Các nhà nho bàn về nhân vật chính diện trong Truyện Kiều

Một phần của tài liệu Các nhà nho việt nam tiếp nhận truyện kiều (Trang 92 - 101)

Cuốn Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Nhân vật chính diện là nhân vật tích cực, đối lập với nhân vật phản diện. Nhân vật chính diện là nhân vật đạt đến chỗ trọn vẹn, tiêu biểu, đại diện cho tinh hoa của một giai cấp, một dân tộc, một thời đại, là nhân vật thể hiện những giá trị tinh thần, những phẩm chất tốt đẹp, những hành vi cao cả của con người được nhà văn miêu tả, khẳng định, đề cao trong tác phẩm theo một lí tưởng xã hội - thẩm mĩ nhất định. Đó là nhân vật mang lí tưởng, quan điểm và đạo đức tốt đẹp của tác giả” [12,194]. Nhân vật chính diện là một phạm trù lịch sử. Văn học thời nào cũng có những nhân vật chính diện thể hiện lí tưởng xã hội và lí tưởng thẩm mĩ của thời đại đó. Trong văn học cổ điển Việt Nam, nhân vật chính diện là nhà nho tiết tháo, lấy việc thực hiện lí tưởng “tu tề, trị bình” làm lẽ sống. Từ quan niệm đó, chúng ta tìm hiểu vấn đề các nhà nho bàn về cách xây dựng nhân vật chính diện trong Truyện Kiều.

Bàn về cách xây dựng nhân vật chính diện trong Truyện Kiều, các nhà nho lớp cũ như Vũ Trinh - Nguyễn Lượng, Nguyễn Văn Thắng, Tự Đức thiên về cảm nhận chung chung. Họ chỉ chú ý đến phương diện khách thể của nó như: Nhân vật mang phẩm chất gì? Tính cách nhân vật như thế nào? Ngoại hình nhân vật được khắc họa ra sao? Đó là những vấn đề không thể bỏ qua khi phân tích nhân vật như một khách thể. Từ đó, các nhà nho lớp cũ phẩm bình nhân vật trong tác phẩm nghệ thuật như những con người có thật ở ngoài đời. Họ chưa đi sâu vào phân tích cụ thể là tác giả đã xây dựng nhân vật như thế này hay như thế kia. Có lẽ họ nghĩ như thế là đã đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật rồi. Ví như các lời bình của nhà nho Nguyễn Văn Thắng về các nhân vật như Thuý Kiều, Kim Trọng, Đạm Tiên, Thuý Vân, Từ Hải:

- Hiếu tình có một - tài sắc gồm hai Hoa ghen thắm, liễu hờn xanh…

- Dòng dõi trâm anh, văn chương đài các Bực tài danh nền phước hậu.

- Giá nổi một đời - Tiếng bay bốn bể. - Tuyết nhường màu da,

Mây thua nước tóc

Sắc chẳng kém mười phân trọn vẹn. - Thao lược đủ tài - côn quyền hơn sức…

- Thế oanh liệt quặn sông cựa núi - sức tung hoành lỡ đất long trời.

(Kim Vân Kiều án) Hoặc vua Tự Đức bàn về nhân vật Thuý Kiều:

Thuý Kiều sắc sảo khôn ngoan, Hơn Vân cả chỗ ngón đàn cầm thi. (Tổng Từ)

Hay như về câu 3.917 trong Truyện Kiều:

Phím đàn dìu dặt tay tiên,

Khói trầm cao thấp tiếng huyền gần xa.

Hai nhà nho Vũ Trinh - Nguyễn Lượng nhận xét: “Trong truyện này, tác giả tả Thuý Kiều đánh đàn có năm chỗ (mở đầu bằng đánh đàn thì cũng kết thúc bằng đánh đàn), mỗi chỗ có một tình thái riêng, thật khó được thế, thật khó được thế!” [54,26].

Đến lớp nhà nho tân học như Bùi Kỷ - Trần Trọng Kim, Phạm Quỳnh, Tùng Hoa, Vũ Đình Long thì đã có bước phát triển trong việc bàn về nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Du. Đó là phân tích nhân vật theo tư duy khoa học phương Tây. Họ không thể hiện cảm nhận qua hình thức bài bình, bài tựa hay bài vịnh, mà thông qua các bài viết phân tích cụ thể về cách xây dựng nhân vật. Như trong bài Nhân vật trong Truyện Kiều, hai nhà nho tân học vừa đánh giá chung về tài năng của Nguyễn Du trong việc xây dựng nhân vật, vừa đặc biệt làm rõ cái tài phân tích tâm lí nhân vật: “về nhân vật trong

