Anh là một nhà văn từng học trường luật và đã từng công tác trong ngành tư pháp, anh có sự am hiểu và cái nhìn hiện thực về đời sống, đặc biệt rất am hiểu về tính cách, tâm hồn của những
Trang 1NGUYỄN KIM TOẠI
HÌNH TƯỢNG GIỚI TRẺ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN ĐÌNH TÚ
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
NGH AN, 2015 Ệ
Trang 2NGUYỄN KIM TOẠI
HÌNH TƯỢNG GIỚI TRẺ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN ĐÌNH TÚ
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌC
Mã số: 60.22.01.20
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS ĐINH TRÍ DŨNG
NGHỆ AN, 2015
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Sau năm 1986, văn học Việt Nam bước vào giai đoạn đổi mới vàhội nhập Tiểu thuyết phát triển rực rỡ cả về số lượng và chất lượng Hiệnthực được đào xới ở bề sâu, số phận con người được nhìn nhận trong cáinhìn đa chiều, nhân văn Nhiều cây bút tiểu thuyết gây được tiếng vang trong
dư luận bạn đọc: Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh, Dương Hướng, Nguyễn BìnhPhương, Nguyễn Việt Hà, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh… Đặc biệt là sự xuấthiện của một số cây bút trẻ, tạo nên những ấn tượng tốt đẹp như NguyễnNgọc Tư, Lê Thị Thẩm Vân…, trong đó nổi trội lên là cây bút quân độiNguyễn Đình Tú Với tính chất là thể loại tự sự cỡ lớn, có thế mạnh trongviệc thể hiện số phận con người, tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 đã đượcquan tâm nghiên cứu nhiều Đi sâu nghiên cứu tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú
sẽ giúp chúng tôi hiểu hơn quy luật vận động và những thành tựu của vănhọc Việt Nam sau 1986
1.2 Nguyễn Đình Tú là nhà văn trẻ Sức viết của anh khá dồi dào Cho
đến nay anh đã cho ra đời ba tập truyện ngắn: Bên bờ những dòng chảy (2001); Không thể nào khác được (2002), Nỗi ám ảnh khôn nguôi (2003) Và bảy tiểu thuyết: Hồ Sơ một tử tù (2002), Bên dòng Sầu Diện (2005), Nháp (2008), Phiên Bản (2009), Kín (2010), Hoang tâm (2013), Xác phàm (2014).
Anh là một nhà văn từng học trường luật và đã từng công tác trong ngành
tư pháp, anh có sự am hiểu và cái nhìn hiện thực về đời sống, đặc biệt rất
am hiểu về tính cách, tâm hồn của những người trẻ tuổi, cả những lỗi lầm,khuyết điểm của họ Tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú đã tạo được nhữngdấu ấn đối với bạn đọc, nhất là bạn đọc trẻ Nghiên cứu tiểu thuyếtNguyễn Đình Tú, chúng tôi muốn tìm hiểu sâu hơn về một thế hệ nhữngngười viết trẻ, những người đang tạo nên những trang mới của lịch sử vănhọc đương đại
Trang 51.3 Nhân vật người trẻ tuổi là đối tượng được đặc biệt quan tâm trongtiểu thuyết Nguyễn Đình Tú Nhà văn tập trung khai thác mối quan hệ giữacon người và hoàn cảnh sống, sự thiếu hụt về văn hóa, tri thức của một bộphận giới trẻ, những lỗi lầm và khát vọng hướng thiện của họ Khảo sát thếgiới nhân vật người trẻ tuổi sẽ cho chúng ta cái nhìn sâu hơn, khách quanhơn về cảm quan nghệ thuật và tài năng của nhà văn.
2 Lịch sử vấn đề
2.1 Các bài viết về Nguyễn Đình Tú và tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú
Phê bình văn học là thành phần không thể thiếu của đời sống văn học.Khi một hiện tượng văn học ra đời thì thường kéo theo những nhận xét,đánh giá Người ta đi tìm lời giải thích thoả đáng về sự thành công và nhữnghạn chế của tác giả Không nằm ngoài quy luật đó, mặc dù còn rất trẻ và đếnvới làng văn Việt Nam tương đối muộn nhưng cái tên Nguyễn Đình Tú đãgây được tiếng vang khá lớn Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiêncứu, bài viết về tác phẩm của Nguyễn Đình Tú
Trong luận văn thạc sỹ của Hoàng Thị Thêu (Đại Học Đà Nẵng) đã
tập trung nghiên cứu Đặc điểm tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú Tác giả đã
nêu các đặc điểm nổi bật về đề tài và các kiểu nhân vật đặc thù Hoàng ThịThêu cho rằng Nguyễn Đình Tú quan tâm đến hai loại đề tài đó là thế giới tộiphạm và tình yêu, tình dục Cùng với hệ đề tài đó là các kiểu nhân vật đặcthù: Nhân vật với đời sống bản năng; Nhân vật bị chấn thương; Nhân vật tự
ý thức Đoàn Minh Tâm trong Từ Hồ sơ một tử tù đến “Nháp” - một chặng đường tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú đã vận dụng lý thuyết liên văn bản để nghiên cứu và đưa ra nhận định: “Đọc Nháp trong mối so sánh liên văn bản với hai tiểu thuyết Hồ sơ một tử tù và Bên dòng sầu diện chúng tôi cho rằng đây là tác phẩm đánh dấu một chặng đường sáng tác của anh Sau Nháp,
chúng ta sẽ gặp một Nguyễn Đình Tú với phong cách sáng tác hoàn toànkhác trước đây” Từ suy nghĩ đó tác giả Đoàn Minh Tâm đã nghiên cứu đặc
trưng chung có tính ổn định và đặc trưng riêng khác biệt ở tiểu thuyết Nháp.
Trang 6Tác giả cũng phát hiện ra đặc điểm ngôn ngữ tiểu thuyết của Nguyễn Đình
Tú: “Ngôn ngữ trong Nháp có tiết tấu nhanh, thăng bằng, nhiều trường đoạn
tạo cho người đọc “ảo giác” tác giả đang “nháp”, đang trong quá trình phôithai đứa con tinh thần chứ chưa phải là sản phẩm hoàn chỉnh” Đó là nhữnggợi ý vô cùng quý báu cho chúng tôi Nhà văn Khuất Quang Thụỵ đã đưa ramột sự định danh tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú là tiểu thuyết “tội phạm học”.Ông nhận định: “Nguyễn Đình Tú đã thành công khi tạo ra được cho mìnhmột cách tiếp cận hiện thực khá mới mẻ và một lối kể chuyện có sức cuốnhút Ít nhất khi đọc cuốn sách này, chúng ta cũng bị lay động và buộc phảisuy nghĩ một cách nghiêm túc hơn, ít phiến diện hơn về một số vấn đề đặt ratrong cuộc sống hôm nay Đó chính là sự khởi đầu tốt đối với một tiểu
thuyết” Trong bài giới thiệu Nháp - Tiểu thuyết mới của Nguyễn Đình Tú,
nhà văn Chu Lai cũng cho rằng: “Đó là bút pháp táo tợn và dịu dàng Và hơigiật mình Mới ngày nào giọng văn hơi văn còn hiền hoà, nền nã, lãng mạnđường kia mà giờ đây đã phá phách, đáo để, không tránh né bất cứ thứ gì màcuộc sống khuất lấp và ngổn ngang phơi bày ra kia…” Từ những nhận địnhchính xác đó nhà văn Chu Lai cho rằng: “với cuốn sách này, Nguyễn Đình
Tú hoàn toàn đã có thể ngẩng cao đầu bước tiếp trên con đường tiểu thuyếtmênh mang nắng gió nhưng cũng quá đỗi chông gai, nhọc nhằn” Trong
công trình nghiên cứu Phản biện Sex trong Nháp của Nguyễn Đình Tú, tác
giả Lê Nhật Tăng cho rằng trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú có hai sự phảnbiện đáng chú ý đó là: “Sự phản biện thứ nhất chính là nỗi khát khao tìm cáiđẹp thánh thiện hoàn mỹ của Đại để rồi sa vào bi kịch và thức tình”, tác giảbài viết đã lý giải rất rõ ràng: “Sự phản biện thứ hai xuất hiện song songcùng sự phản biện thứ nhất mới là điều đáng nói ở cuốn tiểu thuyết này Đó
là sự phản biện tính giao khác chủng tộc” Trong bài viết Điểm nhìn nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú, Trần Tố Loan, đã nói rõ: “Bên cạnh
việc xây dựng một cốt truyện hoàn chỉnh, sử dụng ngôn từ phù hợp, nhà văn
đã dụng công trong việc tổ chức kết cấu tác phẩm một cách sinh động và hấp
Trang 7dẫn” Trên trang mạng Express ở bài phỏng vấn của Diệu Linh đối với tácgiả Nguyễn Đình Tú, Tác giả đã nói rõ: “Thực ra cái gọi là “đương đại” chỉ
là tâm thế sáng tác thôi, chứ tác phẩm của tôi có một diện đề tài khá rộng.Các cuốn tiểu thuyết của tôi về bề nổi có vẻ là những ngổn ngang của hiệnthực cuộc sống hôm nay đang hắt vào Nhưng cái hiện thực đó luôn cónhững gốc rễ sâu xa và đặt trong nhiều chiều liên tưởng khác nhau” Rõ ràngnhà văn luôn ý thức về nội dung và ý đồ nghệ thuật của riêng mình
Trong luận văn thạc sĩ của Dương Thị Hương cùng đề tài Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú, (Trường Đại học KHXH&NV), tác giả chủ yếu
nghiên cứu các phương diện nghệ thuật của tiểu thuyết Nguyễn Đình Túnhư: kết cấu song song, đa tuyến, dòng ý thức; tổ chức cốt truyện phân mảnh
và truyện lồng trong truyện; điểm nhìn trần thuật không - thời gian và điểmnhìn nhân vật; một số thủ pháp nghệ thuật khác… Đóng góp lớn nhất chính
là phát hiện ra điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết của nhà văn trẻ này
Luận văn thạc sĩ của Phạm Anh Hào, (Đại học Vinh), nghiên cứu đề tài Hiện thực đương đại trong tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú Tác giả chỉ
rõ các yếu tố nghệ thuật làm nên sức sống mãnh liệt và hấp dẫn của tiểuthuyết Nguyễn Đình Tú Các nét nghệ thuật đương đại được khảo sát quanhững va chạm của các bảng giá trị
2.2 Các bài viết về người trẻ tuổi trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú
Trong thế giới nhân vật của tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú, đối tượngđược thể hiện chủ yếu là giới trẻ Hầu hết các nhân vật trẻ tuổi được tác giảnhìn nhận đánh giá trong sự thành công, sự thất bại, những suy nghĩ, tâm sự
và cả những lỗi lầm ghê rợn Tất cả những gì có trong cuộc sống trần trụicũng bước vào trang sách của Nguyễn Đình Tú như những gì nó vốn có Cókhá nhiều nhà nghiên cứu đã phát hiện ra thế giới nhân vật này của nhà văn
Tiểu thuyết Kín xuất bản và được đón nhận một cách nồng nhiệt của độc giả Nguyễn Xuân Diện trong bài viết “Kín”- một dòng tiểu thuyết miên man, đã
nhấn mạnh rằng: “Cuộc sống nhân vật tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú, phải
Trang 8chăng như đoá sen đầu mùa hạ còn phong kín nhuỵ hương? Hay là cuộc viếttiểu thuyết của Tú, phải chăng đến cuốn thứ năm vẫn là một dòng mải miếtmiên man nhằm xâm nhập thám hiểm vào tận ngóc ngách thế giới bên trongđầy hoang vu rợn ngợp, đầy khắc khoải đan cài vô số chuyển động ngượcchiều: các nhân vật trẻ tuổi của Tú vừa tự đập tan nát mình vỡ vụn, vừa rángchịu đau đớn, tự tay “khâu vá” lại những mảnh vụn nát cho lành lặn ?”.
