1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kinh tế nghệ an từ năm 1965 đến năm 1973

92 206 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 45,27 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong lịch sử Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, chiến tranh không chỉ là cuộc đọ sức trên chiến trường mà còn là cuộc chiến đấu trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, tưởng. Trong đó kinh tế là một trong những nhân tố quan trọng làm nên thắng lợi quyết định của cuộc chiến tranh. Điều này đối với Nghệ An lại có tầm quan trọng, nhất là trong hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc là chống lại thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, bởi địa lí tự nhiên và vị trí chiến lược của nó. Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất nước ta với diện tích tự nhiên là 16.480 km2 chiếm gần 5,1% diện tích cả nước [22; 9]. Có thể xem Nghệ An như là một nước Việt Nam thu nhỏ, đất chật người đông, giàu truyền thống cách mạng, cần cù và sáng tạo. Là vùng tự do trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Nghệ An là hậu phương trực tiếp cho các chiến trường lớn như Bình Trị Thiên, Trung Lào, Hạ Lào, các chiến trường khu V… Nghệ An đã có điều kiện xây dựng và phát triển kinh tế, đồng thời cung cấp sức người, sức của cho các mặt trận, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử. Trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Nghệ An là hậu phương trực tiếp cho tiền tuyến lớn miền Nam, là căn cứ của đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại và là tiền tuyến của hậu phương lớn miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Do nằm trên tuyến đường giao thông quan trọng, của con đường chiến lược vận chuyển, chi viện từ Bắc vào Nam nên Nghệ An là mục tiêu đánh bom hết sức ác liệt của máy bay Mỹ. Vì vậy, Nghệ An vừa là hậu phương, vừa là tiền tuyến trực tiếp đương đầu với giặc Mỹ, nhân dân Nghệ An vừa chiến đấu vừa sản xuất. Để hoàn thành những nhiệm vụ đó, nhân dân Nghệ An đã ra sức sản xuất, phát triển các ngành nghề tạo nên một nền kinh tế bao gồm nông nghiệp, công nghiệp, quốc phòng, thủ công nghiệp và những hoạt động thương nghiệp, giao thông vận tải đặc thù của thời chiến. Với tinh thần “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “tất cả vì miền Nam ruột thịt”, Nghệ An cùng với miền Bắc xã hội chủ nghĩa đã chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam, từng bước làm thay đổi tương quan lực lượng trên chiến trường cho dù kẻ thù văn minh hơn, hiện đại hơn. Trong suốt gần một thập kỷ từ năm 1965 đến năm 1973, đế quốc Mỹ đã leo thang phá hoại miền Bắc. Đây là giai đoạn miền Bắc nói chung và Nghệ An nói riêng đã gặp rất nhiều khó khăn, thử thách. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương, nhân dân Nghệ An đã vượt qua mọi khó khăn, thử thách để xây dựng cho mình một nền kinh tế đa dạng. Nền kinh tế ấy đã góp phần ổn định đời sống nhân dân, phục vụ nhu cầu chiến đấu tại chỗ và chi viện cho miền Nam. Vì vậy, tìm hiểu kinh tế Nghệ An trong hoàn cảnh như thế sẽ góp phần hiểu rõ hơn những đóng góp của kinh tế Nghệ An trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước. Đồng thời, bổ sung và làm phong phú thêm vào kho tàng các công trình khoa học nghiên cứu về Nghệ An nói riêng và lịch sử Việt Nam nói chung. Với những ý nghĩa như vậy, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Kinh tế Nghệ An từ năm 1965 đến năm 1973” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. 