Công nghiệp và thủ công nghiệp

Một phần của tài liệu Kinh tế nghệ an từ năm 1965 đến năm 1973 (Trang 76 - 92)

6. Bố cục của đề tài

3.2.2.2 Công nghiệp và thủ công nghiệp

Sau khi Mỹ trở lại ném bom phá hoại miền Bắc các cơ sở sản xuất công nghiệp phải triệt để sơ tán để tránh thiệt hại và duy trì sản xuất. Giai cấp công nhân nêu cao tinh thần nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương chuyển hướng kinh tế sang thời chiến, khẩn trương sơ tán bảo vệ máy móc thiết bị. Nhờ đó chỉ trong một thời gian ngắn 111 cơ sở sản xuất và phát triển sản xuất với hơn 7 vạn tấn máy móc thiết bị được di chuyển đến địa điểm an toàn và bắt đầu đi vào hoạt động. Các vận dụng thiết yếu như than, gỗ, đá… đã ổn định sản xuất. Các mặt hàng tiêu dùng như kim khí, mộc dân dụng, đường, mật... tăng hơn năm 1971. Giá trị sản lượng công nghiệp năm 1972 đạt 61 triệu đồng [1; 245].

Khi đế quốc Mỹ ngừng ném bom hoà bình trở lại miền Bắc, các cơ sở công nghiệp và thủ công nghiệp đã được di chuyển về chỗ cũ và ổn định sản xuất. Các nhà máy cơ khí Vinh, xí nghiệp điện máy, mộc Thống Nhất, công ty Điện Lực, nhà máy gỗ Vinh… trở về thành phố ổn định sản xuất và mở rộng thêm một số cơ sở mới. Nhiều cơ sở mới được xây dựng nhằm trang bị thêm một số ngành then chốt phục vụ cho nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi… Các ngành sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu đã đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế miền Bắc nói chung và Nghệ An nói riêng.

Trong khôi phục kinh tế và phát triển kinh tế, điện lực phải đi trước một bước để cung cấp sản xuất và đời sống. Từ nơi sơ tán trở về cán bộ, công nhân viên chức ngành điện Nghệ An ngày đêm lao động quên mình khôi phục lại các cơ sở sản xuất, chôn hàng loạt hố bom và sự đổ nát của chiến tranh do Mỹ gây ra. Việc khôi phục nhà máy nhiệt điện Bến Thuỷ được tiến hành rất khẩn trương. Đến tháng 6/1973, nhà máy được phục hồi và vận hành

phát điện. Các trạm phát điện chạy bằng điezen ở núi Quyết, Linh Cảm, Đô Lương, Nghi Lộc được tăng cường để nâng cao sản lượng điện.

Để đảm bảo cung cấp điện cho các vùng trọng điểm của tỉnh sau sự tàn phá của chiến tranh, cán bộ công nhân ngành điện đã xây dựng 34 công trình dẫn điện trị giá 739.828 đ [23; 179]. Hệ thống đường dây điện 35 KV dài 176 km được khôi phục lại những hư hỏng và thay thế những đoạn không đảm bảo kỹ thuật tải điện. Đường dây 10 KV, 6 KV trước đó do Bộ điện than đảm nhận nay chuyển giao lại cho các địa phương quản lí nên được củng cố và phát triển thêm 55 km đường dây 10 KV, 9 km đường dây điện 6 KV [23; 180]. Những cố gắng ấy bước đầu đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế của địa phương.

