1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các nhà nho việt nam tiếp nhận truyện kiều

124 3K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 831,5 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ĐÀO THỊ THÚY CÁC NHÀ NHO VIỆT NAM TIẾP NHẬN TRUYỆN KIỀU LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Vinh – 2009 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ĐÀO THỊ THÚY CÁC NHÀ NHO VIỆT NAM TIẾP NHẬN TRUYỆN KIỀU CHUYÊN NGÀNH : LÍ LUẬN VĂN HỌC MÃ SỐ : 60.22.32 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS NGUYỄN HỮU SƠN 2 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Sau đại học, Ban chủ nhiệm và các thầy cô giáo khoa Ngữ văn. Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS - TS. Nguyễn Hữu Sơn - Người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn TS. Phan Huy Dũng, TS. Trương Xuân Tiếu, những người đã gợi mở các ý kiến quan trọng trong quá trình nghiên cứu đề tài. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với gia đình, bạn bè, người thân và các đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Vinh, ngày 9 tháng 1 năm 2009 Tác giả ĐÀO THỊ THÚY 3 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU………………………………………………………… 1 CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ TIẾP NHẬN VĂN HỌC VÀ SỰ TIẾP NHẬN TRUYỆN KIỀUVIỆT NAM …. 14 1.1. Một số vấn đề lý thuyết về tiếp nhận văn học………………….14 1.1.1. Giới thuyết về tiếp nhận văn học……………………………… 14 1.1.2. Ý nghĩa, vai trò của tiếp nhận đối với hoạt động sáng tạo văn học………………………………………………………………… 16 1.1.3. Tính tích cực, sáng tạo của chủ thể tiếp nhận văn học………….20 1.2. Vấn đề tiếp nhận văn học thời trung đại……………………….24 1.2.1. Bối cảnh văn hoá văn học thời trung đại……………………… 24 1.2.2. Đặc trưng của tiếp nhận văn học thời trung đại………………… 28 1.3. Vấn đề tiếp nhận Truyện KiềuViệt Nam…………………….31 1.3.1. Giai đoạn từ khi Truyện Kiều ra đời đến năm 1930…………… 31 1.3.2. Giai đoạn từ năm 1930 đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 . 34 1.3.3. Giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay………. 37 CHƯƠNG 2. CÁCH TIẾP NHẬN CỦA CÁC NHÀ NHO VIỆT NAM VỀ CẢM HỨNG VÀ TƯ TƯỞNG TRUYỆN KIỀU…… 41 2.1. Các nhà nho bàn về cảm hứng chủ đạo trong Truyện Kiều… 41 2.1.1 Các nhà nho bàn về cảm hứng thế sự………………………… 41 4 2.1.2. Các nhà nho bàn về cảm hứng đạo đức……………………… .48 2.1.3. Các nhà nho bàn về cảm hứng nhân đạo……………………… 60 2.2. Các nhà nho bàn về nội dung tư tưởng Truyện Kiều………… 65 2.2.1. Các nhà nho bàn về sự chi phối của tư tưởng Nho giáo trong Truyện Kiều 66 2.2.2. Các nhà nho bàn về sự chi phối của tư tưởng Phật giáo trong Truyện Kiều…………………………………………………… 70 2.2.3. Các nhà nho bàn về sự kí thác tâm sự của Nguyễn Du trong Truyện Kiều…………………………………………………… 75 2.3. Những hình thức phát biểu về cảm hứng và tư tưởng Truyện Kiều………………………………………………………… 78 2.3.1. Bình Kiều……………………………………………………….78 2.3.2. Vịnh Kiều……………………………………………………….80 2.3.3. Tập Kiều……………………………………………………… . 82 2.3.4. Các bài chính luận. …………………………………………… 83 CHƯƠNG 3. CÁCH TIẾP NHẬN CỦA CÁC NHÀ NHO VIỆT NAM VỀ NGHỆ THUẬT TRUYỆN KIỀU…………………… 85 3.1. Các nhà nho bàn về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Truyện Kiều…………………………………………………… 85 3.1.1. Các nhà nho bàn về nhân vật chính diện trong Truyện Kiều… .86 3.1.2. Các nhà nho bàn về nhân vật phản diện trong Truyện Kiều… . 95 3.2. Các nhà nho bàn về ngôn ngữ nghệ thuật Truyện Kiều…… 103 3.2.1. Các nhà nho bàn về giọng văn trong Truyện Kiều…………… 103 3.2.2. Các nhà nho bàn về lời văn trong Truyện Kiều………………. 106 5 3.3. Những hình thức phát biểu về nghệ thuật Truyện Kiều…… 109 KẾT LUẬN…………………………………………………………… 111 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………… 113 6 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Nguyễn Du (1765 - 1820) là đại thi hào của dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Di sản Nguyễn Du để lại khá đồ sộ và nhiều tác phẩm của ông đạt đến giá trị tuyệt đỉnh, trong đó, trước hết phải kể đến kiệt tác Truyện Kiều - tập đại thành của văn học cổ Việt Nam. Truyện Kiều là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam và được đông đảo độc giả quốc tế đón đọc. Qua thời gian, Truyện Kiều ngày càng khẳng định những giá trị hấp dẫn lạ lùng về nhiều mặt và được các tầng lớp khác nhau tiếp nhận. Ngay từ khi mới ra đời, Truyện Kiều đã được các nhà nho tiếp nhận dưới nhiều hình thức khá phong phú. 1.2. Nghiên cứu văn học không chỉ giới hạn ở việc nghiên cứu hoạt động sáng tác mà còn nghiên cứu cả hoạt động tiếp nhận. Trong khi đó, Truyện Kiều có lịch sử nghiên cứu phong phú đòi hỏi được đánh giá đầy đủ hơn. Vì vậy, chúng tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu. 1.3. Ý kiến của các nhà nho Việt Nam bàn về Truyện Kiều khá nhiều nhưng còn tản mạn. Trong khi đó, đây là nguồn tư liệu quý giá. Có thể giúp chúng ta hiểu hơn về sự hiện diện của kiệt tác Truyện Kiều trong đời sống tinh thần của người Việt Nam. Luận văn chúng tôi muốn góp phần cung cấp, hệ thống hoá những tư liệu đã được sưu tầm để giúp cho việc nghiên cứu Truyện Kiều đạt kết quả hơn. 1.4. Luận văn tìm hiểu ý kiến của các nhà nho bàn về Truyện Kiều, có thể giúp hiểu thêm nhiều điều về môi trường văn học thời trung đại, về tính đặc thù của sự tiếp nhận văn học thời trung đại. Bên cạnh đó luận văn cũng có thể củng cố thêm được tri thức của chính người viết về lí luận tiếp nhận văn học. Đây cũng là một lý do nữa thúc đẩy chúng tôi thực hiện đề tài. 7 1.5. Truyện Kiều là tác phẩm luôn chiếm vị trí quan trọng trong chương trình văn học từ phổ thông đến đại học. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề các nhà nho Việt Nam tiếp nhận Truyện Kiều là việc làm thiết thực, chắc rằng sẽ góp phần vào việc dạy - học Truyện Kiều được tốt hơn, sâu sắc hơn. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Trải qua gần hai thế kỉ, Truyện Kiều vẫn hấp dẫn, mới mẻ đối với các độc giả trong và ngoài nước. Tài năng của Nguyễn Du và giá trị của Truyện Kiều đã được khẳng định trong hàng trăm hàng nghìn bài viết, bài nghiên cứu, bài phê bình. Người ta say sưa thảo luận, tranh luận, bình phẩm, đánh giá, nhận xét từng câu, từng chữ, từng tình ý, từng vấn đề trong Truyện Kiều. 2.2. Từ trước đến nay, về vấn đề tiếp nhận của các nhà nho Việt Nam đối với Truyện Kiều, đã có nhiều bài báo, bài phê bình, nghiên cứu đáng chú ý sau: Trong cuốn Văn học Việt Nam (Nửa cuối thế kỉ XVIII - hết thế kỉ XIX), Nguyễn Lộc đã nghiên cứu nhiều vấn đề quan trọng về Nguyễn Du: Truyện Kiều, tập đại thành của văn học cổ Việt Nam; Cảm hứng chủ đạo của Nguyễn Du trong Truyện Kiều; Nội dung xã hội của Truyện Kiều; Những mâu thuẫn trong thế giới quan của Nguyễn Du phản ánh trong Truyện Kiều; Điển hình hoá trong Truyện Kiều; Ngôn ngữ Truyện Kiều. Đặc biệt, chúng tôi chú ý phần: “Lịch sử vấn đề nghiên cứu Truyện Kiều - phê phán những quan điểm sai trái” [41,464]. Tác giả chia lịch sử nghiên cứu, bình luận Truyện Kiều làm 4 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất, từ khi Truyện Kiều ra đời cho đến hết thế kỉ XIX, Nguyễn Lộc cho rằng: “giai đoạn này chủ yếu là các nhà nho bình luận các nhân vật Truyện Kiều mà trọng tâm bình luận nhân vật Thuý Kiều” [41,464]. Tác giả chia sự tiếp nhận Truyện Kiều của các nhà nho giai đoạn này ra làm hai khuynh hướng: khuynh hướng thứ nhất đứng trên quan điểm đạo đức phong kiến để bình luận Truyện Kiều như Minh Mệnh, Tự Đức, Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Công Trứ. Nhìn chung, các nhà nho là những người phát 8 ngôn cho tư tưởng chính thống của thời đại; khuynh hướng thứ hai, đứng trên quan điểm nhân sinh như các nhà nho Phạm Quý Thích, Mộng Liên Đường chủ nhân, Phong Tuyết chủ nhân, Chu Mạnh Trinh, Nguyễn Khuyến. Những người bình luận Truyện Kiều theo khuynh hướng này, nói chung có một điểm giống nhau là không chịu ràng buộc vào quan điểm đạo đức phong kiến. Nguyễn Lộc kết luận: “Các nhà bình luận ít nhiều đã thấy được cuộc sống chính là mảnh đất nuôi dưỡng tài năng nghệ thuật của nhà thơ. Tuy nhiên, việc bình luận Truyện Kiều theo khuynh hướng này, mang nặng tính chất cảm hứng chứ chưa phải là việc nghiên cứu phê bình khoa học” [41,469]. Giai đoạn thứ hai, từ đầu thế kỉ XIX đến đầu những năm 1930, Nguyễn Lộc đã lý giải, nhận xét các bài viết của các nhà nho tân học như Phạm Quỳnh, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng. Nhìn chung, Nguyễn Lộc cũng có những nhận xét khá thống nhất với các nhà nghiên cứu khác: các nhà nho tân học giai đoạn này đã lợi dụng Truyện Kiều vào mục đích tuyên truyền chính trị. Tác giả nhận xét bài viết của Phạm Quỳnh “nhân được thực dân Pháp giao cho phụ trách tờ Nam Phong, ông muốn tương kế tựu kế, lợi dụng nó để làm cơ quan truyền bá chữ quốc ngữ, xây dựng nền học thuật mới cho đất nước” [41,468]. Sau đó, Nguyễn Lộc còn đưa ra dẫn chứng nữa về việc Phạm Quỳnh dịch và cho đăng trên báo Nam Phong bài diễn thuyết Truyện Kiều để cổ động cho thứ chính trị: “không áp chế mà cũng không cách mạng” [41,471]. Nguyễn Lộc kết luận: “Có thể nói thái độ sùng bái Truyện Kiều của Phạm Quỳnh lúc bấy giờ khách quan là có lợi cho thực dân Pháp” [41,471]. Trước nguy cơ như vậy, không thể im lặng, cụ Ngô Đức Kế liền viết bài Luận chánh học cùng tà thuyết - Quốc văn - Kim Vân Kiều, Nguyễn Du đăng trên tạp chí Hữu Thanh. Nội dung bài báo của cụ Ngô Đức Kế chủ yếu vạch trần cái mà cụ cho là thứ âm mưu chính trị bịp bợm của Phạm Quỳnh trong phong trào sùng bái Truyện Kiều. Sau khi cụ Ngô mất, cụ Huỳnh Thúc Kháng viết bài 9 Chánh học cùng tà thuyết có phải là vấn đề quan hệ chung không? để khẳng định ý nghĩa to lớn trong bài báo của cụ Ngô và tiếp tục đả kích Phạm Quỳnh. Cuối cùng, Nguyễn Lộc kết luận: “Về cuộc đấu tranh của các nhà nho tân học là trong khi bút chiến với Phạm Quỳnh, thái độ của hai nhà chí sĩ đối với Truyện Kiều có chỗ chưa thoả đáng, điều này một phần là do ảnh hưởng của thái độ bút chiến, một phần nữa quan trọng hơn là do hai cụ còn mang nặng những quan niệm của đạo đức phong kiến cũ” [41,472]. Như vậy, với công trình nghiên cứu này, Nguyễn Lộc đã phân tích, đánh giá khá cụ thể và sâu sắc về giá trị nội dung cũng như nghệ thuật Truyện Kiều. Bên cạnh đó có những lời nhận xét khái quát nhưng chưa tập hợp đầy đủ các ý kiến bình phẩm của các nhà nho về Truyện Kiều như các nhà biên soạn sau này. Trong cuốn Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, Phan Ngọc đã nghiên cứu khá chi tiết và đưa ra nhiều luận điểm mới về phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều. Trong công trình đó, ở phần mở đầu, Phan Ngọc đã nhận xét khá cụ thể về các công trình nghiên cứu nội dung của Truyện Kiều. Ông viết: “Các công trình ấy, nếu xét về mặt sâu sắc, thú vị, thì nhiều khi hết sức sâu sắc và thú vị. Nhưng mặc dầu đưa ra những kết luận khác nhau, tất cả đều giống nhau một điểm: hầu như tất cả đều nghiên cứu một mình Truyện Kiều, rồi căn cứ vào nhận thức của riêng mình mà khen hoặc chê, kết quả như Ngô Đức Kế nói “kẻ khen người chê, kẻ yêu người ghét ồn ào”. Người thứ nhất bảo Kiều dâm, người thứ hai bảo Kiều hiếu, người thứ ba bảo Kiều chạy theo định mệnh, người thứ tư bảo Kiều có ý thức về định mệnh của mình… điều người này khẳng định thì người khác phủ định” [50,7]. Tác giả đưa ra câu hỏi mà thực ra đó là câu trả lời: “Trong tình trạng chống đối nhau gay gắt như vậy, làm sao có thể rút ra được những nhận định thực sự khách quan mà mọi người có thể chấp nhận?” [50,8]. Tác giả đặt ra một hướng để giải quyết vấn đề trên là xây dựng một lí luận phong cách 10 . đề các nhà nho Việt Nam tiếp nhận Truyện Kiều. 3.2. Luận văn sẽ hướng tới phát hiện, nghiên cứu vấn đề các nhà nho Việt Nam tiếp nhận Truyện Kiều trên các. nhận văn học và sự tiếp nhận Truyện Kiều ở Việt Nam. Chương 2. Cách tiếp nhận của các nhà nho Việt Nam về cảm hứng và tư tưởng Truyện Kiều. Chương 3. Cách

Ngày đăng: 18/12/2013, 15:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w