1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kinh tế Nghệ An từ năm 1802 đến năm 1884

118 419 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 1,55 MB

Nội dung

Về mặt thực tiễn Thông qua việc nghiên cứu về tình hình kinh tế ở Nghệ An từ năm 1802 đến năm 1884, đề tài hy vọng sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn vì sao trong suốt 8 thập kỷ đó, trên địa

Trang 2

NGHỆ AN - 2013

Trang 3

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học:

PGS TS NGUYỄN QUANG HỒNG

Trang 4

NGHỆ AN - 2013

Trang 5

Để hoàn thành được khóa luận này là nhờ có sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Quang Hồng Tôi xin bày tỏ lòng biết

ơn sâu sắc đến thầy Qua đây cũng cho phép tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy giáo, cô giáo trong khoa Lịch sử và phòng Sau đại học của đại học Vinh cũng như các bạn học viên đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự quan tâm của gia đình trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn.

Nhưng do hạn chế về thời gian cũng như tài liệu tham khảo và năng lực nghiên cứu còn hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót Tác giả mong nhận được sự góp ý của quý thầy, cô giáo và các bạn học viên.

Nghệ An, tháng 10 năm 2013

Tác giả

TRẦN ANH ĐỨC

Trang 6

Trang

Trang 7

bố cả trong và ngoài nước.

Trên thực tế không phải mọi vấn đề liên quan đến triều Nguyễn và vương triều Nguyễn đã được làm rõ và giải đáp hết mọi khía cạnh Thế nên, việc nghiên cứu về kinh tế ở Nghệ An dưới thời Nguyễn nói chung và đặc biệt trong giai đoạn từ năm 1802 đến năm 1884 còn nhiều điều tranh cãi Do

đó, đề tài “ Kinh tế Nghệ An từ năm 1802 đến năm 1884) sẽ góp phần thiết

thực vào việc nghiên cứu nhà Nguyễn và vương triều Nguyễn

Trong công cuộc hội nhập, đổi mới (1986 -2010) vấn đề này đã

có rất nhiều luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ sử học đã chọn vương triều Nguyễn và thời kỳ các chúa Nguyễn làm đề tài nghiên cứu Nhưng, qua các kênh thông tin chúng tôi thấy rằng việc tập trung nghiên cứu về thực trạng kinh tế của Nghệ An(1802 - 1884) có nhiều khía cạnh chưa được nhắc tới hay chưa được làm sáng tỏ

Trong 8 thập kỷ(1802 - 1884), nằm dưới sự kiểm soát của vương triều Nguyễn kinh tế trấn Nghệ An (1802-1830), tỉnh Nghệ An (1831-1884) có nhiều điểm tương đồng, tỉnh thành khác trong cả nước - Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, kinh tế Nghệ An lại có nhiều nét riêng - Do đó, chọn đề tài nghiên cứu về kinh tế Nghệ An là góp phần nghin cứu về tình hình kinh tế ở nước ta dưới thời Nguyễn nói chung và chỉ ra những nét riêng mỗi tỉnh, đặc thù vùng miền ở một vùng đất có diễn tích “ Đông-Tây- Nam-Bắc đều cách nhau 500 dặm” trong tình thế lịch sử đầy biến động ở thế kỷ XIX

Trang 8

Từ việc nghiên cứu tình hình kinh tế ở Nghệ An trong khoảng 80 năm dưới chế độ quân chủ, đề tài hy vọng sẽ làm rõ được những tác động của kinh

tế đối với đời sống xã hội của cộng đồng cư dân xứ Nghệ trên các phương diện về đời sống vật chất và văn hoá tinh thần Đây là một nét mới mà một số công trình nghin cứu trước đây chưa đề cập tới

1.2 Về mặt thực tiễn

Thông qua việc nghiên cứu về tình hình kinh tế ở Nghệ An từ năm

1802 đến năm 1884, đề tài hy vọng sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn vì sao trong suốt 8 thập kỷ đó, trên địa bàn Nghệ An, Hà Tĩnh liên tiếp nổ ra các cuộc khởi nghĩa của nông dân - Đồng thời cũng góp phần làm sáng tỏ nguyên nhân vì sao trong các bộ sử do chính quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn lại có nhiều đoạn ghi chép về tình trạng nhân dân làng xã ở lưu vực sông Lam thường xuyên phải lưu tán đi khắp nơi cũng như triều đình phải thường xuyên

tổ chức cấp phát lúa gạo cho nhân dân ở vùng đất này khi mất mùa, đói kém

Cho đến nay, Nghệ An vẫn là một trong những tỉnh nghèo nhất của cả nước Kinh tế Nghệ An vẫn chủ yếu là kinh tế nông nghiệp, nhất là kinh tế 8 huyện miền núi và các xã dọc theo 82 km bờ biển của tỉnh Chúng tôi hy vọng, kết quả của nghiên cứu đề tài sẽ góp phần thiết thực nhằm chỉ rõ nguyên nhân sâu xa kìm hãm sự phát triển kinh tế ở Nghệ An trong suốt một thời gian kéo dài

