Nghệ thuật và giáo dụ cở nông thôn

Một phần của tài liệu Nông thôn Việt Nam dưới triều vua Gia Long ( 1802 1820) (Trang 73 - 97)

3.2.1. Nghệ thuật

Bên cạnh mảng mỹ thuật cung đình ở kinh đô, mỹ thuật thời Gia Long còn phổ biến ở các làng xã - nhất là trên địa bàn văn hoá truyền thống miền Bắc đã có quy củ. Ở đây có di tích do chính quyền địa phương chủ trương. Nhưng phần lớn là do nhân dân xây dựng, có một số làm mới, làm thêm, nhưng phần lớn là làm bổ sung vào công trình cũ.

Kiến trúc dân gian dù không thật nở rộ như những thế kỷ trước nhưng vẫn thể hiện sức sống mạnh mẽ. Đền, Miếu mới tiếp tục được xây dựng tuy nhiên quy mô nhỏ hơn, trang trí đơn giản hơn, thành phần kiến trúc cơ bản là: tiền đường, chính đường. Năm 1804, trong điều lệ hương đảng cho Bắc Hà, Nhà nước quy định “Miếu vũ nếu có trùng tu và làm mới thì chỉ cho làm một

gian nội từ và ba gian trung đường, hai cột nghi môn không được chạm khắc sơn vẽ” [61, tr.586]. Năm 1808 sai bộ Lễ bàn định quy thức Văn miếu ở các

thành dinh trấn. Theo đó: “thì chính đường ba gian bốn chái, tiền đường năm

gian hai chái, phía hữu dựng đền Khải Khánh (miếu thờ cha mẹ sinh ra khổng tử) ba gian hai chái” [61, tr.725].Ví dụ như: Văn miếu huyện Phong Lôi

(Quảng Bình) được dựng năm Gia Long thứ 17 với “chính đường 3 gian, tiền

đường 5 gian, tả vu và hữu vu đều 5 gian” [57, tr.52]. Đền Hiển Trung năm

1805, Miếu thành hoàng năm 1807 (Gia Định). Miếu Hội đồng năm 1805 (Quảng Ngãi) có “chính đường và tiền đường đều 3 gian 2 chái” [57, tr.384]

Nông thôn Việt Nam cho đến thời Gia Long phần nhiều đã có diện mạo văn hoá, song do các hoạt động cúng tế, hội lễ và cả ẩm thực nên đình làng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 69 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

được mở rộng mà thường được xây thêm một số đơn nguyên nữa: Trong mặt bằng khuôn viên đình làng, nếu Đại Đình (và nhiều nơi cả Hậu cung) đã có từ thế kỷ XVIII về trước, thì ở thời Gia Long thường dựng thêm các toà Tiền tế và Tả - Hữu vu, do đó làm cho quần thể trở nên đông đặc, đăng đối. Một số làng hoặc chưa có đình, hoặc đình cũ hư hỏng nặng, đã trùng tu, như các đình Tam Tảo (Bắc Ninh), đình Yên Đông (Quảng Ninh)…

Cùng với đền miếu là lăng mộ các bậc đế vương được triều đình Huế cho điều tra, xác minh và sửa sang, đặc biệt là dựng bia mộ. Theo sử cũ thì từ thời Trần về trước chưa có lệ dựng bia ở lăng mộ, do đó qua thời gian dễ bị thất lạc. Trong đống bãi đổ nát, nhà Nguyễn sau khi tìm hiểu đã đắp mộ dựng bia, có khi còn trồng cây xây nhà cho thuỷ tổ Kinh Dương Vương (Bắc Ninh), cho các đế vương xưa từ Hùng Vương và Ngô Quyền (Hà Nội), Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành (Ninh Bình) đến các vua nhà Lý (Bắc Ninh) và từng vua nhà Trần (Quảng Ninh). Từ thời Lý mộ vua được dựng bia cao to, nhưng rồi bị mưa nắng bào mòn như ở lăng Lê Uy Mục (Bắc Ninh) cũng được nhà Nguyễn cho khắc thêm để định vị. Những lăng mộ trên tuy thuộc vào hàng đế vương song rất đơn giản, còn cả sự hoang vu tự nhiên, thực sự là nghệ thuật dân gian.

