Những hình thức phát biểu về cảm hứng và tư tưởng

Một phần của tài liệu Các nhà nho việt nam tiếp nhận truyện kiều (Trang 84 - 92)

Từ khi ra đời cho đến nay, Truyện Kiều đã được đông đảo độc giả trong nước và quốc tế đón nhận. Ngay từ khi mới ra đời, Truyện Kiều đã được các nhà nho tiếp nhận với nhiều hình thức khá phong phú. Khi bàn về cảm hứng và tư tưởng Truyện Kiều, các nhà nho đã phát biểu bằng các hình thức như bình Kiều, vịnh Kiều, tập Kiều và viết bài chính luận.

2.3.1. Bình Kiều

Trước hết, chúng ta hiểu khái niệm bình điểm: bình là bình luận, phê

bình; điểm là nhấn vào những câu hay, từ đắt. Lối bình điểm này có từ đời Tống Trung Quốc. Đó là lối phê bình tự do và nội dung không bó hẹp. Bình điểm là hình thức mở đầu có lời tựa, sau lời tựa là “phép đọc”, có lời bình mấy dòng, có bài bình cả một bài dài hoặc có tổng bình cả quyển. Hình thức bình điểm này xuất hiện muộn ở Việt Nam. Đáng chú ý đầu thế kỉ XIX, xuất hiện lời bình Kiều của Vũ Trinh, Nguyễn Luợng là những nhà nho sống cùng thời với Nguyễn Du. Hai ông rất phục tài văn chương của Nguyễn Du. Trong bản Kiều do Bửu Cầm và Tạ Quang Phát dịch, có lời mặc bình (lời phê bằng mực đen) của Vũ Trinh và có lời chu bình (lời phê bằng mực đỏ) của Nguyễn Lượng. Lời mặc bình nhiều, hay hơn lời chu bình. Hai nhà nho này bình Kiều

lời mặc bình của Vũ Trinh, chúng ta thấy được giá trị tác phẩm và tài năng của Nguyễn Du. Ví như từ câu thứ 2247 trong Truyện Kiều:

Cánh hồng bay bổng tuyệt vời, Đã mòn con mắt phương trời đăm đăm?

Vũ Trinh phê: “Tả biệt xứ, tả tư xứ, phàm tam ngũ xứ, các biệt nhất dạng toàn vô nhất bút giá điệp. Chân thị văn chương vô tận tàng cao thủ (Chỗ tả biệt ly, chỗ tả thương nhớ, phàm có năm ba chỗ mà mỗi chỗ một cách, không có chỗ nào trùng lặp giống nhau. Thật là một bậc cao thủ vô hạn trong văn chương)” [54,23]. Điểm qua lời bình đó, chúng ta thấy Vũ Trinh có lời điểm bình sâu sắc và độc đáo về nội dung cũng như nghệ thuật Truyện Kiều.

Đến Minh Mệnh là người rất yêu thích Truyện Kiều. Năm 1830, vua Minh Mệnh đã mở cuộc bình Kiều có qui mô lớn đầu tiên mà nhà vua là người chủ trì. Nhà vua đã sai các quan ở Hàn Lâm Viện chép lại để truyền cho đời sau. Vua Minh Mệnh có viết một bài Tổng thuyết bằng chữ Hán, với nhan đề Thánh Tông Nhân hoàng đế ngự chế tổng thuyết. Đây là bài bình Kiều quan trọng, cho chúng ta thấy cách tiếp nhận của nhà vua về Truyện Kiều. Trong bài bình Kiều đó, Minh Mệnh chủ yếu bình về đạo đức của Thuý Kiều theo quan niệm đạo đức phong kiến.

Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, các tác giả định nghĩa: “Tựa còn được gọi là lời nói đầu hay lời giới thiệu (tựa nguyên chữ Hán là “tự” có nghĩa là trình bày, thuyết minh). Tựa thường nằm ngoài văn bản của tác phẩm, được viết ra để thuyết minh cho nó về mục đích, tôn chỉ, cách viết, hoàn cảnh ra đời. Tựa có thể do chính tác giả cuốn sách viết hoặc có thể do người khác viết. Có lời tựa cho một sáng tác văn học, cũng có lời tựa cho một tác phẩm lí luận nghiên cứu, phê bình văn học” [12,330]. Vậy các nhà nho dựa vào Truyện Kiều, viết các lời tựa hay bài tựa để bàn luận về cảm hứng và tư tưởng tác phẩm. Có các lời tựa, bài tựa của các nhà nho: Tiên Phong Mộng

Liên Đường chủ nhân với bài Tựa Truyện Kiều (1820); Phong Tuyết chủ nhân với bài Tựa Truyện Kiều (1828); Đào Nguyên Phổ với bài Tựa Đoạn trường tân thanh (1896); Chu Mạnh Trinh với bài Thanh Tâm Tài Nhân thi tập tự; Nguyễn Văn Thắng với lời Tựa Kim Vân Kiều án đánh giá chung về Truyện Kiều và nêu lí do viết tập sách, cùng 22 bản án phân tích tính tình, hành trạng, tính cách của các nhân vật trong Truyện Kiều. Trần Trọng Kim viết Lời tựa Truyện Kiều, bàn về cảm hứng đạo đức. Đáng chú ý trong đó là bài Tựa Truyện Kiều của Mộng Liên Đường chủ nhân với những lời bình: “Tố Như tử dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình đã thiết, nếu không phải có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì tài nào có bút lực ấy” [9,34]. Đó là những lời bình sâu sắc, độc đáo và lí thú, đánh giá đúng về tài năng văn chương của Nguyễn Du. Chính vì thế, Mộng Liên Đường chủ nhân đã được người đời sau đánh giá cao.

Như vậy, khi mới ra đời Truyện Kiều đã được các nhà nho tiếp cận bằng hình thức bình điểm khá độc đáo. Điều đó có ý nghĩa thúc đẩy việc nghiên cứu Truyện Kiều sau này.

2.3.2. Vịnh Kiều

Khái niệm “vịnh” ở đây có thể hiểu là làm thơ. Đây là hình thức khá

quen thuộc trong nền văn học trung đại. Đề tài vịnh khá phong phú, đa dạng. Có thể vịnh cảnh thiên nhiên, vịnh con vật, vịnh sự vật, vịnh đồ vật. Qua vịnh, các tác giả tỏ chí và nói chí của mình.

Vịnh Kiều là hình thức làm thơ về Truyện Kiều. Nghĩa là các nhà nho đã dựa vào các sự kiện, chi tiết hay nhân vật trong Truyện Kiều làm đề tài để làm thơ. Qua các bài vịnh, các nhà nho đã bày tỏ thái độ về cảm hứng và tư tưởng

Truyện Kiều. Hình thức vịnh rất đa dạng: có những bài vịnh bằng chữ Hán, có những bài vịnh bằng chữ Nôm và vịnh bằng nhiều thể thơ như thể thơ Đường luật, lục bát, hát nói, tuyệt cú, cổ phong. Bài thơ Vịnh Kiều được xem như đầu