Với những lý do trên, Tôi quyết định chọn đề tài: “Kinh tế Nghệ An từ năm 1802 đến năm 1884” để làm luận văn tốt nghiệp cao học thạc sĩ.

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Tuy có nhiều công trình nghiên cứu về vương triều nhà Nguyễn

đã và đang tiếp tục được công bố nhưng chưa có công trình nào trực tiếp đề cập đến phạm vi không gian, thời gian đề tài xác định Tuy nhiên, với Kỷ yếu hội thảo về văn chương triều Nguyễn (1996), Hội thảo về nhà Nguyễn 1998,

2001, 2005,… hay tập Kỷ yếu về nhà Nguyễn vừa được trung tâm khoa học

Trang 9

quốc gia phối hợp với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa xuất bản gần đây, có nhiều bài viết đề cập đến tình hình kinh tế nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp,… dưới thời vua Nguyễn Đây thực sự là những tài liệu tham khảo hữu ích để chúng tôi thực hiện đề tài.

Trên tạp chí “ Nghiên cứu lịch sử”, tạp chí “Huế xưa Nay” cũng đã

đăng tải nhiều bài viết của nhà sử học trong và ngoài nước có nội dung đề cập đến kinh tế, tài chính, thương mại,… dưới thời Nguyễn Đây cũng thực sự là những tài liệu hữu ích giúp chúng tôi thực hiện đề tài

Cần phải khẳng định những nghiên cứu của tác giả Nguyễn Minh Tường, Đỗ Bang, Nguyễn Quang Trung Tiến, Phan Thuận An, Nguyễn Khắc Thuần,… về các vị vua đầu triều nhà Nguyễn được công bố gần đây, thực sự hữu ích cho chúng tôi trong quá trình phân tích, đối sánh tư liệu để thực hiện

đề tài

Gần đây các công trình lịch sử địa phương của Nghệ An, Hà Tĩnh cũng

có đề cập ít nhiều đến Kinh tế Nghệ An, Hà Tĩnh ở thế kỷ XIX, nhưng không

có công trình nào nghiên cứu về những nội dung cụ thể trong phạm vi đề tài xác định

Các bộ sử do quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn như: “Đại Nam thực lục chính biên”, “Đại Nam nhất thống chí ”, “Khâm định Đại Nam hội điển sự

lễ ”, “Đông Khánh ngự lãm địa dư chí lược”,… cung cấp một số tư liệu quý về

tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của cả nước nói chung và Nghệ An nói riêng

ở thế kỷ XIX Đây là những tài liệu hữu ích để chúng tôi thực hiện đề tài

Tóm lại, tuy có nhiều công trình nghiên cứu về đời sống, kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục,… thời Nguyễn, nhưng cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về những nội dung đề tài đặt ra một cách toàn diện, hệ thống Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu của những người đi trước thực sự là nguồn tài liệu hữu ích để chúng tôi thực hiện đề tài này

Trang 10

3 Nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu kinh tế ở Nghệ An từ năm 1802 đến năm

1884, đây là thời kỳ chính mà vua Gia Long, Minh Man, Thiệu Trị và Tự Đức nắm quyền điều hành đất nước

- Phạm vi không gian: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về tình hình kinh

tế ở địa bàn Nghệ An Còn đạo Hà Tĩnh, tách ra khỏi trấn Nghệ An chúng tôi chưa nghiên cứu

- Phạm vi thời gian: Được xác định rõ từ năm 1802 đến năm 1884.