Ngành khai thác than ở địa phương cũng được đẩy mạnh. Năm 1973, toàn tỉnh khai thác được 12.000 tấn than tăng 33,6% so với năm 1971, phục vụ cho nhà máy nhiệt điện, và các ngành sản xuất khác như gạch ngói, nung vôi…[23; 180]

Các cơ sở sản xuất ngành cơ khí quốc doanh và hợp tác xã đều nhanh chóng ổn định, mở rộng và nâng cao năng lực sản xuất. Nhà máy cơ khí Vinh được xây dựng trên địa bàn mới với quy mô lớn công suất sản xuất cắt gọt 500 tấn sản phẩm/năm, và được trang bị các loại máy móc công cụ khá tiên tiến như máy mài trục cơ, máy phay lăn… Trước nhiệm vụ xây dựng và khôi phục lại các cơ theo yêu cầu của nhà máy gạch ngói và xây dựng, công nhân cơ khí Vinh đã tự lực thiết kế và sản xuất máy nhào đất, máy đùn gạch công suất 15 triệu viên/năm. Trên đà thắng lợi đó công nhân nhà máy cơ khí Vinh đã làm ra sản phẩm mới như kèo thép loại 12 tấn, máy bơm phục vụ nông nghiệp, máy tiện 15 KV [23; 180].

Cơ khí đóng tàu các xưởng tiểu tu, bảo dưỡng ô tô, máy kéo ở Đô Lương, Yên Thành… được xây dựng. Các trạm bảo dưỡng ô tô xe máy của ngành được xây dựng lại có thiết bị khá đồng bộ.

Các hợp tác xã cơ khí ở các huyện đều được tăng thêm thiết bị đặc biệt là các hợp tác xã ở thành phố Vinh như Trần Phú, Việt Cường, Trường Sơn…Với sự cố gắng của công nhân ngành cơ khí nên sản lượng năm 1973 đã tăng hơn năm 1964.

Ngành sản xuất hoá chất cũng được tăng cường để sản xuất các loại sản phẩm phục vụ cho các ngành như công nghiệp, nông nghiệp… Nhà máy phốt phát Thanh Chương trong một thời gian ngắn đã sản xuất được 5.000 tấn phục vụ nông nghiệp [23; 181].

Ngành sản xuất vôi khá phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng và làm phân bón trong nông nghiệp. Vôi nung được 181.000 tấn tăng 8,3 lần so với năm 1964. Từ năm 1973, việc khai thác vật liệu xây dựng như đá, lèn, gỗ… được đẩy mạnh. Nhờ được tăng cường thêm máy móc mới nên sản lượng đá khai thác được tăng lên đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Các cơ sở sản xuất đá như Rú Mượn khai thác 25 vạn m3/năm, Lèn Giỏi 3 vạn m3/năm, Quỳnh Giang 4 vạn m3/năm... [23;181].

Nhà máy xi măng Cầu Đước được xây dựng với công suất thiết kế 1,5 vạn tấn/năm. Năm 1973, nhà máy xi măng Phúc Sơn đã sản xuất được 4.539 tấn chuẩn bị nâng cấp đưa năng suất lên 1 vạn tấn/năm [23; 181].

Ngành sản xuất gạch ngói cũng có điều kiện phát triển. Các xí nghiệp 22/12 Hưng Nguyên… được trang bị 7 bộ EG-7 và 15 bộ EG-2. Các cơ sở của xí nghiệp cũng được trang bị thêm kỹ thuật đã đưa năng suất và sản lượng lên cao. Các hợp tác xã rèn, mộc trong chiến tranh phá hoại của Mỹ bị tàn phá và mai một đi nhưng nay đã được phục hồi và trang bị thêm các thiết bị kỹ thuật để tiếp tục sản xuất. Vì vậy các xí nghiệp như mộc Thống Nhất,

gỗ Đô Lương…có khả năng sản xuất 1 vạn m3 gỗ/năm. Các cơ sở sản xuất đồ mộc cho công nghiệp dân dụng cũng tăng lên. Năm 1973, sản lượng gỗ mộc tăng 20% so với năm 1971 [23; 181].

Như vậy, nhìn chung trong những năm 1971-1973 ngành công nghiệp và thủ công nghiệp Nghệ An đã có bước phát triển. Sản lượng công nghiệp năm 1973 đạt 82.591.000 đồng [1; 267].

