1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hình tượng tác giả trong văn xuôi hoàng phủ ngọc tường

128 619 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 20,5 MB

Nội dung

Trang 1

Hướng tiếp cận theo thi pháp học hiện đại ngày nay mở ra cho chúng ta khả năng đi sâu tìm hiểu, khám phá tác phẩm văn học với tư cách là một chỉnh thể nghệ thuật Trong các phạm trù thi pháp học, hình tượng tác giả có vai trò vô cùng quan trọng Tác giả là người sáng tạo ra thế giới nghệ thuật, trong mỗi tác phẩm bao giờ cũng lưu lại dấu ấn, phong cách, nhân cách, thế giới quan, tư tưởng, quan điểm thâm mĩ của tác giả Hình tượng tác giả “cái tôi thứ 2” của tác giả được thể hiện một cách tống hợp trong tác phẩm Từ khái niệm “hình tượng tác giả” mở ra khả năng tiếp cận văn học ở tính toàn vẹn, tính năng động và ý thức sáng tạo độc đáo của người nghệ sỹ

Văn học Việt Nam 30 năm cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI Hoàng Phủ Ngọc Tường nỗi lên như một cây bút sung sức, đầy sáng tạo Ông sáng tác nhiều thê loại: thơ, tản văn, bút kí, kí sự, tiêu luận Ngoài những tác phẩm thơ, mảng văn xi Hồng Phủ Ngọc Tường có đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của văn học Việt Nam đương đại Tìm hiểu hình tượng tác giả trong văn xi Hồng Phủ Ngọc Tường một mặt sẽ hiểu rõ một phương diện quan trọng, làm nên giá trỊ, sức hấp dẫn của những trang văn Hoàng Phủ Ngọc Tường: mặt khác có thê thấy được vai trò, sự đóng góp của nhà văn trong sự vận động về văn hoá dân tộc của thời đại giao lưu, hội nhập quốc tế như hiện nay

Tác phẩm của Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng đã được đưa vào chương trình sách giáo khoa ở trường phô thông Việc nghiên cứu sâu các phương diện thi pháp của tác phẩm Hoàng Phủ Ngọc Tường sẽ bồ trợ thêm cho việc giảng dạy của giáo viên Kết quả nghiên cứu của luận văn có thê ứng dụng vào thực té day va hoc

Trang 2

quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Các tác phẩm của ông đã được khai thác ở nhiều khía cạnh, đặc biệt trên các phương diện như thể loại (thể kí, thể tản văn), tính văn hoá (Tìm hiểu về văn hoá Huế) Song chưa có một công trình nào nghiên cứu tông hợp về văn xi Hồng Phủ Ngọc Tường Luận văn của chúng tôi lần đầu tiên khảo sát vấn đề: Hình tượng tác giả trong văn xi Hồng Phủ Ngọc Tường qua tất cả các giai doan sáng tác

Viết về hình tượng tác giả không phải là vấn đề hoàn toàn mới Đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về hình tượng tác giả Trần Đình Sử vận dụng lý thuyết hình tượng tác giả để nghiên cứu những hiện tượng văn học cụ thê (Thi pháp thơ Tó Hữu, Thi pháp Truyện Kiều) Có nhiều luận văn, luận án cũng đã nghiên cứu về hình tượng tác giả tiếp cận vấn đề theo hướng thi pháp học hiện đại Riêng về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, đã có những bài viết, công trình nghiên cứu có nhắc tới hình tượng tác giả, cái tôi tác giả Những công trình đó, vấn đề hình tượng tác giả được đề cập song còn sơ lược, hoặc nằm xen kẽ ở các vẫn đề khác, chưa nghiên cứu chỉ tiết, thành một hệ thống, chưa đề cập sâu tới hình tượng tác giả qua các phương diện nghệ thuật

Trang 3

vay mượn được của ai” [33] Quả đúng như vậy, Hoàng Phủ Ngọc Tường hiện lên trang văn của mình là “một nhà văn hoá hành văn vô cùng độc đáo, một cuốn từ điển sống về Huế dù viết về vấn đề gì ông cũng vận dụng một khối lượng kiến thức rất lớn về lịch sử, địa lý, sinh vật, âm nhạc và cả hội hoạ trong sáng tác của mình” [33] Từ những kiến thức phong phú, đa dạng ấy đã tạo nên một sức hút, sức hấp dẫn của những trang văn “sự hiểu biết cặn kẽ, sâu sắc về đối tượng phản ánh ở Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đem đến cho tác phẩm của ông một sự cuốn hut cua qua tao Niuton, nghĩa là một nhận thức và phát hiện chân lí” [34]

Ở một số bài viết, công trình nghiên cứu khác, các tác giả đặc biệt chú ý đến cái “tôi” tác gia được bộc lộ trong thể kí, nhàn đàm của Hoàng Phủ Ngọc Tường Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh đã tìm ra một trong những thành công của kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường chính là nhờ cái tôi tài hoa uyên bác “Sự đóng góp của Hoàng Phủ Ngọc Tường về thể văn này bắt nguồn từ một vốn sống và tri thức chắc chắn” (Nguyễn Đăng Mạnh) Cũng nói về cái tôi tài hoa giàu vốn sống, vốn tri thức lịch lãm của Hoàng Phủ Ngọc Tường, nhà thơ Hoàng Cát cho rằng: “thế mạnh của ông là tri thức văn học, triết học, lịch sử, địa lí sâu và rộng Gần như đụng đến vấn đề gì, ở thời điểm nào và ở đâu thì ông vẫn có thê thoả mái tung hoành ngòi bút được.” [3] Tác giả Huỳnh Như Phương trong bài “Những ánh lửa của lòng yêu nước” [36] cũng tìm ra “cái tạng riêng” của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong những

33 66

trang kí Tác giả nhận thấy cái “tôi” “xuất hiện một cách mạnh dạn, không ngần ngại”, “cái tôi bắt mạch với cuộc sống đồng thời cũng là cái tôi có bản sac”,

Tác giả Lê Trà My trong luận văn thạc sĩ nghiên cứu đề tài “Bước đầu tìm

hiểu tản văn Việt Nam thời kì đối mới” (Hà Nội 2002), đã dành hắn một chương

Trang 4

văn trải nghiệm, tuy nhiên mới chỉ dừng lại triển khai thành một luận điểm cho một dẫn chứng tiêu biểu khi tìm hiểu về tản văn Việt Nam thời kì đổi mới chứ chưa thực sự đi vào nghiên cứu với tư cách là một đề tài hoàn chỉnh

Trong luận văn thạc sĩ của tác giả Vũ Thị Bích Ngọc (Hà Nội 2003) viết về đề tài “Kí Hoàng Phủ Ngọc Tường”, tác giả đã dành một luận điểm nhỏ trong chương III để nói về “Sự năng động của cái tôi” Tác giả đánh giá “cái tôi giữ vai

người kề chuyện trực tiếp, cái tôi dẫn đắt mạch truyện và công khai bày tỏ nội tâm”

[76.77] Cũng đề cập tới cái “tôi”, trong luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Nhung khi nghiên cứu về “Đặc sắc của kí Hoàng Phủ Ngọc Tường qua tập Ai đã đặt tên cho dòng sông”, tác giả dành gần hết chương III để nói đến “Hình tượng cái tôi” Trong luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Minh Nguyệt (Hà Nội 2007) nghiên cứu về “Cái tôi tài hoa, uyên bác trong kí Hoàng Phủ Ngọc Tường” đã đành tới hai chương để tìm hiểu về cái tôi uyên bác, cái tôi tài hoa Hoàng Phủ Ngọc

Tường Nhưng ở tất cả các luận văn đó, các tác giả mới chỉ đề cập tới hình tượng

cái tôi tác giả với tư cách là một thủ pháp của Hoàng Phủ Ngọc Tường khi viết kí chứ chưa nghiên cứu thành một hệ thống toàn diện

Khi đi nghiên cứu về những đóng góp và những thành cơng của Hồng Phủ Ngọc Tường trên bước đường sáng tác, thì có rất nhiều ý kiến đánh giá và khăng định: Trên những trang văn Hoàng Phủ Ngọc Tường dù viết về văn hoá, văn học nghệ thuật, những vấn đề chiến tranh, hay hiện thực đời thường vẫn thể hiện một bản lĩnh văn hoá, một tư duy triết học, một năng lực nội cảm mạnh mẽ Bao trùm lên những trang văn là một chân dung Hoàng Phủ Ngọc Tường với cái tôi đặc sắc riêng, cái tôi tài hoa, uyên bác, giàu vốn song, von van hoa, một cái tôi tha thiết với

quê hương xứ sở Đây là điều mà không ít nhà phê bình đã không tiếc giấy bút

Trang 5

“không nói gì đến tính chất nghèo nàn về khoáng sản, đất đai ” “mở mang chất văn xuôi sẽ có dịp phê phán những truyền thống chưa tốt đẹp trong văn hố” [37.255]

Hồng Phủ Ngọc Tường là cây bút đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Nhiều phương diện sáng tác của ông đã được đề cập đến trong các công trình, bài viết Song chưa có một công trình nào nghiên cứu vấn đề hình tượng tác giả trong toàn bộ văn xuôi của ông Trên cơ sở ý kiến của những người đi trước, chúng tôi nghiên cứu hình tượng tác giả trong văn xi Hồng Phủ Ngọc Tường 3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

-Mục đích nghiên cứu: Luận văn này, chúng tôi cố gắng đi sâu tìm hiểu những vấn đề lí thuyết căn bản về hình tượng tác giả Dựa trên những thành tựu đã có, hình thành khung lí thuyết về hình tượng tác giả, để làm cơ sở cho việc khảo sát hiện tượng văn học cụ thể là hình tượng tác giả trong văn xi Hồng Phủ Ngọc Tường

