Ngành thuỷ sản

Một phần của tài liệu Kinh tế nghệ an từ năm 1965 đến năm 1973 (Trang 37)

6. Bố cục của đề tài

2.1.2.3.Ngành thuỷ sản

Sau khi liên tiếp thất bại trên chiến trường miền Nam, đế quốc Mỹ đã ồ ạt đưa quân viễn chinh vào miền Nam tham chiến và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc. Nhân dân Nghệ An nói chung và ngư dân nói riêng đã chiến đấu vô cùng anh dũng, kiên cường bám biển chiến đấu và sản xuất. Có thể nói, trong cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ, 100% các xã ven biển đều bị đánh phá, có 15 xóm bị phá huỷ hoàn toàn. Riêng 2 hợp tác xã Đại Liên, Hải Long (Quỳnh Lưu) phải hứng chịu 540 trận đánh phá của địch, 1.300 quả bom, đạn; 3.760 quả đạn pháo. Xã Nghi Hải có 5 xóm bị bom đạn Mỹ triệt hạ, gần 1.300 lao động phải sơ tán ra các xã gần kề; còn người già và trẻ em phải sơ tán lên Anh Sơn [24; 72].

Mặc dù bị đánh bom hết sức ác liệt, nhưng nhân dân vẫn tìm mọi cách để vừa chiến đấu vừa sản xuất, bám biển đánh địch. Ngày 22/6/1966,

mặc dù máy bay địch quần đảo suốt ngày ngoài khơi trong lộng nhưng 31 thuyền của ngư dân xã Quỳnh Long vẫn thả lưới buông câu. Xã viên Đại Liên trong ngày đó đã đem đến Hội nghị miền biển của huyện những con cá vừa mới giành giật được với địch. Ngư dân Quỳnh Lưu ra biển với số lượng nhiều nhất. Ngư dân Quỳnh Lưu có 3 thuyền đóng đầy bột cưa vào bao tải bỏ lên thuyền làm công cụ chiến đấu, khi máy bay địch đến mở đường máu đi đánh tàu biệt kích địch vừa thăm dò thuỷ lôi. Nếu thấy cá xuất hiện thì báo hiệu cho thuyền bè đi đánh cá, khi địch đánh thì các thuyền nhanh chóng phân tán. Các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc ngày đêm ngư dân bám biển làm muối và đánh bắt hải sản. Riêng tháng 7/1966, toàn tỉnh đánh bắt được 500 tấn cá [1; 175]. Các cơ sở vật chất của ngành đánh bắt cá được củng cố và phát triển. Các cơ sở nuôi cá cũng được mở rộng, số lượng cá giống tăng nhanh từ 2,3 triệu con năm 1964 lên 20 triệu con năm 1966 [1; 169].

Vừa chiến đấu vừa sản xuất, nhân dân Nghệ An còn thực hiện nhiệm vụ giao thông vận tải. Nhiệm vụ giao thông vận tải ở thời kỳ này được xem là nhiệm vụ đột xuất của miền Bắc. Từ năm 1966, khi có kế hoạch vận chuyển hàng hoá vào Nam bằng đường biển, Uỷ ban hành chính tỉnh đã tập trung huy động hàng trăm thuyền khơi làm nhiệm vụ vận tải. Đầu năm 1968, số thuyền khơi làm nhiệm vụ vận tải là 260 chiếc trên 420 chiếc [24; 75]. Năm 1968, thực hiện chiến dịch vận tải Bắc - Nam tỉnh đã huy động số thuyền khơi còn lại là đỉnh cao nhất vào tháng 11/1968, huy động 1105 chiếc thuyền trong tổng số 1.222 chiếc còn lại cùng thuỷ thủ và dân công bốc xếp làm nhiệm vụ vận tải.

Trên vùng biển Nghi Lộc đầu năm 1968, trong thời kỳ đế quốc Mỹ “ném bom hạn chế” từ vĩ tuyến 19 trở vào. Cuộc chiến đấu giành giật quyết liệt với bom đạn, thuỷ triều để vớt hàng trôi nổi trên biển của các tàu thuyền

nước bạn tiếp tế cho ta diễn ra ác liệt suốt đêm ngày. Trong mùa mưa 1968, quân và dân Nghi Lộc đã vớt được 15.670 bao gạo loại 50 kg/bao. Nhân dân các xã Nghi Hương, Nghi Thuỷ, Nghi Thu, Nghi Hải… vớt được gạo đem về nhà bảo quản cho chu đáo rồi giao cho Nhà nước [28; 162-163].

Như vậy, ngành đánh bắt thủy sản trong thời kỳ này một mặt thỏa mãn nhu cầu tại chỗ cho nhân dân trong vùng, mặt khác đáp ứng yêu cầu cho các chiến trường.

2.2.2. Công nghiệp và Thủ công nghiệp 2.2.2.1. Công nghiệp

Cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế công nghiệp của Nghệ An. Từ cải tạo xây dựng kinh tế, thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất, Nghệ An phải chuyển sang vừa chiến đấu vừa sản xuất. Trước đó, ngành công nghiệp Nghệ An đã trải qua 10 năm cải tạo và xây dựng nay phải chuyển sang xây dựng và sản xuất trong điều kiện chiến tranh nên gặp không ít những khó khăn, thiếu thốn về cán bộ, công nhân… Trước tình hình đó, Đảng bộ tỉnh đã chủ trương ra sức phát triển công nghiệp nhằm phục vụ cho các ngành kinh tế khác và nhiệm vụ quốc phòng.

Thực hiện chủ trương “vừa chiến đấu vừa sản xuất” quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, tích cực góp phần cùng bảo vệ miền Bắc giải phóng miền Nam. Trong hoàn cảnh vô vàn khó khăn phải đối diện với cuộc chiến tranh hiện đại của đế quốc Mỹ, nhưng cùng với quân và dân Nghệ An các cán bộ công nhân ngành công nghiệp đã thể hiện tinh thần dũng cảm và mưu trí của mình. Nhờ đó, ngành công nghiệp đã nhanh chóng sơ tán di, chuyển các cơ sở sản xuất, bảo toàn lực lượng, máy móc thiết bị, nhanh chóng ổn định sản xuất. Các cơ sở công nghiệp đều được bổ sung cán bộ công nhân kỹ thuật

nhằm phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, phục hồi nhanh các cơ sở sản xuất, xây dựng các ngành công nghiệp mới…

Công nghiệp cơ khí : là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của

tỉnh. Cuối quý III năm 1965, tỉnh đã khảo sát và có kế hoạch xây dựng một số ngành mới như nhà máy cơ khí thông dụng có công suất cắt gọt 300 tấn/năm, thiết bị do Liên Xô và cơ khí Hà Nội cung cấp, trang bị. Các công trình cơ khí thông dụng do viện thiết kế, Bộ công nghiệp đảm nhận. Địa điểm xây dựng tại các huyện Thanh Chương, Anh Sơn, Tân Kỳ, Quỳ Châu…[2; 146].

Nhà máy cơ khí Vinh sơ tán lên Hưng Mỹ - Hưng Lĩnh. Sau chia thành ba phân xưởng, một bộ phận ở Hưng Vĩnh phục vụ cho vùng Nam - Hưng - Nghi, một phân xưởng ở Văn Thành (Yên Thành) phục vụ cho vùng Diễn - Yên Thành, một phân xưởng khác ở Thanh Hưng (Thanh Chương) phục vụ cho vùng Anh - Thanh - Đô và một bộ phận trung tâm của nhà máy.

Nhà máy cơ khí thông dụng có nhiệm vụ sản xuất máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác khi cần có thể chuyển sang phục vụ kinh tế quốc phòng. Viện thiết kế Bộ công nghiệp đảm nhận thiết kế và giám sát thi công. Trong dịp này, Viện đã giúp Nghệ An đào tạo một số kỹ thuật viên, can, vẽ, in... vừa phục vụ cho việc hoàn thiện thiết kế vừa để bổ sung cho phòng thiết kế của Ty và phòng kỹ thuật nhà máy. Đơn vị thi công nhà máy cơ khí thông dụng là Công ty xây dựng số 6. Khi chưa lắp đặt toà bộ thiết bị của nhà máy cơ khí cất dấu ở Thung Chuối, trước cửa hang C4. Sau khi cải tạo xong hang máy móc được đưa vào hang lắp đặt. Để đảm bảo an toàn và bí mật công việc phải diễn ra trong đêm.

Ngoài nhà máy cơ khí thông dụng mới được sửa chữa, các nhà máy cơ khí thông dụng đã có từ trước tiếp tục được củng cố và mở rộng quy mô sản xuất. Nhà máy cơ khí Vinh, Xưởng 500, Xưởng 250, Trường công nhân kỹ thuật có năng lực sản xuất 1.600 tấn thiết bị/năm. Ngoài ra còn có các xưởng

cơ khí sửa chữa của nhà máy điện Vinh, nhà máy đường Sông Lam, xưởng sửa chữa ô tô và cơ khí vùng… Các xí nghiệp cơ khí địa phương chế tạo 192 máy công tác gồm xay sát, tuốt máy tẻ ngô, máy nghiền thức ăn cho gia súc, gia cầm, cung cấp hơn 4.600 dụng cụ cầm tay và hàng ngàn xe cải tiến phục vụ cho sản xuất nông nghiệp [1; 174-175]. Năm 1967 giá trị sản lượng công nghiệp cơ khí tăng 78% so với năm 1966. Năm 1968 giá trị sản lượng công nghiệp của ngành cơ khí tăng hơn 1967 là 78% [1; 193].

Công nghiệp điện lực : có bước phát triển hơn trước. Do bị đánh phá

ác liệt nên năm 1966 ngành công nghiệp điện lực phải di chuyển một tổ máy 400 KW của nhà máy điện Vinh đến địa điểm an toàn và lắp đặt các cụm máy phát độc lập rải rác ở khắp các huyện.

Năm 1966, nhà máy điện Vinh tiếp tục bị đánh phá buộc lò nhiệt điện phải ngừng hoạt động. Sản xuất 1KW điện lúc này thật gian khổ thậm chí phải chịu những mất mát, hi sinh. Phạm Văn Cừ, Trần Văn Thuận, Hà Đăng Sinh đã ngã xuống trong khi phá những quả bom từ trường cho công nhân vào nhà máy. Để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của nhân dân Cục điện lực đã cho xây dựng thêm những nguồn điện mới. Tháng 7/1966, cán bộ công nhân điện Vinh sửa chữa xong các tổ máy và đưa vào sản xuất cung cấp cho nông nghiệp 400KW/h và đưa 3 cụm điện dự phòng ở Đô Lương, Nam Đàn, Vinh vào sử dụng. Nhờ có điện phục vụ cho sản xuất chống hạn nên tiến độ gieo trồng vụ mùa đạt 90% kế hoạch [1; 170]. Chỉ trong vòng 2 năm 1967-1968, 8 các cụm diezen và 18 tổ máy có tổng công suất 5.700 KW lần lượt mọc lên rải rác khắp các nơi trong tỉnh. Năm 1967, một tổ máy (một nửa tài sản của nhà máy điện Vinh) từ Bến Thuỷ cũng được đưa vào hang Huyền Trung, lèn Kim Nhan tháo gỡ vận chuyển hơn 200 tấn thiết bị vật liệu, khai phá 500 m3 đá đổ gần 1.000 m3 bê tông, kéo máy qua dốc Eo Trù dựng đứng để lắp đặt

nhà máy 8/2 với công suất 4.000 KW và chính thức phát điện lưới vào ngày 3/2/1971 [19; 78].

Công nghiệp giấy : Năm 1965, công nhân nhà máy giấy được sơ tán

vào Thanh Luân, số còn lại chủ yếu là cán bộ và công nhân trong lực lượng tự vệ của nhà máy chuyển ca sản xuất tránh giờ cao điểm (từ 9-15h). Họ tranh thủ đào hầm hào, bố trí trận địa, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tài sản và tính mạng cho công nhân, nhờ đó mà hạn chế được thiệt hại do chiến tranh gây ra.

Sau những loạt đánh phá đầu tiên của bom đạn Mỹ, nhà máy giấy đã sơ tán tới xã Thanh Liêm nơi trước đây hồi kháng chiến chống Pháp là nơi đặt xưởng Đặng Thái Thân và xưởng giấy Đông Nam. Ngành sản xuất giấy không chỉ đáp ứng nhu cầu trong tỉnh mà còn phục vụ nhu cầu của nhân dân các tỉnh khác.

Công nghiệp gỗ Vinh chuyển lên Thanh Giang, ngành đóng tàu sông Lam chuyển lên Rào Rộ (Thanh Chương), mộc Thống Nhất lên Hoà Quân, Thanh Thịnh (Thanh Chương). Các xí nghiệp dựa vào hói, lạch để vừa có âu chứa gỗ, vừa để sản xuất tàu thuyền vận chuyển đường sông. Về sau mộc Thống Nhất chuyển về đóng tại xã Thanh Trường (tả ngạn sông Lam), nhà máy ép dầu lên Thanh Khai [19; 68]. Đến năm 1968, toàn tỉnh có 150 cơ sở rèn mộc [1; 194].

Nhà máy dệt Minh Khai là cơ sở có nhiều đóng góp hàng may mặc và bao bì trong kháng chiến chống Pháp. Sau khi phục hồi, xưởng đặt tại Bến Thuỷ sau chuyển lên Thanh Hà rồi giải thể. Sau khi giải thể, phần lớn công nhân chuyển về nhà máy giấy ở Thanh Liêm, và nhà máy Diêm ở Thanh Tiên.

Ngành sản xuất đường cũng rất phát triển. Trước sự đánh bom ác liệt của địch, nhà máy đường sông Lam sơ tán dựng lên hàng loạt chiếc ép máy

nhỏ bán cơ giới có công suất ép từ 15-30 tấn/ngày [19; 68] và lò nấu đường thủ công dọc bên bờ sông thuộc các xã vùng mía. Một bộ phận của nhà máy chuyển lên vùng hạ lưu sông Lam, đưa mía lên trồng ở các xã Bình - Thành - Thọ. Bộ phận này sau chuyển dần ngược sông Con ra gần đường 15 rồi từ Hương Sơn ra Bến Hới, nhà máy đường rượu sông Con đóng ở Lạt thị trấn huyện Tân Kỳ.

Việc xây dựng các cụm ép mía bán cơ giới lúc bấy giờ là một chủ trương đúng đắn và kịp thời của nhà máy Đường sông Lam. Điều này góp phần ổn định sản xuất ở vùng công nghiệp và sản xuất mía đường, mật phục vụ nhu cầu của nhân dân. Tỉnh đã vận động nhân dân bỏ các loại dụng cụ ép lâu đời để giành nguyên liệu cho nhà máy đường phát triển. Mặt khác, tỉnh đã cử cán bộ về chỉ đạo tháo gỡ vận chuyển sơ tán thiết bị đến nơi an toàn. Nhờ vậy, mặc dù cơ sở sản xuất bị đánh phá hết sức nặng nề nhưng vẫn đảm bảo được dây chuyền sản xuất và vùng nguyên liệu. Sau khi Mỹ ngừng ném bom bắn phá miền Bắc nhà máy đường sông Lam nhanh chóng phục hồi và dưa vào sản xuất.

