Sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân

Một phần của tài liệu Nông thôn Việt Nam dưới triều vua Gia Long ( 1802 1820) (Trang 48 - 59)

2.2.1. Sản xuất nông nghiệp

Theo các số liệu thống kê chính thức của bộ hộ vào cuối năm Gia Long thứ 18 (1819), nước ta lúc đó có 29 thành, dinh và trấn: số ruộng các loại gồm 3.848.100 mẫu, với 27.160 sở và 1.090 khoảnh. Số sở và khoảnh này chưa được tính ra mẫu và đều ở miền Nam, vì chưa có sự đo đạc chính thức của nhà nước. [61, tr. 1001]

Gia Long cũng như các vua triều Nguyễn đều rất quan tâm đến nông nghiệp, bởi lẽ nông nghiệp là nguồn sống chủ yếu của dân cư trong cả nước, là nguồn thu nhập chính của nhà nước và bộ máy quan chức. Nông nghiệp phát triển, xã hội mới ổn định.

Dưới thời vua Gia Long, để giải quyết hậu quả của loạn lạc và chiến tranh của nửa thế kỉ trước đó, nhà nước và nhân dân phải tập trung sức lực vào

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 44 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hai vấn đề lớn: đưa dân xiêu tán trở về với đồng ruộng và tiếp tục trị thủy. Để giải quyết Gia Long đã thực hiện các biện pháp. Việc đầu tiên là khôi phục sản xuất nông nghiệp trên các vùng ruộng đất bỏ hóa. Năm 1802, sau khi nghe tâu “Bắc Thành…ruộng đất bị bỏ hoang nhiều, sổ sách ghi chép lại không được

thực” [61, tr. 531] vua Gia Long lệnh cho quan Bắc thành tới Nghệ An làm lại

sổ ruộng, sau đó qui định “Phàm ruộng đất của dân phiêu tán, quan sở tại phải

lập ranh giới rõ ràng, chia cấp cho quan quân cày cấy mà được thu thuế, làng lân cận không được cày cấy. Ai đã trót cày cấy rồi thì tạm thời chiếu theo hạng ruộng công tư mà thu thuế trước… Khi dân xiêu tán trở về thì đem những ruộng đất ấy cấp trả và thu thuế như lệ” [61, tr. 539 - 540]

Trường hợp đất ở Gia Định, do nông dân bỏ nông nghiệp làm nghề khác, cho nên ngay từ năm 1802, nhà nước đã sai các quan địa phương chia cấp ruộng hoang cho dân không có ruộng đất, cho vay thóc giống đợi sau khi thu hoạch sẽ y số trả lại “ai ăn chơi lêu lổng không chịu làm ruộng thì phạt 3 hộc

thóc và sung làm binh”. Năm 1803 qui định thêm, có ruộng mà bỏ hoang không

thì sẽ bị trị tội: “có ruộng bỏ không cày thì có tội” [61, tr. 555]

Bên cạnh đó vua Gia Long đã ban hành các chính sách khẩn hoang. Lập đồn điền. Công tác trị thủy và thủy lợi là việc làm xuyên suốt thời Nguyễn nói chung và Gia Long nói riêng. Riêng thời Gia Long, nhà nước đã 11 lần cấp kinh phí cho các địa phương ở Bắc Thành tu bổ, đắp đê, mỗi lần từ 7-9 vạn quan tiền. Hơn 47km đê được tu bổ. Năm 1803, “Đắp bảy đoạn đê mới Bắc

Thành…lại bồi đắp một đoạn hữu đê cũ…chi tiền hơn 80.400 quan” [61, tr.

561], năm 1804 “Đắp tám đoạn đê mới ở Bắc Thành…chi tiền hơn 89.000 quan” [61, tr. 592], mùa thu năm 1804 “sai quan Bắc Thành lấy dân sửa đắp đường

đê” [61, tr. 613]. Vua Gia Long hiểu rõ vai trò của đê đối với đời sống nhân dân,

điều này được thể hiện qua câu nói của vua với Đặng Trần Thường và Nguyễn Khắc Thiệu “Sông có đê, đời sống của dân quan hệ ở đó” [61, tr. 774]. Tiếp đó năm 1805, vua cho đào sông Xuân Hòa (tên xã) nhằm “khơi dòng sông để tiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 45 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Những biện pháp trên ít nhiều có tác dụng khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống của làng xã phiêu tán trong chiến tranh loạn lạc.

Trồng lúa: lúa là loại cây trồng chủ đạo của nước ta thời phong kiến nói

chung và Gia Long nói riêng được trồng rộng rãi trên phạm vi cả nước và rất phong phú về chủng loại: Gia Định “có lúa tẻ: lúa quạ, lúa đỏ, lúa sá, lúa da

tê, lúa móng chim, lúa ruồi, lúa voi) và lúa nếp: có nếp đen, nếp phù phụ, nếp mai, nếp đuôi sấu, nếp than”. [56, tr. 240]

Bên cạnh việc trồng lúa thì người dân còn trồng các loại cây khác như đậu, rau, quả ... Gia Định có 14 loại “đậu trắng, đậu đen, đậu xanh, đậu móng

lợn, đậu phụng, đậu móng chim, đậu túi, đậu vàng, đậu ván, đậu đũa, đậu xương rồng, đậu ngự, đậu hột bột, đậu đao” [56, tr. 240]

Gia Định là vùng đất màu mỡ sản vật thiên nhiên phong phú và quý hiếm. Qua việc thu sưu thuế của nhà nước đối với vùng đất này cho ta thấy điều đó “dầu rái, nhựa trám, than gỗ, mây, song, sáp ong, vải trắng, dầu lạc, đồi

mồi” [61, tr. 487], hoặc “nguồn Quang Hóa ở Gia Định sản nhiều gỗ” [61, tr.

459], còn có “bãi dâu, vườn mía, vườn trầu” [61, tr. 537] có “da tê và gân

hươu” [61, tr. 617]

Về sản lượng và năng xuất lúa, theo Vài ý kiến về nông nghiệp Việt Nam

nửa đầu thế kỉ XIX, tác giả Nguyễn Huy Phúc cho biết “hầu hết các người nước ngoài đến nước ta hồi đó đều thống nhấn nhận xét ruộng đất nước ta màu mỡ, hứa hẹn mùa màng tốt tươi. Chaigneau viết năm 1920: “xứ An Nam nói chung rất phì nhiêu. Những ruộng vùng cao cũng rất dễ sản xuất nhiều hơn nữa. Đất đai mầu mỡ một cách tự nhiên đến mức chỉ cần khẽ lật lên là có thể thu hoạch những vụ lúa dồi dào” [52, tr. 55]

Một số địa phương ở nước ta thời Gia Long còn có những động thực vật quý hiếm như sừng tê, ngà voi, trầm hương với số lượng khá nhiều “Kỳ nam 2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 46 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tr. 528]. Hay “Đạo Cam Lộ đem sản vật địa phương vào cống voi đực 4 thớt,

trâu đen 4 con, ngà voi 2 chiếc, sừng tê 7 tòa, sáp ong cân nặng 33 quan tiền, đá lửa 6 thùng” [61, tr. 546]

Gỗ lim ở Nghệ An, ván gỗ ở Gia Định, mật bọt ở Quãng Ngãi, là sản vật nộp cho triều đình “Nghệ An thì gỗ lim, Gia Định thì ván gỗ, Thanh Hoa thì đá

lát, Quảng Ngãi thì mật bọt, Quảng Nam thì gạch ngói, Bắc Thành thì son, sơn và vàng quỳ” [61, tr. 552]

Các trấn Bắc Thành có cam, vải. “Bắc Thành hàng năm tiến cam ngọt

4500 quả, vải 4200 quả”. [61, tr. 837]

Bình Định có xoài lớn “Bình Định hằng năm tiến 1000 quả xoài lớn

(xoài tượng)” [61, tr. 837] và “cá thiết lình và vây cá” [61, tr. 617]

