Giao thông và phương tiện đi lại

Một phần của tài liệu Nông thôn Việt Nam dưới triều vua Gia Long ( 1802 1820) (Trang 65 - 97)

Sau khi vua Gia Long thống nhất đất nước (1802), ông thấy đường sá giao thông là vấn đề khẩn yếu cho việc củng cố và xây dựng đất nước nên sai quan trấn nhậm các dinh trấn phải “đo đạc đường quan và các đường thủy bộ” [61, tr.639] và sửa chữa, bắc cầu ván qua sông suối và uốn thẳng lại con đường Thiên Lý. Vua Gia Long cho sửa lại con đường quan lộ, định rằng “bề rộng phải

là 3 trượng và phân chia con đường ấy ra từng cung một, cứ cách khoảng 15 cây số lại đặt trạm để chuyển đệ công văn cùng vận tải đồ đạc của các quan chức bằng kiệu, bằng cáng, bằng ngựa. Tại những trạm này, khách bộ hành có thể nghỉ ngơi, ăn uống và thuê phu vận tải cung cấp bởi các xã thôn lân cận” [2, tr.201].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 61 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1809 sửa đắp đường quan từ Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên vào đến Đình Hòa (Bình Thuận, Khánh Hòa). Xây cầu Lý Hòa ở Quảng Bình “Có 49 gian, dài 62 trượng” [57, tr. 51] .Đường đi thì thời nào cũng có, nhưng chất lượng đường thời xưa phụ thuộc vào các yếu tố kinh tế tự nhiên, chủ yếu là đắp đất, và một số ít được lát gạch và đá. Có đường quốc lộ chung cho cả nước, mà cụ thể là con đường Thiên Lý.

Đường Thiên Lý dưới thời Nguyễn dùng để liên lạc ba xứ Bắc- Trung- Nam. Đường được chia thành nhiều trạm, có phu trạm lo việc chuyển công văn, khiêng cáng kệ, đồ đạc của quan. Thời Gia Long mỗi một trạm đặt một cai đội và phó cai đội. Từ Quảng Nam đến Gia Định, mỗi trạm có 50 phu trạm, từ Huế ra Quảng Bình mỗi trạm có 80 người, từ Quảng Bình đến Hà Nội mỗi trạm có 100 phu trạm: “năm Gia Long thứ 3, các đường trạm đều đặt nhà trạm, lợp ngói, xung

quanh xây tường bằng đá, đặt một cai đội và một đội phó. Chuẩn định số phu trạm, từ Thừa Thiên đến Quảng Bình mỗi trạm 80 người, từ Quãng Nam đến Gia Định đều 50 người, từ Nghệ An đến Bắc Thành đều 100 người” [56, tr.159]

Để tiện việc đón đưa các vị quan lại trú đêm trên đường Thiên lý, thời vua Gia Long, đường Thiên Lý đã được chia thành nhiều cung, mỗi cung trung bình dài khoảng 15km. Từ cửa Nam Quan vào đến tỉnh Bình Thuận có tất cả 98 nhà trạm. Đường Thiên Lý chủ yếu dành cho quan lại sử dụng nên nó cũng có tên là đường Cái quan. Nhìn chung, đường Cái quan là con đường đất, chạy qua các làng mạc hoang vu, dân cư còn rất thưa thớt, qua những đèo dốc và rừng hoang. Khó khăn chính trên tuyến đường này là chưa bắc được nhiều cầu qua các sông suối nhất là vào mùa mưa lũ.

Dưới triều vua Gia Long, nhiều kênh ngòi được khai đào: Năm 1819 Gia Long cho đào kênh Thông ở Phiên An đến sông Mã Trường (sông ruột ngựa) “dài hơn 9 dặm, ngang 7 trượng 5 thước, sâu 9 thước” [61, tr.982]

Phương tiện đi lại, ngoài ngựa, võng, kiệu, cáng dành cho quan lại với một số xe bò, xe trâu chuyên chở hàng hóa, lương thực: Năm 1803, vua yêu cầu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 62 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

“chế xe voi xe ngựa” hoặc “chế xe trâu xe ngựa để tiện việc vận tải trên cạn” [61, tr.547]. Còn hầu hết nhân công đi bộ mang vác. Đường thủy thì đi bằng thuyền.