-Nhiệm vụ nghiên cứu: Luận văn chỉ ra những biểu hiện, những đặc điểm của hình tượng tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường qua các vai giao tiếp nghệ thuật và các phương diện thề hiện nghệ thuật trong văn xuôi Từ đó thay được phong cách, cũng như sự vận động trưởng thành hình tượng cái tơi Hồng Phủ Ngọc Tường với sức sáng tạo gắn liền những biến có thăng trầm của lịch sử dân tộc

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Trong luận văn này chúng tôi tập trung nghiên cứu những phương diện biêu hiện của hình tượng tác giả trong văn xi của Hồng Phủ Ngọc Tường

Trang 6

nghiên cứu sau:

- Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Khảo sát phân tích các phương diện hình thức có tính nội dung như: Vai giao tiếp nghệ thuật, cái nhìn nghệ thuật, giọng điệu, ngôn ngữ một cách hệ thống Đặt các yếu tố đó trong tác phâm đề xem xét cho đầy đủ và khách quan Đề từ tác phẩm khái quát thành hình tượng tác giả

- Phương pháp lịch sử: Sáng tác của mỗi nhà văn đều gắn liền với sự phát triển của một nền văn học, của một hoàn cảnh lịch sử cụ thê Khơng năm ngồi quy luật ấy, các tác phẩm văn xi của Hồng Phủ Ngọc Tường ở tất cả các giai đoạn sáng tác ấy đều tồn tại trong sự vận động và phát triển chung của nền văn học Việt Nam hiện đại cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI, chúng liên quan chặt chẽ đến những biến đổi của lịch sử và xã hội Việt Nam Bằng phương pháp này, chúng tôi muốn khắc họa một cách rõ nét sự vận động và phát triển của hình tượng tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường qua tất cả các giai đoạn sáng tác

- Phương pháp thống kê phân loại, so sánh: Phương pháp thống kê-phân loại nhằm mục đích khái quát những đặc điểm lớn của văn xi Hồng Phủ Ngọc Tường trên cơ sở những dấu hiệu nghệ thuật xuất hiện nhiều hay ít Từ đó có cơ sở khoa học để đi đến những nhận định khái quát hơn nữa về nghệ thuật của Hoàng Phủ Ngọc Tường Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu người viết phải so sánh đối chiếu giữa những tác phẩm ở cùng thể loại hay ở những thể thể loại khác nhau của ông để thấy được những biểu hiện đa dạng, phong phú của hình tượng tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường Và đôi khi, dùng phương pháp so sánh đối chiếu này đề thấy được nét tương đồng, khác biệt giữa những tác giả cùng viết về một chủ đề

Trang 7

- Kế thừa những thành tựu nghiên cứu trước đây, trong phạm vi tài liệu bao quát được, luận văn xác định những quan niệm về hình tượng tác giả, trên cơ sở đó chỉ ra các dấu hiệu, những biểu hiện hình tượng tác giả trong văn xuôi, làm cơ sở cho việc khảo sát hiện tượng văn học cụ thể

- Trên cơ sở đó, luận văn trực tiếp soi to li thuyét dé di tim hinh tuong tac gia trong văn xi Hồng Phủ Ngọc Tường qua vai giao tiếp nghệ thuật và những

phương diện thê hiện nghệ thuật, tạo cơ sở thực tế từ tác phẩm đề khái quát phong

Trang 8

CHUONG 1

VẤN ĐÈ HÌNH TƯỢNG TÁC GIÁ TRONG VĂN HỌC

1.1 Khái niệm về hình tượng tác giả

Cũng như nhiều khái niệm khác trong nghiên cứu văn học, khái niệm “hình tượng tác giả” là một phạm trù của thi pháp học hiện đại, có ý nghĩa cho việc nghiên cứu phong cách cá nhân và tìm hiểu các văn bản tác phẩm Việc lý giải thuật ngữ này ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, tuy chưa phải là nhiều, trong khả năng quan sát của mình chúng tôi xin đề cập tới một vài ý kiến sau:

Trong “Từ điển thuật ngữ văn học” do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) đưa ra nội dung khái quát về hình tượng tác giả: “Hình tượng tác giả là phạm trù thể hiện cách tự ý thức của tác giả về vai trò xã hội và vai trò văn học của mình trong tác phẩm, một vai trò được người đọc chờ đợi, hay đó cũng chính là sự “tự ý thức về vai trò xã hội, tư thế văn học” vốn rất đa dạng của nhà văn trong tác phâm”

Theo các tác giả cuốn từ điển trên thì hình tượng tác giả ra đời và tồn tại trên hai cơ Sở: cơ sở tâm lí là hình tượng cái “tôi” của mỗi người thể hiện trong giao tiếp (ở đây tác giả ngầm coi hoạt động văn học là một cuộc giao tiếp lớn) Cơ sở nghệ thuật là tính chất gián tiếp của văn bản nghệ thuật: văn bản của tác phẩm bao giờ cũng là lời nói cuả người trần thuật, người kê chuyện hoặc nhân vật trữ tình Nhà văn đã xây dựng nên hình tượng người phát ngôn khi anh ta xây dựng nên một văn bản Nghĩa là từ lời nói -diễn ngôn văn bản người ta nhận ra “chân dung” người phát ngôn

Từ diễn thuật ngữ cũng chỉ ra răng: tính chất loại hình và đặc biệt là cá tính tác giả có ảnh hưởng sâu đậm tới hình tượng tác giả nhất là cá tính sáng tạo của cái tôi cá nhân được ý thức đầy đủ

Trang 9

Trong cuốn “150 thuật ngữ văn học” của Lại Nguyên Ân đã đi từ thuật ngữ tác giả van hoc dé lam co sở xem xét khái niệm hình tượng tác giả: “Tác giả là người sáng tác ra tác phẩm van hoc, dé lai dau ấn của mình ở thế giới nghệ thuật do mình sáng tạo ra” [1.146] Ở chỗ khác tác giả cũng chỉ ra: “tác giả không chỉ là phạm trù mĩ học mà còn là phạm trù xã hội văn hoá” Nó vừa là sản phẩm văn hoá của mỗi thời đại nhất định, đồng thời là đại diện đáng tin cậy của dư luận xã hội rộng rãi Đây là một trong những cơ sở gián tiếp cho sự hình thành các loại hình tượng tác giả trong sáng tác Vậy theo tác giả Lại Nguyên Ân thì dấu ấn cá nhân của tác giả, các phương diện nội dung nhân cách tác giả nhập sâu vào cơ cầu tác phẩm và đặc biệt là sự tự ý thức về vai trò xã hội, vai trò văn học của tác giả đã làm nên hình tượng tác giả

Từ những lý giải của các nhà nghiên cứu trên về hình tượng tác giả phần nào chưa đáp ứng thoả mãn những yêu cầu nội hàm của khái niệm Và một trong những tác phẩm đề cập tương đối đầy đủ về hình tượng tác giả đó là cuốn: “Thi pháp học hiện đại” của Giáo sư Trần Đình Sử Ông đã đưa ra định nghĩa như sau: “tác giả là trung tổ chức nội dung và hình thức, cái nhìn nghệ thuật trong tác phẩm, là người mang thế giới cảm đặc thù và trung tâm tô chức lại ngôn từ theo nguyên tắc nghệ thuật” [41.106] Khái niệm hình tượng tác giả ở đây được hình dung như một hiện tượng thâm mĩ, như một hình tượng do tác giả sáng tạo ra trong tác phẩm như hình tượng nhân vật nhưng lại theo một quy tắc khác hắn Nếu như hình tượng nhân vật xây dựng theo nguyên tắc hư cấu, được miêu tả theo một quan niệm nghệ thuật VỀ con người và theo tính cách nhân vật, thì hình tượng tác giả được thể hiện theo nguyên tắc tự biểu hiện sự cảm nhận và thái độ thầm mĩ đối với thế giới nhân vật

Trang 10

1.1.1 Hình tượng tác giả là một phạm trù của thi pháp học

Hình tượng tác giả vừa là người sáng tạo ra thế giới nghệ thuật vừa là cấu trúc lời nói, vốn là trung tâm tô chức của tác phẩm Hay “tác giả là trung tâm tô chức nội dung-hình thức, cái nhìn nghệ thuật, là trung tô chức lại ngôn từ theo nguyên tắc nghệ thuật” Nói như thế có nghĩa là hình tượng tác giả luôn hiện hình trong tác phẩm và chỉ có như vậy nó mới là phạm trù của thi pháp học hiện đại Vì thế chúng ta cần phân biệt: tác giả tiêu sử với hình tượng tác giả Hình tượng tác giả có quan hệ nhưng không đồng nhất với tác giả tiêu sử Tác giả tiêu sử như một khái niệm ngoài thi pháp Tác giả tiểu sử là con người cụ thê, có hoàn cảnh xuất thân, có quê quán, có sỐ phận, có thăng tram ca nhân ví dụ: Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Bính, Hồ Chí Minh Tuy nhiên, đặc điểm lịch sử cuộc đời và tài năng nghệ thuật của tác giả tiêu sử ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình sáng tạo, in dau trên tác phẩm Tắt cả những phân biệt này chỉ có tính chất tương đối, bởi trong lịch sử văn học sự thể hiện mối quan hệ giữa tác giả và hình tượng tác giả cũng khác nhau: ở văn học dân gian, có thê không rõ tác giả là ai, nhưng ta vẫn cảm thụ được một hình tượng tác giả dân gian với những nếp cảm, nếp nghĩ dân dã, hồn nhiên, đầy gợi cảm hay trong văn học viết, những sáng tác đã cách xa hiện tại như: Chinh phụ ngâm khúc, những tác phẩm khuyết danh tác giả tiểu sử rất mơ hồ hoặc không xác định Điều này có thể làm mất đi tính cụ thể của tác phẩm nhưng khơng xố bỏ dấu ấn tác giả ở trong đó Nghĩa là hình tượng tác giả luôn hiện hình trong tác phẩm