tiên là của nhà nho Phạm Quý Thích, với nhan đề Đoạn trường tân thanh đề từ. Phạm Quý Thích đã bàn về sự chi phối tư tưởng Nho giáo trong Truyện Kiều. Rồi đến các bài Vịnh Kiều của các nhà nho: Chu Doãn Trí với bài Vịnh Thuý Kiều, làm bằng chữ Hán theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, bàn về đạo đức Thuý Kiều; Hà Tôn Quyền làm 30 bài thơ Vịnh Kiều bằng chữ Hán, theo thể thất ngôn tứ tuyệt và theo lệnh vua Minh Mệnh ứng tác 15 bài thơ Nôm Vịnh Kiều theo thể thất ngôn tứ tuyệt. Các bài Vịnh Kiều của Hà Tôn Quyền bàn về cảm hứng thế sự và tư tưởng của Truyện Kiều; Nguyễn Văn Chi làm 30 bài họa thơ Vịnh Kiều của Hà Tôn Quyền và sau mỗi bài lại phụ vào một bài lục bát bốn câu, bằng chữ Nôm. Nguyễn Văn Chi cũng bàn về cảm hứng thế sự và tư tưởng Truyện Kiều; Tự Đức cũng như vua Minh Mệnh, ông triệu tập các quan lại trong triều để bình vịnh Truyện Kiều. Ông đã ngự đề bài Tống từ nhan đề Dực Tông anh hoàng đế ngự chế tổng từ. Đây là bài Vịnh Kiều được làm theo thể thơ thất ngôn cổ phong bằng chữ Hán gồm 140 câu, bài thơ chỉ dùng một vần bằng là vần “yên, uyên”, bàn về cảm hứng thế sự, đạo đức và tư tưởng Truyện Kiều; Nguyễn Công Trứ với ba bài Vịnh Kiều

bằng thể hát nói, bàn về cảm hứng đạo đức trong TruyệnKiều; Bùi Hữu Nghĩa với bài Vịnh Thuý Kiều bàn về tư tưởng Nho giáo trong Truyện Kiều; Tôn Thọ Tường với bài Vịnh Kiều và Phan Văn Trị làm thơ họa bài Vịnh Kiều của Hà Tôn Quyền. Cả hai bài làm bằng chữ Nôm, theo thể thất ngôn bát cú, bàn về cảm hứng đạo đức; Nguyễn Khuyến với bốn bài Vịnh Kiều làm bằng chữ Nôm theo thể thất ngôn bát cú, bàn về cảm hứng thế sự; Chu Mạnh Trinh với hai mươi mốt bài thơ Vịnh Kiều bằng chữ Nôm, theo thể thất ngôn bát cú, bàn về cảm hứng đạo đức, nhân đạo và tư tưởng trong Truyện Kiều; Tản Đà với bốn bài Vịnh Kiều, bàn về cảm hứng thế sự; Ngô Đức Kế và Huỳnh Thúc Kháng có hai bài thơ Vịnh Kiều, bàn về cảm hứng đạo đức trong Truyện Kiều.

Nhìn chung, các bài thơ Vịnh Kiều chỉ bàn về nội dung Truyện Kiều. Các nhà nho bày tỏ thái độ của mình về các vấn đề như cảm hứng thế sự, đạo đức, nhân đạo và bàn về tư tưởng Nho giáo, Phật giáo trong Truyện Kiều.

2.3.3. Tập Kiều

Tập Kiều là thú chơi tao nhã của các nhà nho. Thú chơi tập cổ tao nhã ra đời từ đời Tấn Trung Quốc, ban đầu có tên gọi là tập cú. Đó là lối làm thơ mà người ta tập hợp các câu thơ sẵn có trong bài thơ hay tập thơ nào đó, ghép lại thành bài để nói ý của mình. Đó không phải là sự sao chép theo khuôn mẫu, mà sử dụng mới các câu thơ cổ bằng cách lựa chọn, tập hợp chúng theo chủ đề mới. Lối chơi này đòi hỏi người chơi phải thuộc thơ cổ, phải nhanh trí, khéo léo, tinh tế để kết hợp sao cho hợp cảnh, hợp tình thì tập cổ mới hay. Tập Kiều cũng là một lối tập cổ. Các nhà nho lựa chọn một số câu khác nhau trong Truyện Kiều (có số câu 3.254) sao cho các câu nối vần được với nhau thành một bài thơ mới theo chủ đề nào đó. Tập Kiều có từ đầu thế kỉ XIX. Người đầu tiên Tập Kiều là Lý Văn Phức. Ông đã làm những bài Tập Kiều phong phú và có giá trị. Lý Văn Phức đã dùng nguyên các câu Kiều, lấy câu lục chỗ này nối với câu bát chỗ kia, rồi ghép lại để làm hai mươi bài lục bát Tập Kiều, mỗi bài tám câu theo nội dung từng hồi trong Kim Vân Kiều truyện. Bùi Viện đã xúc động làm bài Văn tế lão mẫu tập Kiều, khi nghe tin mẹ mất. Ông dùng toàn chữ trong Truyện Kiều. Nguyễn Khuyến làm bài Tập Kiều theo thể thất ngôn bát cú. Ông đã làm bằng cách thêm bớt một số chữ trong một câu Kiều và thay vào đó là những chữ ở câu Kiều khác. Nguyễn Thượng Hiền làm bài Tập Kiều tự thán để tỏ chí không bằng lòng khi triều đình thúc ép ra làm quan ở Huế. Nhà nho Dương Lâm là bạn của Nguyễn Khuyến, đau đớn trước cảnh nước nhà bị giặc Pháp xâm chiếm, ông đã làm bài Tập Kiều khá dài, theo lối thay một số chữ trong câu Kiều bằng những chữ không có trong văn bản Truyện Kiều. Tiêu biểu như đoạn sau:

