Tình hình kinh tế nghệ an dưới triều vua gia long và minh mạng (1802 1840)

130 640 1
Tình hình kinh tế nghệ an dưới triều vua gia long và minh mạng (1802   1840)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ------------***------------ LÊ THỊ PHƯƠNG MAI TÌNH HÌNH KINH TẾ NGHỆ AN DƯỚI TRIỀU VUA GIA LONG MINH MẠNG (1802 - 1840) Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số ngành: 60.22.54 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN QUANG HỒNG VINH, 2010 1 LỜI CẢM ƠN Khóa luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của PGS.TS Nguyễn Quang Hồng. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy. Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy giáo, cô giáo trong khoa Lịch sử khoa Sau đại học các bạn học viên đã động viên giúp đỡ trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi thành thật cảm ơn mọi sự quan tâm của gia đình trong suốt thời gian học tập hoàn thành luận văn. Do hạn chế về thời gian cũng như tài liệu tham khảo năng lực nghiên cứu, nên khóa luận không tránh khỏi thiếu sót. Tác giả mong nhận được sự góp ý của quý thầy, cô giáo đồng nghiệp. Vinh, tháng 12 năm 2010 Tác giả Lê Thị Phương Mai 2 MỤC LỤC TT Nội dung Trang A. MỞ ĐẦU 1. 1.1 1.2. Lý do chọn đề tài Về mặt khoa học Về mặt thực tiễn 1 1 2 2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3 3 Nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi nghiên cứu: 4 4 Nguồn tài liệu 4 5 Phương pháp nghiên cứu 5 6. Những đóng góp mới của luận văn 5 7. Bố cục của luận văn 6 B. NỘI DUNG Chương 1: Khái quát tình hình kinh tế Nghệ An từ cuối thế kỷ XVIII đến trước khi Nguyễn Ánh lên ngôi (1802) 7 1.1. Vài nét về tình hình chính trị 7 1.2. Khái quát về tình hình kinh tế 13 1.2.1. Khái quát tình hình nông nghiệp nước ta Nghệ An cuối thế kỷ XVIII đến trước năm 1802. 13 1.2.2. Tình hình tiểu thủ công nghiệp 17 Tiểu kết chương 1 23 Chương 2: Tình hình kinh tế Nghệ An từ năm 1802 đến năm 1840 25 2.1. Khái quát tình hình kinh tế nước ta đầu thế kỷ XIX 25 2.1.1. Vài nét về tinh hình nông nghiệp ở nước ta đầu thế kỷ XIX 25 2.1.2. Vài nét về tình hình tiểu thủ công nghiệp ở nước ta đầu thế kỷ XIX 34 2.1.3. Hoạt động buôn bán thương mại 35 2.2. Kinh tế Nghệ An. 38 2.2.1. Nông nghiệp. 39 2.2.2. Thủ công nghiệp. 50 2.3. Thương mại, buôn bán. 75 Tiểu kết chương 2 83 Chương 3: Tác động của kinh tế đến đời sống cộng đồng cư dân xứ Nghệ. 85 3.1. Tác động của kinh tế đến đời sống vật chất 85 3.2. Tác động của kinh tế đến giáo dục, khoa cử 95 3.2.1. Vài nét về giáo dục khoa cử thời Nguyễn 95 3.2.2. Thực trạng giáo dục ở Nghệ An thời Gia Long, Minh 97 3 Mạng 3.3. Tác động của kinh tế đến tôn giáo, tín ngưỡng 106 Tiểu kết chương 3 109 KẾT LUẬN 110 TÀI LIỆU THAM KHẢO 115 PHỤ LỤC 119 A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Về mặt khoa học Trong những năm gần đây, nhiều hội thảo nghiên cứu, đánh giá về vương triều nhà Nguyễn đã được tổ chức tại Huế, Sài Gòn, Hà Nội, Thanh Hoá, v.v… Nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về vương triều Nguyễn đã được công bố cả trong ngoài nước. Tuy nhiên không phải mọi vấn đề liên quan đến vương triều nhà Nguyễn đã được đề câp trong các hội thảo, các công trình nghiên cứu đó. Việc nghiên cứu về tình hình kinh tếNghệ An dưới thời Nguyễn nói