Mỹ thuật dân gian có những thành tựu nhất định. Tượng trong các đền, chùa còn lại đến ngày nay phần lớn được tạc dưới thời Nguyễn nói chung và Gia Long nói riêng. Tranh dân gian với các làng tranh nổi tiếng như Đông Hồ (Bắc Ninh), Hàng Trống (Hà Nội) ở Bắc Bộ, làng Sinh (Huế) nổi tiếng với tranh thờ.

Nghệ thuật sân khấu (tuồng, chèo), xiếc phát triển. Trong các làng xã, sân đình, chùa trở thành sân khấu chèo vào những ngày lễ hội. Nghệ thuật ca, múa, nhạc rất phát triển với các làn điệu ca, hát, nhảy, múa…

3.2.2. Giáo dục ở nông thôn

Trong nền giáo dục Việt Nam truyền thống nói chung, dưới thời Gia Long nói riêng, ngoài hệ thống các trường do nhà nước lập, tồn tại một cách

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 70 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phổ biến các trường tư với nhiều cấp độ, nhiều hình thức hết sức phong phú. Một số trường tư thục nổi tiếng với những thầy học uyên thâm có nhiều học trò đỗ đạt. Tuy nhiên, nhiều hơn cả vẫn là các trường làng, với các thầy giáo làng. Sự tồn tại của hệ thống giáo dục phi quan phương này là phần đặc biệt sinh động của bức tranh giáo dục Việt Nam truyền thống. Nội dung học tập tại các trường tư thục không có gì khác so với trường công nhưng có thêm các cấp học mà trường công không có như Mông học, Ấu học, Trung tập, Đại tập và học trò trường tư thường học từ nhỏ.

Đối với việc học ở các trường năm 1803, Gia Long quy định cụ thể như sau “Từ 8 tuổi trở lên thì vào tiểu học, tiếp đến học Hiếu kinh, Trung kinh; 12

tuổi trở lên, trước học Luận ngữ, Mạnh Tử rồi Trung dung, Đại học; 15 tuổi trở lên trước học Thi, Thư, sau học Dịch, Lễ, Xuân Thu, học kèm, Chư tử và Sử” [61, tr.575].

Ngay trong năm 1803, nhà vua cho lập nhà quốc học ở kinh đô và đặt các chức Đốc học ở các trấn, chức giáo thụ, Huấn đạo ở các phủ, huyện để trong coi việc dạy học. Những người có khoa mục ở triều Lê đều được trọng dụng vào các chức vụ này. Đến năm 1807, nhà vua cho mở khoa thi Hương đầu tiên của triều đại (chủ yếu là ở Bắc Thành) để chọn người ra làm quan và sau đó định lệ 6 năm thi Hương một lần.

Năm 1812, Gia Long xuống chiếu quy định từ năm Quý Dậu (1813), bắt đầu mở khoa thi Hương ở 7 trường thi trong cả nước. Đó là các trường Quảng Đức, Bình Định, Gia Định, Nghệ An, Thanh Hóa, Thăng Long, Sơn Nam Thượng. Quy thức thi do Bộ Lễ quy định.

