1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hành động cầu khiến trong thơ tình (khảo sát dựa trên cứ liệu tuyển tập thơ tình việt nam thế kỷ XX)

136 1,1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 136
Dung lượng 616,5 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH  TRẦN ANH THƯ HÀNH ĐỘNG CẦU KHIẾN TRONG THƠ TÌNH (Khảo sát dựa trên cứ liệu Tuyển tập Thơ tình Việt Nam thế kỷ XX) Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ Mã số: 602201 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC Ts. Lê Đình Tường Vinh, tháng 12/2006 1 Vinh, ngày 25/11/2006 Luận văn được hoàn thành ngoài nỗ lực của bản thân tác giả, còn nhờ sự giúp đỡ hết sức nhiệt tình, khoa học của thầy giáo hướng dẫn - Tiến sĩ Lê Đình Tường cùng các thầy giáo, cô giáo tổ giảng dạy bộ môn Ngôn ngữ, khoa Sau đại học; sự động viên giúp đỡ của bạn bè, người thân. Tác giả xin có lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến các thầy, các cô, gia đình và bạn bè! Luận văn chắc chắn còn một số vấn đề thiếu sót. Kính mong được mọi người quan tâm, chỉ bảo để khi có điều kiện, tác giả sẽ hoàn thiện đề tài này ở bậc cao hơn. Trần Anh Thư Mục lục 2 Trang MỞ ĐẦU 1 Chương I: TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN 1. Đặc trưng của thơthơ tình 6 2. Cầu khiếnhành động cầu khiến trong tiếng Việt 9 2.1. Phát ngôn cầu khiến 10 2.2. Hành động cầu khiến 15 3. Đơn vị nghiên cứu hành động cầu khiến trong thơ tình 18 4. Tiểu kết 25 Chương 2: ĐẶC TRƯNG VỀ HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA HÀNH ĐỘNG CẦU KHIẾN TRONG THƠ TÌNH 27 1. Cầu khiến trực tiếp bằng các phương tiện từ vựng 30 1.1. Các động từ ngôn hành cầu khiến: cầu, xin, van, ước… 31 1.1.1. Động từ ngôn hành cầu khiến 31 1.1.2. Các động từ ngôn hành cầu, xin, van, ước… trong thơ tình 32 1.2. Các động từ trạng thái: mong, muốn 36 1.2.1. Vai trò của các động từ mong, muốn trong việc biểu thị ý nghĩa cầu khiến ở tiếng Việt 36 1.2.2. Các động từ trạng thái mong, muốn trong thơ tình 38 2. Cầu khiến trực tiếp bằng các phương tiện ngữ pháp 41 2.1. Các vị từ tình thái: hãy, đừng, chớ 41 2.1.1. Vai trò của các vị từ tình thái hãy, đừng, chớ trong hành động cầu khiến nói chung 41 2.1.2. Các vị từ tình thái hãy, đừng, chớ trong thơ tình 43 2.2. Các tiểu từ tình thái: thôi, nhé, đi, chứ, nào, với… 46 2.3. Các kiểu cấu trúc của hành động cầu khiến trong thơ tình 51 2.3.1. Cấu trúc cầu khiến trùng điệp 51 2.3.2. Cấu trúc rào đón 53 2.3.3. Cấu trúc tỉnh lược chủ từ 56 2.4. Phương tiện ngữ điệu cầu khiến trong thơ tình 58 2.4.1. Vai trò của ngữ điệu trong hành động cầu khiến nói chung 58 2.4.2. Vai trò của phương tiện ngữ điệu cầu khiến trong thơ tình 59 3. Cầu khiến gián tiếp bằng hành động ‘nghi vấn - cầu khiến’ 62 3.1. Hành động nghi vấn - cầu khiến trong tiếng Việt 62 3.2. Hành động nghi vấn - cầu khiến trong thơ tình 64 3.2.1. Nghi vấn phủ định có hàm ý khuyên không nên hành động 66 3.2.2. Nghi vấn với cặp từ hỏi “sao…không” hàm ý khuyên hành động 69 2.2.3. Nghi vấn với cặp “từ ngữ phủ định + mà” hàm ý khuyên không nên hành động 71 3 2.2.4. Một số kiểu dạng nghi vấn - cầu khiến khác 72 4. Tiểu kết 73 Chương 3: CÁC YẾU TỐ NGỮ NGHĨA CỦA CẤU TRÚC NỘI DUNG HÀNH ĐỘNG CẦU KHIẾN TRONG THƠ TÌNH 75 1. Vai trao và vai nhận hành động cầu khiến trong thơ tình 76 1.1. Quy chiếu vai trao và vai nhận trong thơ tình 76 1.1.1. Quy chiếu vai trao - vai nhận trong phát ngôn cầu khiến nói chung 76 1.1.2. Quy chiếu vai trao - vai nhận trong hành động cầu khiếnthơ tình 77 1.2. Vai trao trong hành động cầu khiếnthơ tình 80 1.2.1. Vai trao là chủ thể trữ tình - nhà thơ 81 1.2.2. Vai trao là nhân vật trữ tình (S 1 ’) 82 1.2.3. Vai trao là người đọc thơ 85 1.3. Vai nhận trong hành động cầu khiếnthơ tình 86 1.3.1. Vai nhận là chính chủ thể trữ tình - nhà thơ 87 1.3.2. Vai nhận là nhân vật trữ tình (S 2 ’) 88 1.3.3. Vai nhận là người đọc thơ 91 2. Lực ngôn trung cầu khiến trong thơ tình 93 2.1. Yếu tố lực ngôn trung trong phát ngôn cầu khiến 93 2.2. Cường độ lực ngôn trung cầu khiến trong thơ tình 94 2.2.1. Các loại cường độ lực ngôn trung cầu khiến 94 2.2.2. Đặc trưng cường độ lực ngôn trung cầu khiến trong thơ tình 95 2.3. Các yếu tố chi phối cường độ lực ngôn trung cầu khiến trong thơ tình 98 2.3.1. Yếu tố trợ từ tình thái 99 2.3.2. Yếu tố cấu trúc cầu khiến phức hợp 101 2.3.3. Yếu tố vị thế giao tiếp 102 3. Nội dung cầu khiến trong thơ tình 104 3.1. Định nghĩa nội dung cầu khiến 104 3.2. Đặc trưng nội dung cầu khiến trong thơ tình 105 3.2.1. Nội dung mang nghĩa nội hàm 106 3.2.2. Nội dung mang tính phổ quát 109 3.2.3. Nội dung phản ánh đặc trưng kinh nghiệm của mỗi người 111 4. Hiệu lực cầu khiến trong thơ tình 115 5. Tiểu kết 119 KẾT LUẬN 121 Tài liệu tham khảo 4 5 MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài 1. Trong các thể loại văn học, thơ đã được nghiên cứu nhiều và hầu khắp các góc độ. Tuy nhiên, các tác giả chưa xem xét toàn diện trên cả 3 mặt: nghĩa học (nghĩa, ý nghĩa ngôn ngữ, nghĩa nghệ thuật thơ), kết học (các hình thức ngôn ngữ thông thường, các hình thức pháp thơ), dụng học (dụng học ngôn ngữ, dụng học nghệ thuật thơ)… đối với thơ. Và chưa có một công trình nào thực sự đi vào nghiên cứu về cả biểu hiện hình thức lẫn cấu trúc nội dung ngữ nghĩa của hành động cầu khiến trong thơ nói chung, trong thơ tình nói riêng (chủ yếu mới nghiên cứu cầu khiến trong phát ngôn). 2. Thơ tình đặc trưng bởi những rung động, cảm xúc… rất có lý và cả vô lý. Đặc trưng này sẽ chi phối đến các yếu tố ngữ nghĩa cầu khiến và tạo nên những đặc thù của hành động cầu khiến trong thơ so với hành động cầu khiến trong hội thoại giao tế. Việc nghiên cứu hành động cầu khiến trong thơ tình, vì lẽ đó, càng trở nên có ý nghĩa đặc biệt. 3. Về cầu khiến, đến nay trong tiếng Việt đã có nhiều công trình nghiên cứu từ các góc độ khác nhau của các tác giả: Chu Thị Thuỷ An, Lê Đình Tường, Trần Kim Phượng, Nguyễn Thị Hoàng Chi, Đào Thanh Lan, Nguyễn Văn Độ, Vũ Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Thanh Hương… Trong đó, có công trình đã nghiên cứu khá đầy đủ về câu cầu khiến tiếng Việt (Chu Thị Thuỷ An, Đào Thanh Lan); Một số công trình thiên về nghiên cứu các phương thức biểu đạt ý nghĩa cầu khiến (Nguyễn Thị Hoàng Chi, Trần Kim Phượng, Nguyễn Thị Thanh Hương); Công trình nghiên cứu các yếu tố ngữ nghĩa của phát ngôn cầu khiến (Lê Đình Tường); Công trình nghiên cứu về các yếu tố làm biển đổi lực ngôn trung thỉnh cầu (Nguyễn Văn Độ); Công trình nghiên cứu hoàn toàn dưới góc độ ngữ dụng học (Vũ Thị Thanh Hương); 6 Một số công trình nghiên cứu khác về phát ngôn cầu khiếntính đến tính lịch sự, tính gián tiếp, văn hóa giao tiếp v.v… Tuy nhiên, tất cả các tác giả của các công trình trên còn bỏ ngỏ 2 vấn đề: Thứ nhất, các tác giả chỉ mới nghiên cứu hành động