Việc tu chỉnh mạng lưới giao thông thủy bộ vừa phục vụ đắc lực nhu cầu hành chính và quân sự, vừa thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa các vùng.

Tiểu kết

Để phục hồi và phát triển nông nghiệp sau nhiều năm chiến tranh, nhà Nguyễn mở rộng và đẩy mạnh chính sách khai khẩn đất hoang dưới nhiều hình thức, có những chính sách thưởng, phạt cụ thể để khuyến khích nhân dân khai hoang, phục hóa, mở rộng thêm diện tích sản xuất. Gia Long ra sức phục hồi nền kinh tế trên cơ sở coi trọng ruộng đất và sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên trong giai đoạn suy tàn của chế độ phong kiến, nhiều chính sách đã không còn có ý nghĩa tích cực. Hơn nữa do tư tưởng thủ cựu như quan điểm tứ dân, chính sách trọng nông ức thương, chính sách bế quan tỏa cảng làm cho nền kinh tế đất nước vốn đã trì trệ lại càng thêm bế tắc.

Thực trạng xã hội Việt Nam lúc đương thời cho thấy tình trạng chấp chiếm, tập trung ruộng đất nghiêm trọng vào giai cấp địa chủ, chính sách tô thuế phức tạp, phiền nhiễu, chính sách lao dịch nặng nề của nhà nước, nạn cường hào hoành hành ở nông thôn, thiên tai, dịch bệnh, đói kém xảy ra triền miên, chính là những nguyên nhân dẫn đến các cuộc đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lao động chống lại triều đình.

Thời vua Gia Long, kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp phục hồi và phát triển. Ngoài ra, vua Gia Long cũng cho sửa sang đường sá, khơi đào các sông ngòi, đắp các đê điều, để cho việc làm ăn của người dân được tiện lợi. Tuy nhiên, thương nghiệp chưa được chú trọng phát triển.

Giao thông vận tải mặc dù có được nhà nước quan tâm xây dựng mở rộng nhưng chủ yếu là để phục vụ cho mục đích quản lý đất nước thuận lợi hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 63 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

VĂN HÓA Ở NÔNG THÔN THỜI GIA LONG 3.1. Phong tục, tập quán và tín ngƣỡng, tôn giáo ở nông thôn

3.1.1. Phong tục, tập quán

Mặc dù trải qua nhiều biến động thăng trầm của lịch sử, người dân Việt Nam nói chung vẫn giữ gìn được những phong tục tập quán tốt đẹp đã có từ ngàn xưa như: ăn trầu, Giỗ tết, Tế lễ, Tết Nguyên Đán với các lễ: đón giao thừa làm lễ trừ tịch, cúng thổ công, đi lễ chùa, đình, đền, miếu điện để cầu phúc cầu may để xin Phật, Thần phù hộ độ trì cho bản thân và gia đình.

Việc cưới hỏi ở nông thôn thời Gia Long cũng được quy định lại, Năm Gia Long thứ 3 (1804) trong việc Định điều lệ hương đảng cho các xã dân ở Bắc Hà, Nhà nước quy định lấy vợ lấy chồng nên tổ chức đơn giản tùy theo điều kiện gia đình mà thu tiền cheo, cụ thể: “Đại phàm lấy vợ lấy chồng, chẳng

qua cốt được cặp đôi mà thôi, còn lễ cưới thì nên châm chước trong sáu lễ, lượng tùy nhà có hay không, chứ không được viết khế cố ruộng. Hương trưởng thu tiền cheo trong lễ cưới thì người giàu 1 quan 2 tiền, người vừa thì 6 tiền người nghèo 3 tiền” [61, tr.584]