2. Lịch sử vấn đề Trong lịch sử Việt Nam từ trước đến nay, vấn đề kinh tế Nghệ An đã được quan tâm và đề cập đến trong một số công trình nghiên cứu về Nghệ An. Trong cuốn “Nghệ An lịch sử và văn hoá” NXB Nghệ An 2005, đã đề cập đến quá trình sinh sống, xây dựng và phát triển kinh tế của con người Nghệ An từ cổ xưa đến nay, bao hàm các vấn đề về kinh tế, chính trị, xã hội, và những đóng góp của Nghệ An vào lịch sử dân tộc. Cuốn “Lịch sử Đảng bộ Nghệ An tập 2 (1954-1975)”, NXB Nghệ An 1999, viết về phong trào cách mạng và sự lãnh đạo của Đảng bộ Nghệ An từ sau kháng chiến chống Pháp đến khi cuộc kháng chiến chống Mỹ thắng lợi hoàn toàn. Ngoài ra, tác phẩm cũng đề cập đến một số ngành kinh tế của Nghệ An trong thời kỳ này. Cuốn “Nghệ An lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước”, BCHQS Tỉnh Nghệ An năm 1995, đã đề cập đến công cuộc xây dựng hậu phương Nghệ An và cuộc chiến đấu của nhân dân Nghệ An trên chiến trường. Cuốn “Lịch sử ngành thuỷ sản Nghệ An (1959-1999)”, Sở Thuỷ Sản Nghệ An năm 1999, đã trình bày một cách khái quát, đầy đủ về sự hình thành và phát triển của ngành Thuỷ sản Nghệ An từ 1959 đến 1999. Trong cuốn “Lịch sử ngành công nghiệp Nghệ An”, Sở Công nghiệp Nghệ An năm 1999, trình bày quá trình phát triển của công nghiệp Nghệ An từ 1945 đến 1999, trong đó đề cập đến vấn đề công nghiệp Nghệ An từ 1965- 1973. Trong cuốn “Lịch sử ngành giao thông vận tải Nghệ An (1945-1995)”, Sở Giao thông vận tải Nghệ An năm 1996, đã đề cập đên sự phát triển của ngành giao thông vận tải từ 1965 đến 1973. Ngoài ra, còn có rất nhiều tài liệu và các công trình nghiên cứu khoa học khác trực tiếp hay gián tiếp đề cập đến cuộc chiến đấu và sản xuất của nhân dân Nghệ An. Có thể kể đến các tác phẩm như “Nghệ Tĩnh 40 năm sự kiện và con số”, Ban Nghiên cứu lịch sử tỉnh năm 1985; Tạp chí “Chiến thắng” các năm 1965, 1966, 1967; “Những kỳ Đại hội của Đảng bộ Nghệ An” Tỉnh uỷ Nghệ An năm 1992; “Mặt trận giao thông vận tải trên địa bàn quân khu IV trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước”, NXB Quân đội nhân dân năm 2001… Các công trình trên giúp chúng tôi có cơ sở kiến thức chung, để từ đó định hướng cách tiếp cận nghiên cứu vấn đề. Tuy nhiên, trong các công trình này, vấn đề kinh tế được đề cập đến với cách là một bộ phận của tiến trình lịch sử, hoặc là cơ sở để nghiên cứu vấn đề khác chứ chưa nghiên cứu nó với cách là một đối tượng độc lập, chuyên sâu và toàn diện. Qua quá trình sưu tầm và tiếp cận tài liệu, cho đến nay chúng tôi chưa thấy có một tài liệu hay một công trình khoa học nào nghiên cứu sâu sắc và toàn diện về “Kinh tế Nghệ An từ năm 1965 đến năm 1973”. Đề tài của chúng tôi thực hiện hi vọng sẽ góp phần lấp vào khoảng trống lịch sử đó. 3. Đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài Trên cơ sở nguồn tài liệu đã sưu tầm, sắp xếp chọn lọc khóa luận này trình bày một cách có hệ thống và toàn diện của kinh tế Nghệ An trong hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ (1965-1973). Phân tích vị trí và vai trò của Nghệ An để thấy rõ được tầm quan trọng của nó trong lịch sử dân tộc. Trong kháng chiến chống Mỹ, Nghệ An vừa là hậu phương lớn của tiền tuyến lớn miền Nam, vừa là tiền tuyến lớn của hậu phương miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Từ thực tiễn xây dựng kinh tế Nghệ An, khóa luận bước đầu rút ra bài học kinh nghiệm về xây dựng kinh tế, mối quan hệ giữa các ngành kinh tế, giữa chiến đấu và sản xuất, kháng chiến và kiến quốc. Khóa luận giới hạn trình bày công cuộc xây dựng kinh tế Nghệ An trong công cuộc chống chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ (1965-1973). Trong quá trình ấy, quân và dân Nghệ An vừa kết hợp nhiệm vụ sản xuất, xây dựng quê hương vừa chiến đấu, vừa phục vụ nhu cầu tại chỗ cho nhân dân vừa làm nghĩa vụ của hậu phương đối với tiền tuyến lớn miền Nam và làm nghĩa vụ quốc tế đối với cách mạng Lào. 4. Nguồn liệu và phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành khóa luận này chúng tôi đã sử dụng các nguồn liệu sau: Các văn kiện Đảng Cộng Sản Việt Nam; các nghị quyết của Đảng bộ Nghệ An; các văn kiện của Tỉnh Uỷ- UBND Nghệ An. Các tài liệu lưu trữ tại Ban Nghiên cứu Lịch sử của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và Bộ Chỉ Huy quân sự Tỉnh Nghệ An; liệu lưư trữ tại phòng lưư trữ Quân khu IV, Bảo tàng quân khu IV… Các sách về Lịch sử Việt Nam, Lịch sử Quân khu IV, Lịch sử Nghệ An, Lịch sử Nghệ Tĩnh đã được sử dụng để khai thác bối cảnh chung của thời kỳ quân và dân Nghệ An xây dựng và phát triển kinh tế từ 1965 đến 1973. Các hồi ký, tài liệu điều tra, tài liệu văn hoá, các sách địa lí, kinh tế, tài liệu điều tra nhân chứng lịch sử qua các cơ quan kinh tế hiện nay. Các luận án, luận văn, tiểu luận liên quan đến đề tài. Để thực hiện khóa luận này chúng tôi đã tuân thủ phương pháp khoa học trong đó phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp lôgic lịch sử là những phương pháp được vận dụng trong việc nghiên cứu đề tài. Ngoài ra, khóa luận còn sử dụng các phương pháp chuyên ngành như : phương pháp mô tả, phương pháp liên hệ, so sánh, điều tra để xử lý liệu chính xác, đảm bảo tính khoa học của quá trình phân tích , tổng hợp, lí giải các sự kiện. 5. Đóng góp của đề tài Khóa luận đã thu thập, sưu tầm một khối lượng liệu tương đối lớn, phong phú và đa dạng để nghiên cứu đề tài, qua đó giúp cho việc nghiên cứu tiếp về lịch sử kinh tế dưới nhiều góc độ khác nhau, nhiều khía cạnh khác nhau. Đồng thời, bổ sung các chi tiết vào việc nghiên cứu lịch sử kinh tế Việt Nam với cách là lịch sử địa phương - một bộ phận cấu thành nên lịch sử Việt Nam, nhất là trong giai đoạn lịch sử mà kinh tế chưa được chú ý đúng mức do điều kiện chiến tranh và một số yếu tố khác. Đây là một công trình nghiên cứu khoa học mang tính chất tổng hợp có hệ thống về kinh tế Nghệ An từ năm 1965 đến năm 1973. Khóa luận có thể cung cấp khái quát về một giai đoạn kinh tế Nghệ An, góp phần đánh giá tiềm năng kinh tế xã hội cho các dự án kinh tế hiện tại và tương lai, đặc biệt là đề án “Nghiên cứu, biên soạn và xuất bản Lịch sử Nghệ An”. Bước đầu khóa luận cũng đã rút ra những nhận xét, đánh giá, bài học kinh nghiệm từ nền kinh tế Nghệ An trên một số phương diện. 6. Bố cục của khóa luận. Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận được trình bày trong 3 chương : Chương 1: Khái quát kinh tế Nghệ An trước năm 1965. Chương 2: Kinh tế Nghệ An trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ (1965 - 1968). Chương 3: Kinh tế Nghệ An giai đoạn 1969-1973. NỘI DUNG CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ NGHỆ AN TRƯỚC NĂM 1965 1.1. Đôi nét về điều kiện tự nhiên và điều kiện lịch sử - xã hội 1.1.1. Điều kiện tự nhiên Nghệ An là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, nằm ở vị trí từ 19˚33’20” đến 19˚59’58” vĩ độ Bắc, và từ 103˚52’15” đến 105˚48’17” kinh độ Đông. Phía Bắc giáp Thanh Hoá, phía Nam giáp Hà Tĩnh, phía Tây giáp Xiêng Khoẳng, Bôlikhâmxây, Hủa Phăn, phía Đông là Biển Đông bao la. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 16.847,39 km2 chiếm khoảng 5,1% diện tích cả nước. Về mặt địa hình : địa hình Nghệ An tương đối đa dạng, phức tạp và bị chia cắt mạnh. Ở đây vừa có núi cao, núi trung bình vừa có dải đồng bằng ven biển. Nghệ An nằm ở phía đông của dãy Trường Sơn nên phần lớn diện tích đất tự nhiên là đồi núi với địa hình thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Vùng núi chiếm 83% diện tích đất tự nhiên tập trung chủ yếu ở phía Tây tỉnh, còn phía Đông là dải đồng bằng hẹp ven biển. Trong các dãy núi ở Nghệ An có nhiều dãy cao trên 2000m như Puxailaileng 2711m, Phù Hoạt 2452m… [18; 12]. Khu vực trung du và dải đồng bằng hẹp ít núi cao. Do địa hình bị cắt xẻ nên đồi núi trung du ở Nghệ An có đặc điểm riêng không kéo dài liên tục theo dải mà thường nằm rải rác, được nhân dân gọi là “lèn” thường cao từ 200-300m. Đồi núi Nghệ An có nhiều lèn đá vôi đã tạo nên một số hang động đẹp như hang Thẩm Òm và Thẩm Bua ở Quỳ Châu, hang Poong ở Quỳ Hợp, hang con Dơi ở Thanh Chương… Dải đồng bằng quan trọng nhất nằm ở lưu vực các con sông lớn như sông Lam, sông Hoàng Mai, sông Thái… Đồng bằng Nghệ An không rộng bằng đồng bằng Thanh Hóa hay một số tỉnh khác ở Bắc Bộ, nhưng lại khác những đồng bằng ở vùng Trung và Nam Bộ. Ở đây có một số cánh đồng rộng lớn do sự bồi đắp phù sa từ các vùng cao đổ xuống như đồng bằng Yên Thành, Diễn Châu, Đô Lương, Nam Đàn… Đông Thành (gồm Yên Thành và Diễn Châu) được ví như Nông Cống của Thanh Hoá: “ Đông Thành là cha là mẹ Đói cơm rách áo thì ra Đông Thành” Ngoài ra, Nghệ An còn một số đồng bằng đẹp như đồng bằng Văn Tràng (Đô Lương), đồng bằng Hồng - Hậu - Thạch (Quỳnh Lưu), đồng bằng Yên - Thành - Đài (Diễn Châu), đồng bằng Giang - Cát - Liên (Nam Đàn)… [17; 13]. Nghệ An có một mạng lưới sông ngòi dày đặc, gồm hai hệ thống sông chính là sông ngòi tự nhiên và sông đào. Sông ngòi tự nhiên ở Nghệ An có 5 con sông đổ ra biển đó là sông Hoàng Mai, sông Thái, sông Bùng, sông Cấm, sông Lam. Sông ngòi Nghệ An đều ngắn và hẹp. Sông đào đáng kể nhất là kênh Nhà Lê, kênh này dài hàng trăm kilômét bắt đầu từ Hưng Nguyên kéo dài qua Quỳnh Lưu ra ngoài tỉnh. Hệ thống sông ngòi và các phụ lưu, chi lưu của nó trải khắp trên địa bàn tỉnh tạo thành một mạng lưới đường thuỷ nội địa dày đặc từ miền xuôi lên miền núi, từ Bắc vào Nam góp phần chia cắt các dải đồng bằng ở Nghệ An. Sông suối ở Nghệ An có giá trị lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Đó là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và sinh hoạt hàng ngày của nhân dân; là tuyến giao thông thuỷ tiện lợi ở mức độ nhất định; là nguồn thuỷ năng để phát triển thuỷ điện (Bản Vẽ, Bản Mồng, Thác Muối…) [17; 14]. Các con sông này chảy giữa các triền núi, giữa các làng mạc, đồng ruộng. bãi mía, nương dâu làm cho cái đẹp của Nghệ An vốn đã hùng vĩ nay càng tăng thêm vẻ trữ tình. Và đó là ngọn nguồn của câu ca : Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ. Theo Phan Huy Chú, đây là nơi có “Núi cao, sông sâu, cảnh vật tươi sáng. Gọi là đất có danh còn hơn cả ở Năm Châu” [15; 55]. Biển Nghệ An là một trong những vùng biển rộng của Bắc miền Trung. Bờ biển dài 82km theo hình vòng cung lõm vào phía tây, trước đây có tên gọi là vùng Bờ-răng-đông (Brandon). Diện tích vùng biển là 4239 hải lí vuông từ 18˚46’ đến 19˚17’ vĩ tuyến Bắc, và 105˚36’ đến 108˚ kinh độ Đông. Dọc bờ biển có nhiều mũi đá nhô ra như mũi đá Ông Cộc (Cửa Trắp), mũi Đắc (Cửa Quèn), mũi Rồng (Cửa Lò) [22; 7]. Trong vùng biển Nghệ An có hai hòn đảo là đảo Song Ngư cao 125m (nằm giữa Cửa Lò và Cửa Hội) cách đất liền 4km và đảo Mắt (Hòn Mắt) cách bờ 12km là chỗ dựa cho các tàu viễn dương trước khi vào biển. Biển là một ưu thế của Nghệ An, đường bờ biển dài 82km có 6 cửa sông : Cửa Trắp, Cửa Cờn, Cửa Lạch Quèn, Cửa Lạch Vạn, Cửa Lò, Cửa Hội. Đây là điều kiện thuận lợi để hình thành các ngũ cảng, các đầu mối giao thông thuỷ quan trọng tạo mối liên hệ giữa vùng với quốc tế. Về khí hậu : thời tiết ở Nghệ An có phần khắc nghiệt hơn các địa phương khác trong cả nước. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa Nghệ An chịu ảnh hưởng của nhiều hệ thời tiết, chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa đông từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau. Mùa này thường có gió mùa Đông Bắc, mưa dầm, trời rét. Ở đây mùa đông lạnh thường đến muộn và kết thúc sớm hơn các tỉnh ở Bắc Bộ. Mùa hè nhiệt độ thường cao, nắng nóng oi bức kéo dài. Từ tháng 4 đến tháng 8 thường có gió phơn Tây Nam (còn gọi là gió Lào) làm cho không khí rất nóng và khô. Từ tháng 8 đến tháng 10 là mùa bão, lũ. Những cơn bão có sức gió lớn kèm theo mưa to gây nhiều thiệt hại cho nhân dân tỉnh nhà. Núi nhiều nắng giữ, gió Lào khô nóng, bão lụt triền miên, thiên nhiên khắc nghiệt… đã làm nên tinh thần chế ngự thiên nhiên của ông cha để Nghệ An có một dải đất đẹp như ngày nay. Nhận xét về vị thế của Nghệ An nhà sử học Phan Huy Chú viết “núi cao, sông sâu… thực là nơi hiểm yếu như thành đồng ao nóng của nước nhà và là then chốt của các triều đại” [15; 55]. 1.1.2. Đặc điểm lịch sử - xã hội Theo số liệu điều tra gần đây nhất, dân số Nghệ An là 2.990.650 người [16; 22] đứng thứ 4 cả nước (sau Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Thanh Hoá), mật độ dân số trung bình là 178 người/ km2. Cũng giống như các tỉnh khác của nước ta, Nghệ An là một tỉnh đa dân tộc, trong đó người Kinh chiếm hơn 90% dân số toàn tỉnh và cư trú chủ yếu ở vùng đồng bằng và các điểm tập trung ở thượng và trung du. Ngoài ra, còn các dân tộc anh em khác như Thái, H’Mông, Khơmú, Thổ, Ơđu… Trong các dân tộc thiểu số ở Nghệ An, người Thái đông hơn cả. Người Thái có hơn 21 vạn người cư trú ở các huyện Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Tương Dương, Con Cuông, Kỳ Sơn. Người H’Mông (Mẹo) có dân số hơn 27.000 người cư trú chủ yếu ở các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương và vài bản ở Quế Phong. Người Thổ cư trú chủ yếu tại các vùng Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Quỳ Hơp, Tương Dương và Con Cuông… Dân tộc Khơmú cư trú nhiều ở hai huyện Kỳ Sơn và Tương Dương. Các dân tộc thiểu số ở Nghệ An sống thành từng bản, làng nằm rải rác dọc trên các triền núi của biên giới Việt - Lào. Nghệ An có kết cấu dân số trẻ, lứa tuổi từ 1 đến 15 tuổi chiếm khoảng 40%, từ 56 tuổi trở lên chỉ chiếm khoảng 10%. Dân cư phân bố không đều giữa các miền. Miền đồng bằng chiếm 10% diện tích toàn tỉnh nhưng tập trung tới 80% dân số, miền núi và trung du chiếm 90% diện tích nhưng chỉ có 20% dân số. Vùng đồng bằng, mật độ dân số trung bình khoảng 600-1000

Ngày đăng: 18/12/2013, 11:53

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Chúng ta có thể thấy sự phát triển nông nghiệp qua bảng số liệu sau: - Kinh tế nghệ an từ năm 1965 đến năm 1973
h úng ta có thể thấy sự phát triển nông nghiệp qua bảng số liệu sau: (Trang 55)
Nghi Lộc, Nam Đàn… Đàn trâu, bò và đàn lợn đều tăng ở cả ba loại hình quốc doanh, hợp tác xã và gia đình - Kinh tế nghệ an từ năm 1965 đến năm 1973
ghi Lộc, Nam Đàn… Đàn trâu, bò và đàn lợn đều tăng ở cả ba loại hình quốc doanh, hợp tác xã và gia đình (Trang 58)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w