cầu khiến trong hội thoại. Vì vậy, giá trị cầu khiến là giá trị tuyệt đối |1-1|, đúng với hệ quy chiếu tuyệt đối “TÔI - ANH - BÂY GIỜ - Ở ĐÂY”. Còn đặc trưng của thơ: mạch cảm xúc là độc thoại nhưng luôn mang các tiềm năng hội thoại. Hình thức hội thoại trong thơ là dạng hội thoại đặc biệt (đa thoại - polylogue): giữa các nhân vật trữ tình, giữa nhà thơ và bạn đọc, giữa bạn đọc với bạn đọc…. Ngữ nghĩa của thơ không chỉ được kiến tạo từ phía nhà thơ mà còn từ phía bạn đọc thơ. Chính vì vậy, giá trị nội dung nói chung, giá trị cầu khiến nói riêng trong thơ không là giá trị tuyệt đối |1-1| mà nó có sự luân phiên thay đổi tuỳ theo các góc quy chiếu khác nhau của vai trao và vai nhận (ngữ vi nhiều lần). Thứ hai, các tác giả đi trước đều lấy đơn vị nghiên cứu hành động cầu khiến là phát ngôn (câu). Điều này không thể áp dụng để khảo sát trong thơ. Vì khái niệm câu thơ trong thể loại văn học này không trùng với khái niệm câu của ngữ pháp học. Đơn vị của thi pháp thường không tương xứng với đơn vị của ngữ pháp. Các đơn vị hiển nhiên của thơthể dễ dàng phân tách, tính đếm là dòng, liên, khổ, bài… không tương ứng với những đơn vị của ngữ pháp chung. Cách nhau ngàn vạn dặm Nhớ chi đến trăng thề (Hàn Mặc Tử, Tình quê - tr. 119) Trong dẫn chứng này, một tứ thơ trọn vẹn với hai dòng thơ nhưng chưa chỉnh một câu theo khái niệm của ngữ pháp học. Để giải quyết yêu cầu, nhiệm vụ chính của luận văn, chúng tôi lấy (clause) làm đơn vị nghiên cứu thơ (cụ thể là nghiên cứu hành động cầu khiến 7 trong thơ). Bởi theo chúng tôi, thơ là một hình thức giao tiếp lạ, lời thơ có những cách tổ chức, có chất liệu khác hẳn với lời nói thường; và chính cấu trúc thành tố (constituency) mà đơn vị quan hệ có tính chất tầng bậc của nó là khi được đưa vào để phân tích thơ sẽ mang lại những ý nghĩa đặc biệt (sẽ được chúng tôi trình bày rõ trong nội dung luận văn). Như vậy, hành động cầu khiến trong thơ nói chung và thơ tình nói riêng còn là một vấn đề bỏ ngỏ, mới lạ, hứa hẹn những gợi mở về cả lý luận và thực tiễn, cho cả lĩnh vực nghiên cứu văn chương - thơ ca và lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ học. Đó cũng là động cơ thúc đẩy chúng tôi chọn đề tài: Hành động cầu khiến trong thơ tình (trên cứ liệu Tuyển tập Thơ tình Việt Nam thế kỷ 20). II. Mục đích nghiên cứu Khảo sát, phân tích tìm ra các đặc trưng hình thức biểu hiện và hoạt động của các yếu tố thuộc cấu trúc nội dung ngữ nghĩa của hành động cầu khiến trong thơ tình. Trên cơ sở đó, chỉ ra đặc trưng khu biệt của hành động cầu khiến trong thơ tình so với hành động cầu khiến trong hội thoại giao tiếp. III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu Các phương tiện đánh dấu lực ngôn trung cầu khiến (phương tiện từ vựng, phương tiện ngữ pháp); và các yếu tố ngữ nghĩa của cấu trúc nội dung hành động cầu khiến trong thơ tình (vai trao, vai nhận, lực ngôn trung cầu khiến, nội dung cầu khiến, hiệu lực cầu khiến). 2. Phạm vi nghiên cứu Tập trung giải quyết các vấn đề sau: + Đặc trưng về hình thức biểu hiện của hành động cầu khiến trong thơ tình; + Đặc trưng về cấu trúc nội dung ngữ nghĩa của hành động cầu khiến trong thơ tình (phân tích sâu các yếu tố thành phần); 8 + Sự khác biệt về hình thức biểu hiện và nội dung ngữ nghĩa của hành động cầu khiến trong thơ tình so với hành động cầu khiến trong hội thoại. Tư liệu khảo sát: Tập thơ Tuyển tập thơ tình Việt Nam thế kỷ 20 Nxb Thanh niên, H. 2000 VI. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, Luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp: - Phương pháp thống kê, phương pháp quy nạp. - Phương pháp phân tích ngữ nghĩa - cứ pháp của hình thức thơ ca. - Phương pháp so sánh - đối chiếu để rút ra những đặc trưng về hình thức và cấu trúc nội dung của hành động cầu khiến trong thơ tình. V. Cấu trúc Luận văn Luận văn gồm 3 chương: * Chương 1: Tiền đề lý luận Trình bày về ba vấn đề mang tính lý luận có liên quan đến luận văn: 1. Đặc trưng của thơthơ tình. 2. Cầu khiếnhành động cầu khiến trong tiếng Việt. 3. Đơn vị nghiên cứu hành động cầu khiến trong thơ tình (cú). * Chương 2: Đặc trưng về hình thức biểu hiện của hành động cầu khiến trong thơ tình Trình bày những đặc trưng về hình thức biểu hiện để làm rõ hơn những đặc sắc về nội dung ngữ nghĩa của hành động cầu khiến trong thơ tình. 1. Cầu khiến trực tiếp bằng các phương tiện từ vựng: các động từ ngôn hành van, xin, cầu…, các động từ trạng thái mong, muốn. 2. Cầu khiến trực tiếp bằng các phương tiện ngữ pháp: các vị từ tính thái hãy, đừng, chớ…; các tiểu từ tình thái thôi, nhé, nhỉ…; các cấu trúc cầu khiến. 3. Cầu khiến gián tiếp bằng hành động ‘nghi vấn - cầu khiến’. 9 * Chương 3: Các yếu tố ngữ nghĩa của cấu trúc nội dung hành động cầu khiến trong thơ tình Cấu trúc nội dung ngữ nghĩa của hành động cầu khiến trong thơ tình là một hệ thống gồm các yếu tố: a) Vai trao lời cầu khiến; b) Vai nhận; c) Lực ngôn trung cầu khiến; d) Nội dung cầu khiến; e) Hiệu lực cầu khiến. Đặc điểm biểu hiện các yếu tố ngữ nghĩa thuộc cấu trúc nội dung của hành động cầu khiến trong thơ tình bị chi phối mạnh mẽ bởi đặc trưng thể loại nghệ thuật thơ ca, vì vậy có những điểm khác biệt với các yếu tố tương ứng trong cấu trúc nội dung một hành động cầu khiến hội thoại giao tế. Những điểm khác, đặc trưng, đặc biệt này nằm trong bản chất biểu hiện của mỗi một yếu tố. 10 . nghĩa của hành động cầu khiến trong thơ tình so với hành động cầu khiến trong hội thoại. Tư liệu khảo sát: Tập thơ Tuyển tập thơ tình Việt Nam thế kỷ 20 Nxb. ĐẠI HỌC VINH  TRẦN ANH THƯ HÀNH ĐỘNG CẦU KHIẾN TRONG THƠ TÌNH (Khảo sát dựa trên cứ liệu Tuyển tập Thơ tình Việt Nam thế kỷ XX) Chuyên ngành: Lý luận ngôn

Ngày đăng: 18/12/2013, 20:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nhiều tác giả, (2000), Tuyển tập thơ tình Việt Nam thế kỷ 20, Nxb Thanh Niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập thơ tình Việt Nam thế kỷ 20
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: Nxb ThanhNiên
Năm: 2000
2. Chu Thị Thuỷ An, (2001), “Phân tích đặc điểm ngữ pháp - ngữ nghĩa của động từ trong mối liên hệ với chức năng cấu tạo câu cầu khiến”, Ngôn ngữ, (2), tr.27-30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích đặc điểm ngữ pháp - ngữ nghĩacủa động từ trong mối liên hệ với chức năng cấu tạo câu cầu khiến”
Tác giả: Chu Thị Thuỷ An
Năm: 2001
3. Chu Thị Thuỷ An, (2002), Câu cầu khiến tiếng Việt, Luận án TSNV, Viện NNH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Câu cầu khiến tiếng Việt
Tác giả: Chu Thị Thuỷ An
Năm: 2002
4. Phạm Thị Kim Anh, (2005), “Về hai bình diện của tín hiệu văn chương - thơ ca”, Ngôn ngữ, (4), tr. 68-77 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về hai bình diện của tín hiệu văn chương -thơ ca”
Tác giả: Phạm Thị Kim Anh
Năm: 2005