Tác giả tiểu sử -nhà tư tưởng xã hội thâm mĩ là một phạm trù ngoài thi pháp Đây là đối tượng mà lịch sử văn học thường quan tâm đánh giá Như Nguyễn Lộc nhận

xét về Nguyễn Du “Nguyễn Du một mặt vẫn kế thừa truyền thống, mặt khác lại phá

Trang 11

quan niệm tư tưởng xã hội thâm mĩ của nhà văn đều được thể hiện trong tác phẩm Nhưng tác giả tiểu sử vẫn là một trong những cơ sở tạo tiền đề cho việc thể hiện hình tượng tác giả trong tác phẩm Việc tìm hiểu tác giả tiêu sử là cần thiết nhưng đôi khi không thể thay thế được việc tìm hiểu hình tượng tác giả trong tác phẩm Với tư cách là trung tâm tô chức nên thế giới nghệ thuật trong tác phẩm “hình tượng tác giả” hiện lên trong tác phẩm chính là một phạm trù của thi pháp học hiện đại

Tác phâm văn học là sản phẩm sáng tạo độc đáo của nhà văn, luôn mang đậm dau ấn cá nhân của người nghệ sĩ Khái niệm hình tượng tác giả ở đây được hiểu như một hiện tượng thẩm mĩ, như một hình tượng do nhà văn sáng tạo ra Ý kiến của giáo sư Trần Đình Sử đã làm rõ vấn đề này: “Hình tượng tác giả cũng là hình tượng được sáng tạo ra trong tác phẩm, như hình tượng nhân vật nhưng theo một nguyên tắc khác hắn Nếu hình tượng nhân vật được xây dựng theo nguyên tắc hư cấu, được miêu tả theo quan niệm nghệ thuật về con người, thì hình tượng tác giả được thể hiện theo nguyên tắc tự biểu hiện sư cảm nhận về thái độ thầm mĩ với thế giới nhân vat” [41.104]

Trang 12

Hình tượng tác giả được biểu hiện ra trong tác phẩm một cách đặc biệt Nhà thơ Đức I.W.Gơt nhận xét: mỗi nhà văn, bất kể muốn hay không, đều miêu tả chính mình trong tác phẩm của mình một cách đặc biệt Có nghĩa là nhà văn biểu hiện cảm nhận của mình về thế giới, cách suy nghĩ của mình và ngôn ngữ, cách diễn đạt của mình Và cách cảm nhận đó thành trung tâm tô chức tác phẩm, tạo thành sự thống nhất của nội tại tác phẩm, và sự thống nhất của tác phẩm về mặt phong cách học

Đề lý giải về sự hình thành “Tác giả và kiểu tác giả” trong lịch sử văn học giáo sư Trần Đình Sử cũng khăng định: “Với tư cách là tác giả, nghệ sĩ có một quan hệ nhất định với một thế giới vật liệu đời sống sẽ tạo thành thế giới nghệ thuật của anh ta, có thái độ nhất định mà anh ta sử dụng Nghệ sĩ cũng có thái độ nhất định với nhân vật của mình và các đặc điểm tài năng của chính mình” [3§.98] Như thế có nghĩa là, nhà văn luôn miêu tả mình trong tác phẩm dù đó là trực tiếp hay gián tiếp, muốn hay không muốn; khi người đọc đi tìm hiểu tác phẩm sẽ gặp được hình tượng tác giả với tư cách là người sáng tạo tô chức nội dung và hình thức cái nhìn nghệ thuật theo quan niệm riêng và suy nghĩ của mình về thế giới khách quan Một kiểu “tác giả hàm ân” bên trong tác phẩm

Trong các công trình nghiên cứu của viện sĩ Nga V.Vinogradov cũng đã đề cập tới vấn đề hình tượng tác giả Ông cho rằng: hình tượng tác giả là phạm trù cơ bản nhất giúp người đọc nhận ra dòng ý thức của tác giả và nhận thức được tác phẩm trong tính toàn vẹn sinh động của nó Hình tượng tác giả là cơ sở, là trung tâm của phong cách ngôn ngữ (Về lý thuyết ngôn từ nghệ thuật) (Maxcơva-1971) Hình tượng tác giả còn là điểm quy tụ thống nhất về tư tưởng, kết cấu hình tượng Như vậy theo ông hình tượng tác giả vừa là người sáng tạo ra thế giới nghệ thuật vừa là cấu trúc lời nói, tô chức ngôn từ nghệ thuật

Trang 13

Vấn đề “hình tượng tác giả” là sự phản anh tac gia vao tac pham cho thấy tương quan giữa người sáng tạo ra văn học và văn học đồng thời cũng là vấn đề của cấu trúc nghệ thuật, sự thể hiện của chủ thể trong tác phẩm văn học Ở đây thì V.Vinograđôv hiểu vấn đề hình tượng tác giả theo nghĩa hẹp: hình tượng tác giả trong hình tượng chủ thể của ngôn từ, là hình thức tổ chức ngơn từ Ơng tách lớp ngon tir “tac gia” khỏi ngôn từ “nhân vật” Như vậy khi nói tới “hình tượng tác gia” hay “tiếng nói tác giả” là ta nói tới dấu ấn cá nhân của những lớp ngôn từ nghệ thuật mà người ta không thể gán cho các nhân vật chính hoặc người kế chuyện hư cấu Van đề này, M.Bakhtin hiểu hơi khác hơn Ơng cho rằng: “Khơng có hình tượng tác giả ngoài tác phẩm, tư tưởng nhà văn chỉ tồn tại trong tác phẩm” Khi nghiên cứu sang tac cua Doxtoiepxki, ông tập trung khám phá con người nghệ sĩ Doxtoiepxki trong tác phẩm, nhưng ông cũng không tán thành gọi sự biểu hiện tác giả là hình tượng tác giả vì sợ sự lẫn lộn Nhân vật thuộc một không-thời gian khác còn tác giả thuộc một không -thời gian khác bao quát và cảm thụ không -thời gian nhân vật Tác giả nhập vào rồi thoát ra khỏi không -thời gian nhân vật “Tác giả nằm ngoài thế giới nhân vật, đúng hơn là tiếp giáp với mặt ngoài của biểu hiện nhân vật Tác giả nên ở trên ranh giới của thế do anh ta sáng tạo lập trường của tác giả có thê xác định qua cách mà anh ta miêu tả bề ngoài của thế giới đó” ( dẫn theo Trần Đình Sử) Như vậy, tác giả hiện diện tại hình thức tác phẩm như là một nguyên tắc thâm mĩ tạo hình cho thế giới nghệ thuật Ở chỗ khác, ông khăng định tác hiện diện như một “điểm nhìn”, “cái nhìn” Ông đi nghiên cứu nhìn nghệ thuật của Doxtoiepxki va tư cách nghệ sĩ của nhà văn này trong cuốn “Những vấn đề thi pháp của ĐoxtolepxkT”

L.Ghindơbua nghiên cứu tác giả trong thơ trữ tình đã chú ý đến cái tôi trữ tình và cảm nhận thấy trong thơ trữ tình nhà thơ thường xuyên hình dung về mình Thơ ca

luôn gắn liền với sự giãi bày phơi trải cái tôi cá nhân, đối tượng cơ bản của nó là thế

giới nội cảm, thơ được coI như thể loại mà hình tượng tác giả hiện lên rõ nhất

Bonhexkaia thấy tác giả thể hiện trong nhân vật, do đó vẫn có thê gọi là hình

Trang 14

tác giả khi thì được coi như nhân vật của thiên truyện ở dạng này hay ở dạng khác, khi thì như cá tính sáng tạo của nhà văn” Ông cũng thấy sự biểu hiện của hình tượng tác giả trong sáng tác còn do đặc trưng thể loại quy định Nhà lý luận văn học Mĩ V.Booth lại gọi “hình tượng tác giả” là “tác giả hàm ân” xem đó là cái tôi thứ hai của tác giả được thê hiện trong tác phẩm Điều này là có cơ sở, bởi nhà văn sẽ tự bộc lộ một kiêu dạng nào đó ngay trong hoạt động sáng tạo và sản phẩm sáng tạo của họ một cách hàm ân Có nhiều nhà lý luận hiện đại hiểu đó là tác giả suy ra (dececd author), là sản phẩm do người đọc phát hiện

Ta phải thấy rằng: Hình tượng tác giả là trung tâm tổ chức nội dung-hình thức cái nhìn nghệ thuật, là người sáng tạo ra thế giới nghệ thuật, đồng thời là trung tâm tô chức ngôn từ nghệ thuật Mặt khác hình tượng tác giả là dấu ấn chủ thê sáng tạo in đậm trong tác phâm, thấm trong toàn bộ cơ ché, và yếu tố tạo thành tác phẩm Cho nên có thê thể hiện trong từng yếu tố của chỉnh thể nghệ thuật Nhưng chúng ta cần phải chú ý: Khi nói về hình tượng tác giả cần phải thấy tính gián cách của nó với những yếu tô trực tiếp của tác phâm Mặc dù chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều dấu hiệu của nó trong nhân vật hay người kể chuyện của tác phẩm nhưng nhất định không được đồng nhất, đơn giản Vì người phát ngôn trong tác phẩm văn học không được đánh đồng với tác giả Dù có rất nhiều điểm thống nhất đi nữa thì người kể chuyện trong tác phẩm chỉ là người đứng ra trực tiếp kề chuyện cho tác giả Do đó hình tượng tác giả không thê là hình tượng người kể chuyện được mà là một con người do bạn đọc quy nạp suy ra từ tác phẩm

