1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nông thôn Việt Nam dưới triều vua Gia Long ( 1802 1820)

97 442 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 1,16 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG THỊ HUYỀN VŨ NÔNG THÔN VIỆT NAM DƢỚI TRIỀU VUA GIA LONG (1802 – 1820) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Thái Nguyên, 2013 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG THỊ HUYỀN VŨ NÔNG THÔN VIỆT NAM DƢỚI TRIỀU VUA GIA LONG (1802 – 1820) CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM Mã số: 60.22.03.13 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ PHƢƠNG CHI Thái Nguyên, 2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ i LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến PGS. TS Nguyễn Thị Phương Chi đã tận tình hướng dẫn và động viên tinh thần cho tác giả trong quá trình hoàn thành luận văn. Tác giả xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Lịch sử trường ĐHSP Thái Nguyên, Phòng tư liệu Viện sử học Việt Nam, Thư viện Quốc gia… đã tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn. Tác giả cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Tác giả xin cảm ơn những đánh giá, nhận xét của Hội đồng khoa học bảo vệ luận văn. Thái Nguyên, tháng 8 năm 2013 Tác giả Hoàng Thị Huyền Vũ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu “Nông thôn Việt Nam dưới triều vua Gia Long (1802 – 1820)” dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Phương Chi là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực. Những chỗ sử dụng kết quả nghiên cứu của các tác giả khác đều được tác giả trích dẫn rõ ràng. Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng chấm luận văn và Nhà trường về sự cam đoan này. Thái Nguyên, tháng 8 năm 2013 Tác giả Hoàng Thị Huyền Vũ Xác nhận của trƣởng khoa chuyên môn Xác nhận của Ngƣời hƣớng dẫn khoa học PGS.TS Nguyễn Thị Phƣơng Chi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cảm ơn i Lời cam đoan ii Mục lục iii MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1. CẤU TRÚC XÃ HỘI – CHÍNH TRỊ Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM THỜI GIA LONG 12 1.1. Bối cảnh chính trị, xã hội Việt Nam thời Gia Long 12 1.2. Tổ chức chính quyền ở nông thôn. 21 1.3. Các tầng lớp xã hội ở nông thôn 26 Tiểu kết 27 Chƣơng 2. KINH TẾ Ở NÔNG THÔN THỜI GIA LONG 29 2.1. Chế độ ruộng đất của làng xã ở nông thôn 29 2.2. Sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân. 43 2.3. Nghề thủ công và buôn bán nhỏ. 54 2.4. Giao thông và phương tiện đi lại. 60 Chƣơng 3. VĂN HÓA Ở NÔNG THÔN THỜI GIA LONG 63 3.1. Phong tục, tập quán và tín ngưỡng, tôn giáo ở nông thôn 63 3.2. Nghệ thuật và giáo dục ở nông thôn 68 3.3. Nhà ở, ăn, mặc của người dân ở nông thôn 72 KẾT LUẬN 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO 83 PHỤ LỤC 89 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1 MỞ ĐẦU 1. do n đ i Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở Việt Nam luôn được Đảng và Nhà nước hết sức coi trọng trong các giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam. Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương và chính sách lớn về vấn đề này như: Ngay những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Đặc điểm to lớn nhất của ta trong thời kỳ quá độ là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Sau này các Đại hội của Đảng đã từng bước làm rõ thêm đặc điểm to lớn này, lấy đó làm cơ sở để xây dựng đường lối chiến lược, các mục tiêu kinh tế xã hội của Đảng. Có thể dẫn những nội dung chính liên quan đến vấn đề này qua các Đại hội toàn quốc của Đảng như sau: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, Đảng xác định ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV: Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành một cơ cấu kinh tế công nông nghiệp. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V: Tập trung sức phát triển mạnh nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp từng bước lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, ra sức đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp nặng quan trọng, kết hợp nông nghiệp, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp nặng trong một cơ cấu công - nông nghiệp hợp lý. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI: Bảo đảm cho nông nghiệp, kể cả lâm nghiệp, ngư nghiệp thực sự là mặt trận hàng đầu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2 Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII: Phát triển nông - lâm – ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, phát triển toàn diện kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế - xã hội , phát triển một số ngành công nghiệp nặng trước hết để phục vụ cho sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII: Đặc biệt coi trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX: Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn Tiếp tục phát triển và đưa nông, lâm, ngư nghiệp lên một trình độ mới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X: Đẩy mạnh hơn nữa công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân Phát triển công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI: Phát triển nông - lâm - ngư nghiệp toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với giải quyết tốt vấn đề nông dân, nông thôn. Như vậy, từ thực tiễn và yêu cầu phát triển của đất nước, nhận thức của Đảng và Nhà nước là ngày càng quan tâm chú ý tới phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong tổng thể sự phát triển chung của đất nước. Vì sao vậy? điều đó không chỉ bởi nông dân là một lực lượng quan trọng của cách mạng và hiện còn đang chiếm tỷ lệ lớn trong dân số, mà chính nông nghiệp, nông dân Việt Nam luôn khẳng định vai trò đóng góp hết sức to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước. Nông nghiệp đã mở đường trong quá trình đổi mới, tạo nền tảng, động lực cho tăng trưởng kinh tế và là nhân tố quan trọng bảo đảm sự ổn định kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Việt Nam là nước có nền kinh tế nông nghiệp đóng vai trò then chốt. Đi đôi với nền kinh tế nông nghiệp là một xã hội nông thôn chiếm vị trí quan trọng đối với sự phát triển chung của đất nước qua tất cả các thời kỳ lịch sử. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3 Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân đang trong giai đoạn thực hiện cuộc vận động xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020. Mặc dù cuộc vận động đã đạt được một số kết quả nhất định, bộ mặt nông thôn Việt Nam bước đầu có nhiều khởi sắc. Tuy vậy sự nghiệp xây dựng, đổi mới khu vực nông thôn vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục và nhiều mục tiêu chưa đạt được. Do vậy việc nghiên cứu vấn đề nông thôn Việt Nam thời Nguyễn từ 1802 đến 1820 để đưa ra diện mạo cùng một số nhận xét về nông thôn nước ta và vai trò của khu vực nông thôn đối với sự phát triển của lịch sử dân tộc sẽ là những đóng góp phần nào vào sự nghiệp xây dựng và đổi mới nông thôn hiện nay của đất nước. Từ đó rút ra một số kinh nghiệm cho việc nhìn nhận nông thôn Việt Nam hiện nay. u n n i trong ng 143 năm (1802-1945) n i trong giai n t c nhi u n n quan ng. n u tiên trong ch s . Tuy nhiê , tôi chọn đề tài “Nông thôn Việt Nam dưới triều vua Gia Long từ 1802 đến 1820”, với mong muốn góp phần nghiên cứu một khía cạnh trong kinh tế - xã hội của nhà Nguyễn và hy vọng góp phần nhỏ bé của mình vào việc nghiên cứu về vương triều này. Xuất phát từ những lý do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Nông thôn Việt Nam dưới triều vua Gia Long từ 1802 đến 1820” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nghiên cứu về nhà Nguyễn đã có rất nhiều công trình được công bố, trong đó nghiên cứu về tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa dưới triều