Các nhà nho bàn về lời văn trong Truyện Kiều

Một phần của tài liệu Các nhà nho việt nam tiếp nhận truyện kiều (Trang 112 - 124)

Lời văn trong tác phẩm văn học là lời văn nghệ thuật. Lời văn nghệ thuật là dạng phát ngôn được tổ chức một cách nghệ thuật. Bàn về lời văn nghệ thuật Truyện Kiều, các nhà nho bàn về câu, chữ và cách dùng từ của Nguyễn Du.

Truyện Kiều là đỉnh cao về ngôn ngữ thời đại. Ngôn ngữ đó được thể hiện qua những câu thơ. Như về câu 481 trong Truyện Kiều:

Trong như tiếng hạc bay qua, Đục như tiếng suối mới sa nửa vời.

Vũ Trinh nhận xét: “Chẳng nói là về sau còn có lối văn kì diệu của mấy chương nghe đàn này, thật là cái tài đáng kính, cái khéo thật tuyệt” [54,15]. Hay từ những câu 739 đến 741 trong Truyện Kiều:

Mất người còn chút của tin,

Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa. Mai sau dù có bao giờ,

Đốt lò hương ấy, so tơ phím này. Trông ra ngọn cỏ lá cây, Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.

Vũ Trinh đánh giá: “Quang cảnh này tôi không biết Thuý Kiều làm sao nói ra được, lại không biết tác giả làm sao tả ra được bốn câu thành một hơi liên tục” [54,17].

Đến bài Tựa Đoạn trường tân thanh đề từ, Đào Nguyên Phổ đánh giá chung về tài năng văn chương của Nguyễn Du trong việc sử dụng lời văn: “Lời lẽ xinh xắn mà văn hoa, âm điệu ngân vang mà tròn trịa, tài liệu chọn rất

rộng, sự việc kể rất tường, lượm lặt những diễm khúc tình từ cổ nhân, lại góp đến cả phương ngôn ngạn ngữ nước nhà, mặn mà vụn vặt không sót, quê mùa tao nhã điều thu. Nói đến tình thì vẽ được hình trạng hợp ly cam khổ, mà tình không rời cảnh, tả cảnh thì bày hết thú vị tuyết nguyệt phong hoa, mà cảnh tự vướng tình, mực muốn múa mà bút muốn bay, chữ hay phô mà câu hay nói, khiến người cười khiến người khóc, khiến người vui, khiến người buồn” [54,68]. Và nhà nho này lại đem Truyện Kiều so sánh với bản gốc Kim Vân Kiều truyện để thấy được cái kỳ tài mới mẻ của Nguyễn Du: “đem so với bản của Thanh Tâm Tài Nhân lại càng hay hơn nhiều lắm, người đã kỳ, việc lại kỳ, văn tài càng kỳ” [54,69].

Đến bài viết Văn chương Truyện Kiều, Bùi Kỷ - Trần Trọng Kim đã nhận xét lời văn Truyện Kiều: “Lời văn thật là thanh nhã, suy thiệm, hùng hồn và hàm súc, phép văn thì khai, thừa, chuyển, hợp, rất có qui củ” [33,1250]. Tiếp đến, hai nhà nho này đã bình điểm các câu thơ trong Truyện Kiều. Ví như câu thơ mở đầu:

Trăm năm trong cõi người ta, Chữ tài, chữ mệnh, khéo mà ghét nhau.

Hai nhà nho nhận xét về nghệ thuật “ý tại ngôn ngoại” mà Nguyễn Du sử dụng rất thành công: “Lấy hai chữ “tài” với chữ “mệnh” mà nói thay lời kim cổ, lời nói ít mà bao quát được nhiều ý tứ. Lung đã nói chữ “tài” chữ “mệnh” kết lại nói đến chữ “tài” chữ “mệnh” như:

Có tài mà cậy chi tài, Chữ tài liền với chữ tai một vần.

Lối văn của ta như thế, thật là khởi thác đắc pháp” [33,1250].

Hai nhà nho lại cho rằng Truyện Kiều có lối văn “dư ba”. Ví như câu:

Dưới cầu nước chảy trong veo, Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.