Trong luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thị Phương Nhi mang tên Yếu tố tính dục trong tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú, người nghiên cứu đã chỉ ra các
dạng thức biểu hiện của tính dục, từ đó khái quát quan niệm về tính dục củanhà văn Đối với Nguyễn Đình Tú, “yếu tố sex không chỉ mang tính bảnnăng mà còn chi phối các giá trị chuẩn mực xã hội”, nên việc đưa sex vàovăn học đơn thuần như một sản phẩm tinh thần của đời sống, chứ không có
gì to tát để bàn cãi Về tiểu thuyết Nháp, nhà văn Chu Lai nhận xét: Đó là
quả đấm của nhịp điệu nhanh, mạnh, hiện đại, cuồng nộ, nhịp điệu của giớitrẻ toàn cầu mà trong đó ta thấy cả bóng dáng của hiphop, của blog, của thủthuật cắt dán tinh xảo, ẩn chìm, của các pha tình dục thẳng căng, của nhữngcảnh đời dưới đáy gai góc rợn người, kinh khủng
Trước khi nghiên cứu về tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú chúng tôicũng đã theo dõi những bài phỏng vấn tác giả: “Nháp không chỉ có Sex và
giết người” (e Van.com); “Tác phẩm của tôi không chỉ có bạo lực và Sex” (e Van.com); “Nguyễn Đình Tú: Văn học lặn vào trông ồn ã” (An Ninh thế giớ); “Bạn đọc sẽ không chết chìm trong Kín” (e Van.com)… với các bài
phỏng vấn này chúng tôi thấy được quan điểm thể hiện giới trẻ của nhà văn.Cũng thông qua những bài phỏng vấn này, phần nào chúng ta hiểu đượcquan điểm nhìn nhận và tái hiện hiện thực của tác giả
Có thể thấy, cho đến nay, đã có những bài viết, luận văn về tiểu thuyếtNguyễn Đình Tú Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu toàndiện, hệ thống về nhân vật người trẻ tuổi trong tiểu thuyết của nhà văn Đó
Trang 9cũng là lý do để chúng tôi lựa chọn đề tài Hình tượng giới trẻ trong tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú làm đề tài Luận văn của mình
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là:
Hình tượng giới trẻ trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú
3.2 Phạm vi nghiên cứu: Các tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú
- Hồ sơ một tử tù, Nxb Văn học, Hà Nội, 2011
- Nháp, Nxb Văn học, Hà Nội, 2011.
- Kín, Nxb Tri thức trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2013
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhân vật người trẻ tuổi trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú
để hiểu hơn cá tính sáng tạo, cái nhìn hiện thực và mặt mạnh của cây bút tiểuthuyết Nguyễn Đình Tú
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nhận diện đặc điểm tính cách, tâm hồn nhân vật người trẻ tuổi trongtiểu thuyết Nguyễn Đình Tú
- Khảo sát các biện pháp nghệ thuật thể hiện nhân vật người trẻ tuổicủa nhà văn
- Bước đầu chỉ ra những đóng góp của Nguyễn Đình Tú trên đề tàiviết về giới trẻ
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu thuộc chuyên ngànhnghiên cứu văn học như: Phương pháp cấu trúc - hệ thống, phương phápphân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh - đối chiếu
6 Đóng góp của luận văn.
Luận văn thể hiện một cái nhìn toàn diện, hệ thống về hình tượng giớitrẻ trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú, từ đó góp phần khẳng định đóng gópriêng của nhà văn trong tiến trình phát triển tiểu thuyết Việt Nam đương đại
Trang 107 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính
của luận văn được triển khai trong ba chương:
Chương 1: Tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú trong bức tranh chung củatiểu thuyết Việt Nam đương đại
Chương 2: Giới trẻ - Hình tượng nổi bật trong tiểu thuyết NguyễnĐình Tú
Chương 3: Các biện pháp nghệ thuật thể hiện nhân vật người trẻ tuổi
Trang 11Chương 1 TIỂU THUYẾT NGUYỄN ĐÌNH TÚ TRONG BỨC TRANH
CHUNG CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
1.1 Bức tranh tiểu thuyết Việt Nam đương đại
1.1.1 Bối cảnh xã hội-lịch sử
Năm 1975 chiến tranh kết thúc, Việt Nam trở thành quốc gia độc lập
và thống nhất Chúng ta đã dành chiến thắng trong cuộc chiến đấu bảo vệ đấtnước Sau 30 năm sống chung với tiếng súng và bom đạn, đất nước bướcsang một trang sử mới Từ đời sống bất bình thường của “ngày có giặc” (chữdùng của nhà thơ Hữu Thỉnh) chuyển sang cuộc sống bình thường Cả dântộc bắt đầu một giai đoạn lịch sử mới Có thể nói bối cảnh lịch sử xã hộiViệt Nam từ sau 1975 đến nay chia thành hai giai đoạn khá rõ nét
Giai đoạn thứ nhất (1975 - 1986) được xem là giai đoạn hậu chiến và
là quá trình chuẩn bị cho Đổi mới, thời kì đất nước gặp muôn vàn khó khăn,rơi vào khủng hoảng Chiến tranh chống Pháp và Mỹ chấm dứt nhưng xungđột biên giới với Trung Quốc lại nổ ra.Khi đất nước hoàn toàn chấm dứttiếng súng,chúng ta đã có nhiều cố gắng trong quyết sách mạnh mẽ, đời sốngnhân dân khởi sắc, sống trong những ngày yên ả, thanh bình Đáng tiếc làchúng ta đã duy trì chế độ quan liêu bao cấp quá dài nên đất nước vốn đã kiệtquệ nay càng kiệt quệ hơn,một đời sống bế tắc, lạc hậu
Con người Việt Nam bước ra khỏi chiến tranh với tư cách là ngườithắng trận Niềm vui, niềm tự hào kiêu hãnh luôn có ở trong chúng ta Người
ta có lẽ đã quá “say sưa” với chiến thắng oanh liệt đó Hiện thực đời sốngnhư thế các nhà văn muốn tái hiện, phản anh nhưng ngặt nỗi còn nhiều ràocản ý thức Nhà văn Nguyên Ngọc đã từng bộc lộ tâm trạng của mình
“Trong khi các nhà văn chúng ta say sưa, bây giờ hoà bình vốn sống tíchluỹ bao nhiêu năm như “cá tức trứng” muốn đẻ lắm rồi, thừa nứa ra đó,
Trang 12bom đạn cũng thẳng hết rồi, vật chất cũng khốn đốn hơn nhiều, tha hồ màviết, viết cho hết cho đã…” thì đột nhiên cái mối quan hệ vốn rất máu thịtgiữa công chúng và văn học bỗng dưng lạnh nhạt hẳn đi, hụt hẫng hẳn đi,người đọc mới hôm qua còn đồng hành bây giờ chỉ có mình anh trơ trọi.Nói như thế để thấy rằng bối cảnh xã hội thay đổi nhưng con người chưa kịpthay đổi
Giai đoạn thứ hai (1986 đến nay) - giai đoạn đổi mới và hội nhập, với
cơ chế quan liêu, bao cấp đất nước chìm sâu trong đói nghèo và lạc hậu.Tình hình thế giới có nhiều chuyển biến phức tạp, sự thụ động trong chínhsách phát triển kinh tế xã hội thực sự không ổn Trước tình thế như vậy,Đảng ta đã quyết định Đổi mới để tồn tại và phát triển Đại hội Đảng toànquốc lần thứ VI diễn ra với nhiều quyết sách mà sau một khoảng thời giannhìn lại ta thấy là sáng suốt
Chúng ta đã từng bước thực hiện xoá bỏ chế độ quan liêu bao cấp,chuyển sang nền kinh tế thị trường Các chính sách kinh tế được thực hiện vàthực sự đã cải thiện được đời sống nhân dân Không còn độc quyền phânphát, không còn độc quyền mô hình sản xuất, cả nước hăng say lao động sảnxuất Trong thời gian này, sự sụp đổ của Liên Xô đã tác động đến đời sồngkinh tế - xã hội thế giới Việt Nam chịu sự tác động nhất định đó nhưng nhờchính sách Đổi mới mà ta vẫn giữ được thể chế và ổn định phát triển Tấtnhiên khi ý thức hệ có sự biến động lớn như vậy thì xã hội nước nhà khôngtránh khỏi những xao động Xuất hiện những sự hoài nghi về sự ổn định xãhội, con người bị chấn thương, hoang mang trước biến cố lớn của lịch sử…
Đây cũng là thời kì đổi mới sâu sắc và toàn diện về văn hoá, tư tưởng.Đời sống hội nhập giao lưu với các nước đã làm phong phú đa dạng văn hoáViệt Nam Các trào lưu, tư tưởng văn hoá phương Tây đã đến với Việt Namqua nhiều con đường Các tác phẩm dịch có một vị trí, vai trò quan trọngtrong đời sống văn học dân tộc Đặc biệt Đại hội Đảng lần thức VI (1986)
đã làm thay đổi cơ bản nhận thức về hiện thực đời sống Một nhiệm vụ
Trang 13mới của văn học được đặt ra: “Bảo đảm tự do dân chủ cho mọi sáng tạocủa văn học nghệ thuật, tạo điều kiện làm việc thuận lợi để phát huy hiệuquả của lao động nghệ thuật” Văn nghệ phải biết cổ vũ cho cái tốt, phêphán cái xấu và đặc biệt phải đấu tranh với các khuynh hướng trái vớiđường lối của Đảng.Từ tư tưởng tiến bộ này mà văn học Việt Nam đãbước vào giai đoạn khởi sắc nhất, không chỉ về số lượng mà còn cả chấtlượng, đặc biệt là sự đa dạng trong thể loại, phong phú về đề tài Hiệnthực cuộc sống không chỉ được khai thác ở bề rộng mà còn cả bề sâu.