5. Phong Hồng Anh, (2005), “Tín hiệu thơ - cuộc đối thoại giữa nhà thơ và bạn đọc”, Ngôn ngữ, (9), tr. 10-18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tín hiệu thơ - cuộc đối thoại giữa nhà thơ vàbạn đọc”
Tác giả: Phong Hồng Anh
Năm: 2005
6. Đỗ Ảnh, (1990), “Thử vận dụng quan điểm cấu trúc chức năng để nhận diện miêu tả câu cầu khiến tiếng Việt”, Ngôn ngữ, (2), tr. 53-55 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thử vận dụng quan điểm cấu trúc chức năng để nhậndiện miêu tả câu cầu khiến tiếng Việt”
Tác giả: Đỗ Ảnh
Năm: 1990
7. Diệp Quang Ban, (1989), Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông, T.2, Nxb ĐH&THCN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: NxbĐH&THCN
Năm: 1989
8. Diệp Quang Ban, Đinh Trọng Lạc, (1993), Tiếng Việt 11, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt 11
Tác giả: Diệp Quang Ban, Đinh Trọng Lạc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1993
9. Diệp Quang Ban, (1998), Ngữ pháp tiếng Việt, T.2, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
10. Diệp Quang Ban, (2005), “Cú và việc ứng dụng vào ngữ pháp tiếng Việt”, Ngôn ngữ, (1), tr.1-8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cú và việc ứng dụng vào ngữ pháp tiếngViệt”
Tác giả: Diệp Quang Ban
Năm: 2005
11. Nguyễn Phan Cảnh, (2000), Ngôn ngữ thơ, Nxb Văn hoá - Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ thơ
Tác giả: Nguyễn Phan Cảnh
Nhà XB: Nxb Văn hoá - Thông tin
Năm: 2000
12. Đỗ Hữu Châu, (1982), “Ngữ nghĩa học hệ thống và ngữ nghĩa học hoạt động”, Ngôn ngữ, (3), tr. 18-33 Sách, tạp chí
Tiêu đề: N"gữ nghĩa học hệ thống và ngữ nghĩa học hoạtđộng”
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Năm: 1982
13. Đỗ Hữu Châu, (1983), “Ngữ nghĩa học hệ thống và ngữ nghĩa học hoạt động”, Ngôn ngữ, (1), tr. 12-26 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ nghĩa học hệ thống và ngữ nghĩa học hoạtđộng”
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Năm: 1983
14. Đỗ Hữu Châu, (1985), “Các yếu tố dụng học của tiếng Việt”, Ngôn ngữ, (4), tr.14-16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các yếu tố dụng học của tiếng Việt”
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Năm: 1985
15. Đỗ Hữu Châu, (1986), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1986
16. Đỗ Hữu Châu, (1992), “Ngữ pháp chức năng dưới ánh sáng của dụng học hiện nay”, Ngôn ngữ, (1), tr.1-12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp chức năng dưới ánh sáng của dụnghọc hiện nay”
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Năm: 1992
17. Đỗ Hữu Châu, (1992), “Ngữ pháp chức năng dưới ánh sáng của dụng học hiện nay”, Ngôn ngữ, (2), tr. 6-13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp chức năng dưới ánh sáng của dụnghọc hiện nay”
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Năm: 1992
18. Đỗ Hữu Châu, Cao Xuân Hạo, (1992), Tiếng Việt 12, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt 12
Tác giả: Đỗ Hữu Châu, Cao Xuân Hạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1992
19. Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán (1993), Đại cương ngôn ngữ học, T.2, Nxb GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán
Nhà XB: Nxb GD
Năm: 1993
20. Đỗ Hữu Châu, (2001), Đại cương ngôn ngữ học, T.2, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2001

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w