Để làm sáng tỏ nôi dung của đề tài chung tôi có dành một phần nôi dung để trình bày khái quát tình hình kinh tế ở Nghệ An trước năm 1802 Mặt khác, chúng tôi có phần trình bày những tác động của kinh tế đối với đời sống chính trị - xã hội trong phạm vi không gian và thời gian đề tài xác định

Những nội dung khác không nằm trong pham vi nghiên cứu của đề tài

4 Nguồn tài liệu

Thực hiện đề tài, chúng tôi tập hợp các nguồn tư liệu thành văn có nội dung liên quan hiện đang lưu giữ tại Thư viện quốc gia Hà Nội, thư viện tỉnh Nghệ An, thư viện trường Đại học Vinh và tai các tủ sách của một số gia đình Nguồn tài liệu chính bao gồm: các bộ sử biên soạn dưới thời Nguyễn, các công trình nghiên cứu về nhà Nguyễn được đăng tải trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử, tạp chí Huế xưa nay, tạp chí Xưa & Nay,… hay các Kỷ yếu Hội thảo khoa học về nhà Nguyễn,…

Ngoài ra, chúng tôi còn thu thập được một số gia phả của các dòng họ trên địa bàn Nghệ An, Hà Tĩnh Một số Hương ước, khoán ước ở các làng xã thuộc lưu vực sông Lam được biên soạn ở thế kỷ XIX, đầu thế thế kỷ XX cũng là nguồn tư liệu chúng tôi sử dụng khi thực hiện đề tài

Chúng tôi cũng tham khảo một số luận văn Thạc sĩ, Luận án Tiến sĩ có

nội dung nghiên cứu về nhà Nguyễn Một số công trình nghiên cứu lịch sử

Trang 11

địa phương trên địa bàn Nghệ An, Hà Tĩnh cũng được chúng tôi tham khảo,

sử dụng khi thực hiện đề tài Nguồn tài liệu sử dụng trong luận văn, chúng tôi

thống kê trong Thư mục tài liệu tham khảo.

5 Phương pháp nghiên cứu

Thực hiện đề tài này, tác giả vận dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic Đây là những phương pháp cơ bản sử dụng trong luận văn Trong đó, phương pháp lịch sử đóng vai trò chủ đạo Ngoài ra, chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích,… để là rõ những nội dung của

đề tài

6 Những đóng góp mới của luận văn

Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu về tình hình kinh tế Nghệ An trong 82 năm của thế kỷ XIX Thông qua việc nghiên cứu về tình hình kinh tế, chúng tôi đánh giá những tác động của kinh tế đối với đời sống văn hoá vật chất và tinh thần của cộng đồng cư dân xứ Nghệ trong phạm vi đề tài xác định

Chúng tôi tập hợp, hệ thống hóa một nguồn tư liệu phong phú, đa dạng có nội dung liên quan đến đề tài tiện cho việc nghiên cứu, so sánh

Là tài liệu hữu ích cho việc nghiên cứu, biên soạn lịch sử địa phương trước mắt cũng như lâu dài

Luận văn là tài liệu để biên soạn và giảng dạy lịch sử địa phương trong trường THPT, Đại học, Cao đẳng

Là tài liệu hữu ích để giáo dục truyền thống yêu quê hương cho thế

Trang 12

Chương 2 Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp

Chương 3 Hoạt động trao đổi buôn bán

B NỘI DUNG Chương 1 KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở NGHỆ AN

TỪ NĂM 1802 ĐẾN NĂM 1884 1.1 Vài nét về kinh tế ở Nghệ An trước năm 1802

* Tình hình kinh tế chung của cả nước

Với nền khí hậu nhiết đới, ẩm ướt mưa nhiều sông ngòi dày đặc, lưu lượng nước lớn nên đã tạo cho cư dân Đông Nam Á nói riêng và Việt Nam nói chung có một thế mạnh rất lớn về sản xuất nông nghiệp Vậy nên Việt Nam chúng ta được xem là một trong những cái nôi của nền văn minh nông nghiệp lúa nước Trải qua biết bao nhiêu thăm trầm của lịch sử dựng nước

và giữ nước của người Việt, xuyên theo dòng lịch sử ấy ta thấy cái cách

quản lý nhà nước của tất cả các vương triều đều mang ý thức “ trọng tĩnh, trong tình” nó mang dấu ấn riêng của cư dân nông nghiệp lúa nước Ngay từ

lúc dựng nước của Vua Hùng ta cũng đã thấy rõ lịch sử để lại với sự tích “ bánh chưng bánh dày” của người Việt, đó cũng được xem như là cái tinh hoa của một nền văn minh nông nghiệp Đến thời Tiền Lê và thời Lý - Trần thì một yếu tố mà ta là coi trong nông nghiệp đó là đầu năm các vua Lý đều đi

cày ruộng “tịnh điền” và đây được xem là nghi lễ bắt buộc để cầu mong cho

một năm bôi thu về nông nghiệp Cũng như vậy trong nữa đầu thế kỷ XIX nhà Nguyễn lên nắm quyền lạnh đạo đất nước, với số đông số dân là nông dân hoạt động của họ là làm ruộng Ruộng đất là tư liệu sản xuất chính của

họ, thế nên cuộc đời của họ gắn liền với những mảnh ruộng, thở đất đã nuôi sống họ cũng như duy trì nòi giống của chính cư dân của Đại Việt Từ thời

họ Khúc đến hết thế kỷ XVIII, quốc gia hưng vong nhiều phen đổi chủ, chiến tranh giữ nước, chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến, khởi nghĩa