Truyện Kiều thì vì cái cảnh ngộ một người mà miên man ra đến các hạng người khác, làm thành ra quyển truyện ấy hình như quyển tiểu sử cả một xã hội vậy. Từ ông quan cho đến tên lính lệ, từ người lương thiện cho chí những người tàn ác… Hạng người nào ra hạng người ấy, lời ấy, tiếng nói cử chỉ hành động không có gì không giống như đúc. Tả ra được như thế, thì không những Tố Như tiên sinh có cái đặc tài hơn các nhà văn sĩ, mà tiên sinh lại là một nhà tâm lí học rất tinh thâm, thấu suốt được nhân tình thế thái, soi rõ đến cái khuất khúc hóc hiểm ở trong lòng người ta. Ai thế nào tiên sinh đem bày ra thế, mà tả người nào cũng có cái khí rất linh hoạt rất mạnh, khiến khi ta đọc

Truyện Thuý Kiều, ta tưởng như là những người ấy có ở trước mặt ta, đi lại, nói năng như thật vậy” [32,1026]. Từ sự đánh giá đó, Bùi Kỷ - Trần Trọng

Kim đi phân tích cái tài của Nguyễn Du trong việc miêu tả vẻ đẹp chị em Thuý Kiều. Đó là vẻ đẹp chung của hai chị em: “Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười” [32,1026]. Rồi hai nhà nho đánh giá cụ thể vẻ đẹp riêng của từng nhân vật, không ai giống ai và vẻ đẹp đó như một điềm báo về số phận cũng như cuộc đời của họ. Điều đó khẳng định tài năng tinh tế, độc đáo của Nguyễn Du trong việc xây dựng nhân vật. Đối với Thuý Vân:

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang. Hoa cười ngọc thốt đoan trang,

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.

Hai nhà nho Bùi Kỷ - Trần Trọng Kim nhận xét: cái đẹp của Thuý Vân là cái đẹp phúc hậu, một vẻ đẹp phong lưu phú quí, chứ không phải là cái đẹp sắc sảo như Thuý Kiều:

Làn thu thuỷ, nét xuân sơn,

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.

Hai nhà nho này phân tích, đánh giá: “cũng là tả cái đẹp mà sao cái đẹp của Thuý Kiều tươi quá, thắm quá, hình như là cái mối sầu, cái dây oan đã phục sẵn trong cái đẹp đó. Thuý Kiều đã đẹp hơn người mà lại khôn ngoan đủ điều như cô Kiều thật là ít có. Nhưng đấy là cái mồi của khuôn xanh để nhử người bạc mệnh, chứ ở cái đời tầm thường này làm gì có người hoàn hảo thế được hưởng cuộc sống hoàn toàn” [32,1027]. Hai nhà nho chỉ ra cách Nguyễn Du xây dựng tình yêu theo kiểu giai nhân - tài tử, là mối tình xây dựng trên cơ sở tình cảm, thực chất nó đối lập với chế độ xã hội phong kiến: “Thuý Kiều là người tài hoa cho nên tác giả xây dựng nhân vật Kim Trọng là một bậc tài hoa nho nhã để xứng đôi với nàng Kiều” [32,1027]. Họ có duyên mà không có phận với nhau. Tiếp đến, hai nhà nho phân tích tính cách nhân vật Thuý Kiều: “Thuý Kiều cũng biết yêu, cũng ghét, cũng tức, cũng giận như mọi người chứ không phải bậc trên mọi người, cho nên việc báo ân, báo oán là việc làm đáng

nhất trong đời Thuý Kiều” [32,1027]. Cuối cùng, hai nhà nho bàn về việc Nguyễn Du xây dựng cốt truyện theo lối: gặp gỡ - li tán - đoàn viên. Đó là nghệ thuật quen thuộc của thi pháp văn học trung đại. Nhưng hai nhà nho này đã nhìn thấy cái tài năng vuợt trội của Nguyễn Du trong kết cấu cốt truyện so với Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc: Đoạn tái hợp trong Truyện Kiều cũng dịch theo bộ tiểu thuyết Tàu mà lại là đoạn văn kết cấu rất kỳ. Khi thấy hai người “đem tình cầm sắt đổi sang cầm cờ” cùng hưởng chung một cái thú rất thanh nhã, thì thật là một chuyện không ai đoán trước được. Thuý Kiều đã nói với Kim Trọng:

Chữ trinh còn một chút này, Chẳng cầm cho vững, lại giày cho tan.

Hai nhà nho phân tích: “thân Thuý Kiều còn gì là trinh nữa, song Thuý Kiều vẫn một lòng giữ nghĩa với Kim Trọng” [32,1029].