Đau đớn thay đất nước nhà, Dẫu rằng còn đó vẫn là mất không.

Phũ phàng chi bấy hóa công, Giang sơn mòn mỏi anh hùng phôi phai.

Sống làm tôi tớ người ta,

Người dưng nước lạ hóa ra mẹ chồng. Nào ai con hiếu tôi trung,

Nào ai xử biến xử tùng là ai.

Như vậy, các nhà nho thích Tập KiềuTruyện Kiều là thể thơ lục bát, vần điệu phong phú, điêu luyện, lại hay, dễ thuộc và giọng điệu đa dạng. Tập Kiều là thú chơi tao nhã, thú vị của các nhà nho.

2.3.4. Các bài chính luận

Bước sang thế kỷ XX, việc bình luận Truyện Kiều bị thu hút theo một chiều hướng khác. Trong không khí của tinh thần yêu nước, Lê Hoan (tổng đốc Hưng Yên) tổ chức cuộc thi Vịnh Kiều nhằm lôi kéo những người trí thức vào con đường ngâm vịnh. Trên tinh thần đó, tháng 12 năm 1919, Phạm Quỳnh cho đăng trên báo Nam Phong một bài khảo cứu dài về Truyện Kiều, đề cao việc “lập ngôn” [41,470]. Trong lễ kỷ niệm ngày sinh Nguyễn Du, Phạm Quỳnh viết bài chính luận với nhan đề Bài diễn thuyết bằng quốc văn đọc trong lễ kỷ niệm cụ Tiên Điền. Sau bài viết này của Phạm Quỳnh là các bài bút chiến phê bình Truyện Kiều, thực chất là lên án việc đề cao Truyện Kiều một cách thái quá của ông chủ tờ báo Nam Phong. Đáng chú ý là hai bài chính luận: Ngô Đức Kế với bài Luận vềchánh học cùng tà thuyết - Quốc văn - Kim Vân Kiều, Nguyễn Du; Huỳnh Thúc Kháng với bài Chánh học cùng tà thuyết có phải là vấn đề quan hệ chung không?. Từ đó, Truyện Kiều không phải được nhìn từ góc độ một tác phẩm văn học nghệ thuật, mà nó đã mang

màu sắc đấu tranh chính trị. Ngoài ra còn có các bài nghiên cứu của Trần Trọng Kim, Vũ Đình Long…

Như vậy, các nhà nho tiếp nhận Truyện Kiều bằng các hình thức phong phú, độc đáo. Chúng ta không kể đến những công trình nghiên cứu. Chỉ kể đến các hình thức phát biểu của các nhà nho như bài bình Kiều, vịnh Kiều, tập Kiều đã khẳng định Truyện Kiều có tác động to lớn đến độc giả, trong đó phải kể sự tiếp nhận đầu tiên là các nhà nho. Các hình thức tiếp nhận của các nhà nho đã đem lại nhiều gợi ý bổ ích cho các nhà nghiên cứu Truyện Kiều về sau, khi họ muốn trình bày sự phê bình, nghiên cứu của mình.