Nghệ An nổi bật là gỗ lim. Vì vậy vua Gia Long quy định cụ thể lệ thuế cho sản vật này như sau năm (1803) “lấy 20 người làm một nậu, mỗi năm nộp

gỗ lim 20 cây, trong ấy trường 30 thước 2 cây, trường 25 thước và 20 thước mỗi thứ 4 cây, trường 15 thước 6 cây, trường 7 thước 5 cây, trường 5 thước 2 cây. Không đủ 20 người thì lấy 10 người làm một nậu, mỗi năm nộp gỗ lim 10 cây, trong ấy trường 30 thước 1 cây, trường 25 thước và 15 thước mỗi thứ 2 cây, trường 20 thước 4 cây, trường 5 thước 1 cây” [61, tr. 570]

Gạo nếp, thóc đen, bí xanh, hương vị của dinh Quảng Trị là những vật phẩm cống nạp cho nhà nước “gạo nếp 10 sọt, võ gai 30 bó, bí xanh 300 quả,

trâu 1 con, sáp ong 7 cân 8 lạng, thóc đen 5 sọt” hoặc “hương vị 3 sọt, nhựa trám 3 sọt, song 12 sợi, mây đá, 240 sợi, mây nước 11.000 sợi, mây sắt 31000 sợi, chiếu mây 3 tấm, gạo nếp 32 sọt” [61, tr. 613]

Trấn Thuận Thành “có ngà voi, sừng tê, lộc nhung” [61, tr. 614]

Chăn nuôi: gia, cầm có gà, vịt, ngang, ngỗng. Gia súc có trâu bò, lợn

ngựa. Người nông dân xem “con trâu là đầu cơ nghiệp”, thời Gia Long con trâu ngoài việc dùng để làm sức kéo trong sản xuất và gieo trồng thì cùng với ngựa,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 47 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

voi, bò còn được sử dụng làm phương tiện vận chuyển hàng hóa, ví dụ: thấy dân Gia Định vất vả trong việc vận chuyển gỗ, Gia Long đã hạ lệnh “lấy trâu

làm thay, phát ra 3000 quan tiền mua 300 con trâu để kéo” [61, tr. 561].Đặc

biệt trâu còn được dùng để nộp án phí trong các vụ kiện: “kiện lớn phạt hai

trâu, kiện nhỏ phạt một trâu” [61, tr. 520]

Các làng xã nước ta thời Gia Long, còn đưa ra những “điều luật” để bảo vệ mùa màng, tài sản của người dân cũng như những hình phạt để trừng trị những người vi phạm điều luật ấy: ví dụ như điều 12, 13 của Khoán lệ xã Vĩnh Lại (Hải Dương) quy định như sau:

“Việc nông tang là gốc lớn nhất, người nào tự ý thả trâu bò, bất kể lớn

nhỏ, để dẫm lên lúa mạ bắt phạt một mạch tiền cổ và phải bồi thường cho chủ tài sản đó đúng số bị hại..” [71, tr.487]

“Tất cả sản vật như tôm cua cá dưới hồ ao, măng tre lúa mạ nơi ngõ

xóm cùng thóc lúa, hoa quả trên ruộng vườn trong xã, người nào nảy lòng tham, ăn trộm vật gì nếu bắt được quả tang sẽ truất bỏ tên trong sổ hương ẩm và phạt một con lợn …nếu lại tái phạm bắt đuổi khỏi làng” [71, tr.487]

2.2.2. Đời sống nhân dân

Ở trên, chúng tôi đã đề cập đến vấn đề ruộng đất, thiên tai, chế độ tô thuế. Dĩ nhiên, nhà nước Nguyễn cũng chú ý miễn giảm tô thuế vào những năm đầu sau chiến tranh, những năm thiên tai, đói kém, song, cuộc sống của người nông dân vẫn rất bấp bênh trừ một số vùng mới khai hoang hoặc một số nơi là vựa thóc ở Gia Định. Bên cạnh các yếu tố trên, người nông dân còn chịu tác động bởi lao dịch, nhũng nhiễu của quan lại, cường hào, đói kém, dịch bệnh và đặc biệt là loạn lạc.

Thuế thân: Ngoài tô thuế ruộng đất (như đã trình bày ở trên) người nông

dân còn phải nộp thuế thân. Đầu năm 1803, Gia Long chia cả nước thành ba khu vực đánh thuế thân: Khu vực I gồm các nội trấn Bắc Thành và Phủ Phụng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 48 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thiên, khu vực II gồm các ngoại trấn vùng núi phía Bắc và khu vực III gồm các doanh từ Quảng Bình vào Nam. Sau một số điều chỉnh, năm 1804, khu vực I giảm 0,1 quan, Khu vực II giảm 0,3 quan. Năm 1808, chia dân đinh khu vực I thành các hạng và chịu thuế khác nhau: hạng tráng nộp như cũ, dân đinh bằng một nữa. Nước ta thời Gia Long có 612.000 đinh [26, tr. 25]

Bảng 2.1 Biểu thuế thân năm 1803

Đơn vị: quan/người Khu

vực Hạng dân đinh Tiền thuế Phụ thu Gạo cước

I Không phân biệt 1,2 quan - 0,1quan

II Không phân biệt 0,6 quan - 0,1 quan

III Trang hạng - Chính hộ - Khách hộ 1,5 quan 1,4 quan 0,1 quan 0,1 quan Quân hạng - Chính hộ - Khách hộ 1,4 quan 1,2 quan 0,1 quan 0,1 quan Dân hạng - Chính hộ - Khách hộ 1,2 quan 1,0 quan 0,1 quan 0,1 quan Dân đinh tàn tật - Chính hộ - Khách hộ 0,8 quan 0,7 quan 0,05 quan 0,05 quan

(Nguồn: Đại Nam thực lục – 2007) Ta thấy sự chênh lệch giữa các địa phương không lớn. Vùng đồng bằng Bắc Bộ và Quảng Bình vào Nam thuế cao hơn. Chênh lệch giữa các địa phương có và không có ruộng đất công cũng không nhiều. Tuy nhiên nếu tính ra giá trị bằng hiện vật thì thuế thân thật sự là một gánh nặng với người nông dân. Theo thời giá trung bình thời Gia Long (1802 – 1820), mỗi xuất đinh vùng đồng bằng Bắc Bộ hàng năm phải nộp số tiền tương đương 100kg thóc. Như vậy thuế thân là vấn đề lớn đối với nông dân nghèo. Bất kỳ đinh nam nào cũng phải làm nghĩa vụ này, không phân biệt giàu nghèo, không phân biệt có ruộng hay

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 49 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

không có ruộng. Thuế thân trở thành một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng bần cùng của một bộ phận nhân dân, của hiện tượng dân xiêu tán và khởi nghĩa nông dân bùng nổ ở nông thôn thời Gia Long.

Nghĩa vụ binh dịch với nhà nước cũng tác động không nhỏ đến đời sống của phần lớn nông dân. Quân đội thời Gia Long thường xuyên được duy trì với số lượng lớn. Tùy từng địa phương, tỷ lệ tuyển lính dao động từ bảy đinh tuyển một lính đến ba đinh tuyển một lính. Nhà nước buộc các làng xã phải chia sẻ trách nhiệm trong việc cung ứng một số trang bị cho quân đội mà gánh nặng cuối cùng lại chính người nông dân phải chịu. Bên cạnh đó, việc phải thường xuyên đối phó với các cuộc nổi dậy của nhân dân khiến không ít binh lính phải bỏ mạng, vừa làm suy giảm lực lượng lao động, vừa trở thành nỗi kinh hoàng của người nông dân. Nó tạo điều kiện cho tầng lớp cường hào ở các làng xã lợi dụng mua bán, đổi chác, gây sức ép với người này người kia, tạo tình trạng bất ổn ở các làng xã.

Lao dịch: Theo quy định của nhà nước hàng năm mỗi dân đinh phải chịu 60

ngày sai dịch. Tuy nhiên, công việc xây dựng quá nhiều. Từ thời Gia Long, nhân dân Sơn Nam Hạ đã làm bài Tố khuất khúc:

Binh tài hai việc đã xong

Lại còn lực dịch thổ công bây giờ… …Một năm ba bận công trình

Hỏi rằng mọt sách dân tình biết bao Khiến dân gánh vác làm sao !

Việc xây dựng cung điện thời Gia Long cũng tác động đến đời sống nhân dân.

Năm 1804, sau khi đã củng cố được chính quyền, Gia Long tiến hành xây dựng lại kinh đô Phú Xuân. Bước đầu là xây dựng điện Cần Chánh, cung Trung Thọ, cung Khôn Đức, tiếp đó là xây dựng cung thành và hoàng thành.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 50 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một lực lượng lớn binh dân Bắc thành được huy động vào việc xây dựng. Tiếp đó, năm 1805 Gia Long cho xây dựng kinh thành.

Sửa chữa, bồi đắp đường giao thông, dựng trạm dịch: Từ thời Gia Long, nhân dân đã bị huy động đi sửa chữa đường cái quan từ Bắc vào kinh đô Phú Xuân, 91 trạm dịch được xây dựng để phục vụ việc chuyển đệ công văn, giấy tờ.

Chiến tranh, giặc giã, thiên tai là những nguyên nhân lớn dẫn đến cuộc sống khổ cực của người nông dân. Nạn phiêu tán diễn ra liên tục, từ những năm đầu của triều đại, kèm theo đó là sự hoành hành của nạn đói. Có thể nêu một số sự kiện sau:

Năm 1803, trong lúc Bắc thành lụt to thì Thanh Hóa dân xiêu dạt, Nghệ An đói “Mặt dân xanh như rau cải!”.

Năm 1804, Bắc thành, “Liền năm đê vỡ, các trận hại rất nhiều”, “dân các trấn nhiều người xiêu tán”, Gia Định, Phú Yên gạo đắt.

Năm 1805, Gia Định mất mùa.

Năm 1806, quan lại Bắc thành tâu: “Hải Dương, Sơn Tây, Kinh Bắc, Sơn Nam Thượng, Sơn Nam Hạ, Hoài Đức, Thái Nguyên, Hưng Hóa, từ Nhâm Tuất (1802) đến nay, dân phiêu tán đến 370 thôn xã, tô thuế bỏ thiếu chồng chất đén hơn 11 vạn quan tiền, hơn 7 vạn hộc thóc”.

Năm 1808, Quãng Đức, Bình Định, Phú Yên hạn, lúa má hại nhiều. Nghệ An đói. Ở các trấn Sơn Nam thượng, hạ, Hải Dương, Kinh Bắc 358 xã thôn bị tàn hại không thể đóng thuế cho nhà nước.

Năm 1809, Bắc thành đói kém. Năm 1810, Bắc thành giá gạo cao

Năm 1811, giá gạo Bắc thành cao v.v…[63, tr. 150]

Tệ nạn quan tham, ô lại, cường hào: Thiên tai, mất mùa, đói kém, phần

nào là hậu quả của tệ nạn xã hội, nhưng bên cạnh đó, người nông dân còn là nạn nhân trực tiếp của tệ tham quan, ô lại, cường hào. Từ các thế kỷ XVII-

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 51 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

XVIII, tệ nạn này đã gây nên biết bao tai họa cho nhân dân, cho triều đại cầm quyền. Chế độ phong kiến đi vào giai đoạn suy tàn, trong khi những điều kiện kinh tế mới chưa có, đã tạo hoàn cảnh cho tệ nạn tham quan, ô lại phát triển lên.

Năm 1819, Lê Văn Duyệt dâng sớ nói: “Dân nghệ An điêu hao quá lắm,

xét về cớ là…quan thì không có tài năng võ trị, lại đua nhau tham lam, tàn ngược. Dân đi trộm cướp là do đấy cả”. [61, tr. 983]. Chaigncau, người Pháp

làm quan cho Gia Long, nhận xét: “Dân chúng vô cùng đói khổ, vua quan bóc

lột thậm tệ, công lý là một món hàng mua bán, kẻ giàu có thể công khai sát hại

Một phần của tài liệu Nông thôn Việt Nam dưới triều vua Gia Long ( 1802 1820) (Trang 48 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)