Trang 15

1.1.2 Hình tượng tác giả là sự biểu hiện “cái tôi thứ hai” của tác giả một cách tông hợp trong tác phẩm văn học

Nếu cái “tôi” thứ nhất của tác giả là cái “tôi” trong cuộc đời sống thực của nhà văn (hay tác giả tiểu sử), thì cái “tôi” mà chúng ta muốn nói tới ở đây là cái “tôi” của người nghệ sĩ tồn tại trong tác phẩm văn học “Cái tôi” thuộc về thế giới nghệ thuật của tác phẩm, sáng tạo nên thế giới nghệ thuật ấy Nó là đại điện và chịu trách nhiệm trực tiếp cho những quan điểm, những tư tưởng cụ thể, xác định trong tác phẩm văn học (Sự xuất hiện của cái “tôi” thứ hai này nói khác đi là sự xuất hiện của hình tượng tác giả một lần nữa cho thấy tác phẩm văn học và cuộc đời thực là thế giới rất gần và cũng rất xa) Điều này có thể khăng định rằng: sự tồn tại một cái “tôi” như thế là có thực trong tác phẩm văn học

Tác giả văn học là người làm ra tác phẩm văn học, đồng thời luôn để lại dấu ấn nhân cách của mình trong thế giới nghệ thuật do mình sáng tạo ra Ở trong những sáng tác dân gian (thường mang tính tập thể hay vô danh) đã thấy có một ý chí duy nhất phân định và tạo dựng một cái thực thể nghệ thuật của tác phẩm, đề ra các hành động ngôn từ, ứng với mỗi một kiêu tư duy nhất định và thường hay nói tới kiểu tư duy thần thoại, sử thi, cô tích Như vậy ở ngay trong những sáng tác văn học buổi đầu của nhân loại dấu ấn chủ thê sáng tạo đã xuất hiện, mặc dù tác giả chưa xuất hiện với tư cách sáng tạo cá nhân nhưng đã dần tiến tới hình thành kiểu tác giả trong sáng tác

Trang 16

giả (ở ngoài đời) với cái tôi thứ hai của người nghệ sĩ trong tác phẩm có liên hệ với nhau, song không phải là một

Chủ nghĩa hậu hiện đại ngày nay còn hoài nghi sâu sắc vị thế của tác giả Đặc biệt là sự phát triển của kí hiệu học và sự đề cao vai trò sáng tạo của người đọc của lí luận phê bình phương Tây đương đại đã dẫn tới hiện tượng một số người tuyên bố là tác giả đã chết, hay “cái chết của tác giả”, gạt bỏ toàn bộ vai trò, vị trí, ý thức của chu thé trong tac pham (Roland Barthle, Umberto Eco,Michel Foucault)

Tuy vậy, ta cần nhận thấy rằng nếu không có tác phẩm văn học thì sẽ không có tiếp nhận văn học Tác phẩm văn học vừa là sản phẩm sáng tạo độc đáo vừa là đơn VỊ tiếp nhận của bạn đọc Tác phẩm văn học là đứa con tinh thần được nhà văn thai nghén, ấp ủ chăm chút, để cuối cùng ra đời, sống một cuộc sống độc lập của một thực thể khách quan Vậy sản phẩm độc đáo đó không thể không có dấu ấn của người nghệ sĩ Mặt khác, tiếp nhận văn học vốn là một cuộc giao tiếp giữa tác giả và người đọc qua một kênh duy nhất là tác phẩm Người sáng tác dù muốn hay không, bằng cách này hay cách khác, sẽ tự bộc mình trong tác phẩm để giao tiếp với bạn đọc Dù sự sáng tạo của người đọc có thể mở ra những cách giải thích ý nghĩa khác nhau nhưng không làm biến mắt văn bản và khách thê thâm mĩ trong đó, do đó khơng xố bỏ được yếu tố tác giả như là người tham gia vào sự kiện nghệ thuật qua tác pham Nhu vậy tác giả văn học luôn nằm trong thế giới nghệ thuật của anh ta Là “trung tâm tô chức nội dung-hình thức cái nhìn nghệ thuật trong tác phẩm là người mang thế giới cảm đặc thù và trung tâm tô chức tổ chức lại ngôn từ theo nguyên tắc nghệ thuật” (dẫn theo Trần Đình Sử -41.103) Nhận định này đã cho thấy sự tồn tại hiển nhiên của hình tượng tác giả trong tác phẩm, cũng như vai trò to lớn của nó đối với thế giới nghệ thuật của tác phẩm

Trang 17

hội và vai trò văn học của mình trong tác phẩm” [38.124]; một vai trò được người đọc chờ đợi Chăng hạn như tác giả bài “Cáo, chiếu” (những thể loại do vua viết, vua ban) tự thể hiện mình như một bậc đề vương, nhưng ở bài “tấu hay “biểu” tác

giả phải thể hiện mình như một thần dân, hay tác giả “sử ký” phải hiện diện với tư

cách một “sử công” nhiều trách nhiệm trong ghi chép hiện thực hơn so với tác giả “du kí” Sự tự ý thức về vai trò xã hội và tư thế văn học vốn rất đa dạng đã làm cho hình tượng tác giả bộc lộ rõ hơn trong tác phẩm Chúng ta có thể nhận thấy hình tượng người suy ngẫm, tu dưỡng đạo đức, tâm tình như trong thơ Nguyễn Trãi, Nguyén Binh khiêm

Trong thơ Hồ Xuân Hương lại có một kiểu tác giả giễu cợt, luôn sắc sảo và quyết liệt

Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo Kia dén thái thú đứng cheo leo

Ví đây đôi phận làm trai được

Thì sự anh hùng há bấy nhiêu

(Đề đền Sam Nghi Đống)

Nhưng trong khúc ngâm thì xuất hiện một kiểu tác giả giãi bày, buồn, oán than trước cuộc đời

Lòng này gửi gió đông có tiện Ngàn vàng xin gửi tới non yên Non yên dù chăng tới miền

Nhớ chàng đằng đăng đường lên bằng trời Trời xa xanh thắm vời khôn thấu Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong

Trang 18

“Cơ sở tâm lí của hình tượng tác giả là cái tôi trong nhân cách mỗi người thể hiện trong giao tiếp” [38.125] Khi tạo nên thế giới nghệ thuật của mình là nhà văn đã vận dụng và thé hiện khá trọn ven cái “tôi” của mình trong một SỐ tác phẩm cụ thể, để làm một cuộc giao tiép văn học lớn “Cơ sở nghệ thuật của hình tượng tác giả trong văn học là tính chất gián tiếp của văn bản nghệ thuật; văn bản của tác phẩm bao giờ cũng là lời của người trần thuật, người kể chuyện hoặc nhân vật trữ tình Nhà văn xây dựng nên một văn bản đồng thời với việc xây dựng ra hình tượng người phát ngôn văn bản ấy với một giọng điệu nhất định” [38.125] Về vấn đề này, Lại Nguyên Ân cũng có cái nhìn tương tự, ông cho rằng: “Đề hợp thức hoá hình ảnh tác giả thì trong ý thức nghệ thuật phải xác lập được tư tưởng về quyên hư cấu nghệ thuật Tương ứng với điều này đã hình thành hình thức trần thuật từ ngôi thứ nhất, găn với “tôi” hoặc “ta” ước lệ văn học Đăng sau người ước lệ trần thuật ấy là sự kiện: đã có sự thừa nhận về mặt xã hội, văn hoá đối với hình ảnh nhà văn như người dám làm và có quyên làm là nói với độc giả nhân danh bản thân mình [1 1.119]

Trên đây chúng ta đã xem xét tới sự tồn tại hiền nhiên của hình tượng tác giả như là sự thể hiện cái “tôi” thứ hai của nhà văn trong tác phẩm Hình tượng tác giả là là dấu ấn của chủ thể trong tác phẩm, có vai trò là trung tâm tô chức nội dung-hinh thức cái nhìn nghệ thuật trong tác phẩm, trung tâm tô chức lại ngôn từ nghệ thuật

Như vậy, thuật ngữ hình tượng tác giả diễn đạt hai nội dung gan bo voi nhau: Thứ nhất, đó là người sáng tạo ra thế giới nghệ thuật của nhà văn, đại diện cho những tư tưởng: quan niệm nghệ thuật nhất định trong tác phẩm Thứ hai, đó là cầu trúc ngôn từ; sáng tạo ngôn từ vốn là vấn đề trung tâm của tô chức tác phẩm Hình tượng tác giả gắn liền với câu trúc nghệ thuật trong đó nó được thê hiện Hình tượng tác giả là một thuật ngữ tương đương với thuật ngữ tác giả hàm ẩn (một sản phẩm được người đọc nhận ra như một trung tâm giá trị trong tác phẩm, như một cái tôi cua tac gia-nguoi sang tac)

Trang 19

trong tac pham van hoc không có lời tác giả mà chỉ có lời nói của người kể, người trần thuật, của nhân vật Nên ta cần nhận thấy rõ điều này: khi người kế không thay thế tác giả thì lời nói thực sự của tác giả diễn đạt trực tiếp đầy đủ “hình tượng tác gia”, vi no truc tiép phản ánh được lập trường tác giả, những sự đánh giá va tinh cảm, cảm xúc của tác giả Khi người kể chuyện thay thế tác giả để đứng ra kể câu

chuyện thì hình tượng tác giả biểu hiện trước hết thông qua hình tượng người kể Sự

biêu hiện các biến có theo quan điểm của người kể, người quan sát trực tiếp xưng “tôi” có tác dụng khi nhấn mạnh tính hiện thực và tô đậm cảnh được tái hiện Cũng có sự tường thuật được đi từ ngôi thứ ba, nhưng có những căn cứ đề khắng định sự có mặt của “người kế không rõ ràng” với giọng nói, cách đánh giá của mình; đó là sự xuất hiện tính hội thoại chung của ngữ điệu, của cú pháp von là thuộc tính của người kề “Người kề không rõ ràng” rất gần với tác giả, song vẫn có một số nét khác biệt-sự tri giác trực tiếp là đầy cảm xúc sự bình giá cởi mở tự nhiên Tóm lại, việc đối lập nhân vật và tác giả trở nên không chính xác, và đồng nhất tác giả và người kế chuyện cũng không đúng Trong từng trường hợp chúng ta cần thấy mối quan hệ, sự thâm nhập của tác giả vào nhân vật và người kê chuyện

