6. Bố cục của đề tài
1.2.2.4 Giao thông vận tải
Nghệ An là tỉnh chịu nhiều thiệt hại về giao thông vận tải trong kháng chiến chống Pháp. Khi hoà bình lặp lại một tỏng những nhiệm vụ, mục tiêu cấp bách hàng đầu là khôi phục và mở mang thêm mạng lưới giao thông vận tải phục vụ sản xuất và đời sống.
Năm 1955, Ty Giao thông vận tải được thành lập. Từ năm 1957-1960, toàn ngành có 700 nhân viên [22; 50]. Sau chiến tranh, tình hình đường xá và phương tiện bị hư hỏng nặng. Các đường quốc lộ 1, 7, 8 và các tuyến đường tỉnh lộ trong tình trạng vá víu trong các lần sửa chữa tạm thời. Đường sắt bỏ hoang, đường thuỷ nhiều đoạn còn nhiều chướng ngại vật… Phương tiện vận tải chủ yếu là dựa vào thuyền gỗ (trọng tải từ 2 - 20 tấn) có 584 chiếc của tư nhân, trên các con sông có khoảng 200 chiếc [22; 50].
Hội nghị Trung ương lần 7 khoá II (tháng 3/1955) ra nghị quyết về “phục hồi giao thông vận tải làm cho mạch máu kinh tế lưu thông”. Sau đó, Hội nghị Trung ương lần thứ 12 (3/1957) đã nêu rõ nhiệm vụ của giao thông
vận tải bưu điện phấn đấu tăng 30% khối lượng tấn/km hàng vận chuyển so với năm 1956. Bản báo cáo tổng kết công tác giao thông vận tải năm 1956 của Tỉnh ủy Nghệ An nêu rõ “Giao thông vận tải đang gặp nhiều khó khăn, đường xá hỏng nhiều, xe ô tô đầu năm có 65 chiếc nay còn 9 chiếc, các xe hỏng không có phụ tùng thay… Đường thuỷ bị đình trệ do giá cước thấp, mặc dù lúc này trên sông đã có tàu trọng tải 800 tấn trở lên. Các loại xe thô sơ cũng bị hư hỏng nhiều lại thiếu các phụ tùng và vật liệu thay thế…” [22; 51].
Để khắc phục các khó khăn trên, Tỉnh uỷ và ngành đã đề ra phong trào “phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật”. Nhờ đó mà đã cải thiện được tình hình đó. Trong số 554 xe ô tô hỏng đã tự sửa chữa được một số chiếc. Năm 1959 vận tải tấn / km vượt 38,4% so với năm 1956, năm 1960 đạt 113,4% kế hoạch vận tải/năm…. Lúc này đường thuỷ có 3 trục giao thông quan trọng là Bến Thuỷ - Đô Lương, Vinh - Thanh Hoá, Vinh - Nam Đàn.
Từ năm 1960, Nghệ An thực hiện một bước cải tạo xã hội chủ nghĩa trong các ngành giao thông vận tải tư nhân của tỉnh. Tỉnh và ngành đã vận động tư nhân vào làm ăn trong các hợp tác xã. Kết quả bước đầu đã có 75,8% lực lượng thuyền sông, 53,9% thuyền biển vào hợp tác xã [22; 54]. Nổi bật lên trong thời kỳ này có các hợp tác xã Phong - Long - Tiến (Quỳnh Lưu), hợp tác xã Phúc Thọ và Mai Lộc (Nghi Lộc)… Năm 1961, toàn tỉnh có 897 thuyền vận tải có trọng tải 7.399 tấn [20; 54]. Bên cạnh các hợp tác xã vận tải, các cơ sở đóng mới và sửa chữa thuyền ở Nghi Thiết (Nghi Lộc), Châu Hưng (Hưng Nguyên)… cũng được xây dựng.