1.1.2 Sơ lược về bức tranh tiểu thuyết Việt Nam đương đại (sau 1975)
Văn học thời đại nào thì phản ánh trung thực lịch sử xã hội thời đại ấy.Trong sự vận động của thể loại, nhìn lại những năm đầu sau giải phóng(1975-1985) không thể không ghi nhận sự xuất hiện của một loạt tiểu thuyếtgây tiếng vang một thời, như những tín hiệu mở ra một thời kỳ mới trong
văn học Từ Đất trắng (Nguyễn Trọng Oánh), Năm 1975 họ đã sống như thế (Nguyễn Trí Huân), Trong cơn gió lốc (Khuất Quang Thụy) đến Đứng trước biển, Cù lao tràm (Nguyễn Mạnh Tuấn), Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của người (Nguyễn Khải), Mưa mùa hạ, Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn
Kháng)… Đây là những bằng chứng đầy đủ nhất cho thấy sự chuyển đổi tưduy sáng tạo và quan niệm nghệ thuật của nhà văn Những tác phẩm kể trên
là những tác phẩm mang tính nền móng dẫn tới sự đổi mới triệt để và quyếtliệt hơn trong cách nhìn hiện thực và thi pháp thể loại Đây được xem lànhững viên gạch đầu tiên cho nền văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới Đã cónhững chuyển biến đáng ghi nhận ở hầu hết các thể loại, trong đó có tiểuthuyết Trong sự vận động chung của nền văn học, tiểu thuyết - một loại hình
tự sự cỡ lớn đã và đang nỗ lực chuyển mình, nhằm đáp ứng yêu cầu của thờiđại, của đời sống văn học và của đông đảo độc giả đương đại
Nền văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới từ 1986 đến nay đã có nhữngchuyển biến đáng ghi nhận ở hầu hết các thể loại, trong đó tiểu thuyết đượcxem là tiên phong trong đóng góp cho nền văn học Không khí dân chủ của
Trang 14môi trường sáng tạo đã giúp nhà văn ý thức sâu sắc hơn về tư cách nghệ sĩcủa mình, vượt lên trên những, khuôn khổ truyền thống đã thành áp lực vớingòi bút của người viết lâu nay Chưa bao giờ những quan niệm mới về vănchương, về nhà văn, về hiện thực và con người, về đổi mới tư duy nghệ thuậtlại cởi mở, dân chủ như lúc này Nhiều cây bút tiểu thuyết đã có ý thức cáchtân trong cách nhìn và trong lối viết, có những tác phẩm thành công hoặcđang trên đường tìm tòi, thể nghiệm, song điều đáng nói ở đây là tất cả đềuhướng tới mục đích: làm mới, làm hấp dẫn văn chương nói chung và tiểuthuyết nói riêng Có thể nói trong quá trình vận động và đổi mới, tiểu thuyết
đã trải qua “những bước thăng trầm” So với những loại hình văn xuôi khác,tiểu thuyết với những thành tựu và hạn chế của nó luôn là vấn đề “nóng” lôicuốn sự quan tâm và kích thích cảm hứng “đối thoại” của cả giới sáng tác, lýluận, phê bình và công chúng Trên diễn đàn văn học Việt Nam những nămđổi mới, không ít lần đã xuất hiện các ý kiến tỏ ra băn khoăn, lo lắng cho sựdẫm chân tại chỗ hoặc đang mầy mò của tiểu thuyết mà thực chất là sự mongmuốn có những tác phẩm hay, những tác phẩm đạt chất lượng nghệ thuật,mang tính nhân loại Gần đây nhất, câu hỏi tiểu thuyết Việt Nam đang ở đâu,
đã ít nhiều thu hút sự chú ý của dư luận đối với thực trạng tiểu thuyết, đồngthời cũng thể hiện khát vọng của công chúng về sự đổi mới tiểu thuyết,những cách tân về nội dung cũng như hình thức thể loại, sao cho tiểu thuyếtkhông chỉ được đón nhận ở trong nước mà còn được giới thiệu ra nướcngoài, hoà nhập vào quỹ đạo của văn chương thế giới
Vào thời điểm 1986 và những năm tiếp theo, trong cao trào đổi mới,tiểu thuyết đã thật sự bộc lộ ưu thế của mình trên con đường dân chủ hoá thểloại Với xu hướng nhìn thẳng vào sự thật, các nhà tiểu thuyết đã dấn thânvào hiện thực ở thời hiện tại, đang hình thành, chưa ổn định; ở chính “tiêuđiểm” của đời sống Trong tác phẩm của họ ý thức “lột trần mặt nhau, lộttrần mặt mình, lột trần mặt đời” và cao hơn là “bóc trần thế giới”, đồng thờivới ý thức hướng tới “chất lượng cuộc sống”, sống sao cho đúng với cuộc
Trang 15sống của con người đã thẩm thấu các tầng ngữ nghĩa Thành tựu về tiểu
thuyết có thể kể đến: Thời xa vắng, Hai nhà (Lê Lựu), Đám cưới không có giấy giá thú, Ngược dòng nước lũ (Ma Văn Kháng), Một cõi nhân gian bé tý (Nguyễn Khải), Những mảnh đời đen trắng (Nguyễn Quang Lập, Ngoài khơi miền đất hứa (Nguyễn Quang Thân), Thiên sứ (Phạm Thị Hoài), Trả giá, Sóng lừng, Cõi mê (Triệu Xuân), Chim én bay (Nguyễn Trí Huân), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Bến không chồng (Dương Hướng), Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Ăn mày dĩ vãng, (Chu Lai), Ngày hoàng đạo (Nguyễn Đình Chính), Một ngày và một đời (Lê Văn Thảo), Lạc rừng (Trung Trung Đỉnh), Cuốn gia phả để lại (Đoàn Lê), Thời của thánh thần (Hoàng Minh Tường), Trùng tu (Thái Bá Lợi), Luật đời và cha con (Nguyễn Bắc Sơn), Cánh đồng lưu lạc (Hoàng Đình Quang), Gia đình bé mọn (Dạ Ngân) Trong số đó có nhiều tác phẩm nổi lên là những “dự báo
của lương tri” trước một xã hội hiện đại còn nhiều bất an và khiếm khuyết
Như trên đã nói, dù có những thời điểm nhất định tiểu thuyết rơi vàothoái trào, nhưng theo quy luật tự thân của sáng tạo văn học, các tiểu thuyếtvẫn liên tục ra đời Chưa bao giờ như bây giờ, mỗi ngày không chỉ “mộtcuốn sách” mà nhiều cuốn sách đã hiện diện trên các giá sách với “bao bì”bắt mắt Các thế hệ nhà văn từ U70 đến @ vẫn mải miết sáng tác và khôngphải ngẫu nhiên mà người ta đã cảm nhận thời bây giờ là “thời của tiểuthuyết” (Nguyễn Huy Thiệp), thời của dân chủ hoá trong sáng tạo và tiếpnhận Những nhà văn lão thành như Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Khải,Mạc Can, Ma Văn Kháng… Những cây bút của thế hệ kế tiếp luôn ý thức về
sự đổi mới trong sáng tạo, sẵn sàng thể nghiệm, cách tân, chấp nhận hệ số
mạo hiểm cao Người đọc bắt gặp và nhớ đến hàng loạt tiểu thuyết: Vào cõi, Những đứa trẻ chết già, Trí nhớ suy tàn (Nguyễn Bình Phương), Người đàn
bà trên đảo, Cõi người rung chuông tận thế, Mười lẻ một đêm (Hồ Anh Thái), Cơ hội của chúa, Khải huyền muộn (Nguyễn Việt Hà), Đi tìm nhân vật, Thiên thần sám hối (Tạ Duy Anh), Giàn thiêu (Võ Thị Hảo),) Trong
Trang 16bối cảnh giao lưu và hội nhập văn hoá quốc tế, sáng tác của các cây bút hảingoại đã xuất hiện ở Việt Nam và hầu hết đều được giới thiệu với bạn đọc
trong nước: Sông Côn mùa lũ (Nguyễn Mộng Giác), Phố Tầu, Paris 11 tháng 8 (Thuận), Tìm trong nỗi nhớ, Trên đỉnh dốc (Lê Ngọc Mai), Thảo (Võ Hoàng Hoa), Và khi tro bụi (Đoàn Minh Phương), Gió từ thời khuất mặt
(Lê Minh Hà) Sự đóng góp của các cây bút sống ở những quốc gia khácnhau đã góp phần làm cho diện mạo tiểu thuyết phong phú và đa dạng hơn,đồng thời tiếng nói về cuộc đời và con người trong tiểu thuyết cũng giàu sắcđiệu và đa nghĩa hơn
Trong không khí phóng khoáng, cởi mở của đời sống văn học cho thấytiểu thuyết đã vận động và đổi mới nhanh chóng Những người cầm búttrong nước cũng như đang sống ở nước ngoài bằng các tác phẩm của mình
đã ít nhiều chứng minh được tiềm năng sáng tạo cùng với nỗ lực đổi mới vàhiện đại hoá ngòi bút của chính họ Điều đáng nói ở đây là trong bối cảnhgợi lên cái “thời của tiểu thuyết”, độc giả đã trở lại với văn hoá đọc Độc giả
đã được nhìn nhận như những người đồng sáng tạo ra tác phẩm Việc coitrọng độc giả cũng chính là làm tăng thêm trách nhiệm của người cầm bút.Hơn thế nữa tôn trọng vai trò của người đọc sẽ khêu gợi ở họ những suyngẫm, liên tưởng
Trên phương diện đề tài, tiểu thuyết thời kỳ đổi mới đã tiếp cận vàkhai thác sâu hơn vào cái hiện thực hàng ngày, cái đời thường của đời sống
cá nhân Các nhà tiểu thuyết đã nhìn thẳng vào những “mảnh vỡ”, những bikịch nhân sinh, mổ xẻ, phơi bày nó bằng cái nhìn trung thực, táo bạo Các đềtài truyền thống hay hiện đại đều được đưa vào trường nhìn mới, hướng tớinhững gấp khúc trong đường đời và thân phận con người, thấm đẫm cảmhứng nhân văn Nhìn từ góc độ thể loại, trong những năm đổi mới, tiểuthuyết đã có những tìm tòi, cách tân thể hiện ở một số phương diện: cốttruyện, nhân vật, ngôn ngữ
Trang 171.1.3 Ba thế hệ tác giả trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại
Khi nói đến thành công của bất kì thể loại văn học nào người ta cũngthường xem xét đến lực lượng sáng tác của nó Nhìn vào thực tế lực lượngsáng tác văn học Việt Nam sau 1975 ở thể loại tiểu thuyết ta có thể thấy có
ba thế hệ tác giả trong giai đoạn này
Thế hệ thứ nhất: Gồm các nhà văn tiêu biểu: Nguyễn Minh Châu, MaVăn Kháng, Nguyễn Mạnh Tuấn, Lê Lựu… Được xác định trong khoảngthời gian từ 1975 đến 1985, đây là thời kì manh nha của đổi mới Số đôngcác nhà văn vẫn còn “mê mải” với hiện thực chiến tranh, người ta hoài niệmchiến tranh như là niềm vui niềm tự hào duy nhất Trong số những nhà văntrở về sau chiến tranh cũng có một số nhà văn đã có cái nhìn thẳng thắn vàocuộc sống, họ xem hiện thực đời thường với những vấn đề nổi cộm cần được
đề cập, tái hiện Thế hệ này tiếp tục sáng tác và có những đóng góp cho giaiđoạn sau Nguyễn Minh Châu đã đọc “lời ai điếu cho một giai đoạn văn họcminh hoạ” được xem như một sự thay đổi trong nhân thức về vai trò nhà văntrong thời đại mới
Thế hệ thứ hai: Hàng loạt tên tuổi ra đời và phát triển tạo nên một thời
kì tiểu thuyết phát triển rực rỡ: Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh, Hồ Anh Thái,Nguyễn Quang Lập, , Dương Hướng, Tạ Duy Anh… Giai đoạn mở đầu chothời kì đổi mới (1986-1992), nhà văn được “cởi trói”, được nói những điềumình thấy, được viết những điều mình nghĩ Muôn mặt con người được thểhiện, hiện thực cuộc sống đa chiều, đa diện hơn, nằm trong quy luật ấy tiểuthuyết phát triển rầm rộ các tiểu thuyết thời kì này đã có cái nhìn khá đổimới về hiện thực đời sống Đặc biệt cái nhìn về chiến tranh đã thay đổi,người ta nói về chiến tranh không còn một chiều, không còn ranh giới ta -địch rõ ràng như trước nữa Chiến tranh là đổ máu, là hi sinh nhưng khôngchỉ một phía, một bên Cái chết thì dù ở đâu cũng cần nhìn nhận là tangthương, mất mát Có thể nói đây là cái nhìn nhân văn mà các nhà tiểu thuyếtViệt Nam đã vươn tới