chung trong thời gian các vị vua đầu triều nhà Nguyễn nói riêng chưa được quan tâm đúng mức. Do đó, đề tài “Tình hình kinh tế Nghệ An dưới triều vua Gia 4 Long Minh Mạng (từ năm 1802 đến năm 1840) góp phần thiết thực vào việc nghiên cứu vương triều nhà Nguyễn. Trong công cuộc đổi mới (1986 -2010), có rất nhiều luận văn cao học Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ sử học đã chọn vương triều Nguyễn thời kỳ các chúa Nguyễn làm đề tài nghiên cứu. Nhưng, qua các kinh thông tin chúng tôi thấy rằng việc tập trung nghiên cứu về thực trạng kinh tế của trấn Nghệ An (1802 -18 30), tỉnh Nghệ An (1831 -1884) lại chưa được thực hiện. Dưới triều vua Gia Long, Nghệ An là một trong 29 doanh trấn của cả nước, có diện tích: “Đông - Tây - Nam - Bắc, cách nhau 500 dặm”, bao gồm cả phần đất Nghệ An lẫn phần đất tỉnhTĩnh ngày nay. Đến cải cách hành chính của Minh Mạng (1831-1832), tánh trấn Nghệ An thành tỉnh Nghệ An lập đạo Hà Tĩnh, nhưng mọi công văn, giấy tờ, sổ sách vẫn mang tên “Nghệ An tĩnh”. Chính trường hợp khá độc đáo này làm nảy sinh nhiều vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu. Do đó, chọn đề tài “Tình hình kinh tế Nghệ An dưới triều vua Gia Long vua Minh Mạng” là góp phần thiết thực vào việc nghiên cứu tình hình kinh tế nước ta đầu thế kỷ XIX, dưới sự trị vì của hai ông vua đầu triều Nguyễn. Theo các bộ sử được biên soạn dưới thời Nguyễn như: Đại Nam thực lục tiền biên, Đại Nam thực lục chính biên, Khâm định Đại Nam hội điển sự lễ,v.v… các vua đầu triều Nguyễn đã thực thi một số chính sách nhằm ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội,… trên phạm vi cả nước, với mục đích sớm xác lập củng cố vương quyền của dòng họ Nguyễn. Nghệ An là đất tổ của Tây Sơn, là trấn, tỉnh, liền kề với vùng đất tổ của dòng họ Nguyễn Phúc, ở đây có lắm hiền tài có thể giúp nhà Nguyễn dựng nghiệp bền lâu, hoặc có thể làm cho cơ đồ họ Nguyễn lung lay. Nhận thức rõ điều đó, Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, … một mặt kiên quyết xoá bỏ những thành quả của Tây sơn trên đất Nghệ An, một mặt ban hành các ân điển để cư dân xứ Nghệ đứng về phía nhà Nguyễn. Thực hiện đề tài chúng tôi hy vọng có thể làm rõ được những chính sách vừa kiên quyết vừa khéo léo mà nhà Nguyễn đã thực thi 5 trên vùng đất ở lưu vực sông Lam vào đầu thế kỷ XIX, nhưng lại chưa được đề cập trong các công trình đã nghiên cứu. 1.2. Về mặt thực tiễn Thông qua việc nghiên cứu về tình hình kinh tế Nghệ An trong 40 năm đầu thế kỷ XIX, đề tài góp phần thiết thực vào việc nghiên cứu, biên soạn lịch sử địa phương. Lâu nay trong cộng đồng cư dân xứ Nghệ, có không ít người, nhân vật Gia Long, Minh Mạng được hiểu một cách khá phiến diện, thậm chí là thiếu cơ sở khoa học, đủ mặt hạn chế như: “Cõng rắn cắn gà nhà”, “rước voi giày mả tổ”, “vị vua tàn đạo, thâm độc” . Trong khi những kết quả nghiên cứu mới về các vị vua đầu triều Nguyễn nói chung 2 vị vua trên nói riêng đã đưa ra nhiều nhận định hoàn toàn khác so với trước. Mặt khác, trên cơ sở những nguồn tư liệu mà chúng tôi hiện có, trong khoảng 40 năm đầu thế kỷ XIX, trên vùng đất Nghệ An, cho dù nhà Nguyễn đã thực thi nhiều chính sách khôn khéo cả về chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục,… song phong trào nông dân khởi nghĩa vẫn bùng nổ từ miền xuôi đến miền ngược. Chúng tôi hi vọng, thông qua kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm những nội dung trên. Từ những lí do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Tình hình kinh tế Nghệ An dưới triều vua Gia LongMinh Mạng (1802 - 1840)” làm đề tài luận văn của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tuy có nhiều công trình nghiên cứu về vương triều nhà Nguyễn đã đang tiếp tục được công bố nhưng chưa có công trình nào trực tiếp đề cập đến phạm vi không gian, thời gian đề tài xác định. Tuy nhiên, với Kỷ yếu hội thảo về văn chương triều Nguyễn (1996), Hội thảo về nhà Nguyễn 1998, 2001, 2005,… hay tập Kỷ yếu về nhà Nguyễn vừa được trung tâm khoa học quốc gia phối hợp với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa xuất bản gần đây, có nhiều bài viết đề cập đến tình hình kinh tế nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, 6 thương nghiệp,… dưới thời vua Nguyễn. Đây thực sự là những tài liệu tham khảo hữu ích để chúng tôi thực hiện đề tài. Trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử, tạp chí Huế xưa Nay cũng đã đăng tải nhiều bài viết của nhà sử học trong ngoài nước có nội dung đề cập đến kinh tế, tài chính, thương mại,… dưới thời Nguyễn. Đây cũng thực sự là những tài liệu hữu ích giúp chúng tôi thực hiện đề tài. Cần phải khẳng định những nghiên cứu của tác giả Nguyễn Minh Tường, Đỗ Bang, Nguyễn Quang Trung Tiến, Phan Thuận An, Nguyễn Khắc Thuần,… về các vị vua đầu triều nhà Nguyễn được công bố gần đây, thực sự hữu ích cho chúng tôi trong quá trình phân tích, đối sánh tư liệu để thực hiện đề tài. Gần đây các công trình lịch sử địa phương của Nghệ An, Hà Tĩnh cũng có đề cập ít nhiều đến tình hình kinh tế Nghệ An, Hà Tĩnh ở đầu thế kỷ XIX, nhưng không có công trình nào nghiên cứu về những nội dung cụ thể trong phạm vi đề tài xác định. Các bộ sử do quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn như: Đại Nam thực lục chính biên, Đại Nam nhất thống chí, Khâm định Đại Nam hội điển sự lễ, Đông Khánh ngự lãm địa dư chí lược,… cung cấp một số tư liệu quý về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của cả nước nói chung Nghệ An nói riêng ở đầu thế kỷ XIX. Đây là những tài liệu hữu ích để chúng tôi thực hiện đề tài. Tóm lại, tuy có nhiều công trình nghiên cứu về đời sống, kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục,… thời Nguyễn, nhưng cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về những nội dung đề tài đặt ra một cách toàn diện, hệ thống. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu của những người đi trước thực sự là nguồn tài liệu hữu ích để chúng tôi thực hiện đề tài này. 3. Nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình kinh tếNghệ An từ năm 1802 đến năm 1840 qua hai đời vua Gia Long (1802 - 1819), Minh Mạng (1820 -1840). 