Kinh tế Nghệ An trong thời kỳ khôi phục kinh tế sau chiến

Một phần của tài liệu Kinh tế nghệ an từ năm 1965 đến năm 1973 (Trang 54 - 66)

6. Bố cục của đề tài

3.2.1. Kinh tế Nghệ An trong thời kỳ khôi phục kinh tế sau chiến

hoại lần thứ nhất của Mỹ (1969-1971)

3.2.1.1. Nông - Lâm - Ngư nghiệp

Nông nghiệp

Sau khi Mỹ chấm dứt các hoạt động ném bom bắn phá miền Bắc, nhân dân Nghệ An nhanh chóng bắt tay vào khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, phát triển kinh tế. Trong nông nghiệp, phong trào “năm tấn thóc trong thời kỳ lửa đạn” vẫn tiếp tục được phát huy. Tỉnh thành lập hàng trăm tổ rà phá bom mìn làm việc suốt ngày đêm.

Ngày 21/4/1969, Tỉnh uỷ ra nghị quyết về công tác thuỷ lợi và thuỷ điện 7 năm (1969-1975) nhằm đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp. Khắp nơi trong tỉnh rộ lên phong trào giải phóng đồng ruộng, san lấp hố bom, mìn các loại. Trong nhiệm vụ này, riêng dân quân tự vệ đã làm nhiệm vụ xung kích. Trong năm 1969, đã tháo gỡ được 296 quả bom mìn, san lấp 1.895 hố bom, giải phóng 1.778 ha ruộng ở những nơi đặc biệt khó khăn [24; 186]. Nơi nơi diễn ra phong trào khai hoang phục hoá, tu sửa vận hành các cơ sở thuỷ nông kiến thiết đồng ruộng, giữ nước chống hạn. Các công trình thuỷ lợi lớn như công trường 69 (Nam Đàn), cống Hiệp Hoà (Đô Lương), Vạn Tường, Cồn Tiên (Quỳnh Lưu)… đều đạt năng suất cao. Nhờ những cố gắng vượt bậc đó, năm 1969 toàn tỉnh đã đạt sản lượng 318.974 tấn [1; 198]. Ngày 8/7/1969, Tỉnh uỷ, Uỷ ban hành chính tỉnh triệu tập hội nghị các ngành, các chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp toàn tỉnh nghiên cứu điều lệ hợp tác xã nông nghiệp, phát động nông dân phát triển cao trào hợp tác hoá củng cố quản lí hợp tác xã đưa mô hình hợp tác xã lên bậc cao.

Đầu năm 1970, Ban chấp hành Đảng bộ đã quán triệt các Nghị quyết của Trung ương Đảng về phương hướng nhiệm vụ năm 1970-1971 là “…ra

sức phát triển kinh tế địa phương tiến lên một bước nhanh chóng, mạnh mẽ vững chắc. Phát huy thế mạnh của ba ngành kinh tế lớn: nông nghiệp, nghề rừng, nghề biển…”, Nghị quyết của Tỉnh uỷ đã nhanh chóng được triển khai. Về trồng cây lương thực : những thành tựu của mạnh cách mạng khoa học kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất. Vùng đất có hai vụ lúa được ổn định được tăng cường về thuỷ lợi, bèo dâu, giống mới… Diện tích lúa xuân có năng suất cao được mở rộng từ 500 ha năm 1969 lên 12.000 ha năm 1970. Giống lúa nông nghiệp 5 tăng cho năng suất cao, mở ra triển vọng lớn về thâm canh lúa, giải quyết nhanh chóng, vững chắc về lương thực và được các xã viên đưa vào sử dụng phổ biến gieo cấy trong vụ mùa. Những vùng có diện tích lớn như Đô Thành, Đức Thành (Yên Thành), Hưng Tây, Hưng Trung, Hưng Yên (Hưng Nguyên) nhân dân tập trung làm giao thông, thuỷ lợi cải tạo đồng ruộng, mở rộng diện tích nhằm tăng năng suất. Vào thời điểm sau khi gặt xong vụ chiêm trước khi bắt đầu vụ mùa thì phong treào làm thuỷ lợi, trồng bèo dâu trở thành một cao trào trong quần chúng nông dân. Năm 1970 diện tích cây trồng tăng hơn năm 1969 là 13.599 ha, diện tích cây lương thực và cây công nghiệp đều tăng. Sản lượng lương thực cả năm đạt 326.166 tấn tăng 2,25% so với năm 1969. Năm 1969, tổng diện tích lúa toàn tỉnh là 156.874 ha, năm 1971 là 172.020 ha tăng hơn năm 1969 là 15.146 ha [35;198-199]. Năm 1969 sản lượng lương thực là 318.974 tấn, 1971 sản lượng lương thực là 361.872 tấn, tăng hơn năm 1969 là 42.808 tấn. Trong đó thóc tăng 6.170 tấn và hoa màu tăng 36.638 tấn [35; 198-204].