3.2.2.3. Thương mại - Tài chính

Trong những năm 1972-1973, công tác tài chính thương nghiệp có tiến bộ trong sản xuất, chiến đấu và phục vụ đời sống nhân dân. Việc thu mua nắm nguồn hàng, thu chi tài chính được đẩy mạnh. Nổi bật nhất là thu mua lương thực, thực phẩm. Việc thu mua được tiến hành nhanh gọn đảm bảo đúng chính sách. Năm 1972, tỉnh đã huy động được 10 tấn lương thực trong đó có 5,3 vạn tấn được thu mua với giá cao. Nhiều hợp tác xã trước đây nợ tiền của Nhà nước nay được mùa nên thu thóc trả nợ cho Nhà nước đạt 2.994 tấn. Nhiều huyện đã vượt mức thu mua lương thực tiêu biểu như Yên Thành thu mua trên 23.000 tấn, Quỳnh Lưu thu mua trên 13.000 tấn. Hợp tác xã Hưng Tây (Hưng Nguyên) làm nghĩa vụ và bán cho Nhà nước hơn 2.000 tấn; thu mua nông sản đạt 23 triệu đồng, tăng 8,1% so với năm 1971 [1; 240]. Các mặt hàng khác như thịt lợn, gà, vịt, lạc… đều tăng.

Đầu năm 1973, nhân dân Nghệ An bước vào việc thực hiện kế hoạch Nhà nước năm 1973. Với quyết tâm phục vụ sản xuất đông xuân cán bộ công nhân công ty kim khí, hoá chất đã khắc phục khó khăn tổ chức thu hồi và tận dụng các nguồn nguyên vật liệu địa phương, lập các cơ sở sản xuất. Sau hơn một tháng sản xuât được 3.000 cày cải tiến 61, 60.000 bộ lưỡi diệp cày và hàng vạn công cụ thông thường các loại như vên, cuốc, liềm… Đến ngày 25/3/1973, các huyện Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên đã mua được 470

tấn mật mía, 32 tấn mật dong riềng, 400 tấn sắn lát khô, 26 tấn mắm chượp, 4000 lít rượu, 27.500 cây tre, 34.000 cây mía và 60 m3 gỗ…[11; số 1071].

Cũng trong thời gian này cửa hàng mua bán huyện Kỳ Sơn (Tân Kỳ) đã thu mua tại chợ Lạt được 420 tạ thóc, 210 tạ ngô và sắn lát khô (bằng tổng sản lượng lương thực thu mua được trong 4 tháng cuối năm 1972).

3.2.2.4. Giao thông vận tải

Từ tháng 4/1972, Mỹ bắt đầu ném bom trở lại miền Bắc Việt Nam. Từ ngày 10/4 đến 16/4, chúng cho máy bay ném bom vào thành phố Vinh, thị xã Thanh Hoá và Hải Phòng. Tại Nghệ An vào hồi 22h50’ ngày 10/4/1972, 9 máy bay Mỹ đã đánh trận đầu tiên vào các xã Hưng Hoà, Hưng Dũng, Nghi Phú, khu phố 5 (thành phố Vinh) làm 85 người chết, 124 người bị thương.

Trước đó ngày 4/4/1972, Ban chấp hành Trung ưong Đảng ra Nghị quyết và nhận định. Mặc dù, địch ngoan cố leo thang chiến tranh ra miền Bắc nhưng “nhìn chung cả thế và lực, so sánh giữa ta và địch diễn biến cơ bản là có lợi cho ta…” Nghị quyết cũng chỉ rõ “nhiệm vụ cấp bách lúc này của toàn Đảng, toàn dân là đẩy mạnh kháng chiến, đoàn kết với nhân dân Lào và Campuchia đánh bại chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và “Học thuyết Nichxơn” giành thắng lợi to lớn hơn nữa trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước”

Trước âm mưu và hành động mới của địch, ngày 23/3/1972 Thường vụ Tỉnh uỷ Nghệ An đã họp để nhận định tình hình, đồng thời đề ra các biện pháp tăng cường công tác phòng không, đảm bảo giao thông vận tải trong tình hình mới.