Hai nhà nho bình luận: “Thật là khéo lắm. Tiên sinh thêm hai câu ấy thật “văn hữu dư ba”, làm cho câu văn không tả, mà lại hay hơn, đẹp hơn lên”.

Hai nhà nho đánh giá cao về cách dùng chữ của Nguyễn Du: “Tiên sinh lại khéo dùng chữ đôi như “dập dìu”, “lơ thơ”, “êm đềm”, “nao nao”,… mà khiến cái điệu câu thơ lúc mau, lúc khoan, lúc thương nhớ, lúc buồn rầu, nó hình dung ra được. Như tả cái ý mong mỏi, khao khát của người thiếu niên tương tư như:

Hương gây mùi nhớ, trà khan giọng tình.

Lấy một chữ, một câu thơ mà vẽ ra những cái vô hình ra đúng như hệt. Thì tưởng trong làng văn ta chưa từng có ai bằng Tố Như tiên sinh” [33,1251]. Đến những cảm tình như: buồn, giận, thương nhớ, sợ hãi, không có cái gì là cái tiên sinh không tả ra một cách phân minh. Tiên sinh có cái tài dùng một chữ hay là một cái cảnh nào để gợi cái tâm tình mà tiên sinh định tả ra. Khi Thuý Kiều lưu lạc, ngồi một mình nhớ nhà:

Song sa vò võ phương trời, Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng.

Hai chữ “hoàng hôn” và “hôn hoàng” láy đi láy lại, thật là gợi ra một cái cảnh sầu muộn”. Cuối cùng hai nhà nho khái quát: “Văn mà tả được cái cảm tình đâu ra đấy, thì ai cũng cho là hay” [33,1252].

Đến bài Văn chương Truyện Kiều, Vũ Đình Long cũng bàn về cái khéo trong cách dùng câu, dùng chữ của Nguyễn Du. Tiêu biểu như lời nhận xét: “Thơ Nguyễn Du viết văn hoa bóng bẩy lắm. Những câu tỷ dụ rải rác trong văn cụ không chỗ nào không có. Ví như tả cái khuôn mặt ngà ngọc của người con gái đẹp đầm đìa nước mắt, mà cụ viết:

Cớ sao trằn trọc canh khuya, Màu hoa lệ hãy đầm đìa giọt mưa!

Thật là tuyệt bút. Những câu tỷ dụ hay như thế trong Truyện Kiều nhiều lắm, không kể cho xiết được” [40,296-297].

Truyện Kiều thể hiện bút pháp tả cảnh rất tinh tế, điêu luyện của Nguyễn Du. Điều đó đã được Vũ Đình Long đánh giá cao về cái khéo, cái tài dùng chữ trong những câu thơ tả cảnh. Tiêu biểu như lời bình: “Tả cảnh là dùng lời văn mà vẽ ra cảnh, khiến cho độc giả không trông thấy cảnh mà có thể dùng ra được. Cụ Tiên Điền tả cảnh tài lắm, là vì cụ khéo dùng chữ, gọi là “hình dùng từ”, nghĩa là những chữ vẽ ra cảnh, đọc lên mà trông thấy cảnh vậy. Ví như hai câu thơ:

Cỏ non xanh rợn chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

Chữ “rợn” có thêm vào chữ “xanh” thì màu xanh của cỏ non kia mới tả đúng, mà tả được cái hoạt động của đám cỏ non. Còn câu thơ sau có phải như vẽ ra cây lê lốm đốm một vài bông hoa trắng không?” [40,297].

Như vậy, các nhà nho bàn về lời văn Truyện Kiều thật là lí thú và độc đáo. Điều đó khẳng định rằng: họ đều thấy tài năng về ngôn ngữ nghệ thuật của Nguyễn Du trong cách dùng chữ, dùng từ, dùng câu một cách khéo léo, tinh tế, điêu luyện.