Tóm lại, trên những vấn đề lớn là các nhà nho bàn về cảm hứng và tư tưởng Truyện Kiều, chúng ta có thể rút ra ba vấn đề nhỏ hơn. Thứ nhất, khi tiếp nhận về cảm hứng Truyện Kiều, các nhà nho đã nhận thấy những vấn đề Nguyễn Du đặt ra trong Truyện Kiều như cảm hứng thế sự, cảm hứng nhân đạo, cho nên họ đã có mối đồng cảm sâu sắc với Nguyễn Du. Còn bàn về cảm hứng đạo đức trong Truyện Kiều, dù khen hay chê, họ đều đứng trên lập trường quan điểm của đạo đức phong kiến để đánh giá một tác phẩm nghệ thuật. Thứ hai, bàn về nội dung tư tưởng Truyện Kiều, các nhà nho cũng đã phần nào nhận thấy sự chi phối của tư tưởng Nho giáo, Phật giáo, cho nên họ đã bàn đến những chữ “tài”, “mệnh”, “duyên” “kiếp” đến luận đề “hồng nhan bạc mệnh”, “tài mệnh tương đố”, đến thuyết “nhân quả”, luân hồi”, tức là họ cảm nhận theo tinh thần ý niệm Nho giáo và Phật giáo. Và bàn về sự kí thác tâm sự của Nguyễn Du trong Truyện Kiều, các nhà nho đã nhận thấy Nguyễn Du viết Truyện Kiều để gửi gắm tấm lòng, tâm sự của mình. Thứ ba, khi tiếp nhận về cảm hứng và tư tưởng Truyện Kiều, các nhà nho đã tiếp nhận bằng một loại hình đặc biệt như bình, vịnh, viết lời tựa, bài tựa, bài tập Kiều và bút chiến.

CHƯƠNG 3

CÁCH TIẾP NHẬN CỦA CÁC NHÀ NHO VIỆT NAM VỀ NGHỆ THUẬT TRUYỆN KIỀU

3.1. Các nhà nho bàn về nghệ thuật xây dựng nhân vật Truyện Kiều

Nhân vật văn học là hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ. Văn học không thể thiếu vắng nhân vật. Đó chính là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng. Tác phẩm văn học sống bằng nhân vật. Nhìn từ góc độ nào đó nhân vật làm nên cốt truyện. Nhân vật là đứa con tinh thần của nhà văn. Nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó, về một loại người nào đó, về một vấn đề nào đó về hiện thực cuộc sống. Qua nhân vật, chúng ta thấy được đời sống con người của thời đại nhà văn đang sống và hiểu được con người nhà văn.

Vậy là nhân vật có vai trò quan trọng đối với tác phẩm văn học. Chúng ta có thể chia nhân vật văn học ra ba loại chính: nhân vật trung tâm, nhân vật chính, nhân vật phụ. Nhân vật chính là nhân vật then chốt của cốt truyện, giữ vị trí trung tâm trong việc thể hiện đề tài, chủ đề và tư tưởng của tác phẩm. Trong Truyện Kiều, các nhân vật chính là: Thuý Kiều, Kim Trọng, Mã Giám Sinh, Thúc Sinh, Từ Hải, Hồ Tôn Hiến. Còn xét về góc độ nội dung tư tưởng, về quan hệ giữa nhân vật đối với lí tưởng xã hội của nhà văn, ta có thể chia nhân vật thành hai loại: nhân vật chính diện và nhân vật phản diện. Trong truyện cổ tích, tác giả chia ra nhân vật thiện và nhân vật ác. Truyện Nôm bác học cũng chia thành hai loại nhân vật: nhân vật chính diện và nhân vật phản diện. Truyện Nôm bác học đã chú ý thể hiện bản chất xã hội của nhân vật. Một số nhân vật chính diện được xây dựng theo tính chất lí tưởng hoá hiện

Một phần của tài liệu Các nhà nho việt nam tiếp nhận truyện kiều (Trang 84 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w