Trang 18Thế hệ thứ ba: Làn gió mới của tiểu thuyết Việt Nam với những têntuổi như: Nguyễn Ngọc Tư, Lê Thị Thẩm Vân, Nguyễn Ngọc Thuần, Nguyễn
Lê My Hoàn… Cùng với các thế hệ nhà văn lão luyện thì các nhà văn trẻxuất hiện như một sự kế nghiệp vững vàng Các nhà văn thuộc thế hệ trẻ đãtạo nên những tiếng vang, những mốc son chói lọi trong thể loại tiểu thuyết.Hiện thực được đào xới đa chiều, con người được khám phá không chỉ ýthức, vô thức mà còn cả tiềm thức nữa Tiếp bước thế hệ đi trước, các câybút tiểu thuyết hàng ngày vẫn không ngừng thể nghiệm, khám phá, tìm tòinhững hướng đi mới cho tiểu thuyết Năm 2002, văn đàn Việt Nam chứng
kiến sự ra mắt của cây bút trẻ Nguyễn Đình Tú với tiểu thuyết đầu tay Hồ sơ một tử tù gây được không ít tiếng vang Những tiểu thuyết tiếp theo như Bên dòng Sầu Diện (2005), đặc biệt là qua ba cuốn tiểu thuyết được trình làng liên tiếp trong ba năm: Nháp (2008), Phiên bản (2009), Kín (2010), rồi tiếp theo như một định kì với sự ra đời của Hoang tâm (2013) và Xác phàm
(2014), tác giả đã thực sự khẳng định được tên tuổi của mình trong nền tiểuthuyết đương đại Việt Nam Cùng thế hệ với Nguyễn Đình Tú còn phải kểđến những tên tuổi nổi bật như
1.2 Vài nét về tác giả và tác phẩm Nguyễn Đình Tú
1.2.1 Con người
Nhà văn Nguyễn Đình Tú sinh năm 1974 tại Kiến An, Hải Phòng, tốtnghiệp Đại học Luật Hà Nội (1996), tu nghiệp sĩ quan tại Trường Quânchính Quân khu 3 (1996-1997) Từ năm 1997 đến 2001 anh công tác tạiViện Kiểm sát quân sự Quân khu 3 Từ năm 2001 anh về tạp chí Văn nghệ
quân đội, hiện là Phó Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ quân đội, Hội viên
Hội Nhà văn Việt Nam (2014) Nguyễn Đình Tú khởi nghiệp viết văn khicòn là sinh viên trường Luật và bước đầu đã gặt hái thành công, anh đượctặng giải thưởng truyện ngắn của Báo Tiền Phong vào năm 1995 Sau đó làcác giải thưởng: Giải thưởng truyện ngắn Tạp chí Văn nghệ quân đội, 1999;Giải thưởng tiểu thuyết Nxb Công an nhân dân phối hợp với Hội Nhà văn
Trang 19Việt Nam, 2002; Giải thưởng văn học 10 năm Bộ Công an; Giải thưởng vănhọc 5 năm Bộ Quốc phòng Tên tuổi của Nguyễn Đình Tú trên văn đàn thực
sự được khẳng định với ba tập truyện: Bên bờ những dòng chảy (2001); Không thể nào khác được (2002) và Nỗi ám ảnh khôn nguôi (2003) Hơn thế dấu ấn nhà văn trẻ này còn thể hiện trong quá trình sáng tác tiểu thuyết: Hồ
Sơ một tử tù (2002), Bên dòng Sầu Diện (2005), Nháp (2008), Phiên Bản (2009), Kín (2010), Hoang tâm (2013), Xác phàm (2014)… Sự ra đời một
cách đều đặn tác phẩm của mình có thể thấy anh là con người sung lực, cầnmẫn và nhiệt huyết So với các nhà văn cùng thế hệ 7X thì thấy rõ NguyễnĐình Tú là nhà văn đi theo văn nghiệp từ rất sớm và nhanh chóng khẳngđịnh được chỗ đứng của mình Điều mà với nghề văn không phải ai cũng cóđược may mắn đó
Nhìn vào quá trình sáng tác cho thấy, Nguyễn Đình Tú nổi tiếng banđầu nhờ vào truyện ngắn nhưng anh lại không thỏa mãn với thể loại này Cóthể là sự tác động mang tính thời sự khi có một nhà văn đã thành danh nhờviết truyện ngắn, nay quay lại khẩn thiết kêu gọi các nhà văn trẻ nhất quyếtphải viết tiểu thuyết, vì truyện ngắn chỉ là một “lát cắt” của cuộc sống tronglúc tiểu thuyết là một “trường thiên” đầy đủ về cuộc đời Người ta có lí hơnkhi thấy thể loại này đủ sức, đủ tầm để thể hiện sự ngổn ngang, đa chiều củacuộc sống đương đại xô bồ Đó là sự thôi thúc từ bên trong của người cầmbút - tiểu thuyết là hình thức nghệ thuật hữu hiệu nhất để khái quát hóa nghệthuật đời sống Nhìn ra cái tố chất tiểu thuyết trong văn Nguyễn Đình Tú làmột đồng nghiệp văn chương đi trước, người có nhiều kinh nghiệm viết tiểuthuyết - nhà văn Chu Lai Ông nhận định: “Viết thành công nhiều cảnh đời,viết thành công về nhiều nhân vật, đó cũng là yếu tố cấu thành năng lực tiểuthuyết, ở Tú, qua một vài truyện đã le lói hơi thở của tiểu thuyết cụ cựa bêntrong Tú hoàn toàn có đủ năng lực đi dài hơi vào những mảng sống nóngnhất với một bút pháp trần trụi nhất ngoài những tứ văn huyền ảo, cổ xưanhuốm màu phonclore đã đạt được những khoái cảm thẩm mĩ nhất định”
Trang 20Nhìn vào chặng đường hoạt động và sáng tác của nhà văn, chúng ta dễ nhậnthấy hai yếu tố khá rõ trong con người của Nguyễn Đình Tú đó là chất luật
và chất lính Biểu hiện rõ nét nhất đó là tính kỉ luật và chặt chẽ trong tiểuthuyết của anh Với một phông nền văn hoá khá rộng đã làm nên một conngười nhà văn Nguyễn Đình Tú, hiểu biết sâu rộng nhiều lĩnh vực
Nguyễn Đình Tú là nhà văn trẻ nên anh luôn có cái nhìn hiện đại, trẻtrung Tác phẩm của anh luôn phảng phất dấu ấn của một người trẻ tuổi Đó
là cái nhìn đầy chiêm nghiệm xen lẫn trải nghiệm của chính nhà văn trongcuộc sống đương đại Giới trẻ thường được khám phá dưới nhiều góc độ,nhiều tâm trạng, bằng chính cái nhìn của những người “trong cuộc”, cảmthông chia sẻ cũng như phơi bày những thói hư tật xấu, những thành cônghay thất bại và cả những nghĩ suy lệch lạc về cuộc đời của họ Đọc các tácphẩm của Nguyễn Đình Tú, người đọc luôn nhận thấy tính chất khách quan,cái nhìn nghiêm túc về cuộc đời Những trang văn của anh luôn toát lên cáinhìn chỉn chu, chín chắn của một người trưởng thành vượt ra khỏi suy nghĩthông thường của một người thuộc thế hệ 7X
1.2.2 Tác phẩm
Nguyễn Đình Tú, xuất hiện trên văn đàn nước nhà chưa lâu, nhưngsớm khẳng định được tên tuổi của mình trên nhiều lĩnh vực văn học Anh làmột trong những nhà văn hiếm hoi thành công ở nhiều thể loại: truyện ngắn,tiểu thuyết, báo chí, truyện thiếu nhi… ở mỗi thể loại anh đều để lại nhữngdấu ấn riêng biệt cho mình
Truyện ngắn Nguyễn Đình Tú được biết đến qua những truyện tiêu
biểu như: Những chàng trai sống cùng hoa săng đắng; Qua sông; Bên bờ những dòng chảy; Chuông ngăn cửa phủ; Tiếng thở thời gian; Điệu mambo
hư ảo; Mong manh cuộc đời…Nhìn chung truyện ngắn của Nguyễn Đình Tú
luôn có “hơi hướng tiểu thuyết ngọ nguậy bên trong” (Chu Lai) Cốt truyệnluôn tiềm ẩn trong mình những dấu hiệu cho phép chúng vùng vẫy, phátoang “khuôn mẫu” của truyện ngắn với dung lương như “lát cắt cuộc sống”
Trang 21Dấu hiệu đầu tiên chúng ta nhận thấy điều này là ở đề tài Các mảng đề tàiđược anh đặc biệt khai thác là chiến tranh và người lính, đây là mảng đề tài
có biên độ lớn Các truyện ngắn nổi tiếng với các đề tài này như Cánh rừng không yên ả; Đất quê cha; Câu chuyện ngày chủ nhật; Võ công binh nhì…
Sự giao thoa giữa truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú còn bộc lộ
ở cấu trúc tác phẩm Cách thể hiện truyện trong truyện với nhiều mảnh đời, cảnh ngộ phối hợp, xen lẫn nhau Người ta đã bàn về mô hình xương cá
trong truyện ngắn của anh đó là cách sắp xếp, bám dựa vào một tư tưởngchính đóng vai trò trục xương và sắp xếp các câu chuyện khác tương đối độclập Các truyện liên kết với nhau để làm sáng tỏ tư tưởng của cốt truyện và
thực hiện ý đồ nghệ thuật của tác giả Cánh rừng không yên ả là một tập hợp
gồm bốn câu chuyện ngắn kể về bốn con người họ mãi mãi là đồng đội củanhau Chiến tranh dù đã đi qua và bốn người họ có bốn số phận khác nhau,người nằm dưới lớp cỏ xanh, người đã xuất gia quy y, người thành doanhnhân thành đạt, người nguyện gắn bó cả đời với quân ngũ Cuộc đời họ cứthế trôi nổi theo những năm tháng dài Để rồi khi đã luống tuổi về già, họgặp lại nhau ở chiến trường xưa - công trường ngày nay với bao buồn, vui,hạnh phúc, bất hạnh, nước mắt, nụ cười Thông qua cuộc đời các nhân vật,toàn câu chuyện toát lên chân lý: Đã là đồng đội của nhau thì ở bất kì địa vịnào họ vẫn là đồng đội Truyện ngắn là một lát cắt cuộc sống điều đó thểhiện ở nhân vật chỉ xuất hiện ở một thời điểm nhất định trong cuộc đời dàidằng dặc của mình.Tuy nhiên nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Đình
Tú lại có độ trường từa tựa tiểu thuyết Tức là những nhân vật được thể hiện
có chiều sâu, có độ dài cuộc đời và ở nhiều thời điểm khác nhau Nhữngnhân vật như những nhân chứng của cuộc đời, ở họ có những tư tưởng lớn
mà mới tiếp cận ta thường nhầm tưởng ở trong tiểu thuyết Nói như vậy đểthấy nhà văn trẻ của chúng ta có một tư duy truyện ngắn khá dày dặn về bốcục và tầm suy tưởng Lẽ dĩ nhiên một thể loại này phạm sang địa hạt của thểloại khác là điều khó tránh khỏi hạn chế Khi tiếp cận nhân vật truyện ngắn
Trang 22có dáng dấp của tiểu thuyết nhiều khi ta có cảm giác tác giả chưa đủ sức
“gói những vấn đề lớn trong thể loại nhỏ” Người ta dễ nhận thấy sự chới vớicủa nhân vật trong trường độ quá rộng chức năng của nó Nhà phê bìnhNguyễn Thanh Tú đã chỉ ra: “Nhân vật chức năng khi được nhà văn khoácthêm cho tấm áo tư tưởng quá rộng (bằng chứng là nhiều nhân vật “phátngôn” những điều to tát hay có hành động vượt quá thân phận, địa vị, vượtquá giới hạn “chức năng” làm cho nhân vật như bơi trong tấm áo tư tưởng
ấy…” (Tạp chí Văn nghệ quân đội số 631) Đây là một trong những cái nhìn
thẳng thắn, khách quan về truyện ngắn của nhà văn trẻ Nguyễn Đình Tú.Đóng góp được xem là đầy đủ, mang tính đột phá của truyện ngắn NguyễnĐình Tú là ở bút pháp Sự ảnh hưởng của những yếu tố con người ngoài đời
đã đưa đến điều này Đó là “chất Luật” và “Lính” vốn có trong con ngườilàm trong quân ngũ và tốt nghiệp đại học Luật Điều này Bùi Việt Thắng đãtừng phân tích: “truyện ngắn của Nguyễn Đình Tú có cái gì thẳng băng gọnghẽ quá” [48; 26] Cũng chính nhà nghiên cứu này đã chỉ ra hai đặc điểm lớncủa Nguyễn Đình Tú: Thứ nhất là miêu tả thiên nhiên tả cảnh nhưng khônggợi, không sinh động, uyển chuyển, những câu văn của Nguyễn Đình Tú chỉ
ở mức “trung bình” theo kiểu câu kể hoặc câu tường thuật đơn thuần Hai làtác giả thường rơi vào trạng thái “bất ổn” mỗi lần miêu tả trạng thái tâm linhhuyền bí Độ “huyền ảo” cần thiết thì tác giả không đạt đến Ba là thủ phápđộc thoại nội tâm không được nhà văn đẩy lên đến tận cùng dù anh rất hay
sử dụng Như vậy, truyện ngắn của Nguyễn Đình Tú bên cạnh những thànhtựu về đề tài, bút pháp hay biên độ câu chuyện thì vẫn còn nhiều hạn chế bộc
lộ Điều quan trọng là chúng ta luôn nhận thấy sự chân thành, nghiêm túctrong nghiệp cầm bút của nhà văn thật đáng trân trọng
Tiểu thuyết được xem là thành công nhất của Nguyễn Đình Tú Chođến nay, nhà văn trẻ này đã kịp để lại dấu ấn của mình trong tiểu thuyếtđương đại ở hai lĩnh vực đó là số lượng tác phẩm đồ sộ và đề tài độc đáo
Năm 26 tuổi, anh trình làng cuốn tiểu thuyết đầu tay Hồ sơ một tử tù Từ đó
Trang 23đến nay, bên cạnh các tập truyện ngắn xuất hiện khá ấn tượng, anh đã lầnlượt mang đến cho bạn đọc bảy cuốn tiểu thuyết Nhìn chung tiểu thuyết củaNguyễn Đình Tú xoay quanh hai đề tài chủ yếu đó là chiến tranh và giớitrẻ tội phạm Cách nhìn chiến tranh của tác giả đã có nhiều sự đổi thay sovới thế hệ tiền bối Hiện thực chiến tranh được nhìn nhận đa chiều, đadiện hơn, đó là cái nhìn về hậu quả chiến tranh Đặc biệt là suy nghĩ củanhững người trong cuộc của cả hai phía, sự gặp gỡ của các tư tưởng nhânvăn trong nhìn nhận những mất mát đau thương trong cuộc chiến Chiếntranh không chỉ có những điều lớn lao, kì vĩ được lựa chọn, không chỉnhững anh hùng nơi chiến trận được thể hiện mà là những suy nghĩ rất đờithường nhỏ nhặt cũng cần được nhìn nhận đề có cái nhìn tổng quát nhất về
nó Nét độc đáo ở các tiểu thuyết này là cách khai thác đề tài của tác giả.Tác giả thường đặt nhân vật của mình ở thời hiện tai quay về tìm lại quákhứ, ở đó những chuyện huyền ảo, những dòng tâm linh đồng hiện Câu
chuyện cứ thế hấp dẫn người đọc, từ Hoang tâm đến Xác phàm là những
cái nhìn đầy tính nhân văn về chiến tranh Những suy nghĩ, trăn trở củanhân vật về chiến tranh lột tả những mất mát quá lớn của con người vềmột thời đã qua Khi viết về giới trẻ, nhà văn thường khai thác ở yếu tố conngười thời đương đại với những khát vọng lớn lao, những thất bại đầu đời và
cả con đường tha hoá của họ
Bên cạnh sáng tác truyện ngắn, tiểu thuyết thì Nguyễn Đình Tú còn
tham gia viết “những ám ảnh ngoài văn chương” với tựa đề Trong tù ngoài tội Với hai tập sách được xuất bản, có gần 50 câu chuyện được bóc tách, thể
hiện Bên cạnh hiện thực về những người lầm lỗi, những số phận trớ trêuđược thể hiện thì ẩn sau đó là cái nhìn nhân văn, thái độ chua xót của nhàvăn trước hiện thực này Lời giới thiệu thật ngắn ngủi nhưng cũng đủ làmlương tri người đọc chân chính giật mình: “Những ghi chép đẫm máu và
nước mắt của nhà văn Nguyễn Đình Tú, tác giả các tiểu thuyết nổi tiếng: Hồ
sơ một tử tù, Nháp, Phiên bản, Kín” Hai cuốn sách như hai cuốn nhật kí của
Trang 24người làm luật, tác giả đi sâu khai thác tâm lí tội phạm, những gấp khúc cuộcđời, hoàn cảnh dẫn đến nhà tù của từng con người cụ thể Ẩn sau những ghichép của một luật sư là cái nhìn của nhà văn, đi sâu khám phá, phát hiện nộitâm của những con người tội phạm đó Lý giải cắt nghĩa con đường đến songsắt mà ít người ngờ tới, con đường phạm tội của họ mỗi người một lý donhưng họ gặp nhau ở nhận thức ngờ nghệch về pháp luật Đó là những conngười còn trẻ, vừa mới bước vào đời họ ngây thơ bộc lộ bản tính của mình
mà không suy nghĩ đến hậu quả
1.3 Nhìn chung về dấu ấn của Nguyễn Đình Tú trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại
1.3.1 Ngòi bút sung sức, có cá tính sáng tạo riêng
Nhìn vào số lượng tác phẩm của nhà văn Nguyễn Đình Tú thì những
người yêu mến văn học không khỏi ngạc nhiên Tuổi đời của NguyễnĐình Tú còn khá trẻ , anh thuộc thế hệ 7X nhưng một số lượng tác phẩm
đồ sộ và đều đặn được ra đời Gia sản mà văn học Việt Nam có được từ
nhà văn Nguyễn Đình Tú là ba tập truyện ngắn: Bên bờ những dòng chảy (2001), Không thể nào khác được (2002) và Nỗi ám ảnh khôn nguôi (2003); bảy tiểu thuyết: Hồ Sơ một tử tù (2002), Bên dòng Sầu Diện (2005), Nháp(2008), Phiên bản (2009), Kín (2010), Hoang tâm (2013), Xác phàm (2014) Ngòi bút của Nguyễn Đình Tú, có những sáng tạo riêng,
mặc dầu chưa đạt đến phong cách điển hình nhưng vẫn có những cá tínhcần ghi nhận Điều đầu tiên chúng tôi nhận thấy ở phương pháp sáng tạotiểu thuyết của anh là sự tạo ra đa tuyến kể chuyện Các tuyến kể chuyệnsong hành, lắp ghép tạo nên sự đứt mạch gây hấp dẫn, tò mò cho người
đọc Tiểu thuyết Kín được viết theo một cấu trúc khá lạ hai tuyến quá khứ
và hiện tại của Quỳnh song song thể hiện Quá trình Quỳnh sinh ra và lớnlên trong quan hệ với tín ngưỡng thờ Mẫu, những biến đổi lớn trong xãhội mà bố mẹ Quỳnh đang sống cùng những hiểm hoạ khôn lường củacuộc đời Cháy chợ, bụi đời, tranh dành lãnh địa của bọn đầu gấu đã đẩy
Trang 25những con người lương thiện, ngây thơ đến bước đường cùng Bên cạnhtuyến truyện này là dòng kí ức, sự hồi tưởng quá khứ của Quỳnh Đứng từgóc nhìn của một tiểu thư con nhà đài các, giàu sang, Quỳnh đã bế tắctrong hướng bước tiếp cuộc đời Nguyễn Đình Tú đã tạo dấu ấn của mìnhthông qua cấu trúc tiểu thuyết lạ và độc này Kết cấu truyện theo hướngđương đại có sự kết hợp của hiện thực và huyền ảo, giữa quá khứ và hiệntại Tất cả đồng hiện ở cuối tác phẩm là một con người méo mó về nhâncách và khát khao tìm hướng đi mới cho bản thân.Với nhà văn NguyễnĐình Tú mỗi tác phẩm là một kết cấu mang đậm phong cách của một conngười học “luật”, đó là tính chặt chẽ Điều đặc biệt là khả năng tìm tòi kếtcấu không bao giờ trùng lặp của tác giả là sức thu hút độc giả riêng biệt.
Từ Hồ sơ một tử tù có dòng hồi cố đặc biệt của tên cướp Phạm Bạch Đàn
trên đường bước đến đoạn đầu đài Bao nhiêu dữ liệu cuộc đời tuôn chảytrở về trong hắn, bóc tách dần các câu chuyện là cuộc đời tên cướp hiện
ra Tính logic của câu chuyện có độ chính xác cao bởi cách kể chuyện đó
Đến Nháp lại là một dòng hồi cố khác, là độc thoại nội tâm của Thạch
bằng những kĩ thuật hiện đại hơn như entry, chat…, dòng tự sự của Thạchcho thấy sự già dặn của ngòi bút trẻ Nguyễn Đình Tú, bởi tính kháchquan, bởi niềm tin mà anh gửi gắm
Dấu ấn của Nguyễn Đình Tú đem đến cho tiểu thuyết đương đại có lẽ
là biên độ của tiểu thuyết Trong mỗi tiểu thuyết anh thường đề cập đếnnhiều câu chuyện, nhiều vấn đề nổi cộm của đời sống hiện thực Từ chiếntranh, tín ngưỡng, tôn giáo, chính trị… cho đến cuộc sống đời thường vớivấn đề tình dục của giới trẻ Từ chuyện cũ cải cách ruộng đất đến thế giớithời @.Từ tình yêu trong sáng, mộng mơ lý tưởng đến cuộc sống bầy đànnhớp nhúa… Tất cả được nhìn nhận, đánh giá đa chiều, đa diện hơn Mặc
dù là nhà văn trẻ bước vào nghiệp văn bằng thể loại truyện ngắn nhưngvới cái nhìn nghiêm túc và sáng tạo thì dấu ấn của anh ở thể loại tiểuthuyết là hơn cả
Trang 26Một dấu ấn nữa mà người đọc dễ nhận thấy trong tiểu thuyết củaNguyễn Đình Tú là anh phản ánh, tái hiện những tội ác man rợ, những điềubản thỉu nhiều lúc nhớp nhúa , tởm lợm Khi đọc những nội dung như thếngười đọc thường có cái nhìn khắt khe, thiếu thiện cảm với nhà văn trẻ nàynhưng nếu xem lại tâm sự, bộc bạch của Nguyễn Đình Tú về điều này hẳnchúng ta cũng có sự đồng cảm: “Xã hội lạc hậu có cái man rợ của kiểu lạchậu Xã hội hiện đại có những bất ổn kiểu hiện đại Tôi tin chắc rằng 90 triệungười dân đều mong muốn những điều tốt đẹp cho xã hội mà họ đang sống,nhưng tại sao lại vẫn có cái xấu, cái ác tồn tại? Mong một cuộc sống không
có cái ác là điều không tưởng Còn vì sao cái ác lại ngày càng xuất hiệnnhiều với những cấp độ ngoài sức tưởng tượng thì mỗi ngành, mỗi nghề, mỗi
bộ môn khoa học sẽ có câu trả lời riêng Bản thân tôi cũng đã hơn một lần tựtìm câu trả lời bằng các cuốn tiểu thuyết của mình Nhưng dường như mọicâu trả lời chỉ có ý nghĩa nhất định nào đó chứ không thể làm cho xã hộitrong sạch hơn, khiến cho cái ác biến mất khỏi thế gian này.Đây là điềukhông thể có trong bất kì xã hội nào.Vậy thì đừng kinh hoàng với cái ác nữa
mà hãy đối mặt với nó Cách đối mặt với cái ác tốt nhất là hãy bảo vệ cáithiện, là tự tìm lấy sức đề kháng cho xã hội bằng pháp luật nghiêm minh vàcách ứng xử nhân văn giữa người với người Nói thì đơn giản thế thôi, chứđây là sự vận động của cả một xã hội và nó mang những quy luật nội tại củariêng nó Một cá nhân như tôi, hay anh, lúc này đây có thể nghĩ về nó chứkhó mà làm được một điều gì đó”
(Dựa theo Thành Sa phỏng vấn Nguyễn Đình Tú trên Express.vn)
Mặc dầu chưa thể trở thành một tượng đài tên tuổi trong tiểu thuyếtViệt Nam đương đại nhưng những gì mà Nguyễn Đình Tú để lại trong việc
sử dụng các yếu tố hiện đại để thể hiện tác phẩm cũng đáng để chúng ta ghinhận và hoan nghênh Anh gần như vận dụng đầy đủ các kĩ thuật, phươngpháp hiện đại để xây dựng tiểu thuyết của mình Điều này làm cho tiểuthuyết của Nguyễn Đình Tú hấp dẫn người đọc Chính những tìm tòi này đã
Trang 27cho chúng ta có được cái nhìn nghiêm túc về một thế hệ nhà văn trẻ đangcống hiến cho văn học nước nhà.