Việc triển khai xây dựng các công trình cầu đường được chú trọng phát triển ngay từ năm 1958, với phương châm từng bước có trọng điểm, trọng tâm. Việc khôi phục các con đường cũ bị hư hỏng chủ yếu dựa theo tuyến, nền, mặt đường cũ. Đường quốc lộ chưa có điều kiện tráng nhựa trên các đoạn đường dài, tuy nhiên những đoạn trọng điểm đều được chỉnh sửa đại
tu. Các cây cầu chưa có điều kiện mở rộng xây lắp vĩnh cửa. Nhiều bến như sông Bùng, sông Cấm, sông Bến Thuỷ… vẫn phải dùng phà qua sông [22; 56]. Tính đến năm 1961, ngành đã sửa chữa nâng cấp được 880 km đường ô tô chủ yếu là đường 1, 7, đường 548 (Yên Lý - Quỳ Châu) và Vinh - Nam Đàn [22; 56]. Đến năm 1964 đường 1 đã được tráng nhựa và làm lại một số cầu. Đường 7 từ Phủ Diễn lên Nậm Cắn dài 225 km, mặt đường được mở rộng và phẳng hơn.
Mạng lưới các con đường liên hương liên huyện được xây dựng tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế và giao lưu kinh tế giữa các vùng. Tính ra trong các năm 1963-1964 toàn tỉnh đã xây dựng được 338 km [22; 57] đường liên hương, liên xã. Năm 1964, số vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho giao thông vận tải là 21.063.000đ (là năm cao nhất trong 10 năm (1955-1965) [1; 120]. Năm 1963, tuyến đường sắt Vinh - Hà Nội bắt đầu được khôi phục.
Cuối năm 1964, hoạt động ngành giao thông vận tải có bước tiến bộ và đạt được những thành tích đáng kể. Xe vận tải năm 1960 có 73 chiếc năm 1964 tăng lên 254 chiếc; thuyền gỗ năm 1960 là 1.131 chiếc năm 1964 giảm xuống 961 chiếc [22; 61]. Tuy giảm về số lượng nhưng tăng hơn về trọng trọng tải. Khối lượng hàng hoá luân chuyển đạt 13.491.000 tấn/km năm 1956 năm 1964 là 41.839.000 tấn/km (bằng 210% so với năm 1956), bình quân mỗi năm tăng 23,3%. Cảng Bến Thủy tái thiết và bắt đầu hoạt động. Năm 1958 khối lượng vận chuyển qua Cảng Bến Thủy là 112.000 tấn, năm 1964 tăng lên 223.000 tấn, tăng gần gấp đôi năm 1958 [22; 61].
Như vậy, cùng với các ngành kinh tế khác giao thông vận tải đã góp phần to lớn trong việc phát triển kinh tế, văn hoá, quốc phòng của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung.
CHƯƠNG 2 :
KINH TẾ NGHỆ AN TRONG CUỘC CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI LẦN THỨ NHẤT CỦA ĐẾ QUỐC MỸ (1965-1968)
2.1. Tình hình, nhiệm vụ và chủ trương của Đảng
Cuối năm 1964, cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta ở miền Nam có bước phát triển mới. Những chiến công diệt nguỵ, phá “ấp chiến lược”, mở rộng vùng giải phóng của bộ đội chủ lực và nhân dân. Cùng với phong trào nổi dậy của quần chúng quân dân ta ở miền Nam đã giành được quyền chủ động trong đông xuân 1964-1965, đẩy nguỵ quân, nguỵ quyền vào thế bị động. Kế hoach Xtalây-Taylo đã tiêu tan, kế hoạch Giônxơn- Mắcnamara cũng sụp đổ. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ đứng trước nguy cơ bị phá sản hoàn toàn. Trước thất bại ngày càng nặng nề ở Nam Việt Nam, sau khi lên cầm quyền Tổng thống Mỹ Giônxơn đã đưa quân Mỹ và quân một số nước chư hầu ồ ạt đổ quân vào miền Nam tiến hành chiến lược “Chiến tranh cục bộ”. Đồng thời, chúng dùng không quân và hải quân tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc. Mục đích của chúng là nhằm phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng miền Bắc, nhằm làm lung lay ý chí quyết tâm chống Mỹ của nhân dân hai miền. Do nằm ở vị trí quan trọng, Nghệ An là trọng điểm bắn phá ác liệt của chúng “chúng đã trút hàng vạn tấn bom đạn xuống vùng “cán soong” dài và hẹp này, hòng biến địa bàn này thành một mảnh đất không còn sự sống…” (dẫn theo [19; 62]). Từ trung tuần tháng 6/1964, Mỹ - nguỵ tăng cường các hoạt động khiêu khích vũ trang ra Bắc.
Tại Nghệ An, máy bay Mỹ điên cuồng ném bom bắn phá vào các khu vực Trường Thi, Bến Thuỷ, Cơ quan tỉnh uỷ, Uỷ ban hành chính tỉnh, cùng nhiều địa điểm khác của thành phố Vinh và các huyện Hưng Nguyên, Nam
Đàn, Đô Lương, Nghi Lộc…Đặc biệt, máy bay Mỹ tập trung ném vào các đầu mối giao thông, các cơ sở công nghiệp và các mục tiêu khác bị đánh phá quyết liệt, mang tính huỷ diệt. Mọi sinh hoạt sản xuất và đời sống nhân dân phải chịu sự tác động sâu sắc, trực tiếp của cục diện chiến tranh.
Nghệ An là địa bàn đọ sức quyết liệt với cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, và là hậu phương trực tiếp của chiến trường miền Nam và chiến trường Lào. Vì vậy, ngay từ đầu cuộc chiến đấu đã diễn ra hết sức ác liệt. Trước tình hình đó, nhân dân Nghệ An đã nhanh chóng chuyển xây dựng kinh tế từ thời bình sang thời chiến, vừa chiến đấu vừa sản xuất.
Trước tình hình đó, để đối phó với âm mưu và hành động hiếu chiến của Mỹ. Hội nghị lần thứ 11 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá 3 (25/3/1965) xác định nhiệm vụ của quân dân miền Bắc là “Xây dựng miền Bắc trở thành một hậu phương lớn vững chắc của cách mạng miền Nam, đồng thời đảm bảo cho hậu cần cho đời sống nhân dân, và nhu cấu chiến đấu tại chỗ. Tăng viện cho tiền tuyến miền Nam và cho cách mạng Lào”; “chuyển hướng xây dựng kinh tế thời chiến, chuyển hướng về tư tưởng và tổ chức tăng cường lực lượng quốc phòng cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ cấp bách của ta ở miền Bắc” [21; 342-343].
Thực hiện chủ trương của Đảng, ngày 21/1/1965 Tỉnh uỷ Nghệ An đã thông qua đề án “chuyển hướng xây dựng kinh tế 3 năm (1958-1960)” với “nhiệm vụ kinh tế vẫn là nhiệm vụ trung tâm”. Tuy nhiên, do tình hình có nhiều biến động trước sự đánh phá ác liệt của Mỹ nên nhiệm vụ quốc phòng và trị an được coi là nhiệm vụ cấp bách. Ngày 27/2/1965, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ra chỉ thị 05 “Tăng cường công tác tư tưởng và tổ chức, ra sức chuẩn bị chiến đấu và chiến đấu thắng lợi trong mọi tình huống” (dẫn theo [1; 134]). Các cấp, các ngành trong tỉnh nhanh chóng triển khai thực hiện những chủ trương mới của Tỉnh uỷ. Mục tiêu chính là xây dựng thế trận chiến tranh
nhân dân, sẵn sàng chiến đấu đánh thắng địch, bảo vệ tính mạng tài sản nhân dân, bảo vệ an toàn cho các công trình kinh tế trọng điểm, then chốt.
Ngày 17 và 18/7, Tỉnh uỷ họp mở rộng quán triệt chỉ thị nói trên quyết định chuyển hướng xây dựng và phát triển kinh tế, tăng cường quốc phòng từ năm 1965-1967. Tỉnh uỷ cũng đã giành thời gian thảo luận và nghiêm khắc chỉ ra tình hình nghiêm trọng về lương thực, khoa học kỹ thuật… Qua đó, Tỉnh uỷ đã “tập trung vào mục tiêu quan trọng nhất là giải quyết vấn đề lương thực, với biện pháp lớn phát động phong trào đẩy mạnh sản xuất thu mua, gấp rút hoàn thành huy động lương thực theo mức mới giao cho các huyện; tăng cường công tác quản lí, phân phối lương thực hiện phong trào hũ gạo tiết kiệm chống Mỹ cứu nước”.