Mặc dù coi trọng việc học và thi cử, nhưng mãi đến tháng 7 (Âm lịch năm Quý Dậu (1813), trường Hương Gia Định mới được vua Gia Long sắc cho thành lập (và đây là trường duy nhất), để dành cho các sĩ tử từ Bình Thuận trở vào Nam.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 71 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trường học thời Gia Long là nơi học sinh đến để học chữ Nho và Nho giáo. Ở nông thôn cũng như thành thị trước khi khoa cử bị bãi bỏ vào đầu thế kỷ XX thì có những thầy đồ mở trường tư tại gia dạy học. Thầy đồ đa số là những vị quan về hưu hoặc những người chỉ đỗ tú tài tự ý mở lớp chứ không có sự giám sát của chính quyền. Một người thầy hay chữ có thể có đến hàng nghìn học sinh theo học. Với số đông như vậy thầy giáo thường chọn lấy một người học trò giỏi giang hơn cả mà giao phó trách nhiệm làm trưởng tràng, giúp thầy trông coi các môn đệ. Ngoài ra lại có cán tràng và giám tràng hiệp lực. Năm 1812 Gia Long lệnh cho “các dinh trấn đều chọn những người văn học uẩn súc ở trong

tổng, tuổi từ 50 trở lên, đặt làm Tổng giáo để dạy các lớp sơ học” [61, tr.841]

Trẻ con muốn nhập học thì thường mang xôi, gà đến biếu thầy và làm lễ khai tâm, cúng Khổng tử để xin làm đệ tử. Ở những làng giàu có thì một phần công điền gọi là "học điền" có thể được dùng để lấy tiền gạo nuôi thầy đồ trong làng.

Ngoài ra còn có một số cơ sở dạy học thuộc nhà chùa, tuy không với mục đích dạy học trò để thi đỗ nhưng cũng góp phần vào việc dạy chữ Nho cho một số người.

Bên cạnh đó các làng Việt thời Gia Long còn ban thưởng “hậu hĩnh” cho những người thi cử đỗ đạt “học trò nào mà đi thi đổ đại khoa, mừng tiền 60

quan, 1 bức trướng, cùng trầu rượu. Đỗ cử nhân 50 quan, 1 bức trướng cùng trầu rượu” [71, tr. 789], hay có làng lại “dành một mẫu học điền để biếu những người khoa cử đỗ đạt” [71, tr. 767]. Và “Người nào hiện đang theo học, bản xả tạm miễn sưu sai tạp dịch để tiện cho việc học hành”. [71, tr. 490]

Dưới thời Gia Long, các tác phẩm kinh điển Nho giáo dùng làm sách giáo khoa học tập trong toàn quốc được ấn hành và phổ biến rộng rãi với số lượng lớn. Đó là Tứ thư, Thư kinh, Xuân thu, Dịch kinh, Hiếu kinh.

Vào niên hiệu Gia Long năm thứ 8 (1809), có một thương nhân người Thanh mang sang Việt Nam sách “Đại học diễn nghĩa”, do Chân Đức Tú đời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 72 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tống soạn. Nội dung sách thuật bàn về đạo lý thành ý, chính tâm, tu thân, tề gia. Tổng trấn Bắc Thành là Nguyễn Văn Thành đem dâng sách ấy cho Gia Long. Thấy “Đại học diễn nghĩa” là cuốn sách có lợi cho việc giáo hóa dân chúng. Gia Long bèn sai khắc in lại, rồi cấp phát cho các địa phương để làm tài liệu học tập. Điều đó chứng tỏ sự quan tâm đến việc học ở nông thôn của nhà vua.

3.3. Nhà ở, ăn, mặc của ngƣời dân ở nông thôn

3.3.1. Nhà ở

Nhà ở có một ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộc sống của người Việt. Trong ngôn ngữ, từ “nhà” vừa có ý nghĩa là một nơi cư trú, đồng thời cũng có nghĩa là một gia đình. Gia đình nào cũng có một ngôi nhà riêng để ở, dù cho đó là một tòa “nhà cao cửa rộng” hay một túp “lều tranh vách nát”, trong đó các thành viên của cộng đồng gia đình cùng chung sống.

Ở nông thôn, các nhà thường có diện tích rộng, kèm theo cả vườn, ao, ở cách xa nhau, tuyệt đại đa số là nhà tranh tre nứa lá, một số ít là nhà gỗ và có cả nhà được xây bằng gạch.