1.3.2 Nhà văn am hiểu và tập trung viết về giới trẻ
Trong lịch sử văn học thì đối tượng được nhà văn thể hiện nhiều nhất
là những con người “chân yếu tay mềm”, những kẻ “thấp cổ bé họng”, phụ
nữ và giới trẻ Việc thể hiện đối tượng nhân vật là mục đích, ý đồ nghệ thuậtcủa nhà văn Mỗi nhà văn thường có một loại nhân vật đặc trưng phù hợpnhãn quan của họ Nhà văn Nguyễn Đình Tú sinh 1974, anh thuộc thế hệnhà văn trẻ của văn học Việt Nam đương đại Sống “cùng thời ” với giới trẻcho nên nhà văn hiểu những tâm tư tình cảm, những suy nghĩ phức tạp củatuổi mới lớn Không chỉ tái hiện những thành công mà còn cả những thất bại
và lỗi lầm của họ Nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú được thểhiện chủ yếu là giới trẻ Họ là những người tuổi đời mới đôi mươi, là nhữngngười bắt đầu bước vào đời Họ có thừa khát vọng nhưng lại thiếu bản lĩnh
và kinh nghiệm Nhà văn tập trung khai thác đối tượng nhân vật này như thểhiện sự trải nghiệm của bản thân về suy nghĩ, hành động của một thời đượcchứng kiến Các tiểu thuyết của tác giả hầu như chỉ có nhân vật trẻ tuổi,những bậc “phụ mẫu” xuất hiện trong tác phẩm với mật độ “nhạt” và thưa
Tiểu thuyết Hồ sơ một tử tù ta gặp lượng nhân vật giới trẻ như Phạm Bạch
Đàn, Bằng, Dương, Dịu, Hiến, Nhung, Hùng quăn… Trong khi chỉ có mẹ
Đàn, Thầy Quý và một vài người lớn “mờ nhạt” xuất hiện Nháp là cuốn tiểu
thuyết viết về giới trẻ với những ẩn ức cuộc đời, những số phận nghiệt ngã,những suy nghĩ nông cạn được phơi bày Thạch, Yến, Duyên, Đại, Thảo,Thảo “một vé”, Khánh heroin, Đám ma cô, Trí… các nhân vật khác xuấthiện không có ấn tượng nhiều mà chủ yếu để làm phông nền cho sự xuất
hiện của nhân vật trẻ tuổi Tiểu thuyết Kín tiếp tục lấy giới trẻ làm hình
tượng nhân vật trung tâm với các nhân vật như Quỳnh, Phương, Hoàn, Kiên,Bình cáy, Lộc mũ bông, trẻ bụi đời, Phong, Tráng…, tất cả nhằm lột tả cuộcsống của giới trẻ lệch lạc, bế tắc đi tìm chính mình
Trang 28Khi viết về giới trẻ, nhà văn Nguyễn Đình Tú thường có cái nhìnkhách quan có lúc đến mức lạnh lùng Đó là cái nhìn đầy trách nhiệm,nghiêm túc và không hề có ý che dấu, bao biện những hiện thực ở đời.
Ẩn sau những câu chữ đó anh luôn có cái nhìn đầy nhân ái với sự pháthiện ra những tấm lòng hướng thiện của họ Hiện thực được đào xới đachiều cho nên anh không hề né tránh bất cứ điều gì, đọc tiểu thuyết củaNguyễn Đình Tú nhiều khi ta gặp những hành xử của giới trẻ thật ngâyngô, vô văn hoá Đó là những con người bị tổn thương, bị sang chấn tìnhcảm và đặc biệt là tự đánh mất chính mình Quần hôn một trong những
sự bẩn thỉu nhất của loài người lại được giới trẻ thị thành xem như mộtnét sinh hoạt “văn hoá” Thật ghê tởm, thật nhớp nhúa, tất cả hiện lênnhầy nhụa nhưng chính những điều đó lại đánh thức lương tri người đọc.Khi đọc tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú, chúng tôi có suy nghĩ phảichăng tác giả cố ý đánh thức người đọc chứ không phải đánh thức nhânvật Giới trẻ có thể soi chiếu cuộc đời mình qua nhân vật Thạch, mộtcuộc đời đầy bí ẩn Những suy nghĩ lệch lạc của giới trẻ khi bị ám ảnhtuổi thơ là điều dễ thông cảm nhưng khi đã có học thức đầy đủ, có địa vị
xã hội mà vẫn không thoát khỏi nỗi ám ảnh đó thì thật khó chấp nhận.Trong xã hội đương đại hiện tượng bị tổn thương tình cảm có lẽ khôngphải là số ít Thạch chỉ là nạn nhân của một xã hội đang giao lưu toàncầu mà thôi Việc mẹ Thạch ra đi và không trở về vì “tình yêu” vớingười Đức như một lời cảnh báo mà tác giả gửi đến xã hội, hãy cảnh giácvới sự choáng ngợp của đời sống vật chất Có trăm con đường sa ngã, vàcũng có trăm sự lí giải khác nhau, vấn đề quan trọng là nhận thức vàhành động của bản thân mà thôi Am hiểu giới trẻ cho nên nhà vănthường đưa ra những kiến giải khác nhau về tâm trạng, nỗi cô đơn của
họ Khi tuổi thơ đi qua với bao cay đắng cuộc đời, Quỳnh hiện lên là conngười méo mó, gai góc, cô quyết tâm làm lại cuộc đời nhưng cuộc đờimới là gì thì nhà văn không giải đáp Phải chăng đây là một sự trải
Trang 29nghiệm về giới trẻ mà Nguyễn Đình Tú đang muốn thể hiện hoặc đócũng có thể là sự cảnh báo cho những đứa trẻ bế tắc trước cuộc đời do bịtổn thương quá nhiều.
Tóm lại: Nguyễn Đình Tú là nhà văn trẻ tuổi, xuất hiện khá muộn trên
văn đàn Việt Nam, nhưng những gì mà nhà văn trẻ này để lại thật sự ấntượng Điều đặc biệt nhà văn đã chọn và thể hiện giới trẻ như một sự trảinghiệm của chính bản thân Điều đó làm nên sức hấp dẫn, cuốn hút ngườiđọc khám phá và tiếp cận
Trang 30Chương 2 GIỚI TRẺ - HÌNH TƯƠNG NỔI BẬT TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN ĐÌNH TÚ
2.1 Khái niệm hình tượng và hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết
2.1.1 Khái niệm hình tượng nghệ thuật
Hình tượng nghệ thuật là khái niệm có nhiều cách hiểu, nhiều cách
diễn giải khác nhau vì vậy đây được hiểu là một khái niệm mở Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì hình tượng là “sự phản ánh một cách khái quát
bằng nghệ thuật dưới hình thức những hiện tượng cụ thể, sinh động, điểnhình, nhận thức bằng cảm tính” [11; 93] “Là sản phẩm của phương thứcchiếm lĩnh thể hiện và tái tạo hiện thực theo quy luật nghệ thuật” [11.101]
Từ những định nghĩa trên có thể hiểu hình tượng nghệ thuật phản ánh hiệnthực cuộc sống nhưng không phải là sự sao chép nguyên bản hiện thực ấy Ởđây cần phải thấy được rằng những gì có thật là sự tái hiện có chọn lọc, sángtạo qua sự nhào nặn bởi trí tưởng tượng, phương thức thể hiện của nhà văn.Bằng chất liệu ngôn từ các nhà văn là người có vai trò chủ thể sáng tạo rahình tượng nghệ thuật và chính hình tượng nghệ thuật là khách thể tinh thầnđược tái hiện một cách sáng tạo trong tác phẩm Mặt khác cũng cần nhậnthức được hình tượng nghệ thuật là đối tượng trung tâm giúp người đọc cảmnhận một cách sâu sắc nhất đời sống xã hội và đánh giá tái năng của nhà văn.Bởi suy cho cùng thì nghệ thuật văn chương là nghệ thuật về hình tượng vìhình tượng làm nên văn chương, là hạt nhân của văn chương
2.1.2 Hình tượng nhân vật
Nhà văn Nga nổi tiếng M Gorki đã từng nhận xét: “Văn học là nhânhọc”, nói như vậy có nghĩa là văn học không là gì khác phản ánh và tái tạocon người Đối tượng chung của văn học là cuộc đời nhưng trong đó conngười luôn giữ vị trí trung tâm Những sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội,những bức tranh thiên nhiên, những lời bình luận đều góp phần tạo nên sự
Trang 31phong phú, đa dạng cho tác phẩm nhưng cái quyết định chất lượng tác phẩmvăn học chính là việc xây dựng nhân vật Ðọc một tác phẩm, cái đọng lại sâusắc nhất trong tâm hồn người đọc thường là số phận, tình cảm, cảm xúc, suy
tư của những con người được nhà văn thể hiện Vì vậy, Tô Hoài đã có lí khicho rằng "Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảytrong một sáng tác" Như vây, hình tượng trong văn học chủ yếu là hìnhtượng con người mà cụ thể là hình tượng nhân vật Nhân vật không chỉ làhình tượng cơ bản để thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn mà còn làhình thức cơ bản để khái quát những quy luật của đời sống, là nơi tác giả thểhiện tư tưởng của mình thông qua tác phẩm Mỗi nhà văn có một thế giớinhân vật riêng và có sở trường trong việc khắc hoạ nhân vật ở từng khía cạnhkhác nhau, từng tầng lớp, số phận khác nhau
2.2 Đặc điểm tính cách nhân vật người trẻ tuổi
2.2.1 Những con người khát khao cái mới, khát khao khẳng định mình
Những năm đầu của thế kỷ XXI, con người ngày càng hội nhập mộtcách toàn vẹn và đầy đủ với thế giới, chúng ta đã và đang tiếp xúc dần vớikiểu con người “công dân toàn cầu”, đồng thời có lẽ cũng chưa bao giờ conngười khát khao khẳng định cái tôi cá nhân của mình mạnh mẽ như trongthời đại này Mỗi người tìm cho mình một “chỗ đứng” trong xã hội vừa đểtồn tại,vừa để khẳng định vị trí của mình Tiểu thuyết với tư cách là mộttrong những thể loại cơ bản của văn học, đã trở thành một “kênh” phản ánhkhát vọng ấy Nhiều tiểu thuyết Việt Nam trong thập niên vừa qua đã gópphần phác họa bức chân dung tinh thần của giới trẻ trên những ngả đườngkiếm tìm và khẳng định bản thân.Với rất nhiều đề tài khác nhau, có một bộphận không nhỏ tiểu thuyết hướng tới phản ánh cuộc sống của lớp thanh niênđang trong quá trình lập nghiệp, hòa nhập với thời đại và khẳng định nănglực, cá tính của mình Giới trẻ là những con người có khát khao vươn tới cáimới, họ luôn tìm kiếm những giá trị riêng để khẳng định mình Tuy nhiêngiữa khát vọng và hiện thực nhiều lúc là một khoảng cách khó khoả lấp
Trang 32Chính vì vậy mà rất nhiều con người không có bản lĩnh, không đủ tri thức,năng lực cũng như kĩ năng sống, họ đã rơi vào thảm cảnh, bi kịch Nhà vănNguyễn Đình Tú - một nhà văn thuộc thế hệ 7X, việc quan tâm đến giới trẻ,thể hiện giới trẻ như những gì chính anh đang được chứng kiến, đang đượctrải nghiệm Giới trẻ khi đương đầu với cuộc sống không phải ai cũng đượctoại nguyện với bản thân, cũng hạnh phúc và thành đạt trong xã hội Ở họ cóngười thành công, có người thất bại rồi bản lĩnh vươn lên trong cuộc sốngnhưng cũng không ít kẻ lụi tàn Nhận thấy điều này nhà văn Nguyễn Đình
Tú đã tái hiện “muôn mặt con người” của giới trẻ
Trước hết, đó là những con người lạc loài, những số phận hoang hoải