Các ngành sản xuất xi măng, phân bón. hàng tiêu dùng… cũng có bước phát triển. Nhà máy xi măng lò đứng công suất 1 vạn tấn/năm được xây dựng. Nhà máy xi măng này do Công ty xây dựng số 6 đảm nhận thi công. Các cơ sở sản xuất hàng tiêu dùng như diêm, thuốc lá, xà phòng, xút, rượu, đường mật… ở quy mô nhỏ được xây dựng. Thiết bị công nghệ của các cơ sở này được điều chỉnh từ các nhà máy Trung ương hoặc do các nước xã hội chủ nghĩa anh em viện trợ. Nhiều nhà máy được xây dựng như nhà máy thuốc lá Khe Thần, nhà máy dầu Thảo Mộc ở Đò Môi, Nghĩa Khánh, xí nghiệp xút giấy ở Khe Xài, dược phẩm ở Giang Sơn, diêm ở Thanh Tiên, phốt phát ở Thành Tiên (Thanh Chương), giấy Thanh Liêm…[19; 72]. Ngành công nghiệp đóng tàu cũng có bước phát triển, năm 1965 có 8.88 T thuyền năm

1966 tăng lên 13.583 T thuyền. Năm 1964, toàn tỉnh đóng được 1.220 tấn trọng tải thuyền, năm 1965 đóng mới được 7.200 tấn [1; 175]. Năm 1965, sản lượng công nghiệp toàn tỉnh đạt 66,5 triệu đồng bằng 82% năm 1964. Một số ngành có sản phẩm tăng hơn trước như ngành sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp phục vụ giao thông vận tải… Sản xuất vật liệu xây dựng tăng nhanh nhất là vôi, năm 1965 sản lượng vôi đạt 150.000 tấn tăng gấp 10 lần so với 1964. Mạng lưới lò vôi nhỏ phát triển rải rác ở khắp các huyện trong tỉnh [2; 148]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

So với trước chiến tranh, sản xuất công nghiệp năm 1968 có sự phát triển mới. Sản xuất than tăng lên 3 lần, sản xuất thuốc chữa bệnh tăng 5 lần. Trong khói lửa chiến tranh nhiều mặt hàng mới ra đời như thuốc lá, xà phòng, diêm, thuốc thú y… Từ 30 cơ sở công nghiệp trước chiến tranh nay đã có thêm 70 xí nghiệp quốc doanh địa phương và hàng trăm hợp tác xã chuyên doanh, 15 cơ sở rèn mộc, 200 điểm cơ khí nhỏ do hợp tác xã quản lí [1; 194].

Nhìn chung, trong những năm 1965-1968 công nghiệp Nghệ An đã có bước phát triển mới. Nhiều cơ sở công nghiệp bị đánh phá ác liệt đã được sơ tán phục hồi và được mở rộng quy mô sản xuất như điện, cơ khí… Một số mặt hàng mới như thuốc lá, diêm, xà phòng, cao su… được chú trọng phát triển. Điều này góp phần làm phong phú thêm chủng loại các mặt hàng công nghiệp địa phương. Năm 1968 so với năm 1965 sản lượng ngành cơ khí tăng 78%, phân bón tăng 110%, khai thác và chế biến gỗ tăng 11% cơ sở [1; 193].

2.2.2.2. Các ngành thủ công nghiệp

Các ngành nghề thủ công truyền thống của Nghệ An tiếp tục được củng cố và mở rộng, phát triển. Tuy nhiên, do cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ nên nhiều làng nghề và các ngành nghề thủ công phải sơ tán hoặc chuyển sang sản xuất trong điều kiện chiến tranh.

Nghề làm muối rất phát triển. Mặc dù địch tăng cường đánh phá nhiều và rất ác liệt nhưng sản lượng muối vẫn tăng. Sản lượng muối tăng một phần do nắng to, một phần do những nỗ lực của diêm dân. Ở Quỳnh Lưu các cơ sở sản xuất muối liên tục vượt mức kế hoạch Nhà nước 16,4%. Đồng muối Quỳnh Thuận thường xuyên bị đánh phá ác liệt, nhưng năm 1967 vẫn tăng lên 9.000 tấn tăng hơn năm 1966 là 1.000 tấn. Nhiều hợp tác xã làm nghề muối xuất hiện tiêu biểu như Tân Thịnh - Diễn Châu. Mỗi năm ngành sản

Một phần của tài liệu Kinh tế nghệ an từ năm 1965 đến năm 1973 (Trang 37)