Chúng ta có thể thấy sự phát triển nông nghiệp qua bảng số liệu sau:

Năm 1969 1970 1971

Diện tích lúa ( ha ) 156.874 163.307 172.020 Sản lượng lương thực (tấn) 318.974 326.166 361.782 Sản lượng lúa (tấn) 283.834 255.240 290.004

Sản lượng hoa màu(tấn) 35.140 70.926 71.778 Tổng hợp nguồn [35; 198-204].

Như vậy, qua bảng thống kê ta thấy, năm 1971 diện tích lúa đạt 172.020 ha tăng 15.146 ha so với năm 1969. Sản lượng lương thực cũng tăng nhanh, năm 1971 sản lượng lương thực đạt 361.782 tấn, tăng 42.808 tấn trong đó sản lượng thóc tăng 6.170 tấn, hoa màu tăng 36.648 tấn so với năm 1969.

Các vùng trồng cây công nghiệp, trồng màu đều được mở rộng diện tích bằng khai hoang phục hoá và đưa kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, đẩy mạnh thâm canh. Ở vùng núi phía Tây, các cây ăn quả, nghề rừng khá phát triển. Cây mía được phát triển khắp các huyện Diễn Châu, Yên Thành, Hưng Nguyên, Quỳ Châu, Anh Sơn, Thanh Chương… Diện tích mía tăng từ 1.234 ha năm 1969 lên 1.325 ha năm 1970 và 1.565 ha năm 1971 [35; 139-141]. Sản lượng mía cũng tăng nhanh từ 40.560 tấn năm 1969 lên 45.041 tấn năm 1970 và 51.934 tấn năm 1971 [35; 242-243].

Cùng với lúa các loại cây hoa màu khác như lạc, vừng, khoai lang, ngô… cũng được trồng rộng rãi khắp nơi trong tỉnh, tăng cả về diện tích và sản lượng. Năm 1969, diện tích lạc là 7.736 ha, vừng là 1.295 ha, khoai lang là 24.144 ha, ngô là 11.144 ha, sắn là 7.593 ha [35; 126-133]. Năm 1971, diện tích lạc là 8.515 ha, vừng là 1.271 ha, khoai lang là 23.107 ha, ngô là 11393 ha, sắn là 11.239 ha [35; 126-133]. Sản lượng hoa màu tăng nhanh từ 35.140 tấn năm 1969 lên 71.778 tấn. Trong đó, năm 1969 sản lượng lạc đạt 8.232 tấn, khoai lang đạt 119.625 tấn, ngô là 13.061 tấn, sắn là 61.465 tấn. Năm 1970 sản lượng lạc là 10.068 tấn, khoai lang đạt 104.957 tấn, năm 1971 sản lượng lạc giảm xuống còn 9.610 tấn, sản lượng khoai lang là 95.207 tấn... [35; 220-235].

Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho nông nghiệp được phục hồi và phát triển đáp ứng nhu cầu mở rộng diện tích và thâm canh. Hệ thống nhiệt điện, bơm dầu công trình nông giang tự chảy và hàng trăm đập nước được tu sửa, phục hồi sản xuất đưa vào sử dụng. Tỉnh tập trung vốn, thiết bị cơ giới, nhân lực thi công hoàn thành nhanh đưa vào sử dụng đập nước Khe Đá (Nam Đàn) mở ra triển vọng lớn trong sản xuất nông nghiệp, lương thực thực phẩm, nông sản xuất khẩu ở trung du miền núi. Diện tích được tưới nước tăng 3.040 ha so với năm 1969 [2; 200]. Đi đôi với xây dựng và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của hợp tác xã các trạm trại giống cũng được củng cố và phát triển.