7 Nội dung chính của đề tài là : Tình hình kinh tế Nghệ An (bao gồm cả phần đất Nghệ An Tĩnh hiện nay) từ khi Gia Long lên ngôi (1802), đến năm 1840. Để làm rõ nội dung đó, chúng tôi trình bày khái quát tình hình kinh tế xã hội ở nước ta Nghệ An cuối thế kỷ XVIII cho đến trước khi Nguyễn Ánh lên ngôi để người đọc có cái nhìn bao quát. Ngoài ra, chúng tôi còn dành một phần nội dung để đánh giá những tác động của kinh tế đối với đời sống chính trị, văn hoá, giáo dục, tín ngưỡng, tôn giáo của cộng đồng cư dân xứ Nghệ trong 40 năm đầu thế kỷ XIX. Những nội dung khác không nằm trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này. 4. Nguồn tài liệu Thực hiện đề tài, chúng tôi tập hợp các nguồn tư liệu thành văn có nội dung liên quan hiện đang lưu giữ tại Thư viện quốc gia Hà Nội, thư viện tỉnh Nghệ An, thư viện trường Đại học Vinh, thư viện một số gia đình. Nguồn tài liệu chính bao gồm: các bộ sử biên soạn dưới thời Nguyễn, các công trình nghiên cứu về nhà Nguyễn được đăng tải trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử, tạp chí Huế xưa nay, tạp chí Xưa & Nay,… hay các Kỷ yếu Hội thảo khoa học về nhà Nguyễn,… Ngoài ra, chúng tôi còn thu thập được một số gia phả của các dòng họ trên địa bàn Nghệ An, Hà Tĩnh. Một số Hương ước, khoán ước ở các làng xã thuộc lưu vực sông Lam được biên soạn ở thế kỷ XIX, đầu thế thế kỷ XX cũng là nguồn tư liệu chúng tôi sử dụng khi thực hiện đề tài. Chúng tôi cũng tham khảo một số luận văn Thạc sĩ, Luận án Tiến sĩ có nội dung nghiên cứu về nhà Nguyễn. Một số công trình nghiên cứu lịch sử địa phương trên địa bàn Nghệ An, Hà Tĩnh cũng được chúng tôi tham khảo, sử dụng khi thực hiện đề tài. Nguồn tài liệu sử dụng trong luận văn, chúng tôi thống kê trong Thư mục tài liệu tham khảo. 5. Phương pháp nghiên cứu 8 Thực hiện đề tài này, tác giả vận dụng phương pháp lịch sử phương pháp logic. Đây là những phương pháp cơ bản sử dụng trong luận văn. Trong đó, phương pháp lịch sử đóng vai trò chủ đạo. Ngoài ra, chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích,… để là rõ những nội dung của đề tài. 6. Những đóng góp mới của luận văn Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu về tình hình kinh tế Nghệ An (bao gồm cả Nghệ An Tĩnh hiện nay) trong 40 năm đầu thế kỷ XIX. Thông qua việc nghiên cứu về tình hình kinh tế, chúng tôi đánh giá những tác động của kinh tế đối với đời sống văn hoá vật chất tinh thần của cộng đồng cư dân xứ Nghệ trong phạm vi đề tài xác định. Chúng tôi tập hợp, hệ thống hóa một nguồn tư liệu phong phú, đa dạng có nội dung liên quan đến đề tài tiện cho việc nghiên cứu, so sánh. Là tài liệu hữu ích cho việc nghiên cứu, biên soạn lịch sử địa phương trước mắt cũng như lâu dài. Luận văn là tài liệu để biên soạn giảng dạy lịch sử địa phương trong trường THPT, Đại học, Cao đẳng. Là tài liệu hữu ích để giáo dục truyền thống yêu quê hương cho thế hệ trẻ. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo phụ lục, nội dung của luận văn được chia làm 3 chương Chương 1: Khái quát tình hình kinh tế Nghệ An cuối thế kỷ XVIII đến trước khi Nguyễn Ánh lên ngôi (1802) Chương 2: Tình hình kinh tế Nghệ An từ năm 1802 đến năm 1840. Chương 3: Tác động của kinh tế đến đời sống chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục của cộng đồng dân cư xứ Nghệ 9 10 . DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ------------***------------ LÊ THỊ PHƯƠNG MAI TÌNH HÌNH KINH TẾ NGHỆ AN DƯỚI TRIỀU VUA GIA LONG VÀ MINH MẠNG (1802 - 1840). đề tài Tình hình kinh tế Nghệ An dưới triều vua Gia 4 Long và Minh Mạng (từ năm 1802 đến năm 1840) góp phần thiết thực vào việc nghiên cứu vương triều

Ngày đăng: 19/12/2013, 15:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan