạn Xuân của Yveline Féray, trong đó chúng tôi sẽ tập trung lí giải cả đặc điểm nhân vật Nguyễn Trãi trong cái nhìn của Yveline Féray và những phương pháp, thủ pháp thể hiện cái nhìn ấy. 3.2. Để thực hiện đề tài, nguồn tư liệu chính được chúng tôi khảo sát là tiểu thuyết Vạn Xuân, bản dịch của Nguyễn Khắc Dương, Nxb Văn học & Sudestaisie, tái bản năm 2004. 4. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu - Chỉ ra những nhận thức cơ bản về nhân vật và hình tượng nhân vật Nguyễn Trãi trong truyền thống nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu và sáng tác văn học ở Việt Nam. - Chỉ ra những đặc điểm nội dung hình tượng Nguyễn Trãi được Yveline thể hiện trong tác phẩm của mình. - Phân tích, tìm hiểu nghệ thuật xây dựng hình tượng Nguyễn Trãi trong tác phẩm để thấy được thành công của tác giả. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp phân tích - Phương pháp so sánh đối chiếu - Phương pháp phối hợp các tri thức khoa học liên ngành. 9 6. Đóng góp của luận văn Là công trình đầu tiên nghiên cứu hình tượng Nguyễn Trãi trong Vạn xuân. Qua nghiên cứu hình tượng Nguyễn Trãi trong Vạn xuân, có thể góp thêm một cách nhìn về nhân vật lịch sử trứ danh này. Luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho môn văn trong trường phổ thông. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được triển khai trong 3 chương. Chương 1. Hình tượng Nguyễn Trãi trong văn học Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại Chương 2. Đặc điểm con người Nguyễn Trãi trong cái nhìn của Yveliene Féray Chương 3. Nghệ thuật xây dựng hình tượng Nguyễn Trãi trong Vạn xuân 10 . Đóng góp của luận văn Là công trình đầu tiên nghiên cứu hình tượng Nguyễn Trãi trong Vạn xuân. Qua nghiên cứu hình tượng Nguyễn Trãi trong Vạn xuân, có. Nguyễn Trãi trong cái nhìn của Yveliene Féray Chương 3. Nghệ thuật xây dựng hình tượng Nguyễn Trãi trong Vạn xuân 10 Chương 1 HÌNH TƯỢNG NGUYỄN TRÃI TRONG

Ngày đăng: 18/12/2013, 20:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy Anh (2001), Từ điển Hán - Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Hán - Việt
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2001
2. Nguyễn Anh, Quỳnh cư (1985), Những vì sao đất nước, tập 13, Nxb Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vì sao đất nước
Tác giả: Nguyễn Anh, Quỳnh cư
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 1985
3. Arnaudov.M (1978), Tâm lí sáng tạo văn học. Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lí sáng tạo văn học
Tác giả: Arnaudov.M
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1978
4. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb ĐHQG Hà Nội
Năm: 1999
5. Lại Nguyên Ân (2005), “Tiểu thuyết và lịch sử”, http://vietbao.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết và lịch sử”
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Năm: 2005
6. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, “Nguyễn Trãi”, http://vi-wikipedia.com.Org Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Trãi”, "http://vi-wikipedia.com
7. Bakhtin.M (1992), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cư dịch và giới thiệu, trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận và thi pháp tiểu thuyết
Tác giả: Bakhtin.M
Năm: 1992
8. Bakhtin.M (1998), Những vấn đề thi pháp của Dostoevxki. Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn dịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp của Dostoevxki
Tác giả: Bakhtin.M
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
9. Nguyễn Lương Bích, “Lược sử ngoại giao Việt Nam các thời trước”, http://lichsuVN. Info Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lược sử ngoại giao Việt Nam các thời trước”
10. Nguyễn Diệu Cầm (2004), “Tiểu thuyết lịch sử đang hấp dẫn trở lại”, http:// www.laodong.com/vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết lịch sử đang hấp dẫn trở lại”
Tác giả: Nguyễn Diệu Cầm
Năm: 2004
11. Phan Huy Chú (1992), Lịch triều hiến chương loại chí, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch triều hiến chương loại chí
Tác giả: Phan Huy Chú
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1992
12. Nam Dao, “Về tiểu thuyết lịch sử”, http://amvc.free.fr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về tiểu thuyết lịch sử”
13. Nam Dao - Nguyễn Mộng Giác, “Thảo luận về tiểu thuyết lịch sử”, http://vietbay.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thảo luận về tiểu thuyết lịch sử”
14. Dorothy Brewster & Jonh Angus Burrell (2003), “Tiểu thuyết lịch sử”, Tiểu thuyết hiện đại, Dương Thanh Bình dịch, Nxb Lao động, Hà Nội, 130- 148 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết lịch sử”,"Tiểu thuyết hiện đại
Tác giả: Dorothy Brewster & Jonh Angus Burrell
Nhà XB: Nxb Lao động
Năm: 2003
15. Dumas.A (2002) Cái chết của ba người lính Ngự lâm, tập 2, Nxb Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cái chết của ba người lính Ngự lâm
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
16. Trương Đăng Dung (1998), “Tiểu thuyết lịch sử trong quan niệm của Lucacs”, Từ văn bản đến tác phẩm văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết lịch sử trong quan niệm củaLucacs”, "Từ văn bản đến tác phẩm văn học
Tác giả: Trương Đăng Dung
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1998
17. Trương Đăng Dung (2004), Tác phẩm văn học như là quá trình, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác phẩm văn học như là quá trình
Tác giả: Trương Đăng Dung
Nhà XB: Nxb Khoa họcxã hội
Năm: 2004
18. Đinh Trí Dũng (1993), “Bi kịch tự ý thức - nét độc đáo trong cảm hứng nhân đạo chủ nghĩa của Nam Cao”, Nghĩ tiếp về Nam Cao, Nxb hội nhà văn, Hà Nội, 33-39 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bi kịch tự ý thức - nét độc đáo trong cảm hứngnhân đạo chủ nghĩa của Nam Cao”, "Nghĩ tiếp về Nam Cao
Tác giả: Đinh Trí Dũng
Nhà XB: Nxb hội nhà văn
Năm: 1993
19. Đinh Trí Dũng (2002), Góp phần tìm hiểu con đường vận động, phát triển của tiểu thuyết hiện thực Việt Nam từ 1920 đến 1945, Đề tài khoa học cấp Bộ, Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần tìm hiểu con đường vận động, phát triểncủa tiểu thuyết hiện thực Việt Nam từ 1920 đến 1945
Tác giả: Đinh Trí Dũng
Năm: 2002
20. Đinh Trí Dũng, Một số vấn đề của lịch sử văn học Việt Nam thế kỉ XX, chuyên đề chung dành cho học viên cao học khóa XVII - chuyên ngành Lý luận văn học và Văn học Việt Nam, Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề của lịch sử văn học Việt Nam thế kỉ XX

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w