đi tìm giá trị cho riêng mình nhưng lại có kết quả bi đát Đó là những conngười dễ sa ngã, dễ bị cuốn vào vòng xoáy cuộc đời, dễ bị cám dỗ lôi kéo
Phạm Bạch Đàn trong tiểu thuyết Hồ sơ một tử tù là bằng chứng rõ nhất cho
khát vọng khẳng định mình Xuất thân trong một gia cảnh khốn khó: mồ côicha từ bé; gia đình sống bằng ruộng vườn, và ghè đá ở xóm nhỏ cạnh váchnúi Tháng ngày tuổi thơ lăn lộn kiếm miếng ăn trong sự chát chúa của búa
đá nhưng Phạm Bạch Đàn sở hữu một tư chất thông minh, là học sinh giỏimôn Văn cấp huyện nhưng cái nghèo, cái đói không cho phép người ta độngviên sự học Đây có lẽ là nỗi dày vò lương tri con người tiến bộ nhất khi trithức không bằng miếng cơm manh áo Người mẹ của Đàn chỉ nghĩ đến ghè
đá kiếm sống qua ngày Sống trong cảnh có thành tích chẳng biết “khoe ai”,chẳng thể chia sẻ với bất cứ người nào Người đọc thấy thương cảm và bănkhoăn khi Phạm Bạch Đàn chạy khắp nơi tìm kiếm sự đồng cảm về việc họccủa mình Điểm đến duy nhất mà nó gặp được lại là Hiến - một đứa bạn sắpsửa bỏ học! Tuổi thơ cứ thế trôi qua với những trò nghịch dại, điên rồ nhưng
“…Hắn không phải là đứa trẻ thích nghịch ác Đó là lần duy nhất hắn tìmkhoái cảm trẻ thơ trên nỗi đau đớn của đứa bạn yếm thế Tối hôm ấy hắn ăncơm mà không nuốt được” [52; 23] Nguyễn Đình Tú đã lách sâu ngòi bútcủa mình vào tâm lý nhân vật, bên ngoài là một Đàn hiếu động, gan góc, một
Trang 33đứa trẻ tinh nghịch dễ làm tổn thương người khác Thực ra bên trong conngười ấy lại có một tình cảm sâu nặng với bạn bè Hắn bảo vệ Hiến khỏiđám trẻ ăn hiếp Hiến như một bổn phận ; tâm sự với Hiến như một sự đồngcảm Biết ăn năn hối lỗi “Hắn ngồi im chẳng biết nói gì nữa Hắn thấy mình
cố lỗi, chỉ muốn làm một việc gì đó để cho thằng Hiến vui Hắn tưởng thằngHiến còn nặn tò he thi hắn sẽ dành ra một buổi sáng mai để đi lấy đất sét hộcho nó” [52; 24] Tháng ngày cứ thế trôi qua, thành công đã đến với conngười sống cạnh núi đá mà vẫn ở nhà tranh vách đất, Phạm Bạch Đàn đã trởthành một sinh viên khoa triết của một trường đại học Tự hào là sinh viên:
“khoa quan trọng nhất của các khoa, là khoa học của mọi khoa học, là chìakhoá mở cánh cửa lớn để đi vào thế giới này trước khi mở từng cánh cửanhỏ Rồi người cán bộ giáo vụ bảo: Tóm lại, học triết ra để làm lãnh đạo vàrất dễ được đi Liên Xô” [52; 38] Niềm kiêu hãnh của một con người trẻ tuổithành công bước đầu Với bản tính của một con người cương trực, sẵn sànggiúp đỡ người khác Phạm Bạch Đàn nhanh chóng trở thành một sinh viênkiểu mẫu Khi tiếp xúc với môi trường sinh viên những tưởng hạnh phúc sẽtrọn vẹn nhưng cuộc đời này lắm thứ trớ trêu, hạnh phúc ngắn chẳng tàygang Tưởng như môi trường đó phải là những con người văn hoá, lịch thiệpthì ngược lại ở đó không ít băng đảng lưu manh giả danh trí thức Đàn đã đấutranh và dẹp yên sự ngang ngược của nhóm sinh viên lưu manh hoá đó,
“Đàn viết đơn xin tình nguyện xin vào Đội thanh niên xung kích của nhàtrường Đàn được phát một chiếc băng đỏ đeo ở cẳng tay và chiếc dùi cui cũbằng gỗ, tróc sơn, nhăm nhở” [52; 45] Trở thành đội phó Đội thanh niênxung kích, chính Đàn trở thành niềm kiêu hãnh không chỉ của bản thân màcòn của cả những sinh viên chân chính Có lẽ sự thành công quá sớm, quá dễ
đã làm cho Phạm Bạch Đàn tự cao, tự đại, kiêu ngạo và chính hắn cũng trượtdài trong vòng tội lỗi lúc nào không hay biết Nhà văn tạo nên tình huốngtưởng như vô tình nhưng lại rất triết lý Con người cao ngạo thường lầmtưởng rằng mình đang giúp đỡ người khác nhưng thực ra đang lợi dụng lòng
Trang 34tin người khác thì đúng hơn Đây là một thực trang mà không mấy ngườinhận ra, lời cảnh báo sâu sắc từ tác giả! Cái gì dễ đến thì chóng đi, khátvọng khẳng định mình nhưng không thể đứng vững trước hoàn cảnh nênkhông có gì ngạc nhiên với Phạm Bạch Đàn đã tự sa ngã trong quyền lực
“Đội phó Đội thanh niên xung kích, quyền năng không vượt quá 10 điều nộiquy kí túc xá” [52; 61] Bị kỉ luật khi mà chính hắn không hề biết mình viphạm điều gì?! Bị kỉ luật khi tuổi đời còn quá trẻ, khi khát vọng và thànhcông chỉ là bước đầu Thật tiếc, thật ngậm ngùi bởi sau này khi hắn phảibước lên đoạn đầu đài chắc hẳn đã gieo vào lòng người một sự tiếc nuối Giánhư Phạm Bạch Đàn biết dừng lại, biết nhận thức bản thân, biết chắt chiu cơ
hội… Đến với tiểu thuyết Nháp của Nguyễn Đình Tú, người đọc còn gặp rất
nhiều con người, nhiều số phận khác nhau, sinh ra trong hoàn cảnh khácnhau… mỗi người một ngã rẽ nhưng tất cả đều muốn khẳng định mình, luônkhao khát tìm đến cái mới Đó là những con người như Đại, Duyên, Thảo,Thạch, Yến… Đại sinh ra trong gia cảnh nghèo khổ, túng thiếu nhưng yênbình Cuộc gặp gỡ Thảo như một định mệnh, bí mật trên núi cùng hình ảnhcon bọ ngựa và viên ngọc ước báo hiệu những điều bí ẩn khó giải thích trongcuộc sống Tuổi thơ của Đại trôi qua nhưng không dữ dằn, chát chúa , ámảnh như Phạm Bạch Đàn Đại sống ngây thơ, trong sáng như những đứa trẻnơi núi rừng hoang sơ ấy Ước mơ trở thành sinh viên trường Luật đã trởthành hiện thực nhưng cái đói, cái khó, cái nghèo chẳng chịu buông tha chosinh viên tỉnh lẻ lên Hà thành Bươn chải kiếm sống đã biến một Đại đángyêu thành một con người hâm hâm, dở dở.Tình yêu như một phép nhiệmmầu, nơi nuôi dưỡng tâm hồn anh Một tình yêu đối với Thảo tinh tươm,nhuốm màu sắc cổ tích “Viên ngọc ước” như sợi chỉ xuyên sốt tâm hồn Đại.Một niềm tin, một niềm kiêu hãnh, một sự khẳng định về sự thuỷ chung củamình Một điều mà trong xã hội đương đại không phải bạn trẻ nào cũng suynghĩ và làm được Nhà văn đã làm cho người đọc nhận thấy sự khẳng địnhbản thân trong cái mới cổ tích đời thường Chàng sinh viên đó sẽ thành công
Trang 35với sự chịu khó chịu khổ của mình nhưng cuộc đời nhiều nỗi gấp khúc Chỉ
vì nhận thức non nớt, muốn giải quyết rắc rối theo ý của riêng mình Mộthành động có phần côn đồ, vô văn hoá, Đại đã vướng vòng lao lý Từ trạigiam trở về là một khoảng trống vô định, chính anh không biết sẽ đi đâu vềđâu? Với bản năng của một con người quyết tâm vươn lên làm lại cuộc đờithì những rắc rối đó không đủ sức đánh gục những thanh niên khát khao tìmcái mới, khẳng định mình như Đại Khác với Đại về hoàn cảnh xuất thân làThạch - nhân vật xưng tôi trong tác phẩm Thạch sinh ra trong một gia đìnhđầy đủ vật chất nhưng sứt mẻ tinh thần Sự đổ vở hạnh phúc của bố mẹ đãlàm cho Thạch trở nên ám ảnh về số phận ám ảnh về quan niệm sống, tổnthương nghiêm trọng về lòng tự trọng Người mẹ đi xuất khẩu lao độngkhông trở về chỉ vì đam mê tính giao khác chủng tộc Chấn thương gia đìnhnhư thế đã biến Thạch trở thành một kẻ lạc loài, hoang hoải đi tìm cho mình
“chỗ đứng” trong cuộc đời Quan niệm tình yêu đi liền với tình dục được bộc
lộ trong cuộc tranh luận với Đại làm cho người đọc thấy Thạch thật đángtrách nhưng cũng đáng tội nghiệp Thạch đã yêu Yến bằng tình yêu xác thịt
đó là sự khao khát khẳng định về tính dục ở con người nhược tiểu Á Đông.Với những lần giao hoan cùng Yến là những trăn trở về khả năng giống đựccủa mình: “…Yến nhắm tịt mắt lại, không nhìn xem cái của tôi như thế nào.Tôi cũng không biết như vậy là to hay nhỏ, là dài hay ngắn, là xấu hay đẹp,
là giống hay không giống như trong tưởng tượng của Yến” [53; 79] Chínhtrong khát khao tìm đến cái mới, muốn khẳng định mình dù lệch lạc màThạch đã tìm đến với Galacloai Những cuộc trao đổi qua Entry, Chat… vớitiến sỹ y khoa Nguyễn Toàn như càng chứng minh cho sự hoảng loạn tìm lạichính bản thân mình Bi kịch lớn nhất cuộc đời Thạch là lặp lại cái vòng luẩnquẩn, mẹ anh đã rời bố anh trong sự thèm khát tính giao khác chủng tộc vàYến cũng đã xa anh bằng chính con đường đó Thật khốn nạn là Thạch đãkhông thể vượt qua mặc cảm bản thân, chỉ biết khát khao cái mới mà khôngthể vượt qua số phận Anh tìm đến với thế giới của những người đồng giới
Trang 36cùng Galacloai - một tiến sỹ y khoa cũng rơi vào trạng thái cùng cực, bế tắckhổ sở của giới tính Cái kết của Thạch trong nhà tù là một lời cảnh tỉnh chogiới trẻ đương đại, luôn khát khao khẳng định mình mà không có được bảnlĩnh để tự bảo vệ bản thân Sự học thức, danh nghĩa nhiều lúc là vô nghĩatrước nghĩ suy bồng bột, thiếu chiều sâu Nguyễn Đình Tú không phải baogiờ cũng nhìn con người giới trẻ bi quan như thế, thất bại thảm hại như thế.Trong tiểu thuyết của anh cũng có rất nhiều con người trẻ tuổi nhưng thànhcông, khẳng định được chính mình, họ là niềm tin, hy vọng cho những ngườitrẻ tuổi khao khát khẳng định bản thân Đây là cái nhìn biện chứng đầy lạc
quan của nhà văn trẻ này, nhân vật Duyên trong tiểu thuyết Nháp hiện thân
của con người chuẩn mực trong suy nghĩ, dâng hiến trong tình yêu, thuỷchung trọn nghĩa trong tình bạn Cô trở thành của hiếm, sống không ồn ào,nổi bật, trong khi tất cả chạy theo dục vọng, đê mê trong cảm hứng sắc dụcthì Duyên chỉ hiến dâng và chung thuỷ là điều đáng trân trọng Khát khaokhẳng định mình rồi cũng thành hiện thực, cô bảo bệ luận văn thạc sỹ trongngổn ngang xô bồ của cuộc sống Nếu Duyên xuất thân trong một gia đình
nền nếp, gia phong, giàu có thì Kiên trong tiểu thuyết Kín là một hình ảnh
đối lập Kiên bị người tình của mẹ bỏ rơi trên một chiếc ghế chờ trong sân
ga Khốn nạn thay người đàn ông đó đã đưa mẹ vượt biên trái phép sang xứngười Bơ vơ không nhà, không cửa, không người thân May mắn đến vớiKiên khi được một người đàn bà khốn khổ nhưng phúc hậu nhận làm connuôi Nhưng hạnh phúc chỉ mỉm cười trong chốc lát, người mẹ nuôi qua đờitrong một tai nạn tàu thảm khốc Kiên đã gia nhập nhóm trẻ bụi đời nơi toatàu cũ kĩ Tuổi thơ sống trong nơm nớp lo sợ sự thanh trừng của những băngnhóm, bè đảng du côn Miếng cơm, manh áo, đói rét, bệnh tật, dục vọng, tìnhthương… bủa vây lấy những đứa trẻ tội nghiệp ấy Kiên không chỉ lo chomình mà còn cho đồng loại cùng cảnh ngộ Cô bé Lửa Cháy đã trở thành đốitượng để anh cưu mang, đùm bọc nhưng cuộc đời này không phải ai khátvọng cũng thành hiện thực Nhà văn Nguyễn Đình Tú thường gây tò mò, gợi
Trang 37hứng thú cho người đọc khi anh đưa ra những tình huống trớ trêu, cái đói, cáikhó, cái khổ không cho phép Kiên cứu vớt cuộc đời cô bé Không những thế,món nợ lớn nhất mà Kiên đã vay chính là tiền bán trinh lần đầu của cô bécho anh, “Em muốn làm phò với anh Làm với người khác, em sợ lắm”,
”nhưng một triệu, nhiều lắm?”, “sau này anh trả em cũng được”… [53; 202].Không như những kẻ lắm tiền nhiều của rửng mỡ bỏ tiền để “xé giấy lầnđầu”, cuộc mua bán chịu của Kiên với cô bé Lửa Cháy thấm đẫm máu vànước mắt, đó là nỗi giày vò, ám ảnh suốt cuộc đời Kiên Khắc sâu hoàn cảnhcủa Kiên nhà văn muốn khẳng định một điều rằng: sóng gió cuộc đời, khổđau đói rét không đánh gục được đứa tre bị bỏ rơi ấy Khát khao khẳng địnhmình, vươn tầm tìm đến cái mới của giới trẻ đã được minh chứng Kiên đãtrở thành một vệ sĩ, một con người sống có nghề nghiệp đàng hoàng Đây làcái nhìn đầy thiện chí, thấm đẫm nhân văn của nhà văn trẻ Nguyễn Đình Tú
2.2.2 Những con người dễ bị hoàn cảnh xô đẩy, bóp nghẹt
Bất kì con người nào sinh ra và lớn lên đều chịu ảnh hưởng của mộtmôi trường, hoàn cảnh sống nhất định Xã hội càng phát triển càng nảy sinhnhiều vấn đề phức tạp, có người sẽ bị choáng ngợp trước cuộc sống vật chất
và cũng có thể cam chịu nghèo nàn, lạc hậu đeo bám Vấn đề quan trọngnhất là thái độ và cách hành xử của con người trước cuộc sống đó Đọc tiểuthuyết của Nguyễn Đình Tú nhiều lúc người đọc bị rơi vào trạng thái bế tắc,ngột ngạt Là nhà văn hiện thực anh muốn phơi bày những gì mình thấy,những gì mình cảm nhận trước một xã hội đương đại xô bồ Cuộc sống đượcnhà văn tái hiện thật hoang hoải, nơm nớp lo sợ, có cái gì đó đang rình rập,đang giăng bẫy con người Nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Đình Túnhư những con chim non đứng trước nhiều cạm bẫy, thú dữ… Trong số đó
có người vươn lên làm chủ bản thân nhưng cũng không ít kẻ gục ngã Trongrất nhiều nguyên nhân có nguyên nhân căn bản, họ là những người còn trẻtuổi, ít truyền thống, dễ xâm nhập với cái mới cái lạ, do đó họ là nhữngngười dễ bị hoàn cảnh xô đẩy, bóp nghẹt
Trang 38Phạm Bạch Đàn đã trở thành một sinh viên đại học đó là niềm tự hàocủa một chàng trai tỉnh lẻ Vào trường Đàn trở thành Đội phó Đội thanh niênxung phong, hắn nhanh chóng trượt dốc trong quyền uy của một người ảotưởng về chính mình Khi bị kỉ luật buộc phải rời nhà trường có thời hạnnhững tưởng chàng sinh viên thông minh, can trường ấy sẽ tỉnh ngộ, sẽ làmlại cuộc đời Một năm lao động ở quê nhà đủ thấm thía mệt nhọc với nghềghè đá Quay trở lại trường với bao hi vọng, ước mơ làm lại đang dân tràonhưng thời thế đã không cho phép như vậy Quy định của nhà trường là phải
có 2 năm “cải tạo” Thế là Đàn rơi vào hụt hẫng! Thế là mất phương hướng!Thế là lại quay về với miền đất tần tảo, ghè đá đợi chờ …” Miền đất hứa” đãlàm Đàn quên mất tương lai, quên cả sự nghiệp, quên rằng bản thân hắn làmột trí thức… bước chân vào chốn tranh giành địa phận, tranh giành miếng
ăn, sự sống Sự nghiệt ngã của hoàn cảnh không cho hắn là chính mình.Không còn những trò chơi với Hiến ở tuổi thơ với sự ân hận đầy tình người
về trò nghịch dại Nơi bãi vàng Lũng Sơn là nơi của “anh hùng” chiến mạcđời thường Để ganh đua, tranh giành buộc hắn phải chém giết, câu nói lạnhlùng và dứt khoát không còn xa lạ với chính hắn nữa… Tù tội đợi chờ, sựsống phấp phỏm, âu lo Để sống, để tồn tại cần tạo cho mình một thanh thếriêng, có số, có má trong giới giang hồ, điều này đồng nghĩa với đâm chém,tranh giành lãnh hạt Thời gian cứ thế trôi, hoàn cảnh cứ thế đưa đẩy, Đàn đãquên ngày tháng trượt dài trong tội lỗi, trong ngục tối của trần gian.Cái kếtcủa số phận ấy như một sự oan nghiệt của những ai không làm chủ được bảnthân trước hoàn cảnh Giá như hắn cứ yên thân với nghề đá trong nghèo khổnhưng lương thiện thì đâu ra nông nỗi Khi hắn phải trả giá trên cái cột bắn
ấy, người ta có quyền tiếc một con người nghĩa khí, hảo hán và rất nhân tâmthưở ấu thơ của hắn Phải chăng bãi bắn gần nhà hắn như một điềm báo, mộtđịnh mệnh trớ trêu, nghiệt ngã, chờ đợi kẻ không có đủ bản lĩnh đứng trướchoàn cảnh như hắn Cô gái tên Nhung trong cuốn tiểu thuyết này cũng là mộtlời cảnh báo về con người buông xuôi trước hoàn cảnh Bị cưỡng bức khi
Trang 39còn quá trẻ, sự non nớt và bản lĩnh của cô đã không thể vượt qua hoàn cảnh.Nhung đã trượt dài trong con đường bán thân nuôi miệng, bệnh tật khốn đốn.Gặp gã giang hồ có tấm lòng hào hiệp Phạm Bạch Đàn, tưởng chừng cuộcsống sang trang mới nhưng cuối cùng cô vẫn bị hoàn cảnh bóp nghẹt! Nhàvăn Nguyễn Đình Tú có biệt tài pha đậm nhạt số phận nhân vật trên trangvăn của mình Phương xuất hiên khá mờ nhoè trên trang viết của tiểu thuyết
Kín, không rườm rà văn tự, không rõ ràng hình ảnh nhưng tạo ấn tượng và
ám ảnh đến lạ lùng Qua lời kể của Bình và Kiên ta biết, Phương sống trongmột gia đình giàu có, mẹ xa nhà thường xuyên Cô đã bị “lão dê” già bốdượng hãm hiếp, cùng quẫn sinh liều Khi Phương ra khỏi nhà, lang thang,
cơ nhỡ cô bé đã ở chung với đám trẻ bụi đời nơi xóm liều Không chịu nổicái đói, cái rét, Phương trở thành phò khi tuổi mới 15 Cuộc đời đã biến một
cô bé phổng phao xinh đẹp thành một cô gái già dặn, đanh đá, xơ cứng vềtâm hồn và nát bét về nhân cách Sống lâu trong cái khổ, cái nhục người taquen dần, tâm hồn cô bé mới lớn chỉ nghĩ đến tiền, đến nhu cầu thiết yếucuộc sống Phương chỉ nghĩ làm sao kiếm được miếng ăn, son phấn, quần áocòn ngủ với ai, làm tình với ai không còn là điều quan trọng Oái oăm thay!Khốn nạn thay! Phương rơi vào hoàn cảnh đó nhưng lại không thể cứu vớtcuộc đời, số phận cô bé Lửa Cháy Đưa cô bé Lửa Cháy vào nghề phò làđáng tiếc nhất, hổ thẹn và xót xa nhất bởi chính Lửa Cháy đang dẫm chânlên vết xe đổ mà Phương đã phải trải qua Thế mới thấy nguyên tắc cơ bảncủa chủ nghĩa hiện thực được nhà văn sử dụng một cách triệt để đó là hoàncảnh nảy sinh tính cách Cuộc đời xô đẩy, hoàn cảnh bóp nghẹt đã biếnPhương trở thành con người ra nông nỗi ấy Cùng song hành với Phươngtrong cuộc đời đầy biến chuyển của những đứa trẻ bụi đời đó là cô bé LửaCháy Một ngày Lửa Cháy thoát khỏi toa tàu nơi xóm liều trở về với bố,cuộc sống khác, môi trường khác đó là giàu sang, quyền quý Cô tiểu thư cócái tên xinh đẹp của một loài hoa chỉ nở vào bên đêm ấy không thể làm lại,không thể đứng vững mà biến mình trở thành một con người khác méo mó
Trang 40hơn, đáng sợ, đáng kinh tởm hơn Cuộc sống xa hoa, trác táng với những malực mới đẩy Quỳnh đến chỗ học chỉ là cái cớ, tìm thú vui, cảm giác lạ chothân xác thoả mãn mới là chính Tiểu thư Quỳnh đã lạc vào quần hôn, lạcloài, xô bồ trong bầy đàn thân xác, thiên đường của những đứa trẻ hư hỏngcủa giới thương lưu đương thời Trượt dài trên con đường hoan lạc ấy,Quỳnh trở nên xộc xệch về nhân cách, mặc cho sự cố gắng nhào năn của bố.Đóng vai Khỉ con trong ngày sinh nhật lần thứ 20 của mình “Khi không cònbiết mình là ai và không nhớ nổi bất cứ điều gì nữa kể từ khi tấm vải điềutrên đầu rơi xuống và những mảnh áo giấy lần lượt bị giật ra khỏi người”[54; 359] Rõ ràng khi lạc mẹ, đói khổ bơ vơ, Quỳnh bị đưa đẩy bởi hoàncảnh đáng thương thì lúc này cô đã bị choáng ngợp trước cuộc sống xahoa Vì thiếu bản lĩnh mà cô đã không thể làm chủ được hoàn cảnh, bịhoàn cảnh xô đẩy bóp nghẹt… Trong các mối quan hệ với Quỳnh thìPhong là một nét chấm phá khác của Nguyễn Đình Tú Ở một góc khuấtnào đó của xã hội có những con người lạc loài như anh Sinh ra trong mộtgia đình giàu có, Phong nhanh chóng trở thành một món “đồ chơi” trong
xã hội Chính công tử ấy đã được tao “điều kiên” ăn chơi lêu lổng hếtchốn này đến nơi khác không chỉ là Hà thành phồn hoa trong nước mà cònsang cả xứ người Mã - lai nhưng hệ quả thì “cậu ta cũng không theo nổicái sự học hành bên đó, phải bỏ dở chừng “Kiếm vé máy bay về nhà bámváy bà già vậy Chán cái xứ sở Hồi giáo ấy lắm rồi” [54; 314] Thật khócho những người trẻ tuổi nhưng Phong sống trong nhung lụa, vàng sonnhư Phong làm sao đủ bản lĩnh để từ chối thú vui hoang dã, cám dỗ củacuộc đời Thú chơi bầy đàn như là sự buông xuôi trước hoàn cảnh Sứchấp dẫn của tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú nhiều lúc nằm ở việc xây dựngnhân vật không chỉ trong hoàn cảnh éo le, khổ sở mà ngay cả trong nhung
gấm, lụa vàng người ta cũng bị xô đẩy, bóp nghẹt Đọc Kín người ta luôn
thấy sự đổ vỡ, suy sụp của những con người không làm chủ được hoàn
cảnh như Tráng, như Hoàn hay đám bạn của Quỳnh trong lễ hội Linh tinh