Nguyễn cũng thu hút nhiều nhà nghiên cứu. Có thể kể đến một số công trình, bài viết mà nội dung đề cập một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tới đề tài luận văn như sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 4 Trong số các nguồn tư liệu đề cập đến tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục …thời Nguyễn, trước tiên phải kể bộ quốc sử, sách, địa chí do Quốc sử Quán triều Nguyễn biên soạn như: Đại Nam thực lục, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Minh Mệnh chính yếu, Đại Nam nhất thống chí, Quốc triều chính biên, Việt sử thông giám cương mục, “Đại Nam thực lục”, xuất bản năm 2007 – là bộ biên niên sử do Quốc sử Quán triều Nguyễn biên soạn. Bộ sử gồm hai phần Tiền biên và Chính biên, biên soạn dưới thời Tự Đức và các đời vua sau tiếp tục bổ sung cho đến triều vua Khải Định. Bộ sử ghi chép những sự kiện quan trọng xảy ra trên khắp cả nước trong thời gian một năm, một tháng, một ngày, cung cấp cho người đọc những tư liệu lịch sử quan trọng xảy ra trong cả nước trên tất cả các mặt. Bên cạnh đó, tác phẩm đã cung cấp những tư liệu lịch sử quan trọng và khá toàn diện giúp người đọc hiểu được tình hình nông thôn Việt Nam đây là nguồn tư liệu gốc chính mà tác giả sử dụng chủ yếu trong quá trình làm luận văn. Tuy nhiên, do cách viết theo lối biên niên cho nên những vấn đề nghiên cứu nằm rải rác ở nhiều tập sách khác nhau nên khó theo dõi. Bộ “Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ” do Nội Các triều Nguyễn biên soạn dưới thời Thiệu Trị (1843) và hoàn thành dưới triều Tự Đức (1851). Bộ sách này cho chúng ta cái nhìn toàn diện về tình hình, kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX. Cuốn “Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến nhà Nguyễn trước1858 (sơ khảo)”, của tác giả Trần Văn Giàu, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1958. Tác phẩm nghiên cứu khá toàn diện mọi mặt của chế độ phong kiến nhà Nguyễn trước năm 1858 về chính trị, kinh tế, xã hội… Tác giả Trần Trọng Kim với tác phẩm “Việt Nam sử lược”, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, năm 2005 (in lần thứ năm). Tác phẩm nghiên cứu lịch sử Việt Nam từ thời thượng cổ đến khi thực dân Pháp xâm lược và đặt ách cai trị trên nước ta (1902). Tác giả biên soạn lịch sử theo thứ tự thời gian các triều đại, trong từng triều đại tác giả không ghi chép sự kiện theo trình tự thời Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 5 gian mà ghi chép theo từng nội dung lớn. Trong mỗi triều vua, tác giả có nhắc đến vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa. Với cách viết này của tác giả đó giúp người đọc dễ nhận biết nội dung liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu. Tác phẩm “Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn” của tác giả Nguyễn Thế Anh, NXB Lửa Thiêng, xuất bản năm 1971 (tái bản năm 2008) có trình bày khá tổng quát về các vấn đề kinh tế, xã hội dưới triều Nguyễn. Bên cạnh đó, chúng ta phải kể đến các cuốn giáo trình như: Cuốn “Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, tập 3, từ đầu thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XIX” của tác giả Phan Huy Lê, NXB Giáo Dục, Hà Nội, 1965. Sau năm 1975, có nhiều công trình nghiên cứu được công bố về vấn đề nhà Nguyễn như: Về ruộng đất: năm 1979, trong cuốn “Tìm hiểu chế độ ruộng đất Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ XIX”, NXB Khoa học xã hội, tác giả đã phác thảo chính sách ruộng đất của nhà nước Nguyễn, thiết chế và kết cấu ruộng đất hình thành từ chính sách đó. Trong đó, tác phẩm cũng đề cập đến vấn đề tô thuế ruộng đất qua từng loại hình ruộng đất cụ thể. Tác giả cũng đề cập đến tác động những chính sách của nhà nước đối với đời sống của người nông dân Việt Nam. Đây thực sự là một tác phẩm có giá trị giúp người đọc có nhiều định hướng khi nghiên cứu đời sống kinh tế - xã hội nông nghiệp trong thời kỳ này. Trong loạt bài của tác giả Vũ Huy Phúc như: “Chế độ công điền công thổ của nhà Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 62, năm 1964. Trong đó, tác giả có đề cập đến chế độ công điền công thổ của nhà Nguyễn và những biện pháp cụ thể của nhà nước với loại đất này Bên cạnh đó, tác giả còn công bố các bài viết liên quan ít nhiều đến đề tài như: “Về ruộng đất công làng xã thời Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 4 năm 1981. Bài của tác giả Nguyễn Đức Nghinh với nhan đề: “Về quyền sở hữu ruộng đất khẩn hoang dưới thời Nguyễn” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lịch [...]... chương: Chƣơng 1: CẤU TRÚC XÃ HỘI - CHÍNH TRỊ Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM THỜI GIA LONG Chƣơng 2: KINH TẾ Ở NÔNG THÔN THỜI GIA LONG Chƣơng 3: VĂN HÓA Ở NÔNG THÔN THỜI GIA LONG Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 11 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Chƣơng 1 CẤU TRÚC XÃ HỘI – CHÍNH TRỊ Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM THỜI GIA LONG 1.1 Bối cảnh chính trị, xã hội Việt Nam thời Gia Long Năm 1802, sau khi đánh bại phong trào Tây Sơn, làm... văn Nghiên cứu đề tài Nông thôn Việt Nam dưới triều vua Gia Long từ 1802 đến 1820” tác giả mong muốn có một số đóng góp nhỏ như sau: Thứ nhất, luận văn góp phần khôi phục diện mạo về tình hình kinh tế, chính trị xã hội và văn hóa ở nông thôn Việt Nam thời Nguyễn từ năm 1802 đến năm 1820 Thứ hai, thông qua việc tìm hiểu về nông thôn nước ta thời Nguyễn dưới sự trị vì của vua Gia Long có thể rút ra một... của thời Nguyễn dưới thời trị vì của vua Gia Long (1 802 – 1820) Trên cơ sở đó rút ra một số nhận xét, đánh giá về nông thôn Việt Nam đầu thời Nguyễn 4 Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1 Nguồn tài liệu Để nghiên cứu về vấn đề nông thôn Việt Nam thời Gia Long (1 802 – 1820), tác giả dựa vào một số nguồn tư liệu chủ yếu sau đây: - Các loại tư liệu gốc: bao gồm các bộ sử của vương triều Nguyễn biên... gián tiếp đến tình hình nông thôn Việt Nam triều Nguyễn như cuốn: Tiến trình lịch sử Việt Nam (Nguyễn Quang Ngọc chủ biên), cuốn Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến năm 1858 (Trương Hữu Quýnh chủ biên), giáo trình Lịch sử Việt Nam (tập 3) của Nguyễn Cảnh Minh chủ biên… Về Nam Bộ thời Nguyễn có các công trình nghiên cứu sau: Văn hóa dân gian người Việt Nam bộ, NXB Khoa học và xã hội (1 992) Nhiều tác giả Chế... phẩm: “Tình hình ruộng đất nông nghiệp và đời sống nông dân dưới triều Nguyễn”, NXB Thuận Hóa Tác giả vẽ lại bức tranh cụ thể về tình hình nông nghiệp và đời sống nông dân dưới các vua triều Nguyễn Năm 1980, tác phẩm “Lịch sử Việt Nam, tập 2 (1 427 – 1858)” của tác giả Nguyễn Phan Quang, Trương Hữu Quýnh, Nguyễn Cảnh Minh, NXB Giáo Dục Năm 1990, cuốn Nông dân và nông thôn Việt Nam thời cận đại, tập 1”... nghiệp Việt Nam dưới triều Nguyễn NXB Thuận Hóa (1 977) của tác giả Đỗ Bang Kinh tế thủ công nghiệp và phát triển công nghệ dưới triều Nguyễn, NXB Thuận Hóa (1 998) của tác giả Bùi Thị Tân và Vũ Huy Phúc Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn NXB Văn học (2 008) Làng nghề thủ công huyện Thanh Oai (Hà Nội), NXB Từ điển Bách khoa và Viện Văn hóa, Hà Nội của tác giả Bùi Xuân Đính (Chủ biên) (2 009),... trị, xã hội và văn hóa 3.2 Phạm vi nghiên cứu Về thời gian: Đề tài đi sâu vào nghiên cứu tình hình kinh tế chính trị, xã hội, văn hóa ở nông thôn Việt Nam thời vua Gia Long từ năm 1802 đến năm 1820 Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa nông thôn trên phạm vi cả nước Đại Nam thời kỳ trị vì của vua Gia Long Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 9 http://www.lrc-tnu.edu.vn/... niên hiệu là Gia Long lập ra nhà Nguyễn Các vua nhà Nguyễn từ Gia Long (1 802 – 1819), Minh Mạng (1 820 - 1840) đến Thiệu Trị (1 841-1847), Tự Đức (1 848-1883) kế tiếp nhau xây dựng đất nước Gia Long lên ngôi đã thừa hưởng một đất nước thống nhất từ mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau do công sức bảo vệ, mở mang, khai phá của nhiều thế hệ, đặc biệt là ở phía Nam dưới thời các chúa Nguyễn, từ Nguyễn Hoàng (1 556-1613)... hạn hán, lũ lụt, vỡ đê Dưới thời Gia Long có 12 năm bị lụt đó là các năm 1803 (Bắc Thành), 1804 (Bắc Thành, Thanh Hóa), 1806 (Kinh Bắc,Sơn Tây, Hải Dương), 1808 (Quảng Bình, Bình Hòa), 1809 (Hải Dương, Quảng Yên, Sơn Tây), 1813 (Quãng Ngãi, Bình Định) 1815 (Sơn Tây, Sơn Nam) , 1816 (Phú Yên), 1818 (Nghệ An, Định Tường), 1819 (Thanh Hóa và Bắc Thành) và năm 1808 thì hứng chịu hạn (Quãng Ngãi) [39, tr.173]... nhiều cung cấp một số nội dung về vấn đề nông thôn Việt Nam thời Nguyễn, có nêu lên những nhận xét, đánh giá về chính sách của nhà Nguyễn, là nguồn tài liệu quý để tác giả tham khảo 3 Đối tƣợng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung vào nghiên cứu về một đối tượng cụ thể đó là: Nông thôn Việt Nam dưới triều vua Gia Long từ 1802 đến 1820”, trên các mặt kinh tế, chính . CHÍNH TRỊ Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM THỜI GIA LONG 12 1.1. Bối cảnh chính trị, xã hội Việt Nam thời Gia Long 12 1.2. Tổ chức chính quyền ở nông thôn. 21 1.3. Các tầng lớp xã hội ở nông thôn 26 Tiểu. nhận nông thôn Việt Nam hiện nay. u n n i trong ng 143 năm (1 802-1945) n i trong giai n t c nhi u n n quan ng. n u tiên trong ch s . Tuy nhiê , tôi chọn đề tài Nông thôn Việt Nam dưới triều vua. Chƣơng 1: CẤU TRÚC XÃ HỘI - CHÍNH TRỊ Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM THỜI GIA LONG Chƣơng 2: KINH TẾ Ở NÔNG THÔN THỜI GIA LONG Chƣơng 3: VĂN HÓA Ở NÔNG THÔN THỜI GIA LONG Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

Ngày đăng: 30/08/2014, 16:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy Anh (1994), Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb Thuận Hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đất nước Việt Nam qua các đời
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb Thuận Hóa
Năm: 1994
2. Nguyễn Thế Anh (2008), Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn
Tác giả: Nguyễn Thế Anh
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2008
3. Đỗ Bang (1977), Kinh tế thương nghiệp Việt Nam dưới triều Nguyễn, Nxb Thuận Hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế thương nghiệp Việt Nam dưới triều Nguyễn
Tác giả: Đỗ Bang
Nhà XB: Nxb Thuận Hóa
Năm: 1977
4. Phan Kế Bính (2003), Việt Nam phong tục, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam phong tục
Tác giả: Phan Kế Bính
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2003
5. Phan Huy Chú (1992), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch triều hiến chương loại chí
Tác giả: Phan Huy Chú
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1992
6. Phan Huy Chú (2007), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 2, Nxb Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch triều hiến chương loại chí
Tác giả: Phan Huy Chú
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
Năm: 2007
7. Phan Đại Doãn, Nguyễn Ngọc Quỳnh (1997), Một số vấn đề về quan chế triều Nguyễn, Nxb Thuận Hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về quan chế triều Nguyễn
Tác giả: Phan Đại Doãn, Nguyễn Ngọc Quỳnh
Nhà XB: Nxb Thuận Hóa
Năm: 1997
8. Phan Đại Doãn (Chủ biên) (1994), Kinh nghiệm tổ chức quản lý nông thôn Việt Nam trong lịch sử, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm tổ chức quản lý nông thôn Việt Nam trong lịch sử
Tác giả: Phan Đại Doãn (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1994
9. Phan Đại Doãn (Chủ biên) (1996), Quản lý xã hội nông thôn nước ta hiện nay - Một số vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý xã hội nông thôn nước ta hiện nay - Một số vấn đề và giải pháp
Tác giả: Phan Đại Doãn (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1996
10. Phan Đại Doãn (2001), Làng xã Việt Nam một số vấn đề kinh tế - văn hóa - xã hội, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làng xã Việt Nam một số vấn đề kinh tế - văn hóa - xã hội
Tác giả: Phan Đại Doãn
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2001
11. Phan Đại Doãn (2002), “Họ Phó và nghề buôn thuốc Bắc làng Đa Ngưu (Hưng Yên) trước Cách mạng Tháng Tám 1945”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, (3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Họ Phó và nghề buôn thuốc Bắc làng Đa Ngưu (Hưng Yên) trước Cách mạng Tháng Tám 1945"”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử
Tác giả: Phan Đại Doãn
Năm: 2002
12. Phan Đại Doãn (2004), Mấy vấn đề về văn hóa làng xã Việt Nam trong lịch sử, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề về văn hóa làng xã Việt Nam trong lịch sử
Tác giả: Phan Đại Doãn
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2004
13. Nguyễn Khắc Đạm (1981), “Về vấn đề ruộng công và ruộng tư trong lịch sử Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, (4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về vấn đề ruộng công và ruộng tư trong lịch sử Việt Nam”, "Tạp chí Nghiên cứu lịch sử
Tác giả: Nguyễn Khắc Đạm
Năm: 1981
16. Bùi Xuân Đính (1983), “Trở lại vấn đề “lão quyền” trong xã hội làng mạc cổ truyền người Việt (Qua tài liệu một làng ven sông)”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, (2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trở lại vấn đề “lão quyền” trong xã hội làng mạc cổ truyền người Việt (Qua tài liệu một làng ven sông)”, "Tạp chí Nghiên cứu lịch sử
Tác giả: Bùi Xuân Đính
Năm: 1983
17. Bùi Xuân Đính (1998), Hương ước và quản lý làng xã, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hương ước và quản lý làng xã
Tác giả: Bùi Xuân Đính
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1998
18. Bùi Xuân Đính (2008), Hành trình về làng Việt cổ truyền, tập 1 (Các làng quê xứ Đoài), Nxb Từ điển Bách khoa và Viện Văn hóa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hành trình về làng Việt cổ truyền
Tác giả: Bùi Xuân Đính
Nhà XB: Nxb Từ điển Bách khoa và Viện Văn hóa
Năm: 2008
19. Bùi Xuân Đính (Chủ biên) (2009), Làng nghề thủ công huyện Thanh Oai (Hà Nội) truyền thống và biến đổi, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làng nghề thủ công huyện Thanh Oai (Hà Nội) truyền thống và biến đổi
Tác giả: Bùi Xuân Đính (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2009
20. Bùi Xuân Đính - Nguyễn Viết Chức (Đồng chủ biên) (2004), Các làng khoa bảng Thăng Long - Hà Nội, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các làng khoa bảng Thăng Long - Hà Nội
Tác giả: Bùi Xuân Đính - Nguyễn Viết Chức (Đồng chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2004
21. Trịnh Hoài Đức (2004), Gia Định thành thông chí, Nxb Tổng hợp Đồng Nai Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gia Định thành thông chí
Tác giả: Trịnh Hoài Đức
Nhà XB: Nxb Tổng hợp Đồng Nai
Năm: 2004
22. Vũ Minh Giang (2009), Thiết chế làng xã cổ truyền và quá trình dân chủ hóa ở nước ta, trong: Vũ Minh Giang, Lịch sử Việt Nam truyền thống và hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết chế làng xã cổ truyền và quá trình dân chủ hóa ở nước ta", trong: Vũ Minh Giang, "Lịch sử Việt Nam truyền thống và hiện đại
Tác giả: Vũ Minh Giang
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2009

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1 Biểu thuế thân năm 1803 - Nông thôn Việt Nam dưới triều vua Gia Long ( 1802 1820)
Bảng 2.1 Biểu thuế thân năm 1803 (Trang 53)
Bảng 2.2 Thống kê tình hình thiên tai thời Gia Long - Nông thôn Việt Nam dưới triều vua Gia Long ( 1802 1820)
Bảng 2.2 Thống kê tình hình thiên tai thời Gia Long (Trang 57)
Bảng 2.3 Bảng số thu nhập về thuế mỏ thời Gia Long - Nông thôn Việt Nam dưới triều vua Gia Long ( 1802 1820)
Bảng 2.3 Bảng số thu nhập về thuế mỏ thời Gia Long (Trang 62)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN