Kinh tế Nghệ An trong giai đoạn chống chiến tranh phá hoạ

Một phần của tài liệu Kinh tế nghệ an từ năm 1965 đến năm 1973 (Trang 69 - 76)

6. Bố cục của đề tài

3.2.2. Kinh tế Nghệ An trong giai đoạn chống chiến tranh phá hoạ

thứ hai của Mỹ (1972-1973)

Sau 17 năm (1954-1971) nhảy vào miền Nam, Mỹ đã phải đưa hàng chục quân viễn chinh và chư hầu trực tiếp tham chiến. Song, đế quốc Mỹ đã liên tiếp vấp phải những thất bại nặng nề, và ngày càng rơi vào thế bị động, lúng túng. Trước sức ép của nhân dân Mỹ và dư luận quốc tế, Mỹ buộc phải

xuống thang chiến tranh, rút dần quân Mỹ và chư hầu về nước. Đầu tháng 4/1972, cuộc tiến công xuân hè “mùa hè đỏ lửa” của quân dân ta trên chiến trường miền Nam đã đẩy quân nguỵ Sài Gòn đứng trước nguy cơ sụp đổ. Chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mỹ đứng trước nguy cơ bị phá sản. Trước đó, Mỹ và chính quyền Nguyễn Văn Thiệu vẫn biết rằng cuộc tiến công đông xuân 1971-1972 của Quân giải phóng Nam Việt Nam sẽ diễn ra quyết liệt trên chiến trường miền Nam. Như chính Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Menvillegie phỏng đoán “Quân giải phóng đang định làm cái gì đó ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Trị Thiên” [28; 224]. Nhưng chúng không biết được hướng chính, quy mô, cường độ và nhất là thời điểm của các hoạt động quân sự của Quân giải phóng Nam Việt Nam. Bởi vậy, Mỹ đã ra sức tăng cường phòng thủ trên toàn miền Nam và tăng cường trinh sát miền Bắc. Sau cuộc tiến công chiến lược 1972 của quân dân ta ở miền Nam, “Học thuyết Nichxơn” đứng trước nguy cơ bị phá sản. Để cứu vãn tình thế thất bại, Đế quốc Mỹ vội vàng tìm cách “Mỹ hoá” trở lại cuộc chiến tranh. Chúng quyết định đưa một lượng lớn không quân và hải quân trở lại miền Nam, huy động phần lớn quân số và phương tiện chiến tranh của Hạm đội 7 ở Thái Bình Dương và các căn cứ quân sự ở Philippin, Nhật Bản, Thái Lan… vào cuộc chiến.

Ngày 6/4/1972, Mỹ tuyên bố dùng không quân và hải quân tiến hành phá hoại miền Bắc lần thứ hai. Cùng ngày chúng cho máy bay bắn phá một số khu vực Vĩnh Linh và tỉnh Quảng Bình. Ngày 10/4/1972, Mỹ đã cho máy bay ném bom ào ạt vào các xã Hưng Hoà, Hưng Dũng, Nghi Phú … (Nghệ An) gây cho ta những tổn thất lớn về người và của.

Trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, đế quốc Mỹ đã leo thang từng bước, vừa đánh vừa thăm dò. Nhưng trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai này, ngay từ đầu Mỹ đã dùng sức mạnh của hải quân và không quân

với các loại phương tiện hiện đại như F4, F111, B52… Đồng thời, chúng cũng sử dụng nhiều loại bom mới như bom lade, bom từ trường… Với những cố gắng và thủ đoạn của mình, Mỹ tin chắc rằng chỉ trong vòng vài tháng “không lực Hoa Kỳ sẽ làm cho Bắc Việt kiệt sức, hết hơi, buộc phải cúi đầu khuất phục”.

Từ ngày 12 đến 17/4/1972, hải quân Mỹ đã tuần dương trên biển và bắn pháo ác liệt vào Đảo Mắt, Đảo Ngư và dọc bờ biển các huyện Quỳnh Lưu, Nghi Lộc… Ngay từ đầu khi quân Mỹ xâm phạm lãnh thổ, quân dân Nghệ An đã kịp thời đánh trả quyết liệt. Các đơn vị pháo binh trên Đảo Mắt và Đảo Ngư đã chiến đấu quyết liệt, bắn rơi 5 tàu chiến của Mỹ [28; 225].

Trong bối cảnh đó để nhanh chóng, kịp thời đưa cả tỉnh vào cuộc chiến đấu,vừa xây dựng xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới, Ban chấp hành Đảng bộ Nghệ An đã quyết định triệu tập Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ XII. Đại hội xác định nhiệm vụ của Nghệ An trong tinh hình mới là ra sức xây dựng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân và kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mỹ.

Dưới ánh sáng soi đường của Nghị quyết Đại hội, quân và dân Nghệ An đã ra sức phát triển kinh tế, vừa chiến đấu vừa sản xuất, ra sức chi viện cho miền Nam ruột thịt, đồng thời kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mỹ.

3.2.2.1. Nông-Lâm-Ngư nghiệp.

Nông nghiệp.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, mặc dù bị bom Mỹ đánh phá hết sức nặng nề nhưng với tinh thần “sản xuất như chiến đấu”, nhân dân Nghệ An đã dũng cảm kiên cường bám chắc đồng ruộng, vừa chiến đấu vừa sản xuất.

Về trồng cây lương thực : Do máy bay Mỹ đánh bom ác liệt nên diện tích gieo trồng lúa của Nghệ An giảm hơn so với thời kỳ 1969-1971. Cây lúa

được trồng nhiều ở các huyện trong tỉnh. Các huyện tập trung nhiều diện tích lúa là Yên Thành 23.882 ha, Diễn Châu 18.025 ha…(1972). Năm 1972, tổng diện tích lúa toàn tỉnh là 170.987 ha, năm 1973 là 173.930 ha, tăng hơn năm 1972 là 2.943 ha. Sản lượng lúa năm 1972 là 349.998 tấn, năm 1973 là 323.521 tấn, tăng hơn năm 1972 là 26.477 tấn [35; 203-204]. Riêng diện tích vụ mùa năm 1972, là 92.589 ha và năm 1973 là 94.171 ha [35; 114-115]. Năng suất lúa trung bình năm 1973 đạt 20,186 tạ/ha.

Cùng với lúa các loại cây lương thực khác như ngô, sắn, khoai lang… cũng được trồng rộng rãi. Năm 1972, diện tích sắn là 6.996 ha, khoai lang là 23.107 ha, ngô là 11.426 ha. Năm 1973, diện tích sắn tăng lên là 5.471 ha, ngô là 10.408 ha, khoai lang là 20.478 ha. Sản lượng hoa màu tăng nhanh, năm 1973 đạt 56.497 tấn, trong đó ngô là 9.833 tấn, sắn 35.356 tấn, khoai lang 85.095 tấn… [35; 123-225].

Cây công nghiệp cũng tăng nhanh cả về diện tích cũng như năng suất và sản lượng. Các cây công nghiệp chính như mía, lạc, vừng… phát triển nhanh. Năm 1972 sản lượng lạc là 11.570 tấn, mía 69.817 tấn, năm 1973 sản lượng lạc là 9.967 tấn, mía là 42.285 tấn [35; 235-243].

Chăn nuôi cũng có bước phát triển. Đàn trâu, bò và đàn lợn đều tăng ở cả ba loại hình quốc doanh, hợp tác xã và gia đình. Cuối năm 1972, đàn lợn thể có 19.490 con tăng 7.859 con so với năm 1970. Các loại gia cầm khác cũng rất phát triển nhất là đàn vịt. Đàn gia súc lớn như trâu, bò, ngựa… cũng tăng lên. Năm 1973, toàn tỉnh có 146.899 con trâu, 80.235 bò, 413.478 con lợn, tăng hơn năm 1972 9.468 con trâu, 64.093 lợn, riêng bò giảm 18.278 con [35; 252-261].

Trong nông nghiệp, công tác thuỷ lợi, cải tạo đồng ruộng, tu bổ kênh mương đắp đê ngăn lụt được chú trọng. Năm 1972, toàn tỉnh đã huy động hàng vạn lao động đóng góp hàng triệu ngày công tập trung cải tạo đồng

ruộng. Nhờ vậy, mà giữ được nước chống hạn. Công tác đắp đê phòng lụt bảo vệ sản xuất được nhân dân các huyện hoàn thành đúng kế hoạch và cho chất lượng cao.

Trong năm 1972, Nghệ An đã có tiến bộ trong việc tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên canh, thâm canh nhằm tạo ra những vùng có nhiều sản phẩm cây lương thực, cây công nghiệp và chăn nuôi. Nhiều vùng chuyên canh được hình thành như vùng lúa Nam - Hưng - Nghi, Diễn - Yên - Quỳnh và vùng lúa miền núi… Cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày đã được bố trí lại cho phù hợp với khí hậu và đất đai của từng vùng như vùng lạc Diễn Châu, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương, Đô Lương; vùng mía Nam Đàn, Hưng Nguyên, Tân Kỳ; thuốc lá ở Nghi Lộc; chè ở Anh Sơn, Tân Kỳ…[1; 244].

Nhìn chung, nông nghiệp Nghệ An trong những năm 1972-1973 có nhiều khó khăn do sự phá hoại của Mỹ. Tuy nhiên, nó vẫn có bước phát triển và góp phần ổn định đời sống nhân dân và phục vụ nhu cầu chiến đấu tại chỗ của địa phương và góp phần chi viện cho miền Nam và Lào.

Ngành lâm nghiệp.

Trong năm 1972, mặc dù hoàn cảnh chiến tranh hết sức ác liệt nhưng toàn tỉnh đã trồng được 14 triệu cây rừng, khoanh vùng được 40.589 ha rừng, giá trị sản lượng kinh doanh tăng 53% so với năm1971 [11; số 1068].

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn tỉnh lần thứ 8 nêu rõ “Đất đai là tài nguyên rừng tỉnh ta rất phong phú, đồi trọc có nhiều khả năng trồng rừng trên quy mô lớn. Nghề rừng là một trong ba thế mạnh kinh tế của tỉnh. Mục tiêu của tỉnh trong năm 1973 là khoanh 12.000 ha rừng, khai thác 42.000 m3 gỗ, 18 triệu cây nứa, mẹt, 60.000 xite củi trong năm” [11; số 1006].

Đi đôi với việc thâm canh lúa, hoa màu và chăn nuôi nông dân các huyện Quỳ Hợp, Quế Phong, Quỳ Châu… đã đẩy mạnh việc trồng và tu bổ

rừng. Các hợp tác xã ở Châu Bình, Châu Phong (Quỳ Châu), Mường Ngọc, Mường Hin… (Quế Phong)… mỗi người dân giành từ 1-1,5 ha gieo trồng còn lại đất để trồng rừng. Nhân dân huyện Anh Sơn chỉ trong vòng 5 ngày đã trồng được 9 vạn cây các loại, trong đó các xã Đức Sơn, Lãng Sơn, Vĩnh Sơn là những đơn vị khá. Riêng xã Vĩnh Sơn trồng được 4 vạn cây [11; số 1068]. Hợp tác xã Vĩnh Thành (Yên Thành) đã trồng được 20 vạn cây trong tổng số 50 vạn cây của kế hoạch cả năm 1973. Đội ngũ trồng cây ở hợp tác xã Vĩnh Thành lên tới 160 người. Đó là chưa kể đến hàng ngàn bà con trong xã đóng góp trong những dịp “tết trồng cây”. Ở Đô Lương, riêng hợp tác xã Bình Minh trong năm 1972 đã trồng 30 vạn cây trong đó có 29 vạn cây bạch đàn, gần 1 vạn cây phi lao… Tính chung, từ năm 1965-1973 hợp tác xã Bình Minh đã trồng được 1,1 triệu cây với một đai rừng là hơn 30 ha vớ số vốn lên tới 350.000 đ. Năm 1973, hợp tác xã dự định trồng thêm 401.000 cây các loại và 60 ha rừng trọc…[11; số 1063].