Khác với những lần đánh bom trước, lần đánh bom này Mỹ đã sử dụng nhiều chiến thuật mới và nhiều bom đạn hơn, chúng đánh liên tục bằng cả không quân và hải quân… Ở ngoài biển, chúng đã thả 2000 qủa bom để phong toả đường biển. Từ tháng 5/1972, trở đi tuyến vận tải đường biển bị

ngưng trệ, ngư dân phải sơ tán lên trung du, hoạt động đánh bắt phải ngừng hoạt động…

Để đối phó lại âm mưu và hành động mới của địch, Nghệ An đã tổ chức di tản nhân dân ra khỏi khu vực trọng điểm đánh phá, phát triển giao thông vận tải đường sông. Nhờ vậy, 6 tháng cuối năm 1972 tỉnh đã đóng mới được 5.000 tấn thuyền [22; 129]. Ngoài ra, Uỷ ban hành chính tỉnh còn huy động 120 thợ cưa, 70 thợ đóng tàu thuyền để trong vòng 2 tháng sản xuất được 1000 tấn thuyền… Trong tháng 9/1972, huy động 150 thuyền, 270 người vận chuyển dọc sông Lam…[22; 130].

Trước những thất bại liên tiếp trên chiến trường ở cả hai miền Nam, Bắc, ngày 22/10/1972 Mỹ buộc phải tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền Bắc nước ta từ vĩ tuyến 20 trở ra. Nghệ An vẫn nằm trong vùng trọng điểm bị oanh tạc. Đế quốc Mỹ tập trung bom đạn đánh phá tập trung từ Nghệ An trở vào. Mỗi ngày có hàng trăm lần máy bay B52 của Mỹ giội bom xuống Giang Sơn, Đà Sơn, Thanh Hà… Chúng tập trung đánh phá vào các đầu mối giao thông, các cửa sông, cửa biển…

Ngày 29/9/1972, Thường vụ Tỉnh uỷ họp đã quyết định tập trung mọi lực lượng và phương tiện vào làm nhiệm vụ giao thông vận tải . Tỉnh uỷ đã huy động toàn bộ phương tiện vận tải như lái xe của các cơ quan, trường học, nông trường vào nhiệm vụ vận tải. Kể cả các phương tiện thô sơ chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp cũng được huy động. Công tác đảm bảo giao thông cho đường số 15 được đảm bảo. Gần 1 vạn nhân công xe thồ được tổ chức thành đội xe thồ X72 làm nhiệm vụ vận chuyển theo phương pháp bằng “sâu đo”. Đội này hoạt động theo ba tuyến : tuyến Hoàng Mai - xã Đông Hưng, Đông Xá, tuyến Tuần - Nam Đàn, tuyến Dốc Lụi - Dùng. Công nhân ngành giao thông vận tải vẫn kiên trì “sống bám cầu, chết kiên cường dũng cảm”, nhờ đó mà đảm bảo thông xe tránh hiện tượng tắc đường. Cảng Bến

Thuỷ mỗi ngày có 100 xe qua, các bến sông đảm bảo mỗi ngày có 7-8 giờ thông xe.

Phong trào đào đất, làm đường, lấp hố bom tổ chức làm đường nhánh khá phát triển. Huyện Quỳnh Lưu đã huy động 3 vạn dân công lao động trong một đêm làm đường xế, đường ngầm qua sông Hoàng Mai, Cầu Giắt đào đắp hơn 3.000 m3 đất đá [22; 132].

Phong trào làm đường giao thông cũng rất phát triển. Năm 1972, toàn tỉnh làm được 845 km đường nông thôn mới, sửa chữa 1.545 km, đào được 3 triệu m3 đất đá, góp 6.470.000 ngày công gấp 2 lần so với năm 1971. Toàn tỉnh (chủ yếu là đồng bằng) có 285 tổ vận tải chuyên nghiệp với 1.995 lao động, 1.165 tổ không chuyên nghiệp với 11.650 lao động [22; 133]. Việc tiếp nhận hàng hóa từ bên ngoài vào tỉnh được đảm bảo nhất là hàng hoá từ Trung Quốc.