Ở miền núi cao, có loại nhà sàn, dựa trên các cột chống đỡ bên dưới, có bậc thang bắc lên sàn, không bị độ nghiêng của địa hình chi phối, lại tránh được ẩm thấp dưới mặt đất. Một số nhà sàn còn dựng lấn xuống mặt nước các hồ, sông. Đối với các ngư dân chài lưới trên sông nước, loại nhà bè – nhà thuyền là những căn nhà của họ

Kết cấu và nhà quy mô nhà cửa cũng rất khác nhau qua các giai tầng xã hội, theo một hệ thống tôn ti đẳng cấp, được pháp luật và tục lệ bảo vệ. Nhà cửa của quần chúng dân nghèo có khi chỉ là những túp lều tranh vách nát tồi tàn. Trong khi đó, những gia đình giàu có, quan cách thường ở trong những ngôi nhà cao cửa rộng lộng lẫy, xây bằng nhiều loại gỗ hiếm quý.

3.3.2. Ăn

Năm 1804, vua Gia Long định điều lệ hương đảng cho Bắc Hà về vấn đề ăn uống: “Gần đây giáo dục trễ nải, chính trị suy đồi, làng không tục

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 73 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hay….phàm tiết ăn uống…nhiều việc quá trớn lấn lễ” vì vậy “từ nay về sau, xã dân như có việc công đáng phải họp bàn thì chỉ dùng trầu câu làm lễ, rượu thịt đều cấm” [61, tr.584]

Về cơ bản thời Gia Long nước ta vẫn là nước nông nghiệp, nhân dân ở nông thôn vẫn có cuộc sống vật chất đạm bạc. Ăn uống: cơ cấu bữa ăn chủ yếu

là cơm gạo cá cùng các loại rau. Người dân ở nông thôn thường ăn cá khô. Có nhiều món ăn chế biến từ cá. Một món ăn để dành lâu ngày phổ biến của mọi tầng lớp là các loại mắm và nước mắm. những khi giáp hạt hoặc đói kém, người nông dân độn thêm nhiều hay ít những thứ ngũ cốc khác rẻ hơn như ngô, khoai, sắn…Trong các bữa cỗ, người ta thường dùng gạo nếp để thổi với nhiều loại xôi: xôi đỗ, xôi gấc, xôi vò…

Sau cơm là các loại rau, phổ biến là rau muống, rau cải, rau cần, rau ngót, rau dền…được chế biến dưới dạng luộc, xào…đôi khi dùng với thịt lợn, thịt bò, cá.. Ở nông thôn, các gia đình ít khi đi chợ mua rau mà thường dùng rau ngay chính ở trong ao, vườn của mình. Thực vật được bảo quản, dự trữ ăn lâu ngày bằng cách muối và cho lên men, chuyển thành nhiều loại dưa cà, tương…

Sau cơm, rau món có nhiều chất đạm trong bữa ăn là các loại thủy sản nước ngọt như cua, cá, tôm, tép, ốc, hến…Ở nông thôn, các gia đình thường tự kiếm tìm cá, cua tại chỗ (ở đồng ruộng, ao hồ, ngòi lạch). Người ta cũng bán chúng ngoài chợ với giá rất rẻ.

Nhìn chung, người bình dân trong các bữa cơm thường ngày ít ăn thịt các loại động vật không phải là thủy sản, vì họ tiết kiệm, rất ít khi mua thức ăn ngoài chợ. Tuy nhiên, trong những dịp sum họp gia đình, những bữa tiệc đãi khách quý, họ thường giết gà nuôi sẵn trong chuồng. Khi số lượng khách mời đông (như trong đám cưới, tang ma, giỗ, tết), các gia đình thường mổ lợn, trâu bò, ăn uống trong nhiều bữa liên tục.