Trong nông nghiệp, phong trào làm thuỷ lợi khai hoang phục hoá được đẩy mạnh. Các công trình thuỷ lợi như Cống Thau (Yên Thành), cống Hiệp Hoà (Đô Lương), kênh Thập (Hưng Nguyên), Vạn Tường - Cồn Tiên (Quỳnh Lưu)… đều rầm rộ ra quân thực hiện chương trình thuỷ lợi, thông điệp 7 năm của tỉnh. Công trường Cồn Tiên vượt năng suất 164%, huyện Diễn Châu vượt 200%. Cống Hiệp Hoà là nơi khó khăn quyết liệt nhất cũng đạt 105%... Tính ra hơn 2 triệu ngày công đã được huy động trên các công trường.

Quy mô hợp tác xã nông nghiệp được mở rộng, công tác quản lí từng bước đi vào nề nếp. Kế hoạch sản xuất, phân phối được thực hiện thống nhất trong xã viên. Các hợp tác xã bậc cao xuất hiện rộng khắp trong tỉnh với quy mô toàn xã. Mỗi xã trở thành một đơn vị kinh tế mong muốn đưa nền sản xuất nông nghiệp len nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Năm 1971, cuộc vận động cải tiến hợp tác xã đưa quy mô hợp tác xã lên toàn xã đạt 80%, đem lại những đổi mới cho nông nghiệp của tỉnh.

Cùng với ngành trồng trọt ngành chăn nuôi của tỉnh cũng được đầu tư phát triển. Chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà, vit... phát triển mạnh mẽ khắp các huyện trong tỉnh. Trâu bò được tập trung nhiều ở các huyện Quỳnh Lưu,

Nghi Lộc, Nam Đàn… Đàn trâu, bò và đàn lợn đều tăng ở cả ba loại hình quốc doanh, hợp tác xã và gia đình. Cuối năm 1971, đàn lợn có 327.856 con giảm 32.203 con so với năm 1969. Năm 1971, toàn tỉnh có 133.169 con trâu, 78.008 bò, 327.853 con lợn, sụt hơn so với năm 1972 561 con trâu, 32.203 lợn, bò 7.463 con [35; 252-261]. Các loại gia cầm khác cũng rất phát triển nhất là đàn vịt...

Chúng ta có thể thấy tình hình ngành chăn nuôi của tỉnh qua bảng thống kê sau: Đơn vị : con Năm 1969 1970 1971 Trâu 133.730 137.166 133.169 Bò 85.472 81.728 78.009 Lợn 360.056 373.172 327.853 Tổng hợp nguồn [35; 252-261]

Như vậy, trong thời kỳ khôi phục kinh tế 1969-1971, nền nông nghiệp Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả to lớn, góp phần khắc phục hậu quả của chiến tranh, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân. Đồng thời còn góp phần chi viện cho chiến trường miền Nam và chiến trường Lào, tạo nên sự chuyển biến mới trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước.

Ngành Lâm nghiệp

Thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Nghị quyết của Hội đồng Chính phủ về trồng rừng năm 1968, đồng bào các dân tộc, cán bộ công nhân viên chức các lâm trường ở miền núi phía Tây Nghệ An đã có nhiều thành tích trong việc trồng cây gây rừng, tu bổ và cải tạo rừng. Đảng viên và nhân dân huyện Tương Dương đã trồng được trên 4000 bụi mét, gấp gần hai lần số lượng cây trồng trong hoà bình. Đảng uỷ xã Mường Nọc, xã Châu Kim đưa việc quản lí quế vào phương hướng sản xuất của xã. Năm 1968, toàn tỉnh đã tu bổ và trồng mới thêm hàng chục ha rừng quế. Một số

hợp tác xã ở Tân Kỳ, Con Cuông, Nghĩa Đàn… đã thành lập các hợp tác xã lâm nghiệp chuyên doanh nghề trồng rừng. Các xã Nghĩa Thịnh, Nghĩa Mai, Kỳ Sơn… đã cắt đất tốt xây dựng vườn ươm cây. Một số xã ở Quỳ Châu nhân dân đi hàng chục cây số đưa giống cọ về trồng. Năm 1968, các huyện miền núi của tỉnh đã trồng được 70.000 cây lấy gỗ, ăn quả, tu bổ và cải tạo 5.000 ha rừng [11; số 772].

