2.3.1. Các nghề thủ công
Một đặc điểm bao trùm nhất trong lịch sử thủ công nghiệp Việt Nam cho đến nửa đầu thế kỷ XIX là sự kết hợp chặt chẽ với nông nghiệp dưới nhiều mức
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 55 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
độ và sắc thái khác nhau. Thủ công nghiệp luôn luôn là ngành kinh tế bổ trợ cho nông nghiệp, là nghề phụ của nông dân. Từ quốc sách của nhà nước cho đến tâm lý của cộng đồng đều lấy nghề nông làm gốc (dĩ nông vi bản). Người nông dân thà bỏ nghề nghiệp chứ không chịu bỏ làng, bỏ ruộng.
Cho đến thời Gia Long số lượng các nghề, loại hình sản phẩm không khác trước là bao. Có chăng chỉ là sự tăng trưởng về mặt không gian, xuất hiện thêm những gia đình nông dân làm nghề thủ công, những làng hoặc vùng hoạt động kinh doanh thủ công nghiệp.
Thủ công nghiệp gia đình tồn tại khá dai dẳng và bền vững, biến nó thành nền công nghệ thôn xã, thủ công nghiệp làng quê.
Nghề gốm: nổi tiếng là gốm Bát Tràng- một làng chuyên làm đồ gốm để
bán, có bề dày lịch sử đến mấy trăm năm, sản phẩm đã nổi tiếng không chỉ trong nước mà còn cả ở nước ngoài từ nhiều thế kỷ trước. Các loại hình sản phẩm không những chỉ đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong dân gian mà còn phục vụ đắc lực cho sinh hoạt của cung đình.
Nghề dệt: Nổi tiếng là nghề dệt La Khê. Nghề dệt tơ lụa La Khê đã hình
thành từ rất sớm, tương truyền cùng thời với việc xác lập kinh đô Thăng Long. Cho đến thế kỉ XIX nghề dệt La Khê đã rất phồn thịnh không những chỉ về quy mô sản xuất, chất lượng chủng loại sản phẩm mà còn cả về kỹ thuật chế tác tinh xảo.
Bên cạnh đó phải kể đến các sản phẩm dệt nổi tiếng khác như: Lụa ở Xuân Quan, Đào Xá (Gia Lâm, Hà Nội). Đình Bảng (Đông Ngàn, Bắc Ninh), Nội Duệ (Tiên Du, Bắc Ninh).
Nghề dệt vải còn có ở Bình thuận, “năm Gia Long thứ 9 (1810) có 11
thôn dệt vải” [69, tr. 82-83]
Nghề luyện kim tập trung ở Bắc Thành, sách Đại Nam thực lục của Quốc
triều Nguyễn cho biết, thời Gia Long “các trấn ở Bắc Thành là nơi sản xuất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 56 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Nghề khai mỏ: Thời Gia Long nghề khai mỏ rất phát triển “trong ba năm 1808-1810, số loại các mỏ được khai là 79 mỏ, trên tổng số 124 mỏ đếm được trong tiền bán thế kỉ XIX” [2, tr.16]
Gia Long cho phép thương nhân người Hoa đến nước ta trưng thầu các mỏ để khai khoáng: Năm 1811, “Khai mỏ sắt La Bôn Biên Hòa. Bọn lái buôn
người Thanh là Lâm Úc Tam và Lý Kinh lãnh trưng” [61, tr.813]. Năm 1808
“Khai mỏ bạc ở Thanh Hoa. Mỏ ở ba động Lò Thượng, Lò Hạ, An Khương
thuộc châu Lang Chánh. Bọn người nước Thanh là Cao Hoành Đức, Hoàng Quế Thành xin khai mỗi năm nộp thuế 100 lạng bạc”[61, tr.735]. “Đất Trình Lạn có mỏ đồng đỏ, có người Thanh xin khai mỏ để nộp thuế” [61, tr.922]
Mỏ do thổ tù các dân tộc thiểu số lĩnh trưng: năm 1802, Gia Long cho phép khai thác mỏ ở Tuyên Quang, Hưng Hóa “Khai mỏ vàng, bạc, đồng, kẽm
ở Tuyên Quang và Hưng Hóa, sai bọn thổ mục Ma Doãn Điền, Hoàng Phong Bút và Cầm Nhân Nguyên lãnh trưng (Doãn Điền khai mỏ chì ở Kim Tương, Hoàng Phong Bút khai mỏ đồng Tụ Long, mỏ bạc Nam Đương , mỏ vàng Tú Sơn, Cầm Nhân Nguyên khai mỏ vàng Mẫn Tuyền, mỏ chì Tú Dung” [61,
tr.531], năm 1804, trong số mỏ này có những trường mỏ lớn, dùng nhiều nhân công như “mỏ đồng Tụ Long (châu Vị Xuyên, tỉnh Tuyên Quang), dưới triều