Đến bài Văn chương Truyện Kiều, Bùi Kỷ - Trần Trọng Kim đã đánh giá cao về nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật. Trước hết, hai nhà nho nhận xét chung về tài năng Nguyễn Du: “Đến cái lối tả nhân vật và tả cảnh của tiên sinh thì rất là gọn gàng, chỉ vắn tắt độ vài ba câu, chứ không tỉ mỉ kéo dài. Kể rõ hết cả cái mảy may. Thế mà tả cái gì nổi hẳn cái ấy lên. Là bởi tiên sinh khéo dùng lối hoạt họa, chọn cái hình dáng nào rõ thật nổi, rồi tìm vài chữ thật đúng mà tả ra, hễ đọc ra là nhận ngay được cái chân tướng. Tả các vai người, thì người nào vẽ hệt người đó” [33,1254]. Tiếp đó, hai nhà nho này đánh giá về nghệ thuật khắc họa ngoại hình từng loại nhân vật. Đối với các nhân vật chính diện như Kim Trọng là một bậc người phong lưu nho nhã thì:

Đề huề lưng túi gió trăng… Một vùng như thể cây quỳnh cành dao.

Tả Từ Hải thì:

Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao.

Tả người thật thì thế, còn tả người trong giấc chiêm bao thì:

Sương in mặt, tuyết pha thân, Sen vàng lãng đãng như gần như xa.

Thật rõ là người trông thấy trong khi mơ màng giấc mộng.

Sau đó, hai nhà nho bàn về nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật qua sự miêu tả ngoại hình của Nguyễn Du. Bùi Kỷ - Trần Trọng Kim nhận xét: “Còn ai tính nết thế nào, khẩu khí làm sao, tiên sinh cũng tả ra được. Vẽ ra cả một người đàn bà đa sầu đa cảm như Thuý Kiều. Mở miệng ra đã có tiếng sầu, tiếng oán rồi:

Đau đớn thay phận đàn bà, Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

Từ Hải thì:

Anh hùng đoán giữa trần ai mới già,… Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha.

Thật là khẩu khí của người hiệp sĩ “Dọc ngang nào biết trên đầu có ai” [33,1255-1256]. Qua bài viết đó, chúng ta nhận thấy hai nhà nho đã bàn về cách xây dựng nhân vật nghệ thuật Truyện Kiều theo tư duy khoa học. Trong

Truyện Kiều, Thuý Kiều là nhân vật chính diện, trung tâm của tác phẩm mà Nguyễn Du xây dựng không hẳn theo lối lí tưởng hoá và cũng chưa hẳn theo lối điển hình hoá của chủ nghĩa hiện thực. Ở đây nghệ thuật lí tưởng hoá và ước lệ tượng trưng đang thu dần phạm vi ảnh hưởng của nó để nhường chỗ cho nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa. Cho nên, hình tượng nhân vật Thuý Kiều khá phong phú và phức tạp về nội tâm, tính cách.

Đến bài Tâm lý cô Kiều, Phạm Quỳnh đã nhận xét nghệ thuật xây dựng nhân vật Thuý Kiều: “Cụ Tiên Điền ta đặt ra Truyện Thuý Kiều thật là cũng đúng là một tay sáng tạo tuyệt luân, vì cô Kiều đã thành một nhân vật não

nùng ở trong tình giới người nước ta, thành người bạn bị thu thê thảm của biết bao nhiêu kẻ bạc mệnh tài tình, từ hơn 100 năm cho tới giờ và cho đến muôn đời về sau” [57,1045]. Rồi Phạm Quỳnh nhận xét tính cách, tâm tính của nhân vật chính diện Thuý Kiều: “Tính cách là tính cách Nho mà tinh thần là tinh thần Phật, đó lại là một đặc sắc trong tâm lý cô Kiều”, và “Tiên Điền tiên sinh tả tâm lý cô Kiều như trên kia một cách rất tinh tường, rất hiển hiện, đủ biết Ngài thuộc nhân tình thế thái lắm và đã hiểu rõ cả cơ quan trong tâm giới người ta” [57,1047]. Như vậy, bài viết của Phạm Quỳnh đã khen cái tài phân tích tâm lí của Nguyễn Du, nhưng chưa đưa ra kiểu phân tích này được tiến hành theo cách nào, mà chỉ mới nêu ra và có cái nhìn sai lệnh về Nguyễn Du: “Nhưng trong nét bút của Ngài đều có ngụ cái ý chán đời cả, và cứ xét lịch sử của Ngài như trên kia thời có lẽ Kiều nương tức là biểu tượng của tấm lòng xót xa của ngài vậy” [57,1047]. Với bài viết Tâm lý cô Kiều, Phạm Quỳnh phân tích tâm lý của Thuý Kiều một cách đơn giản và có nhiều ý kiến sai lệch trong cách nhìn nhận. Chính vì thế, bài viết này đã bị nhiều nhà nghiên cứu sau này phê phán.