Hình tượng tác giả với tư cách là người sáng tạo ra thế giới nghệ thuật rất gần với cá tính sáng tạo, phong cách nhà văn Trước hết hình tượng tác giả mang đậm cá tính tác giả nhất là khi vai trò của cá tính sáng tạo của cái tôi cá nhân được ý thức đầy đủ Hình tượng một người luôn “khao khát giao cảm” trong thơ Xuân Diệu hay một “người thơ” nhân ái, thông thái lạc quan như thơ Hồ Chí Minh đều gắn với kinh lịch, tu dưỡng của đời sống cá nhân mỗi người

Trang 20

nghệ thuật mới mẻ, tạo thành một ngôn ngữ mới mẻ trong việc biểu hiện những nội dung mới của đời sống và tư tưởng Chăng hạn như: việc nhìn đời với nỗi niềm căm phan nên trong hệ thống ngôn từ nghệ thuật ở tác phâm của Vũ Trọng Phụng có phần sắc sảo, phẫn uất mà chua cay khi phản ánh mặt trái xã hội đương thời Hay như L.Tônxtôi trong tác phẩm của mình có khả năng thể hiện “phép biện chứng tâm hồn” Như vậy, cá tính sáng tạo là cơ sở đề tạo nên phong cách nhà văn và dé lại dấu ấn đậm nét trong “Hình tượng tác giả trong tác phẩm văn học” Nói như người xưa “văn như kì nhân” để xem xét cá tính sáng tạo và diện mạo độc đáo của người nghệ sĩ trong sáng tác “Văn như kì nhân là một khía cạnh biểu hiện cá tính sáng tạo nhờ đó mà người đọc nhận ra con người tác giả” [38.154]

Nói tóm lại, “hình tượng tác giả”không chỉ rất gần mà nhiều khi trùng với phong cách “Phong cách -chỉ sự thống nhất tương đối ôn định của hệ thống hình tượng của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn học, hay văn học dân tộc Trong nghĩa rộng, phong cách là nguyên tắc xuyên suốt trong việc xây dựng

hình thức nghệ thuật, đem lại cho tác phẩm một tính chỉnh thể có thé cảm nhận

được, một giọng điệu và một sắc thái thống nhất” [11.212] “Phong cách được thé hiện ở những nết riêng độc đáo lặp đi lặp lại trong nhiều tác phẩm của nhà văn Sự

thống nhất lặp lại ấy biểu hiện tập trung ở cách cảm nhận độc đáo về thế giới và ở

hệ thống bút pháp nghệ thuật với cách cảm nhận ấy” [11.213] Không phải nhà văn nào cũng có phong cách, nhưng ngược lại hình tượng tác giả luôn tồn tại trong tác phẩm Khi hình tượng tác giả mang đầy đủ những nét độc đáo tiêu biểu của môt phong cách trong tác phẩm thì khi đó phong cách tiếp cận với hình tượng tác giả Vì thế việc tìm hiểu “hình tượng tác giả” rất có ý nghĩa cho việc tìm hiểu phong cách nhà văn

1.2 Các biếu hiện của hình tượng tác giả trong tác phẩm văn học

Trang 21

yếu tố như: cái nhìn nghệ thuật, giọng điệu nghệ thuật, ngôn ngữ nghệ thuật Đây là những yếu tố căn bản mang tính khái quát, được quy nạp, suy ra từ tác phẩm, cho phép người đọc cảm nhận, hình dung hình tượng tác giả như một chủ thể thực hiện giao tiếp nghệ thuật với người tiếp nhận qua tác phẩm Song không phải lúc nào ta cũng có thể cảm nhận hình tượng tác giả qua cả ba yếu tố ấy Chúng cũng có mặt hoặc vắng mặt, cũng có lúc thể hiện đậm nhạt khác nhau trên từng tác phẩm, nhưng bao giờ cũng gợi ý, định hướng, dẫn đắt người đọc cảm thụ, nhận biết về hình tượng tác giả

1.2.1 Cái nhìn nghệ thuật

Mỗi tác phẩm là một thế giới nghệ thuật thể hiện cách nhìn, thái độ của người

viết đối với đời sông, con người Mỗi chỉ tiết, mỗi hình ảnh, biểu tượng được tái

hiện, tái tạo trong tác phẩm đều hiện ra qua cái nhìn của những chủ thể xác định, và đều do người viết sáng tạo ra Hình tượng tác giả là hình tượng chủ thê của cái nhìn được thể hiện trong chỉnh thể nghệ thuật Nghiên cứu của Doxtoiepxki, M.Bakhtin cũng tập trung vào cái nhìn nghệ thuật của nhà văn để lí giải các vấn đề liên quan Chính cái nhìn để phân biệt được nghệ sĩ này với nghệ sĩ khác, khơng hồ lẫn Cái nhìn cũng thể hiện được tiếng nói riêng của nghệ sĩ, tiếng nói riêng càng mạnh thì hình tượng tác giả càng rõ nét Nghiên cứu cá tính sáng tạo của nhà văn, M.B.Khrapchenco chỉ ra: “Chân lý cuộc sống trong sáng tác nghệ thuật không tồn tại bên ngoài cái nhìn nghệ thuật có tính cá nhân đối với thế ĐIỚI, vốn có ở từng nghệ sĩ thực thụ” ( Dẫn theo Trần Đình Sử) Điều này nhà văn Pháp Mác xen Prútxt đã từng nói: “Đối với nhà văn cũng như đối với nhà hoạ sĩ, phong cách không phải là vấn đề kĩ thuật mà là vấn đề cái nhìn” (Dẫn theo Trần Đình Sử)

Trang 22

tích cực khang định tư cách chủ thể Thường thì người ta quan sát, nhìn nhận để điều chỉnh mình phù hợp với môi trường tự nhiên và các quan hệ xã hội Trong nghệ thuật, chủ thê đem kết quả cái nhìn, cách thức nhìn nhận, khám phá cuộc sống của mình để giao tiếp, trao đổi, tác động đến người tiếp nhận Tất cả những gì thuộc về thế giới nghệ thuật đều thê hiện cái nhìn của chủ thể Cái nhìn nghệ thuật là kết quả của sự thể hiện, sự chuyền hoá tư tưởng, quan niệm, hình tượng hố chủ thể ngồi đời thành hình tượng tác giả trong tác phẩm

Cái nhìn nghệ thuật là vấn đề then chốt trong sáng tác văn học bởi nó mang đến cách nhìn, khả năng khái quát, đề xuất những vấn đề cuộc sóng bằng hình thức mới lạ và đặc sắc, đem đến những giá trị thâm mĩ Cái nhìn bao giờ cũng gắn với năng lực tỉnh thần của chủ thé nhìn nhất định Chính chủ thé nghệ thuật quy định cách

nhìn và mang lại cho nó ý nghĩa Cái nhìn cho ta biết chủ thê đứng ở vị trí nào để

Trang 23

Cái nhìn luôn gắn với quá trình người cầm bút quan sát, tri giác, tưởng tượng liên tưởng, phát hiện lựa chọn cái đẹp, loại bỏ cái xấu, tìm đến cái chân, cái thiện,

lựa chọn hệ đề tài, môtíp chủ đề Cái nhìn xuất phát từ chủ thể thâm mĩ mang thị

hiếu và tình cảm nhất định Là xuất phát điểm của cấu trúc nghệ thuật, đăng sau cái nhìn bao giờ cũng bộc lộ lập trường, quan điểm thầm mĩ của chủ thể nghệ thuật

1.2.2 Giọng điệu nghệ thuật

Văn học là nghệ thuật ngôn từ Văn bản ngôn từ của tác phẩm là phương duy nhất để nhà văn giao tiếp nghệ thuật với người đọc Chỉnh thể văn bản ngôn từ của tác phẩm gắn với “hình tượng người phát ngôn ra văn bản ấy với một giọng điệu nhất định” [38.149] mà nhà văn sáng tạo nên Vì hình tượng tác giả gắn với hình tượng chủ thể nghệ thuật g1ao tiếp với bạn đọc bằng tác phẩm, mà giọng điệu là một yếu tô đặc trưng của hình tượng tác giả trong tác phẩm

Cũng như giọng nói giúp nhận ra con người trong đời sống, giọng điệu giúp ta nhận ra tác giả, nhận ra chân dung nghệ sĩ trong văn học Vì giọng điệu luôn góp phần quan trọng trong việc khu biệt đặc trưng phong cách, đôi khi còn tạo thành bản sắc riêng, độc đáo của phong cách, một trào lưu hay một giai đoạn văn học Theo

như Từ điển Tiếng Việt, giọng điệu là “giọng nói, lối nói biểu thị một thái độ nhất

định” Trong văn chương, “giọng điệu được xem là nơi biểu thị thái độ cảm xúc, tư

thế của chủ thê phát ngôn qua lời văn nghệ thuật” [61.34] Nói như Trần Đình Sử

thì “giọng điệu là yêu tố hàng đầu của phong cách nhà văn, là phương tiện biểu hiện quan trọng của tác phẩm văn học”

Trang 24

chỉnh” Giọng điệu là cách biểu hiện tam lòng, thái độ, cách đánh giá của nghệ sĩ với các hiện tượng đời sống Nó là hiện thân ý thức của hình tượng tác giả trong giao tiếp với người đọc

Theo nhà nghiên cứu Trần Đình Sử, giọng điệu của tác phẩm là sự thống nhất giữa giọng điệu cơ bản của nhà văn với các chủ đề được thê hiện trong tác phẩm va ngữ điệu mà người đọc nhận thấy khi tiếp nhận văn bản ngôn từ tác phẩm; “nền tảng của giọng điệu là cảm hứng”; “giọng điệu văn học không chỉ biểu hiện bằng cách xưng hô, trường từ vựng, mà còn bằng cả hệ thống tư thế, cử chỉ biểu cảm trong tác phẩm” Theo tác giả Lại Nguyên Ân khăng định khả năng của giọng điệu bộc lộ được “thái độ, lập trường, tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả Nó thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc diện tình cảm, cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm” [1.91] Ở một khía cạnh khác, giọng điệu “vừa liên kết các yếu tố hình thức khác nhau, làm cho chúng cùng mang một âm hưởng nào đó, cùng có chung một khuynh hướng nhất định, vừa làm chỗ dựa chính đề các yếu tô tác phẩm quy tụ và định hình, thống nhất với nhau theo một kiểu nào đó, trong chỉnh thể giọng điệu ay mỗi yếu tô hiện ra rõ hơn, thậm chí mới mẻ hơn” [1.152]

Giọng điệu nghệ thuật của tác phẩm do nhà văn sáng tạo ra, là một hệ thống bao gom nhiều yếu tố và được thể hiện qua lời văn nghệ thuật Tuy nhiên, đó không phải là phép cộng đơn giản hiệu quả của các phương tiện ngôn ngữ, mà là sự cộng hưởng của mọi yếu tố và cấp độ yếu tố hình thức, nội dung tác phẩm, thê hiện thái độ lập trường tư tưởng của chủ thể nghệ thuật Có nhà nghiên cứu cho rằng: “Giọng điệu (tone) là âm thanh được xét ở góc độ tâm lý, biểu hiện của thái độ buồn,vui, giận hờn, hờ hững Nhìn ở góc độ này chúng là giọng điệu, nhưng ở khía cạnh kia chúng là điểm nhìn hay phong cách”

Trang 25

điệu cá nhân-nhất là của những tác giả lớn, góp phần không nhỏ làm nên sự phong phú, đa dạng, có khi thay doi ca giong diéu thoi dai

Những đặc điểm thể loại của tác phẩm cũng chỉ phối, ảnh hưởng đến giọng điệu Giọng điệu thơ trữ tình khác với giọng điệu văn xuôi tự sự và khác với giọng điệu kịch Đây cũng là một lưu ý cần thiết đối với chúng tôi khi tiến hành tìm hiểu đề tài Rõ ràng, giọng điệu là một yếu tố then chốt góp phần biểu hiện hình tượng tác giả trong tac pham

1.2.3 Ngôn ngữ nghệ thuật

Ngôn ngữ văn học là một hình tượng nghệ thuật do người nghệ sỹ sáng tạo ra theo nguyên tắc nghệ thuật Tính hình tượng và tô chức đặc thù tạo nên tính nghệ thuật của nó Ngôn ngữ nghệ thuật là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn, vì thế ngôn ngữ nghệ thuật cũng là một phương diện quan trọng thể hiện hình tượng tác giả Có thé khang định được điều này như vậy là vì trong tác phẩm văn học, hình tượng tác giả là yếu tố quy định ngôn ngữ nghệ thuật của nhà văn

Trong quá trình sáng tác, cái nhìn nghệ thuật của người nghệ sĩ chỉ phối cách sử dụng ngơn từ, hố thân thành ngôn từ Ngôn từ là sự ngoại hiện của cái nhìn nghệ thuật vốn dĩ trừu tượng, sự triển khai giọng điệu vốn đĩ vô hình Vậy thì muốn tìm nét đặc sắc của cái nhìn, giọng điệu đề nhận điện hình tượng tác giả ta lại phải đi từ ngôn từ nhà văn, khái quát các đặc điểm của cái nhìn ấn chứa trong đó, đề tìm thấy

cái riêng của mỗi nhà văn

Trang 26

từng nói: “Ngữ bất kinh nhân, tử bất hưu” phần nào cũng bộc lộ khát vọng được thể hiện mình một cách ấn tượng trong “chữ” của người nghệ sĩ từ xưa cho đến nay

Lao động của nhà văn để tạo ra ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm cực kỳ quan trọng và được thể hiện trên nhiều phương diện: Từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ pháp Trên phương diện từ vựng, ngôn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm được nhà văn tạo ra do kết hợp vốn từ sẵn có hoặc sáng tạo ngôn từ Gắn với phương diện từ vựng là phương diện ngữ nghĩa của từ Phép chuyên nghĩa được coi là cơ sở tạo nên ngôn từ nghệ thuật Các hình thức chuyền nghĩa là: ân dụ, so sánh, nhân hố, liệt kê Ngơn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm không phải là vẻ đẹp của đồ trang sức hay trò chơi phù phiếm, mà là vẻ đẹp toả ra từ tâm hồn, ánh lên từ cuộc sông thông qua sự mài rũa và tinh luyện của nhà văn Lao động sáng tạo ngôn ngữ nghệ thuật đối với nhà văn có trách nhiệm là cả một sự trăn trở Họ vừa học tập ngôn ngữ dân tộc, vừa kế thừa truyền thống văn chương đề viết nên những tác phẩm có giá trị về nghệ thuật cao

Ngôn ngữ nghệ thuật luôn đi liền với nội dung, luôn hàm chứa trong nó tư tưởng, tình cảm, quan niệm, thái độ của tác giả với hiện thực cuộc sông Nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật trong sáng tác ta sẽ thấy được hình tượng tác giả

Tóm lại, cái nhìn nghệ thuật, giọng điệu nghệ thuật, ngôn ngữ nghệ thuật là những yếu tố cơ bản tạo thành hình tượng tác trong tác phẩm; người đọc sẽ luôn bắt gặp trong quá trình tiếp nhận tác phẩm Song những yếu tố này luôn xuyên thấm va chi phối lẫn nhau, thống nhất với nhau trong việc biều hiện hình tượng tác giả

1.3 Hình tượng tác giả trong các thể loại văn học 1.3.1.Hình tượng tác giả trong các thể loại hư cầu

Thẻ loại là hình thức tồn tại chỉnh thể của tác phẩm văn học Các đặc điểm thê

Trang 27

niệm hình tượng tác giả, ta cũng thấy sự phân biệt dạng thức của hình tượng tác giả theo thê loại “Người trần thuật, người kề chuyện” là những vai giao tiếp nghệ thuật của hình tượng tác giả trong loại tác phẩm tự sự; còn “nhân vật trữ tình” lại là vai giao tiếp nghệ thuật của hình tượng tác giả trong loại tác phẩm trữ tình Chăng hạn,

tự sự là loại tác phẩm cho phép hình tượng tác giả bộc lộ quan điểm của mình gián

tiếp qua bao quát rộng rãi đối tượng miêu tả từ bên ngoài; kịch cũng bao quát đối tượng từ bên ngoài nhưng trong phạm vi hẹp hơn (do phải phù hợp với thời gian tiếp nhận của khán giả nghệ thuật sân khấu); trữ tình là thể loại mà hình tượng tác giả có thê bộc lộ, trao đồi những tư tưởng tình cảm, quan niệm với bạn đọc qua vai nhân vật trữ tình và vì thế nó thê hiện giọng điệu, cái nhìn nghệ thuật ngôn ngữ nhân vật trữ tình; tự sự cho phép miều tả trực tiếp người kế chuyện hoặc nhân vật kế

chuyện; người kế chuyện trong kịch thường chỉ thể hiện gián tiếp qua nhân vật

kịch Nghĩa là khi cho đời một tác phẩm văn học nghệ sĩ luôn ton tại trong tác phẩm như một hình tượng cụ thể đề giao tiếp nghệ thuật, hình tượng ấy phù hợp với đặc điểm thể loại của tác phẩm

Như vậy, sự tồn tại của hình tượng tác giả trong tat cả các thê loại hư cấu là điều mọi người đều thừa nhận, bởi bất cứ một tác giả dù ở thể loại nào khi sáng tạo tác phẩm đều biểu hiện cảm nhận của mình về thế giới, cách suy nghĩ và ngôn ngữ, cách diễn đạt của mình, qua đó đề giao tiép, tac dong dén ban doc Nhu I.W.Goethe đã từng nói: “mỗi nhà văn, bất kề muốn hay không, đều miêu tả chính mình trong tác phẩm của mình một cách đặc biệt” Điều này càng được khắng định hơn qua ý kiến sau: “Vấn đề hình tượng tác giả không chỉ là sự phản ánh cái tôi tác giả vào tác phẩm, thể hiện tương quan giữa người sáng tạo ra văn học và bản thân văn học, mà còn là vấn đề của cấu trúc nghệ thuật, sư thể hiện của chủ thể”

1.3.2 Hình tượng tác giả trong các tác phẩm có tính chất kí

Trang 28

Tường, cần phải thấy sự thể hiện đặc thù của hình tượng tác giả trong các thể loại văn học có tính chất kí

Trong mỗi thể loại văn học, hình tượng tác giả lại có sự biểu hiện khác nhau Với các thê loại khác như: kịch, tiểu thuyết, truyện ngắn cái tôi không bao giờ lộ diện, tác giả thường ân mình qua hình tượng nhân vật, nhà văn bộc lộ quan điểm, tư tưởng của mình qua nhân vật, qua sự kiện; hay trong thơ cái tôi bộc lộ rõ hơn nhưng phải qua thao tác chuyền hoá thế giới nội tâm vào một nhân vật có tính hư cấu; thì trong các tác phẩm văn xuôi có tính chất kí, với đặc trưng riêng của thể loại là chính

bản thân tác giả là người duy nhất cất tiếng nói trực tiếp, cái tôi bản ngã của tác giả

Trang 29

nói một mình, thổ lộ nỗi niềm hoặc trút bầu tâm sự với người quen cũ lâu ngày gặp lại Qua tác phẩm, người đọc thấy ngay được con người họ, bản sắc, bản tướng của họ” [33]; song cũng không thê phủ nhận tính chất hư cấu nghệ thuật trong các tác phẩm ấy Một số nhà nghiên cứu xem hư cấu là một biện pháp cần thiết: “Người viết kí có thể vận dụng hư cấu, tưởng tượng để bồi đắp vào những điểm trắng, tô đậm thêm hình tượng của tác phẩm trong khuân khô tôn trọng tính xác thực của nhân vật hoàn cảnh” Nguyễn Tuân nhắn mạnh sáng tác nghệ thuật nào cũng có hư cau: “Hu cau không phải là tách rời thực tiễn và thực tế đời song, ma chinh la rat

gắn bó với đời sống” Nhà nghiên cứu Hà Minh Đức, Phương Lựu, Trần Đình Sử và

một số nhà nghiên cứu khác cũng tán thành quan điểm này Tuy nhiên, đây vẫn còn là một vấn đề có nhiều ý kiến khác nhau, chưa hoàn toàn thống nhất Nhưng cho dù nói gì đi chăng nữa, khi đọc kí của Nguyễn Tuân, chúng ta ngỡ ngàng nhận ra cái tôi nhân chứng lịch sử ngồi cái tơi ngơng nghênh, kiêu bạc và xê dịch qua các trang kí trải đọc chiều đài lịch sử dân tộc từ những ngày đầu kháng chiến (7w} búi kháng chiến), cho đến những năm cả nước hoà mình vào cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước trong (Sóng Đà, Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi) Bên cạnh cái tôi tài hoa của Nguyên Tuân là cái tôi yêu nước, cái tôi uyên bác, thâm trầm với vốn sống, vốn hiểu biết đồi dào, phong phú về lịch sử, văn hoá, triết học, hội hoạ, thiên nhiên của nhà viết kí Hoàng Phủ Ngọc Tường qua các tác phẩm đặc sắc như (4 đã đặt tên cho dòng sông, Ngọn núi ảo ảnh, Hoa trái quanh tôi .) Đến với mỗi tác phẩm, ta bắt gặp một con người với tâm hồn mạnh dạn bộc lộ mình không một chút ngần ngại

Trang 30

thì lại khác, là một tiểu loại trung gian giữa kí sự và tuỳ bút, bút kí tái hiện con người và cảnh vật rất phong phú, sử dụng linh hoạt các phương thức nghị luận, tự sự, trữ tình, những liên tưởng phong phú Cái tôi tác giả thể hiện trực tiếp hơn, thoải mái bộc lộ những tư tưởng tình cảm, cảm xúc của mình Song tựu chung lại, ở tat cả các tiêu loại trong tác phẩm kí văn học, hình tượng tác giả chính là cái tôi thâm mĩ Cái tôi ấy gắn liền với thế giới quan thâm mĩ của tác giả Ở đó mỗi con số, mỗi sự kiện, mỗi chỉ tiết, mỗi nhân vật tự bản thân nó đã bộc lộ cái nhìn, sự đánh giá và luận giải của tác giả về thế giới thực tại bởi nó đã qua sự chọn lọc của nhà văn, nó được mài giữa bằng giác quan nghệ thuật tinh tế của nhà văn Nói như thế có nghĩa là, hình tượng tác giả cũng chính là nhân vật trần thuật, hình tượng tác giả thống nhất nhưng không đồng nhất với con người tác giả Con người tác giả trong kí là chu thé thâm mĩ cũng là đối tượng của sáng tạo văn chương nghệ thuật giống như các nhân vật văn học

Tiểu kết: Nói tóm lại, hình tượng tác giả là một phạm trù của thi pháp học hiện

đại, là sự biểu hiện “cái tôi thứ hai” của tác giả một cách tổng hợp trong tác phẩm

Trang 32

CHƯƠNG 2

VAI GIAO TIẾP NGHỆ THUẬT CỦA HÌNH TƯỢNG TÁC GIẢ TRONG

VĂN XI HỒNG PHỦ NGỌC TƯỜNG

Trong tác phẩm, hình tượng tác giả bao giờ cũng giao tiếp với người đọc qua một vai văn học Tiếp cận những tác phẩm văn xuôi của Hoàng Phủ Ngọc Tường từ góc nhìn chủ thể sáng tạo là tiếp cận hình tượng tác giả trong các vai văn học để giao tiếp nghệ thuật; mà vai giao tiếp ấy là kiểu giao tiếp trực tiếp trực tiếp: “Tác giả của chúng ta không hề trang điểm, trang sức mà trần trụi ra trước mắt bạn đọc”, “nói điều gì đều là tự phát lòng mình, không một chút giả dối, điểm tô Tác giả đường như thủ thi tự nói lòng mình, thổ lộ nỗi niềm hoặc trút bầu tâm sự với một người quen cũ lâu ngày chưa gặp Qua tác phẩm, người đọc thấy ngay con người họ, thấy ngay được bản sắc bản tướng của họ”(33) Vì vậy, tìm hiểu các tác phẩm văn xi của Hồng Phủ Ngọc Tường ta sẽ thấy một cái “tôi” chủ thể hiện lên rõ nét trong sáng tạo nghệ thuật Bằng cái tôi đó, nhà văn đã trình bày những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống thực của nhà văn; những gì mà nhà văn đã sống, đã trải qua, đã thấy, đã cảm bằng đôi mắt, bằng trái tim, bằng sự suy nghiệm của chính bản thân mình

2.1 Cái “tôi” công dân

Trang 33

vậy vào thời điểm hiện tại, người đọc không chỉ thêm kính trọng mà còn nhận thấy vô cùng cần thiết cho chúng ta học tập hôm nay

2.1.1 Tình yêu với quê hương xứ sở

Đọc những trang văn xi của Hồng Phủ Ngọc Tường ta nhận thấy nhà văn luôn mang trong mình tâm thức Huế Huế đã gắn bó và trở thành máu huyết lưu thông trong mạch sóng tỉnh thần cho những trang văn của ông Tình yêu sâu nặng ấy gắn với từng mảnh đất, con sông, mảnh vườn, con người của xứ Huế Ông tâm sự: “Huế là nơi tôi đã sinh ra, lớn lên, đấu tranh và chiến đấu, đã yêu thương, sống một đời công dân và một cuộc đời riêng tư ( ) Con người sinh ra ở đâu thì mặt mày giống cha mẹ, còn dién mao tinh than thi lai giống xứ sở nơi nó sinh ra” ( Đồi điểu về văn hoá Huê)

Quả thực qua khảo sát những tác phẩm văn xuôi của Hồng Phủ Ngọc Tường, thì ơng dành trang văn viết về xứ Huế Ở đó, các khía cạnh, các bình diện về Huế được tác giả khảo cứu công phu, tỉ mỉ và dành nhiều tâm huyết nhất; như nghệ sĩ nhân

dân Đặng Nhật Minh đã từng nhận xét: “Nếu có một ai đó muốn tìm hiểu thế nào là một tâm hồn Huế, thiết nghĩ chỉ cần đọc tuỳ bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường là có

thê biết được phần nào Thật vậy, không một người Huế nào lại không bắt gặp trong văn thơ của anh một chút trạng thái tâm hồn của chính mình” Huế đã góp phần tạo

` Aw???

nên “diện mạo tỉnh thần” rất riêng cho những trang kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng như hồn sông nước An Giang đã thắm vào những trang văn phóng khoáng của Mai Văn Tạo (Mưa gió An Giang, Cây lúa nổi, Miễn đất quê hương .) như hồn phố cô Hà Nội xưa ám ảnh những dòng văn thăm thắm kí ức của Băng Sơn (Xưa

Trang 34

Huế đã hoá thân vào tâm hồn, điệu sống, nếp nghĩ, cách cảm của Hoàng Phủ Ngọc Tường và hiện ra trong những trang kí “đầy ắp tâm thức Huế” [43] (Nguyễn Trọng Tạo)

Trang 35

thị riêng; từ đó người ta thường nói đến một lối sống kiểu Huế” ( Trung tâm thành Chau Hoa)

Với cái nhìn sâu lắng, Hoàng Phủ Ngọc Tường nhận ra ở Huế “linh hồn một có đô sâu thăm trong thời gian” và “Sông Hương là một dòng kí thác tự chảy vào lòng mình” ( Sử £h¡ buồn) Hành trình của Sông Hương từ thượng nguồn về đến vùng châu thổ được nhà văn tiếp cận như những nét đặc trưng của tâm hồn Huế: vừa mãnh liệt, vừa dịu dàng, say đắm; vừa tự do phóng khoáng vừa thâm tram, trí tuệ: “Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào đáy vực bí ân, và cũng có lúc trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã

sông một nửa cuộc đời của mình như một cơ gái di-gan phóng khống và man dai

Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng Nhưng chính rừng già nơi đây, với cấu trúc đặc biệt có thê lý giải được về mặt khoa học, đã chế ngự sức mạnh bản năng ở người con gái của mình đề khi ra khỏi rừng, sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở Nếu chỉ mãi nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của nó, tôi nghĩ rằng người ta sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình gian truân mà nó đã vượt qua, không hiểu thấu phần tâm hồn sâu thăm của nó mà dòng sông hình như không muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khoá trong những hang đá dưới chân núi Kim Phung ” (Ai da dat tén cho dong song?)