Qua việc tìm hiểu sự tiếp nhận của các nhà nho bàn về nghệ thuật xây dựng nhân vật và bàn về ngôn ngữ nghệ thuật Truyện Kiều, chúng ta rút ra nhận xét: Nhìn chung, các nhà nho lớp cũ bàn về nghệ thuật Truyện Kiều thiên về nêu cảm nhận tổng quát, còn các nhà nho lớp sau đã có những lời đánh giá, phân tích, nhận xét khá cụ thể, sâu sắc, trên tinh thần khoa học.

3.3. Những hình thức phát biểu về nghệ thuật Truyện Kiều

Trong chương 3, mục 2.3, chúng tôi đã đề cập đến vấn đề những hình thức phát biểu về cảm hứng và tư tưởng Truyện Kiều. Chính vì thế, chúng tôi không nói lại ở mục này nữa. Bởi vì, khi bàn về nghệ thuật Truyện Kiều, các

nhà nho cũng dùng những hình thức đó để phát biểu. Nhưng chúng tôi phát hiện thêm những điểm mới như sau:

- Cách phát biểu thường hoa mỹ, giàu hình ảnh, hình tượng gần văn sáng tác.

- Lời bình thường thánh thót, du dương, đầy nhịp điệu. - Hầu như không phân tích tỉ mỉ.

- Ưa chọn từ tiêu biểu để bình điểm, khái quát.

- Trong các lời phẩm bình, thường có các cụm từ cố định như: thật là tài, thật là khéo, thật là tuyệt bút.

Tóm lại, cách tiếp nhận của các nhà nho về nghệ thuật Truyện Kiều, chứng tỏ họ đã thấy được tài năng của Nguyễn Du về nghệ thuật xây dựng nhân vật và sử dụng ngôn ngữ độc đáo, tinh tế, điêu luyện. Họ thể hiện sự tiếp nhận của mình qua nhiều hình thức phát biểu khác nhau. Tuy nhiên, họ chưa nhìn thấy hết tài năng của Nguyễn Du. Nhưng đó là bước khởi đầu có ý nghĩa cho việc nghiên cứu nghệ thuật Truyện Kiều sau này.

KẾT LUẬN

Tìm hiểu vấn đề các nhà nho Việt Nam tiếp nhận Truyện Kiều, chúng ta có thể rút ra một số kết luận như sau:

1. Tác phẩm văn học được sáng tác là để thưởng thức, tiếp nhận, vì vậy tiếp cận bản chất, phương thức tồn tại của nó là vấn đề quan trọng hàng đầu của lý luận văn học. Từ lý luận văn học hiện đại rồi qua hậu hiện đại, đời sống tác phẩm văn học được xác định không chỉ viết ra văn bản văn học - trung tâm tạo nghĩa, mà còn là ở vai trò ý nghĩa hết sức quan trọng của người tiếp nhận đối với hoạt động sáng tạo “hành sự tại văn bản, thành sự tại độc giả” là như thế.

2. Truyện Kiều là tập đại thành của nền văn học Việt Nam thời trung đại - là viên ngọc quí của nền văn chương Việt Nam từ xưa tới nay. Từ khi ra đời,

Truyện Kiều đã được đón nhận nồng nhiệt. Lịch sử tiếp nhận Truyện Kiều là một lịch sử phong phú. Sự tiếp nhận Truyện Kiều của từng thời kỳ có những đặc điểm riêng. Tất cả chúng góp phần làm sáng tỏ giá trị của kiệt tác này. Trong số những ý kiến bình luận về Truyện Kiều, ý kiến của các nhà nho thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX có ý nghĩa rất quan trọng. Qua chúng, chúng ta có thể thấy được nhiều điều về bối cảnh văn học - văn hoá Việt Nam gần hai thế kỷ qua đồng thời cũng thấy được nét đặc thù của một kiểu tiếp nhận văn học. 3. Truyện Kiều không chỉ là tiếng kêu thương đau đớn cho thân phận một người con gái tài sắc bị vùi dập, mà còn là lời tố cáo đanh thép những bất công tàn ác của xã hội phong kiến mục nát. Khi tiếp nhận Truyện Kiều, các nhà nho Việt Nam đã để lại nhiều ý kiến đặc sắc, đáng chú ý bàn về cảm hứng và tư tưởng của Truyện Kiều. Họ đã bàn về cảm hứng chủ đạo (bao gồm cảm hứng thế sự, đạo đức, nhân đạo), bàn về nội dung tư tưởng (bao gồm sự chi phối của Nho giáo, Phật giáo trong Truyện Kiều, nội dung xã hội, quyền sống