Ở nông thôn cưới hỏi phải nộp lệ phí (tùy theo từng làng có định mức thuế riêng). Nhìn chung là: nếu kết hôn với người trong cùng một làng thì không phân biệt giàu nghèo (nộp lệ phí như nhau) và thường cưới người khác thôn lệ phí nộp sẽ nhiều hơn: “chuyện hôn nhân nếu lấy người trong thôn thì

không kể giàu hèn, nộp 2 quan tiền lan giai cùng trầu rượu; còn lấy người thôn khác, số tiền cũng tùy nghi thu nạp cùng với trầu rượu”.[71, tr. 769] và “Lan giai trong xã từ nay trở đi ai có con dựng vợ gả chồng, trước hết trình quan lý trưởng 5 khẩu trầu, 1 bình….lệ người xã khác lấy con gái bản xã thì phải nộp gấp đôi…”[71, tr.788]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 64 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ngoài ra việc tang tế cũng được nhà nước quản lý tổ chức theo xu hướng tiết kiệm, yêu cầu người trong một xóm phải giúp nhau khi cần thiết: “Từ nay

dân làng có tang thì làng xóm giúp nhau” và “cổ bàn ăn uống nhiều ít thì tùy ở nhà tang” [61, tr.585]. Điều này được ghi trong tục lệ làng: theo Tục lệ thôn

Chính Đích (Nghệ An) lập ngày 24 tháng 9 năm Gia Long thứ 12 (1811) thì

“chuyện đám hiếu tùy theo gia cảnh lo biện” [71, tr. 769]

Ở nông thôn có nhiều lễ hội. Mỗi lễ hội mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng, nhưng bao giờ cũng hướng tới một một đối tượng linh thiêng cần được suy tôn như những vị anh hùng chống ngoại xâm, những người có công truyền nghề, chống thiên tai, diệt trừ ác thú, giàu lòng cứu nhân độ thế... Với tư tưởng uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây, ngày hội diễn ra sôi động bằng những sự tích, công trạng, là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, làm cho thế hệ trẻ hôm nay hiểu được công lao tổ tiên, thêm tự hào về truyền thống quê hương, đất nước của mình. Đặc biệt, lễ hội gắn bó với làng xã, địa danh, vùng đất như một thành tố không thể thiếu vắng trong đời sống cộng đồng nhân dân.

Bởi phần lớn các lễ hội thường gắn với sự kiện lịch sử, tưởng nhớ người có công với nước trong chiến tranh chống giặc ngoại xâm nên các trò vui chơi ở lễ hội thường mang nhiều tính mạnh mẽ của tinh thần thượng võ như: thi bắn nỏ, đấu vật, đấu võ, chạy thi (hội hoa Vị Khê, Nam Định), thi bắn nỏ, ném còn (ở vùng đồng bào dân tộc phía Bắc) v.v...

3.1.2. Tín ngưỡng, tôn giáo

Tín ngưỡng: Trước hết phải nói đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên – một tín

ngưỡng cổ truyền của người Việt Nam. Hơn nữa việc thờ cúng tổ tiên theo nghi lễ của bậc vua chúa còn mang lại uy thế cho dòng họ nhà vua, đề cao quyền uy của vương triều. Lễ tế các tôn miếu được liệt vào Đại tế (Lễ tế lớn) của nhà nước. Vì thế, ngay sau khi lên ngôi được một năm, năm 1803, vua Gia Long cho lập Nguyễn miếu ở Thanh Hóa, đất phát tích của dòng họ Nguyễn, Đinh và Lê. Mỗi khi ra Bắc tuần du các vua Nguyễn đều thân hành cúng tế. Nguyễn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 65 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

miếu đã được nhiều lần xây mới, tu bổ. Các điển lệ thờ cúng được hoàn thiện từ thời Gia Long cho đến các vua sau này.

Nhân dân còn thờ cúng các vị vua chúa của các triều đại trước, các anh hùng dân tộc và những người có công với nước với dân: Vua Đinh Tiên Hoàng, Lý Thánh Tông, thờ Mẫu Liễu Hạnh, Thánh Tản Viên, Trần Hưng Đạo, Trần Nhật Duật, Lý Nhật Quang v.v.. Thờ Thành hoàng ở đình làng là đặc trưng tín ngưỡng độc đáo của người Việt. Cùng với việc thờ cúng Thành hoàng, dân làng còn tổ chức lễ hội. Tùy theo thần tượng mà lễ hội có những màu sắc khác nhau. Thành hoàng là anh hùng cứu nước thì lễ hội thường có diễn xướng đánh giặc, thành hoàng là thần nông nghiệp thì có hội diễn cầu mưa.

Đối với người dân ở nông thôn thì ngôi đình làng, đền miếu là chốn tôn nghiêm và linh thiêng vì vậy họ đã đưa ra các quy định về bảo vệ và xử phạt nếu chốn linh thiêng ấy bị xâm phạm: “trong thôn người nào phá hủy chùa

miếu, đốn chặt cây cối …phạt 6 quan. Ai biết sự thực mà lại che dấu phạt 2 quan’’[71, tr.790] hay cụ thể hơn là “Đền thờ thần phật là đất tôn nghiêm có quan hệ đến xóm làng. Nếu người nào tự tiện thả trâu, bò xâm phạm vào đền chùa, bắt phạt gà rượu làm lễ tế tạ giá ba mạch tiền cổ” [71, tr.486]

Và việc thờ thần phải có lễ nghi, theo Khoán lệ xã Vĩnh Lại (Hải Dương) lập năm Gia Long thứ 2 như sau: “Ngày mồng 6 viên tế chủ…tham dự tập lễ

nghi. Ngày mồng 7 Tổng kỳ phù giá, trương cờ để làm lễ thờ thần. Ngày mồng 8 và ngày 20 là ngày nhập tịch (vào hội) và mãn tịch (tan hội). Kính rướt phụng thờ thần thì các viên tế, tư văn, được ngồi trong đình còn người nào năm đó không được ở trong đình thì đều phải khiêng các loại chiêng, trống, những người khỏe mạnh từ bàn trên trở xuống, đều được theo phù giá và đều được vác nghi trượng thờ Thần. Tất cả đều phải mũ áo chỉnh tề…phải trang nghiêm cung kính…” [71, tr. 484]

Việc ban cấp sắc phong thành hoàng là biểu hiện sự cố gắng “thống nhất” tinh thần giữa triều đình và làng xã, giữa chính quyền và thần quyền. Gia

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 66 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Long lên ngôi và những vua kế nghiệp đều tái lập sự chi phối, khống chế các Thành hoàng của các làng trong cả nước phải được triều đình phong cấp lại…Triều đình tiến hành can thiệp vào tục thờ cúng này bằng cách tái cấp thần sắc cho các Thành hoàng. Năm 1809 Gia Long ban sắc thần cho các làng xã để thờ làm Thành hoàng. Năm 1814, lại một lần nữa xem xét lại các sắc thần để phong tiếp, công việc này được giao cho Nguyễn Văn Nhân, Phạm Như Đăng, Lê Duy Thanh, Bùi Đức Mân “xem xét sắc thần, vị nào có công đức với dân thì

phong” [61, tr.981]. Bên cạnh các nhiên thần, còn có các nhân thần. Các nhân

thần ấy có thể là người có công đối với sự phát triển của nghề trồng lúa nước, sự sinh sôi của giống nòi, cũng có thể là ông tổ khai sáng nghề thủ công truyền thống hoặc dựng làng lập ấp. Nhưng trong các nhân thần được thờ thì nổi bật hơn cả vẫn là các vị thần vốn là những anh hùng liệt nữ có công cứu nước giúp dân.

Tôn giáo: Sau khi đánh thắng Tây Sơn, thống nhất đất nước, các vua nhà

Nguyễn từ Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị đến Tự Đức đều thực hiện chính sách tôn giáo là độc tôn Nho giáo, lấy đạo Khổng làm quốc đạo đồng thời đưa ra các quy định nhằm hạn chế sự phát triển của các tôn giáo khác.

Nho giáo: Để tỏ rõ là triều đại tôn sùng Nho giáo, bên cạnh việc mở mang nhà học, truyền bá sách vở kinh điển của Nho gia, vương triều Nguyễn còn cho tu sửa và xây dựng nhiều văn miếu thờ Khổng Tử. Ở Việt Nam từ thời Lý đến thời Lê, chỉ Kinh đô Thăng Long có Văn Miếu. Thời Gia Long, ngoài Văn Miếu ở kinh Đô Huế, nhà vua còn ra lệnh cho các thành trấn trong toàn quốc phải xây dựng Văn Miếu: quy định hàng năm tổ chức lễ hai lần vào tháng 2 mùa xuân và tháng 8 mùa thu, với nghi thức trọng thể. Gia Long đích thân tham dự tế lễ.

Đạo giáo: vua Gia Long tuy không cấm đoán nhưng cũng có những biện

pháp hạn chế để “Nho giáo vững vàng anh minh như bầu trời” với vị trí là hệ tư tưởng chính trị chủ đạo của chế độ. Đạo giáo cũng bị nhà nước kiểm soát. Đạo quán bị hạn chế xây dựng, giáo sĩ bị quản lý chặt chẽ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 67 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Phật giáo: không thật sự nhận được sự tôn trọng của nhà nước. Ngay từ

đầu đời Gia Long, trong điều lệ hương đảng Bắc Thành đã đưa ra những biện pháp nhằm hạn chế Phật giáo, cấm xây chùa mới, tô tượng, đúc chuông mới, chỉ những chùa đổ nát mới được tu bổ: “chùa quán có đổ nát mới được tu bổ,

còn làm chùa mới và tô tượng đúc chuông …hết thảy đều cấm” [61, tr.586].

Tuy nhiên các ngôi chùa mới vẫn được xây dựng: chùa Thiên Phúc huyện Mĩ Hóa (Định Tường) được xây dựng năm Gia Long thứ 2 (1803) “người trong

thôn là Ban Văn Thiện bỏ của riêng ra để dựng một tòa chùa 5 gian, phong cảnh cũng đẹp” [59, tr.110], chùa Long Khánh ở Bình Định “ở phía Tây cửa biển Thị Nại, trong động cát, ở thôn Cẩm Thượng huyện Tuy Phước, trước mặt trông ra đầm Ngư- ki, do hòa thượng Nguyễn Trinh Tường dựng từ năm Gia Long thứ 6” [56, tr.49]…

Mặc dù bị hạn chế nhưng sức sống của Phật giáo trong dân gian vẫn không hề suy giảm. Ngoài các trung tâm Phật giáo lớn, trong các làng xã, Phật giáo đã trở thành tín ngưỡng phổ biến. Hầu hết các làng đều có chùa, có khi vài ba chùa. Cơ sở kinh tế của Phật giáo chủ yếu là ruộng đất, chùa nào cũng có ruộng, gọi là Phật tự điền.

Về mặt số lượng, hầu hết các ngôi chùa làng còn lại đến ngày nay là kiến trúc của thế kỉ XIX. Điều này thể hiện rõ vai trò của Phật giáo trong đời sống tư tưởng bình dân thế kỉ XIX, đồng thời cũng cho thấy sức sống mạnh mẽ của Phật giáo ở các địa phương trong nước.

Thiên chúa giáo: Gia Long lâm vào một tình thế nước đôi: một mặt chịu

ơn giáo sĩ và ân nhân Pháp, do vậy ông ban thưởng hậu và sử dụng một số

Một phần của tài liệu Nông thôn Việt Nam dưới triều vua Gia Long ( 1802 1820) (Trang 65 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)