Trong các chùa hoặc trong gia đình những tín đồ sùng Phật, có những dịp người ta làm cỗ chay, dùng những nguyên liệu hoàn toàn là thực vật như

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 74 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đậu đỗ, măng, nấm, dừa để chế biến những món ăn, mô phỏng những món ăn mặn được ưa chuộng như thịt gà, cá, sườn lợn, giò chả…

Bữa cỗ ngoài đình làng là một biểu tượng nổi bật của tinh thần cộng đồng, trọng danh dự và ngôi thứ trong đời sống nông thôn với văn hóa xóm làng, rất được mọi người coi trọng (một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp). Tất cả mọi dân đinh dự họp ở đình làng đều được tham dự ăn cỗ, lại có phần xôi thịt gói lá chuối mang về cho người già, phụ nữ và trẻ em ở nhà. Cỗ bàn được sắp xếp, bày biện theo thứ bậc tôn ti, có phân biệt rõ rệt về vị trí chỗ ngồi và thực đơn trong mâm (các bàn). Những người có địa vị đáng kính nhất trong làng (như tiên chỉ, thứ chỉ..) ngồi bàn trên, được dành phần thịt được coi là cao quý, vinh dự nhất mà không hẳn là ngon nhất như thủ lợn, đầu gà…Nhân vật ở dưới cùng trong bậc thang xã hội là “t mõ” – người đánh mõ rao tin cho toàn thể cộng đồng dân làng – cũng được chia riêng “một mình một cỗ” trong bữa tiệc. Vấn đề danh dự ngôi thứ của phần biếu trong bữa cỗ đình làng rất quan trọng. Theo Khoán ước thôn Ngọc Hốt (Nghệ An) lập năm Gia Long thứ 5

(1806): “Lễ xong, xôi lấy cân làm căn cứ, cắt đều thành ba phần: một phần làm cỗ cho những người có mặt thụ lộc, một phần làm cỗ biếu, một phần chiểu theo số người để chia đều. Cụ thể như sau:

Thủ lợn 1 chiếc chia làm hai: một nửa biếu các vị khoa trường đỗ đạt được tặng thưởng bằng sắc, một nữa biếu bàn nhất kỳ lão giáp. Phần cổ lợn chia làm ba: một phần biếu các khoa mục trong làng có văn bằng trình vọng; một phần biếu bàn nhị bàn tam kỳ lão các giáp; một phần biếu những người hành lễ. Biếu riêng đã có phần lưỡi lợn. Biếu quan giữ sổ một miếng thịt tế, cắt miếng thịt vuông 2 tất phần vai trái biếu viên mệnh bái hoặc viên bái thay.

Bốn chiếc chân giò biếu lý trưởng 1 chiếc, người thông xướng 1 chiếc, người đọc văn tế 1 chiếc, chức sắc biện lễ 1 chiếc.

Một cỗ lòng chia làm 3 phần. Một phần chia thành 6 đĩa, sau khi tế xong, đặt ở 6 mâm. Một phần chia làm 2: biếu người văn tế và người giữ sổ sách. Phần còn lại biếu các chức sắc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 75 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ba lá mỡ lợn, một lá rán mỡ, một lá biếu lý dịch và phó lý trưởng, một lá biếu viên thủ từ và người thủ lễ ở các miếu mỗi người một phần.

Phần tim lợn thái nhỏ chia đều làm hai phần: một phần làm cỗ cho những người có mặt thưởng thức, một phần làm cỗ biếu.

Phần thịt lợn chia đều làm ba: một phần làm cỗ cho những người có mặt, một phần chiểu theo số người mà chia đều.

Phần cỗ biếu như sau:

Biếu những người khoa trường 2 cỗ, những người được ban sắc mệnh 2 cỗ, biếu lý trưởng 1 cổ.

Biếu thủ chỉ các giáp 1 cổ, người giữ sắc văn một cỗ.

Biếu người giữ các nghi vệ một cỗ, người giữ đồ tế khí 1 cỗ.

Biếu người viết văn tế và người giữ sổ sách một cỗ, phó lý trưởng một cỗ.

Một phần của tài liệu Nông thôn Việt Nam dưới triều vua Gia Long ( 1802 1820) (Trang 73 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)