Trong khi thực hiện đánh phá miền Bắc, Mỹ vừa thực hiện mưu đồ gây sức ép, vừa thăm dò thái độ của chính phủ và nhân dân ta, vừa chuẩn bị dư luận cho hành động đưa quân viễn chinh tham chiến tại Nam Việt Nam. Từ tháng 6/1965, Giônxơn tiến hành hai đợt đánh bom ác liệt vào thành phố Vinh. Ngày 7/6/1965, 42 lần/chiếc máy bay thả 431 quả bom, bắn 37 loại rốckét xuống khu phố 4 giết hại 33 người dân, phá huỷ trường cấp 2, cấp 3 và phá huỷ 87 ngôi nhà. Trong các ngày 13, 14, 16 và 19/6, máy bay Mỹ liên tục bắn phá ngày đem vào trại điều dưỡng những người bị bệnh phong ở Quỳnh Lập (Quỳnh Lưu) làm chết 179 người, bị thương 115 người, phá huỷ 266 ngôi nhà [28; 101]. Sau khi đánh sập các cầu cống lớn, máy bay Mỹ chuyển qua đánh phá các công trình thuỷ lợi, đê điều như bara Đô Lương, Cống Mụ Bà, bara Nam Đàn…
Ngành kinh tế Nghệ An đã trải qua mười năm cải tạo và xây dựng nay chuyển từ thời bình sang thời chiến. Trong điều kiện như vậy, việc xây dựng và phát triển kinh tế gặp rất nhiều khó khăn do thiếu thốn cán bộ, thợ lành nghề, khoa học kỹ thuật…Trước tình hình đó, Đảng bộ Nghệ An đã đề ra chủ
trương phát triển kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu trước mắt cho quốc phòng và cung cấp các mặt hàng cần thiết cho nhân dân trong vùng, đồng thời chi viện cho miền Nam ruột thịt.
2.2. Kinh tế Nghệ An trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ (1965 - 1968)
2.2.1 Nông - Lâm - Ngư nghiệp 2.2.1.1. Nông nghiệp
Do chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ mở rộng ra toàn miền Bắc, nên nhân dân miền Bắc nói chung và nhân dân Nghệ An nói riêng phải chuyển hướng từ thời bình sang thời chiến, vừa chiến đấu vừa sản xuất. Do tình hình chiến tranh nên ngành nông nghiệp miền Bắc có những thay đổi về mọi phương diện. Diện tích đất canh tác ngày càng mở rộng, bên cạnh cây lương thực còn có các loại rau màu và chăn nuôi cũng được đẩy mạnh. Phương thức sản xuất cũng có nhiều thay đổi.
Trước tình hình địch đánh phá hết sức ác liệt, các cấp uỷ Đảng đã có nhiều biện pháp nhằm phát huy tinh thần quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Trên mặt trận nông nghiệp khẩu hiệu “tay cày tay súng, địch đến ta đánh, địch đi ta sản xuất” [1; 149] được đông đảo quần chúng nhân dân thực hiện. Việc thu hoạch lúa chiêm xuân tiến hành nhanh gọn, triển khai kế hoạch làm vụ mùa kịp thời. Trên mặt trận sản xuất lương thực thực phẩm, các hoạt động sản xuất diễn ra sôi nổi, rộng khắp có chiều sâu. Phong trào thi đua “thâm canh cao sản” được phát động nhằm giải quyết vấn đề lương thực thực phẩm và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của nhân dân và dự trữ. Các phong trào khai hoang phục hoá, mở rộng diện tích, làm thuỷ lợi, phân bón, tuyển chọn giống mới và xử lí giống, phòng chống sâu bệnh được phát động liên tục. Các hình thức đại hội xã viên, hội nghị dưới cờ, cũng như chỉ đạo sơ kết, kiểm tra chéo từng khâu sản xuất giữa các hợp tác xã được phát động.
Các hình thức đó đã động viên khuyến khích mạnh mẽ quần chúng nhân dân xã viên thi đua đẩy mạnh trồng trọt và chăn nuôi.
Trong sản xuất nông nghiệp, công tác xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật được đặc biệt chú trọng. Cuối năm 1965, cả tỉnh đào đắp được 18 triệu km3 thuỷ lợi trong đó có 162 hồ chứa nước nhỏ, cải tạo bờ vùng, bờ thửa hoàn chỉnh 15.300 ha, làm 1.200 km kênh mương tưới tiêu, 597 km đường giao thông nông thôn, 116 km đê ngăn mặn và chống úng. Hoàn thành 54 công trình xây dựng cơ bản về thuỷ lợi đảm bảo tưới cho 6.700 ha [2; 151]. Riêng vùng bán sơn địa, tỉnh đã mở rộng thêm được 6.000 ha diện tích trồng lúa nhờ những đập nước như Ba Tuỳ, Khe Gỗ, Cao Cang…[1; 151].
Từ giữa năm 1965, máy bay Mỹ tăng cường bắn phá làm cho sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn. Nhưng giai cấp nông dân Nghệ An được sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng và sự giúp đỡ của chính quyền, đã ra sức vừa chiến đấu vừa sản xuất. Năm 1966, tỉnh phát động phong trào “đồng khởi làm thuỷ lợi”, nhân dân trong tỉnh hăng hái tham gia. Các chiến dịch làm thuỷ lợi như “Mộ Đức quật khởi”, “Lam Trà nổi sóng”… đã làm nòng cốt cho phong trào “đồng khởi làm thuỷ lợi”. Kết quả, qua cuộc vận động đã có 46 đội công trình, 4 công trường đạt năng suất 200-300%. Riêng công trường Mộ Đức, Quỳnh Tam, Vinh Giang năng suất đạt 300-400%. Trong năm 1966, toàn tỉnh đào đắp được 5,5 triêu m3, hoàn thành 57 công trình bình chỉnh 4.300 ha đồng ruộng, bồi đắp 84 đê dự phòng chống lụt bão. Diện tích tiêu nước ổn định tăng 8%, diện tích cây công nghiệp được tưới nước tăng từ 31% năm 1965 lên 39% năm 1966 [1; 168]. Các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ thâm canh được chú ý xây dựng như trạm giống lúa Diễn Yên (Diễn Châu), giống bò Thanh Mai (Thanh Chương), giống lợn Diễn Đoài (Diễn Châu)…[1; 171]. Năm 1967, tỉnh đã đầu tư 12,2 triệu đồng (chiếm 81% vốn Nhà nước đầu tư cho nông nghiệp ) [1; 171]. Các hợp tác xã trong tỉnh thành lập đội công trình
làm thuỷ lợi với 2.125 lao động. Xây dựng thêm 165 hồ chứa nước nhỏ với trữ lượng 10 triệu m3, kiến thiết 14.000 ha ruộng hoàn chỉnh bờ vùng, bờ thửa [1; 171-172].
Về sản xuất hoa màu : do công tác thuỷ lợi được chú trọng, cơ sở vật chất kỹ thuật bước đầu được xây dựng nên diện tích và năng suất cây trồng không ngừng tăng lên. Trong phong trào “thâm canh cao sản”, tỉnh đã xuất hiện một số điển hình đạt năng suất cao như hợp tác xã Hồng Long, Thống Nhất (Quỳnh Lưu). Bản Đinh, Nà Cọ (Con Cuông) năng suất đạt 5 tấn/ha/2 vụ. Hợp tác xã Kim Hùng (Anh Sơn) năng suất ngô đạt 3,6 tấn/ ha...
Năm 1965, sản lượng lương thực quy thóc của tỉnh đạt 40.377,3 tấn