Trang 36

của con người với cây cỏ “thân thiết và tươi xanh”, thiên nhiên hoa lá đã trở thành nơi trú ngụ của tâm hồn người: “Lớn lên ở Huế, không lúc nào tôi không cảm thấy

thành phố này như một khu vườn thân mật của mình, ở đó tôi có thể tư duy cùng với

hoa sen, khát vọng với hoa phượng, mơ mộng với mùi hương sâu thăm của hoa ngọc lan ban đêm và khi thành phố lộng lẫy trong sắc mai vàng mùa xuân, không hiểu sao lòng thức dậy một niềm ngưỡng mộ bao la đối với cuộc sống”( Hoa trái quanh (ôi)

Hình ảnh bà chủ vườn Lan Hữu mang đậm cốt cách, tâm hồn Huế Người phụ nữ ấy có một thời tham gia sôi nổi các phong trào biểu tình, bãi khoá rằm rộ trong hình ảnh: “cô gái áo trăng cài khăn nguyệt bạch, đã cầm đầu cuộc bãi khoá chống thực dân Pháp của nữ sinh Đồng Khánh năm 1927” Vì lí do gia đình không thể tham gia trực tiếp vào cuộc kháng chiến của dân tộc, bà Lan Hữu trở về “khiêm cung tu gilt mình”, “chăm chút khu vườn với tất cả ý thức văn hố” Hồng Phủ Ngọc Tường đã nhận ra ở người phụ nữ Huế này tâm hồn gắn bó với cỏ cây sâu nặng trong một tình ban tri 4m:

“Ba Lan Hitu mim cười nói tiếp:

-Người Huế xưa, tuổi năm mươi trở lên muốn quay về nơi cây cối để tìm bạn.Những người bạn nhân ái, không lôi thôi, không làm mệt mình bao giờ

Ba Lan Hữu không phải là một kẻ bi quan về con người, tôi không nhằm lẫn về tính cách của bà Câu nói của bà, tôi hiểu, chỉ bộc lộ ở tâm hồn ba một tình bạn sâu xa, giống như tâm hồn của người lão nông gắn bó với bó với mảnh đất của mình Hàng năm, mùa Xuân, bà trồng thêm cây, mùa hạ làm cỏ đốt lá, mùa Thu hái quả, mùa Đông đọc sách, hái măng, thầm lặng chờ Xuân tới

Giữa những ngày tháng, với bà, còn là nỗi trông mưa, trông năng, cuộc đương đầu với gió bão và các loài kí sinh, nỗi ân hận của những người bảo vệ khi cây chết, niềm vui sinh nở của người mẹ trước trùm cây trái đầu mùa Con người lịch sử và văn hoá tồn tại ở nơi bà hình như luôn luôn đòi truyền hơi thở của mình qua các

mach gỗ của cây côi đến tận góc rễ, để được cắm đời mình sâu bền trong đất” ( Hoa

Trang 37

Bằng tình yêu Huế nông nàn, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã nhận ra “cái âm hưởng sâu thăm của Huế trên mỗi trang truyện Kiều : dòng sông đáy nước in trời và những nội cỏ thơm, nắng vàng khói biếc, nỗi u hoài của đương liễu và sắc đẹp nồng nàn của hoa trà mi, những mùa thu quan san những vằng trăng thắm thiết Một trăm năm

mươi năm (rồi nửa ba trăm năm sau), nhà thơ đã qua đời, mà vẫn trời ấy, vẫn đất ấy,

cỏ hoa vẫn y nguyên chỗ tôi ngồi Thiên nhiên mảnh đất Kinh xưa đã đề lại một cái bóng mông lung nhưng rất dễ nhận ra trong thơ Nguyễn Du” ( 4i đã đặt tên cho dòng sông?)

Mang trong mình cái tâm “dé cho mà không cần nhận lại chút gì cả” của người Huế, Hoàng Phủ Ngọc Tường theo dõi một cách xúc động sự nghiệp hành thiện của công nương Diana ở nước Anh xa xôi băng một niềm đồng cảm sâu sắc: “Tôi tin răng công nương Diana đã nói thành thật về cái Tâm Từ Bi của nàng, và vì thế tôi dành niềm ngưỡng mộ thành kính cho một giai nhân đã sống không phải chỉ dé tôn thờ sắc đẹp của mình” ( Tưởng niệm Diana) Cũng bởi lẽ đó mà nhà văn không ngần ngại đặt tên cho cuộc hành hương của mình về Tuyên Quang, về Điện Biên Phủ là “tua của lương tâm” (Consience tour) — “nghĩa là đến những nơi mà bất cứ ai là người Việt đều không thể không đến” (Trời Điện Biên mây trắng, Miễn gái đẹp) Và hơn thế nữa đó là tâm lí “thương cây nhớ cội” của người Huế ám ảnh Hoàng Phủ mỗi lần ông đặt chân đến một vùng đất mới lạ Về Cà Mau, lên Lạng Sơn, ra Côn Cỏ điều bắt mắt nhà văn trước tiên là thiên nhiên, cảnh vật Cho dù đến nơi nào đi chăng nữa thì Hoàng Phủ cũng say sưa đắm chìm trong cỏ cây hoa lá: “Đêm hôm ay, toi chợt thức giấc nửa khuya Một mùi hương thoảng qua, rồi lại lần mất, như một ảo giác, thực dễ chịu Tôi lắng nghe, càng lúc càng nhạy cảm đối với nó, thấy nó thân thiết và mơ hồ như một kỉ niệm; đúng thế, nó giống như hồi kháng chiến ở Trường Sơn, đêm tôi mắc võng ngủ giữa rừng có nhiều cây quế Chính nó đấy, cái

mùi hương hồi đọng lưu niên toả ra từ chiếc buồng kho bên cạnh Và không hiéu

sao, nó làm tôi rạo rực thế, suốt cả giác ngủ nhẹ budi sáng” ( Rừng hồi)

Trang 38

Phủ Ngọc Tường Cũng tình yêu ấy, chi phối cả cách nhìn, cách cảm và nghệ thuật viết văn của ông Băng tình yêu quê hương tha thiết nồng nàn ấy, Hoàng Phủ Ngọc

Tường đã đưa chúng ta tới hiểu biết sâu rộng về văn hoá, lịch sử, văn học, dia li,

triết học qua những trang văn mang đậm chất Huế huyễn hoặc mà yêu thương 2.1.2 Ý thức bảo tồn về văn hoá

Trang 39

đồng quá khứ giống như người đàn bà đi tìm chiếc châm Cỏ Thi bị đánh rơi trong câu chuyện cô xưa Hoài niệm về lịch sử vì lịch sử vẫn loé sáng trong tâm thức của mỗi người, nhiều khi bằng động chạm rất khẽ cũng ngân lên Những dấu vết trầm tích của lịch sử có khi hiện hình qua những vật tưởng như vô cùng bình thường, một viên gạch cổ ở thành trì Hoá Châu xưa: “Tôi nhắc một viên gạch tím thẫm màu gan ga mà Ngạc đã đào được từ dưới ruộng của làng Thành Trung, viên gạch giăng lại muốn trượt khỏi tay tơi, và tơi hồn toàn bất ngờ về sức nặng của nó” (4¡ đã đặt tên cho dòng sông?) Thì ra sức nặng của viên gạch chính là sức nặng của trầm tích thời gian lắng đọng lại và âm thanh từ lòng viên gạch cô phát ra được “mã hoá” ra thành âm thanh của mấy trăm năm chỉnh chiến giữ nước Tất cả kết tinh thành cái gọi là văn hoá lịch sử Bằng tâm thức văn hoá đã làm cho hiện thực nhiều khi tưởng chừng

rất đơn giản trở lên bất ngờ, vì chiều sâu suy tưởng ẩn chứa trong đó Trên chặng

Trang 40

năm văn hiến” Đàn Nam Giao ở Huế là một chấn thương còn mãi, nói bao nhiêu

lần vẫn thấy như là chưa nói! ” (Núi Bài Thơ) Có thê nói từ một di tích lịch sử, nhà

văn đã bàn tới một vấn đề làm cho nhiều người phải trăn trở, suy nghĩ về ý thức trách nhiệm của con người trước lịch sử Ngọn núi Bài Thơ với một bút tích của lê Thánh Tôn đã trở thành di tích Núi Dục Thuý nơi bốn hai tác giả đã lưu bút trên đá trở thành cuồn sử biên niên cho các thời kì lịch sử đã qua: Từ Nguyễn trãi đến Cao Bá Quát đều để lại thơ trên vách da dé bày tỏ khát vọng, chí khí lớn lao: “Ta muốn lên núi cao-Hát vang mây nước dậy-Hẹn thế mà được đâu-Phàm sự đều như vậy” Đó là “Mạch núi đủ linh ứng để làm án thư cho thần cảm; đá núi đủ rắn đề lưu giữ ý tưởng của người hiền!” (Wứi Dục Thuy) Cái án thư kì điệu của thiên nhiên đậm dấu ấn thời gian này đã lưu giữ tên tuổi của các nhân vật lịch sử và hơn thế nữa đó là lưu giữ lại khát vọng bắt tử trường tồn Người ta biết đến Hạ Long với vẻ đẹp của kiến tạo thiên nhiên những hang động, những đảo to, đảo nhó Đó là một kì quan của tạo hoá ban tặng “ vâng, Tạo Hoá vừa cuồng nộ đữ dội trong chuyên động tạo sơn, vừa thầm lặng nhẫn nại trong mỗi giọt nước” (®ðng Hạ Long) Hồng Phủ Ngọc Tường nhìn mảnh đất Hạ Long băng cái nhìn lấp lánh sắc màu tâm cảm: “ tôi vẫn thường tiếp cận lịch sử bằng văn hoá tâm cảm” (Xứ Thậm Thình) “ Hạ Long như một bầy rồng đang sinh nở,ấp trứng,vẫy vùng lặn lội trong giang sơn riêng của chúng” (Rồng Hạ Long) Có lẽ chính bằng văn hoá tâm cảm này đã giúp hoàng Phủ Ngọc Tường tìm thấy cái bề sâu của một vùng đất đầy ắp huyền thoại: “ có lẽ cái môtíp Rồng và huyền sử Lạc Long Quân trong nguồn góc của dân tộc đã phát sinh từ vịnh biến này: nơi Rồng cập bờ đây là Hạ Long, và bên bờ sông Hồng, nơi Rồng chuyển hoá thành vàng sáng tâm linh để bay lên, gọi là Thăng Long” (Rong Ha Long)

Ngày đăng: 30/10/2014, 20:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w