Do thất bại nặng nề trên chiến trường miền Nam và để tạo ra thế mạnh trên bàn đàm phán tại Paris, Mỹ đã thực hiện âm mưu và thủ đoạn mới. Từ ngày 18 đến 29/12/1972 Mỹ đã cho máy bay chiến lược B52 rải thảm Hà Nội, Hải Phòng… mở đầu cuộc tập kích bằng máy bay vào miền Bắc nước ta. Nhưng quân dân ta ở miền Bắc đã làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không”. Do bị thất bại quá nặng nề, ngày 30/12/1972 Mỹ tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền Bắc. Đến ngày 15/1/1973, Mỹ tuyên bố ngừng mọi hoạt động chống phá miền Bắc. Ngày 27/1/1973, “Hiệp định về việc chấm dứt chiến tranh và lặp lại hoà bình ở Việt Nam đã được kí kết”.

Trong năm 1972, giao thông vận tải Nghệ An đã phải đương đầu với hàng ngàn trận đánh của Mỹ với hàng vạn tấn bom đạn được trút xuống Nghệ An. Song, do những nỗ lực phi thường của quân và dân Nghệ An,dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Nhiều cá nhân, tập thể được Đảng và Nhà nước khen thưởng như anh Nguyễn Hữu Tùng,

Phà Bến Thuỷ là anh hùng lao động, 280 tập thể và cá nhân được thưởng huân chương…[22; 137]. Cũng trong năm 1972, toàn tỉnh đã vận chuyển được 973.000 tấn hàng trong đó 52.336 tấn hàng phục vụ cho nông nghiệp.

Sau khi hoà bình được lặp lại, cán bộ công nhân ngành giao thông vận tải đã tích cực tập trung sửa chữa các tuyến đường giao thông để phục vụ cho nhu cầu chi viện cho các chiến trường. Các tuyến đường quốc lộ 1A, đường 7, đường 49, đường 15B… được tập trung phát triển, khôi phục, sửa chữa. Trong vận tải sông, biển đã phục hồi được 8.230 tấn. Xí nghiệp đóng tàu sông Lam rời từ nơi sơ tán về vùng Ba Ra, Núi Quyết cùng các xí nghiệp khác sữa chữa, đóng mới được 4 tàu 90CV, 2 tàu 55CV, 6 tàu 23 CV. Nhân dân toàn tỉnh bỏ ra 4,6 triệu ngày công làm 538 km đường mới, sửa chữa 1040 km, làm 270 cầu tre, 170 tổ vận tải chuyên nghiệp, mua sắm 510 thuyền nan, 50 thuyền gỗ, 2.180 xe cải tiến các loại… Năm 1973, toàn tỉnh có 419 thuyền sông trọng tải 2.990 tấn, thuyền biển 106 chiếc trọng tải 1.510 tấn, canô 60-90 CV có 9 chiếc…[22, tr 142].

Như vậy, trong 2 năm 1972-1973 kinh tế Nghệ An đã được khôi phục và có bước phát triển tương đối nhanh chóng. So với giai đoạn trước, giai đoạn này các cơ sở sản xuất đều được mở rộng về quy mô sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật đều được tăng cường. Tuy nhiên, cũng giống như giai đoạn trước, giai đoạn này kinh tế Nghệ An xây dựng và phát triển chủ yếu nhằm ổn định đời sống nhân dân, bảo vệ chiến đấu và sản xuất và chi viện cho miền Nam góp phần cùng nhân dân ta ở miền Nam làm nên chiến thắng Hồ Chí Minh lịch sử, thống nhất đất nước.

Trong cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, Nghệ An vừa là chiến trường ác liệt, vừa là hậu phương trực tiếp của tiền tuyến lớn miền

Một phần của tài liệu Kinh tế nghệ an từ năm 1965 đến năm 1973 (Trang 76 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w