Ngoài việc lấy gỗ, tre nứa làm nhà, đóng thuyền, làm mộc, sản xuất giấy, nhân dân còn khai thác gỗ chế biến thành than củi phục vụ nhu cầu cho nhân dân, bộ đội, cơ quan… Hàng năm những người làm nghề rừng đã cung cấp củi và hàng trăm tấn than. Do nhu cầu làm tàu thuyền vận tải ngày càng lớn nên ngành khai thác gỗ cũng có bước phát triển đáng kể. Năm 1968, sản lượng gỗ khai thác của tỉnh Nghệ An đứng đầu và chiếm 15,8% lượng gỗ khai thác toàn miền Bắc [19; 80].

Trong mấy năm do chiến tranh phá hoại của Mỹ nên rừng Nghệ An bị tàn phá nhiều. Vì vậy, trồng rừng đã trở thành một yêu cầu bức thiết đối với Nghệ An. Rừng ở Nghệ An được trồng để lấy gỗ, quả, chắn gió, chắn cát… Dưới sự lãnh đạo của các cấp, các ngành nhiều dải rừng được ven biển, dọc đường giao thông, trong các thôn xóm…

Nguồn lâm sản và nghề khai thác rừng đã tăng nguồn thu nhập cho dân cư, cung cấp nguyên vật liệu cho các ngành thủ công đặc biệt là ngành sản xuất gỗ... Nghề khai thác và trông rừng góp phần ổn định đời sống nhân dân.

Ngành thuỷ sản

Trong ba năm Mỹ ngừng ném bom bắn phá miền Bắc “trời yên bể lặng”, quân và dân Nghệ An ra sức phục hồi sản xuất, sẵn sàng chiến đấu theo tinh thần Nghị quyết của Tỉnh uỷ. Nghị quyết nhấn mạnh “Đẩy mạnh xây dựng và phát triển kinh tế địa phương tiến lên một bước toàn diện, nhanh

chóng và vững chắc nhằm phục vụ yêu cầu cách mạng của cả nước, tăng cường kinh tế quốc phòng trong tỉnh nâng cao đời sống nhân dân” [19; 168].

Riêng đối với nghề biển, Tỉnh uỷ chủ trương “…Phải khôi phục và phát triển nghề khơi, nhất là sản lượng và năng suất nghề dạ. Phát triển nghề khơi phải kết hợp được nhiều nghề, đánh cá quanh năm, có điều kiện đến các vùng biển có trữ lượng cao, nâng cao sản lượng cá…”

Đầu năm 1969, cùng với các thuyền làm nhiệm vụ vận tải trở về, các cơ sở đóng thuyền và sửa chữa thuyền được xây dựng và phát triển. Ngoài các hợp tác xã chuyên nghiệp từ lâu vẫn hoạt động thì nay nhiều cơ sở mới được xây dựng như ở An Bình, Trần Hưng Đạo… Ngân hàng Nhà nước tiếp tục cho các hợp tác xã vay tiền đóng tàu thuyền mới, mua sắm thêm lưới, mành để đạt năng suất cao. Nhiều loại mành như mành dắt ngày, mành dắt đêm, lưới vây…được tăng cường cho ngư dân. Năm 1970, số thuyền khơi trong tỉnh đã có 287 chiếc, năm 1971 tăng lên 312 chiếc, số thuyền lộng là 782 chiếc [19; 87]. Một số ngành nghề có năng suất cao được phục hồi như nghề vó có 31 thuyền, mành đêm 67 thuyền, mành ngày 47 thuyền… Sản lượng khai thác năm 1971 là 6.625 tấn tăng hơn năm 1970 là 2.000 tấn [19; 79].

Hàng năm đến vụ cá Nam, cá Bắc, Uỷ ban hành chính tỉnh cùng công ty Thuỷ sản có kế hoạch rất cụ thể động viên ngư dân đánh bắt đạt sản lượng cao nhất thường chiếm từ 60-70% sản lượng cá cả năm. Sau đây là bảng số liệu sản lượng cá qua các năm :

Năm Sản lượng cả năm vụ Nam Tỉ lệ %

1964 15.140 tấn 10.598 tấn 70%

1965 12.530 tấn 9.397 tấn 75%

1971 7.600 tấn 5.040 tấn 64%

Năm 1969, Ngân hàng cho các hợp tác xã vay 3.080.937 đ, các hợp tác xã làm nghĩa vụ cho Nhà nước được 1.127.392đ. Cũng trong năm này

Nhà nước bán cho nhân dân trị giá 907.000đ, bán vật liệu 1.956.000đ, mua lại 590 tấn cá trị giá 310.000đ…[19; 81].

Các sản phẩm đánh bắt được đem bán cho Nhà nước, việc phân phối sản phẩm thuỷ sản hết sức chặt chẽ. Năm 1970 sản lượng khai thác đạt 4.037 tấn, hợp tác xã quản lí 3.863 tấn và bán nghĩa vụ cho Nhà nước là 2.094 tấn. Năm 1971, sản lượng khai thác là 6.625 tấn, hợp tác xã quản lí 3.667 tấn và bán nghĩa vụ cho Nhà nước 2.546 tấn [19; 84].

Về nuôi trồng thuỷ sản : nuôi cá nước ngọt ở ao hồ, sông suối đã thành lập tập quán canh tác lâu đời của nhân dân ta. Trước và sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, một thời gian dài nuôi thả, đánh bắt theo lối tự nhiên, ai cũng biết “nuôi cá gá bạc”. Từ sau khi đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ, ngành nuôi trồng thuỷ sản có thêm điều phát triển. Với Nghệ An, nguồn lợi nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh có một tiềm năng lớn. Về diện tích nuôi trồng, có khả năng sử dụng 1.000 ha ao hồ, 6.000 ha ruộng lúa, 1.000 mặt nước lớn, 100 ha nước lợ…[ 24; 84].

3.2.1.2. Công nghiệp và Thủ công nghiệp

Công nghiệp

Ngay sau khi Mỹ buộc phải xuống thang ngừng ném bom phá hoại miền Bắc, Nghệ An đã ra sức củng cố hậu phương, tăng cường lực lượng ra sức chi viện cho các chiến trường. Đảng bộ Nghệ An đã chủ trương “phát huy thành quả về mọi mặt trong những năm qua cũng như khai thác khả năng tiềm năng to lớn của tỉnh, đẩy mạnh xây dựng và phát triển kinh tế địa phương tiến lên một bước… nhằm phục vụ nhu cầu cách mạng của cả nước, tăng cường kinh tế quốc phòng, nâng cao kinh tế về mọi mặt, nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định đời sống nhân dân [19; 88]. Với tinh thần đó, nhân dân Nghệ An đã bắt tay ngay vào khôi phục kinh tế đặc biệt là trên lĩnh vực công nghiệp.

Công nghiệp cơ khí được củng cố và mở rộng sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn trong nhân dân. Trong chiến tranh phá hoại của Mỹ, nhà máy cơ khí Vinh đã sơ tán lên Hưng Mỹ - Hưng Lĩnh và chia nhỏ thành 3 phân xưởng để tiếp tục sản xuất. Sau khi Mỹ xuống thang chiến tranh ngừng ném bom phá hoại miền Bắc, các cơ sở sản xuất cơ khí được sắp xếp lại và di chuyển về Vinh để tiếp tục sản xuất. Cơ khí Vinh đưa một bộ phận từ Nghĩa Đàn di chuyển về Vinh đặt tại xưởng đúc và các văn phòng của Trường Công nhân kỹ thuật Hưng Dũng. Ngày 19/1/1970, Uỷ ban hành chính ra chỉ thị số 145/UBCN cho Ty công nghiệp lập đề án sáp nhập hai cơ sở quốc doanh cơ khí (cơ khí thông dụng và cơ khí Vinh). Ngày 1/4/1970, Uỷ ban hành chính tỉnh ra quyết định số 826/QĐUB phê chuẩn đề án này.

Một phần của tài liệu Kinh tế nghệ an từ năm 1965 đến năm 1973 (Trang 54 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w