vua Gia Long phải trả thuế là 40 lạng bạc và 13000 cân đồng” [2, tr.172]
Mỏ do người Kinh lĩnh trưng như “năm 1810, Hiệp trấn Hải Dương
Nguyễn Tri Hòa xin mộ phu khai mỏ kẽm Yên Lãng thuộc Hải Dương, hàng năm nộp thuế 720 cân kẽm” [2, tr.172]
Mỏ do nhân dân địa phương tự khai thác và nộp thuế theo đầu người như ở Quãng Nam thuế suất của các hộ được quy định rõ rệt như thuế kim hộ (hộ đãi vàng) được định năm 1803 là “tráng hạng mỗi người mỗi năm nộp nộp
vàng 2 đồng 2 li 2 hào, tiền thuế thân 1 quan 5 tiền, dân đinh và lão tật nộp một nữa” [2, tr.172]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 57 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 2.3 Bảng số thu nhập về thuế mỏ thời Gia Long
Đơn vị: l. = lạng; c = cân; l.b = lạng bạc Vàng Bạc Đồng Sắt Kẽm Chì Thiếc Gang Diêm tiêu Lưu hoàng Châu sa 1810 1816 54 1. 1.640 l. 900 c. 104.100 c. 3.600 c 2.300 c. 100 c. 1.500 c. 1.900 c. 300 c. 50 l.b. 60 1.570 14.600 107.100 4.320 2.300 100 300 1.600 200 50
(Nguồn: Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn – 2008)
Nhà nước giữ độc quyền thu mua đồng, kẽm, thiếc, chì với giá:
Đồng đỏ 100 cân giá 35 quan
Kẽm ” ’’ 30 quan
Chì ’’ ’’ 11 quan rưỡi
Thiếc ’’ ’’ 24 quan” [2, tr.182]
Nghề đúc đồng: thời Gia Long nhà nước còn giao cho các lò gia công đúc tiền “sai những thợ đúc đồng mua sắm đồng riêng, dựng lò để đúc, y theo
kiểu mẫu đồng tiền mới đúc mà đúc, mỗi lò thu thuế 1 vạn quan” [69, tr.82-83]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 58 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Các địa phương có nhiều nghề thủ công tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và khu vực từ Quảng Bình đến Bình Định. Cũng dễ hiểu vì đây là các địa phương xung quanh Thăng Long – kinh đô cũ và Phú Xuân – Huế. Các trung tâm chính trị này tác động nhất định đến sự phát triển của kinh tế thủ công nghiệp, kinh tế hàng hóa nói chung.
Nhìn chung, hoạt động thủ công nghiệp trong dân gian còn rất phân tán, chịu nhiều ràng buộc về quy cách sản xuất và thể lệ đóng thuế cho nên các nghề, làng thủ công và các phường thủ công chưa phát huy hết các tiềm năng và thế mạnh vốn có của mình để có thể thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá đương thời.
2.3.2. Buôn bán nhỏ ở nông thôn
Buôn bán ở nông thôn Việt Nam thời Gia Long vẫn bao gồm các hình thức chủ yếu của thương nghiệp Việt Nam truyền thống. Phổ biến nhất vẫn là hệ thống chợ làng có mặt trên khắp cả nước. Thường thì cứ vài ba làng lại có một chợ, họp thường xuyên, hoạt động chủ yếu là trao đổi nông phẩm giữa những người nông dân với nhau. Trong phạm vi không gian rộng lớn hơn (tổng, huyện, phủ hay trấn) chợ cũng lớn hơn, họp theo phiên, ngoài nông phẩm là các mặt hàng thủ công nghiệp.
Mạng lưới thị trường địa phương dưới dạng chợ đã có từ lâu đời. Sự phát triển về mặt số lượng cũng như sự phong phú về mặt nội dung của nó đã phản ánh sinh động hoạt động thương nghiệp của nhân dân. Chợ địa phương là môi trường hoạt động của những người buôn bán nhỏ, những thợ thủ công và nông dân. Họ đến đây để mua nguyên liệu và đem bán những sản phẩm lao động của mình. Các lái buôn đường dài cũng đến đây thu mua những mặt hàng cần thiết. Song chủ yếu chợ vẫn phục vụ nhu cầu sinh hoạt mang tính chất tự cấp tự túc của nhân dân địa phương.