Cùng với phong trào trồng cây gây rừng phong trào xây dựng vườn ươm cây trồng, trồng cây cải taọ rừng rất phát triển. Riêng ở Yên Thành trong năm 1972 đã trồng được 10 triệu cây rừng chiếm 85% tổng số cây trồng được trong 10 năm trước.

Ngành Thuỷ sản.

Do đế quốc Mỹ tăng cường phá hoại miền Bắc bằng máy bay và phong toả bờ biển bằng hải quân nên hoạt động của ngành thuỷ sản gặp nhiều khó khăn. Từ giữa tháng 4/1972, máy bay Mỹ tập trung vào các mục tiêu giao thông vận tải, hậu cần, quân sự… Sau tháng 5 chúng thực hiện âm mưu phong toả bờ biển miền Bắc và Nghệ An bằng việc thả 2.500 quả bom từ trường, thuỷ lôi xuống khu vực cảng Hải Phòng, và một số tỉnh ở miền Bắc. Ở Nghệ An vùng Cửa Lò, Cửa Hội, Lạch Quèn, Hòn Ngư… bị thả bom từ trường. Riêng ở khu chuyển tải Hòn Ngư chúng rải hơn 1.350 quả bom từ

trường, thuỷ lôi hỗn hợp, kích hợp lẫn nhau. Bom đạn Mỹ đã làm cho các tuyến đường vận tải bị tắc nghẽn, nghề cá gặp nhiều khó khăn. Một lần nữa bà con vùng biển lại triệt để sơ tán lên vùng trung du. Tính chung chỉ trong vòng 8 tháng đầu năm 1972, đã có 91 thuyền khơi, 64 thuyền lộng bị bắn nát trên biển, 148 thuyền khác neo đậu trong bờ cũng bị đánh hỏng làm chết 107 người [24; 86].

Trước sự bắn phá ác liệt của máy bay Mỹ, Nghệ An đã nhanh chóng chuyển nền kinh tế và mọi sinh hoạt của nhân dân từ thời bình sang thời chiến, vừa chiến đấu vừa sản xuất. Ngư dân bám biển vừa đánh địch vừa sản xuất. Năm 1972, các hợp tác xã trong tỉnh đã đánh bắt được 1.150 tấn, bán nghĩa vụ cho Nhà nước 562 tấn, bán theo giá cao 59 tấn, chia cho các lao động đi đánh bắt là 322 tấn, bán cho xã viên 162 tấn…[24; 90].

Để sửa chữa bảo dưỡng các loại máy thuỷ, máy phát điện được trang bị ngày càng nhiều cho các hợp tác xã nghề cá. Từ năm 1972, các trạm cơ khí sửa chữa Lạch Quèn, Cửa Lò được thành lập. Trạm Cửa Lò có 15 cán bộ công nhân kỹ thuật, một máy phát điện 30 KVA…

Sản lượng thuỷ sản cả năm 1973 của tỉnh đạt 7.021 tấn gấp 6 lần năm 1972. Riêng xã Sơn Hải (Quỳnh Lưu) đạt 987 tấn [24; 93]. Nghề vó, nghề mành, nghề khơi… được đẩy mạnh hoạt động.

Hoạt động thu mua hải sản được đẩy mạnh. Các hợp tác xã mua bán thuỷ sản được thành lập như Nghi Hải, Quyết Tiến… Hợp tác xã Quyết Tiến chia thành 4 hợp tác xã đã đưa sản lượng thuỷ sản toàn xã từ 530 tấn năm 1971, lên 987 tấn năm 1973, 58% vợ con ngư dân có việc làm. Hợp tác xã Quang Hải (Diễn Ngọc) doanh thu đạt 121.901 đ, thu nhập bình quân đầu người là 36đ/người/tháng [24; 94 ]. Năm 1971, có 26 hợp tác xã trong 54 hợp tác xã có ăn chia, năm 1973 tăng lên 57 trong tổng số 78 hợp tác xã có ăn

chia. Ngành thuỷ sản đã trả cho ngân hàng 1,5 triệu đồng gấp 3 lần so với năm 1972 [24; 94-95].

Một phần của tài liệu Kinh tế nghệ an từ năm 1965 đến năm 1973 (Trang 69 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w