con người trong Truyện Kiều…). Nhiều ý kiến thời kỳ đó cho đến bây giờ vẫn nguyên giá trị. Tất cả chúng điều góp phần soi tỏ những giá trị nội dung cơ bản của Truyện Kiều, lý giải được cội nguồn sức hấp dẫn của Truyện Kiều ở tính nhân văn của nó.

4. Truyện Kiều lớn không chỉ vì nó đã phản ánh được nhiều mặt của đời sống xã hội mà còn lớn vì giá trị nghệ thuật tuyệt đỉnh. Các nhà nho Việt Nam dĩ nhiên rất mê nghệ thuật Truyện Kiều. Họ đã dành rất nhiều tâm huyết để bình phẩm về nghệ thuật xây dựng nhân vật (nhân vật chính diện, nhân vật phản diện…), nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ Truyện Kiều (giọng văn và lời văn

Truyện Kiều). Nhiều trang phân tích kỹ lưỡng của các nhà nghiên cứu sau này chính đã được bắt đầu từ những nhận xét rất ngắn gọn, sắc sảo của các nhà nho thưở trước.

5. Tiếp nhận Truyện Kiều của các nhà nho Việt Nam là một loại hình tiếp nhận đặc biệt. Sự đặc biệt đó không chỉ thể hiện ở bản thân nội dung đánh giá mà còn ở hình thức văn bản chứa đựng sự đánh giá. Người ta bày tỏ nhận xét thông qua sáng tác (vịnh, tập), qua phê bình (viết lời tựa, bài tựa, văn chính luận). Những hình thức đó thật phong phú, góp phần tạo nên sự phong phú khác thường của hoạt động tiếp nhận Truyện Kiều trong gần hai thế kỷ qua. 6. Khi nghiên cứu đề tài các nhà nho Việt Nam tiếp nhận Truyện Kiều, chúng tôi đã tập hợp, phân tích, đánh giá khá đầy đủ các ý kiến bàn luận của các nhà nho thế kỷ XIX, đầu thế kỉ XX bàn về nội dung và nghệ thuật, trong đó chúng tôi đã làm rõ họ đã tiếp nhận cái gì và tiếp nhận như thế nào. Tất cả góp phần khẳng định hơn nữa giá trị Truyện Kiều trong lòng dân tộc Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Đào Duy Anh (2000), Từ điển Truyện Kiều, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

Bửu Cầm (1965), “Vũ Trinh đã phê bình Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du như thế nào?”, Nguyệt san, (10 – 11).

Trương Đăng Dung (1998), Từ văn bản đến tác phẩm văn học, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

Trương Đăng Dung (2004), Tác phẩm văn học như là một quá trình,

NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

Tản Đà (1941), Vương Thuý Kiều chú giải tân truyện, NXB Tân Dân, Hà Nội.

Tản Đà (1986), “Thúy Kiều hầu rượu Hồ Tôn Hiến”, Tuyển tập Tản Đà, NXB Văn học, Hà Nội.

Cao Huy Đỉnh (1965), “Triết lý đạo Phật trong Truyện Kiều”, Văn học, (12).

Trịnh Bá Đĩnh (với sự cộng tác của Nguyễn Hữu Sơn - Vũ Thanh) (1999), Nguyễn Du - về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội. Mộng Liên Đường chủ nhân (2003), “Tựa Đoạn trường tân thanh”,

Truyện Kiều và các nhà nho thế kỷ XIX, NXB Thanh niên, Hà Nội.

Nông Thị Hồng Hà (2009), Vấn đề tiếp nhậnĐoạn trường tân thanh

giai đoạn Minh Mệnh, Khoá luận tốt nghiệp Ngữ văn, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN.

Phan Thị Hà (2006), Quan niệm thơ của Nguyễn Du trong thơ chữ Hán, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Vinh.

Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên, 2007),

Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

Chơn Hạnh (1970), “Nguyễn Du trên con đường trở về của đạo Phật”,

Tư tưởng, (8).

Hoàng Ngọc Hiến (2007), “Triết lý Truyện Kiều”, 200 năm nghiên cứu bànluận Truyện Kiều, NXB Giáo dục, Hà Nội.

Đỗ Đức Hiểu (2003), “Truyện Kiều của Nguyễn Du”, Nguyễn Du - về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội.

(đồng chủ biên, 2004), Từ điển văn học (bộ mới), NXB Thế giới, Hà Nội.

Nguyễn Trung Hiếu (1986), “Truyện Kiều trong yêu cầu đổi mới của khoa nghiên cứu văn học hiện nay”, Văn học, (6).

Tùng Hoa (2007), “Bàn về nhân vật Truyện Kiều”, 200 năm nghiên cứu bànluận Truyện Kiều, NXB Giáo dục, Hà Nội.

Lê Văn Hoè (1954), “Xét lại luân lý Truyện Kiều”, 200 năm nghiên cứu bànluận Truyện Kiều, NXB Giáo dục, Hà Nội.

Dương Hồng - Vương Thành Trung - Nhiệm Đại Viện - Lưu Phong (chú dịch, 2003), Tứ Thư, NXB Quân đội Nhân Dân, Hà Nội.

Trương Sỹ Hùng (2009), “Đào Nguyên Phổ người thứ hai viết lời tựa

Truyện Kiều cuối thế kỷ XIX”, Nhà văn, (6).

Ngô Đức Kế (1929), “Cuộc tìm Kiều, Kiều nên khen hay nên chê”,

Phụ nữ Tân văn, (1).

Ngô Đức Kế (2007), “Luận về chánh học cùng tà thuyết - Quốc văn -

Kim Vân Kiều, Nguyễn Du ”, 200 năm nghiên cứu bàn luận Truyện Kiều, NXB Giáo dục, Hà Nội.

Huỳnh Thúc Kháng (1934), “Mê người trong tiểu thuyết cùng mê người tuồng hát", Tiếng dân, (66).

Huỳnh Thúc Kháng (2007), “Chánh học cùng tà thuyết có phải là vấn đề quan hệ chung không?”, 200 năm nghiên cứu bàn luận Truyện Kiều, NXB Giáo dục, Hà Nội.

Đinh Gia Khánh (chủ biên), Bùi Duy Tân – Mai Cao Chương (1998), Văn học Việt Nam (Thế kỉ X - Nửa đầu thế kỉ XVIII), NXB Giáo dục, Hà Nội.

Vũ Ngọc Khánh (2002), Truyện Kiều - Nguyễn Du, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.

Nguyễn Bách Khoa (1953), Nguyễn Du và Truyện Kiều, NXB Thế giới, Hà Nội.

Tân văn, (10).

Trần Trọng Kim (1929), “Tâm sự Nguyễn Du”, 200 năm nghiên cứu bàn luận Truyện Kiều, NXB Giáo dục, Hà Nội.

Bùi Kỷ - Trần Trọng Kim (2007), “Lý thuyết Phật học trong TruyệnKiều”,

200 năm nghiên cứu bàn luận Truyện Kiều, NXB Giáo dục, Hà Nội.

Bùi Kỷ - Trần Trọng Kim (2007), “Nhân vật Truyện Kiều”, 200 năm nghiên cứu bànluận Truyện Kiều, NXB Giáo dục, Hà Nội.

Bùi Kỷ - Trần Trọng Kim (2007), “Văn chương Truyện Kiều”, 200 năm nghiên cứubàn luận Truyện Kiều, NXB Giáo dục, Hà Nội.

Lê Đình Kỵ (1965), “Nguyễn Du và đạo đức phong kiến”,

Văn học, (9).

Lê Đình Kỵ (1999), “Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn

Một phần của tài liệu Các nhà nho việt nam tiếp nhận truyện kiều (Trang 112 - 124)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w