Tác giả Trương Thị Yến trong bài:Vài nét về thương nghiệp Việt Nam
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 59 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
chúng ta hình dung phần nào hàng hóa từ nông thôn bày bán ở chợ thời vua Gia Long: “M.D Chaigneau, trong hồi ký của mình đã mô tả chợ Được ở kinh đô
Huế rất tỉ mỉ, nó mang đầy đủ những đặc trưng của một chợ địa phương trong thế kỷ XIX: “Dân buôn đàn ông cũng như đàn bà đứng hoặc ngồi xổm, bày la liệt trước mặt họ đủ mọi thứ hàng và mời mọc khách hàng bằng miệng, bằng tay, bằng mắt. Ở đây là nhóm những người đánh cá, da dẻ xám nắng mặc áo choàng nâu, quần cộc…họ đội nón và đứng đằng sau những thùng đầy cá tươi còn đang quẩy. Ở kia là những người bán thịt lợn tươi đang bán lẻ cho những người mua thịt chín và thịt sống cò chảy máu bày lên trên một mảnh ván vuông. Xa xa là những người hàng xén cùng với những hủ muối những lọ hạt tiêu, ớt hoặc hương liệu khác của họ; những người bán hoa quả với những mâm tre đầy cam, ổi, chuối …”[73, tr.70]
Với Hội An, mô tả của viên thuyền trưởng người Pháp Rey vào năm 1819 “Failo là một đô thị tương tự một bazar lớn ở Ấn Độ; tỉnh thành này chỉ
có một con phố duy nhất, nhưng rất dài: nhà cửa được xây bằng gạch và chỉ cao một tầng; chúng được thiết trí để các thương gia sử dụng, với những cửa hàng ở đằng trước để bày bán tất cả các loại hàng; phía sau, chúng còn có những kho hàng kín đáo. Người ta cho rằng dân số Failo lên đến 60.000 người, mà một phần ba là Hoa Kiều. Nhiều kênh đào cho phép chuyên chở hàng hóa tới tỉnh một cách rất dể dàng; con sông của tỉnh có thể tiếp những tàu bè lớn như con sông của Huế. Hàng năm, có những thuyền buôn Trung Hoa lường đến 600 tấn tới đậu trước tỉnh để cất hàng…” [2, tr.208]
Theo tác giả Nguyễn Thế Anh trong cuốn Kinh tế và xã hội việt Nam dưới các vua triều Nguyễn thì “sự hiện diện của các thị trấn thường đưa đến sự thiết lập những nơi họp chợ” [2, tr.205].Ví dụ như thị trấn Thanh Hóa: “Thị trấn Thanh Hóa được kiến tạo vào đầu thời Gia Long; các bức tường thành mãi đến năm 1828 mới hoàn thành, nhưng các nha sở đã được đặt trong thành ngay từ năm 1804. Ngay từ khi ấy, một cái chợ bắt đầu họp dưới các bức tường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 60 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thành phía Đông, gần đường quan lộ” [2, tr.206] và một ví dụ khác “Đô thành lịch triều đặt ở Thuận Hóa cũng khiến một trung tâm buôn bán phát triển tại đó. Theo Đại Nam Nhất Thống chí, mục phố chợ tỉnh Thừa Thiên, thì dưới triều Gia Long, khu phố từ Đông Bắc cầu Gia Hội đến Đông Nam cầu Đông Gia, cư dân chen chúc, thường gây nên hỏa hoạn” [2, tr.206]
Gia Định có chợ “Cây đa vòm”: “ở phía Tây huyện Bình Dương (nay là
tỉnh Bình Dương), có cây đa cổ, cành lá um tùm, bóng cây che rợp nữa mẫu ruộng, người buôn bán thường họp chợ ở dưới bóng cây, hằng ngày cứ đầu trống canh tư, người thôn quê thường đốt đuốc gánh đội rau dưa hoa quả ngồi tụm họp chợ ở đầu phía Tây, lái buôn mua chất chứa lại, rồi đến sáng ở đầu phía Đông (cây đa), phía Nam phía Bắc đường phố lớn, mới bày hàng hóa cá thịt ra bán” [60, tr.221]
Tuy nhiên Vua Gia Long với quan điểm coi nông nghiệp là nghề gốc: “Thương dân trọng nông là việc làm chính trị đầu tiên” [61, tr.725], buôn bán là nghề ngọn. Với tư tưởng kinh tế trọng nông nhà nước ít có những tác động thúc đẩy kinh tế thương nghiệp phát triển. Trái lại trong nhiều trường hợp, chính sách của nhà nước còn ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thương nghiệp.