Trong bài Bàn về nhân vật Truyện Kiều, Tùng Hoa đã đánh giá cách xây dựng nhân vật Truyện Kiều. Khi bàn về nhân vật chính diện thì nhà nho này chủ yếu nhận xét về nghệ thuật xây dựng ngoại hình của Nguyễn Du. Đối với nhân vật Thuý Kiều: “Trong Truyện Kiều người trọng yếu nhất là nàng Kiều. Thuý Kiều là một giai nhân tuyệt sắc” [18,1030]. Về nhân vật Kim Trọng thì: “Kim Trọng là người tài mạo song toàn, nho nhã văn chương, lại gặp Kiều là bậc nghiêng thành nghiêng nước, con nhà khuê các, hai bên trai gái tài sắc, chả phải sinh tình mến yêu” [18,1034]. Còn với nhân vật Thuý Vân thì Tùng Hoa so sánh với tài sắc Thuý Kiều: “Nói đến Kim Trọng tất phải nói đến Thuý Vân, vì Vân là người thay Kiều lấy Kim Trọng. Thuý Vân cũng là

người đẹp, nhưng đẹp một cách phúc hậu, chứ không như Kiều đẹp một cách sắc sảo:

Vân xem trang trọng khác vời, Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.

Hoa cười ngọc thốt đoan trang, Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.

Cái đẹp ấy là cái đẹp của một người đàn bà nhàn hạ, sung sướng, không hay tư lự, suốt đời chỉ thường thường thủ thân, chứ không có điều gì đáng kể” [18,1035].

Trong các nhà nho bàn về nghệ thuật xây dựng nhân vật Truyện Kiều, chúng ta phải kể tới Vũ Đình Long với bài viết Văn chương Truyện Kiều. Nhà nho này đã có cách nhìn theo tư duy khoa học và có sự phân tích thật lí thú và sâu sắc. Khi bàn về nghệ thuật miêu tả hai nhân vật Thuý Kiều, Thúy Vân, tác giả bài viết đã nhận xét: “Nguyễn Du tả hai chị em Thuý Kiều, Thuý Vân là hai người con gái tuyệt sắc cả, thế mà nét bút vẽ mỗi người ra một khác, người nào ra người ấy không thể lẫn được:

Mai cốt cách, tuyết tinh thần, Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười.

Đó là cái tính cách chung của chị em Thuý Kiều: “Cái nhan sắc của hai người hoàn toàn là vì được cả tinh thần lẫn hình thức” [40,307]. Đối với cách miêu tả Thuý Vân:

Vân xem trang trọng khác vời, Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang,

Hoa cười ngọc thốt đoan trang, Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.

Vũ Đình Long đã thấy được cái tài năng tinh tế của Nguyễn Du trong việc khắc họa vẻ đẹp Thuý Vân để làm nổi rõ cái đẹp của Thuý Kiều: “Chỉ có bốn

câu mà đủ tả ra nàng Thuý Vân, người đầy đặn nết na, ăn nói có duyên, da tuyết tóc mây, lại thêm đi đứng đoan trang, rõ ra vẻ con nhà nền nếp sang trọng. Đẹp như thế là tuyệt vời, bao nhiêu vẻ đẹp hình như tác giả đã cho cả Thuý Vân rồi, thế thì tả sao cho cái nhan sắc của Thuý Kiều được nữa?” [40,307] Nhưng:

Kiều càng sắc sảo mặn mà, So bề tài sắc lại là phần hơn.

Làn thu thuỷ, nét xuân sơn,

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh, Một hai nghiêng nước nghiêng thành…

Vũ Đình Long nhận xét: “Thế thì tác giả chưa vẽ Kiều mà đã ra Kiều hơn Thuý Vân, không những hơn Vân về sắc, mà hơn Vân về tài. Đẹp thực, nhưng cái đẹp ở làn thu thuỷ (con mắt) với nét xuân sơn (mi mắt) là cái đẹp của người đa tình, cái đẹp có tình mới hoàn toàn, nên khiến cho ai trông thấy cũng say mê say mệt!” [40,308]. Nhưng Vũ Đình Long lại lập luận, nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Du đó dường như một điềm báo về số phận cuộc đời họ mai sau: Một bên thua với nhường, một bên nghen với hờn; đọc hai câu đó đủ đoán được thân thế chị em Kiều mai sau ra sao rồi:

Khúc nhà tay lựa nên xoang, Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.

Tác giả bài viết đánh giá khái quát chung cái tài hoa của Nguyễn Du trong việc khắc họa vẻ đẹp hai chị em Thuý Kiều: “Xem thế thì tác giả tả Kiều kỹ hơn cả Vân nhiều, vì Kiều là vai chủ động trong truyện. Văn tả hình dung của cụ Nguyễn Du tài tình là vì cùng một nét bút mà cụ tả được cả nàng Kiều hữu

Một phần của tài liệu Các nhà nho việt nam tiếp nhận truyện kiều (Trang 92 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w