Trang 13

nông dân liên tiếp nổ ra,… Triều đại đổi thay, đất nước thịnh suy, nhưng có một điều ít thay đổi là chính sách trong nông luôn được các triều đại duy trì -

Nông nghiệp là gốc “Dĩ nông vi bản” “Nhất sĩ , nhì nông” Nhưng điểm

chung là nền nông nghiệp qua nhiều thế kỷ vẫn là nền nông nghiệp tiểu nông, mang tính tự cung, tự cấp truyền thống Từ phương thức cày cấy, gieo trỉa, thu hoạch, cất giữ giống cho mùa sau,v,v…dường như không có sự thay đổi Tuy nhiên không phải vì chiến tranh hay tác động khác mà nông nghiệp nước ta không đạt những thành tửu, đó là cảnh thanh bình của thời gian trị vì của nhà Lý, Trần, Lê…triều đình quan tâm đến nông nghiệp và người dân lao động thì đó cũng là lúc nông nghiệp đạt được sự phát triểu, dân chúng no

đủ và không còn các cuộc khởi nghĩa Vậy thực tế nông nghiệp ở nước ta như thế nào trước thế kỷ cuối XVIII từ đây ta có thể nhìn nhẫn rõ hơn về

kinh tế nông nghiệp Nghệ An Sách: “ Lịch sử Việt Nam” tập I, in lần thứ

hai năm 1971, trang 320, 321,viết về tình hình nông nghiệp Việt Nam cuối

thế kỷ XVIII, như sau: “ Ruộng đất công của làng xã còn tồn tại phổ biến nhưng càng ngày càng bị thu hẹp trước sự chiếm đoạt của địa chủ, cường hào Số ruộng đất còn lại phần lớn họ Trịnh dùng để ban cấp cho quan lại

và quân lính, phần để quân cấp cho nông dân không còn bao nhiêu Chế độ quân điền có nơi chỉ còn tồn tại trên giấy tờ, hoặc có được thực hiện chăng cũng đã mất hết tác dụng tích cực của nó Quân điền trở thành công cụ trong tay giai cấp thống trị để trói buộc nông dân vào ruộng đất, giam hãm

họ trong tổ chức thôn xã để bắt họ chịu tô thuế., đi phu, đi lính cho chính quyền phong kiến Chế độ chiếm hữu ruộng đất của công xã bị phá huỷ nghiêm trọng.

Người nông dân đã bị tước đoạt phần ruộng đất tư ít ỏi của mình, lại không được chia ruộng đất công của xã bao nhiêu, nên bị lệ thuộc nặng

nề vào địa chủ Trong điều kiện một nền kinh tế nông nghiệp mang tính chất tự nhiên, kinh tế của nông dân là cơ sở của sản xuất nông nghiệp Nông dân bị bòn rút đến kiệt quệ, kinh tế nông dân bị phá sản, làm cho toàn bộ sản

Trang 14

xuất nông nghiệp bị đình trệ Khắp nơi đồng ruộng bỏ hoang, xóm làng tiêu điều xơ xác ” [10,320]

* Đối với Nghệ An

Sau khi cuộc chiến Trịnh - Nguyễn kết thúc, sông Gianh trở thành ranh giới ngăn cách giữa Đàng Trong và Đàng ngoài Như vậy, trên bản đồ lãnh thổ của quốc gia Đại Việt từ nửa sau thế kỷ XVII, trấn Nghệ An trở thành vùng đất cực Nam mà vua Lê - chúa Trịnh kiểm soát Thay vì thực thi những chính sách tiến bộ như thời Lý - Trần nhằm mang lại sự ổn định kinh tế, chính trị xã hội cho vùng đất ở lưu vực sông Lam, từ cuối thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII, dường như vua Lê, chúa Trịnh không tiến hành những biện pháp tích cực để đối phó với tình trạng lũ lụt, hạn hán ở vùng đất Nghệ An Trong khi

đó, cư dân từ Quỳnh Lưu, Diễn Châu đến Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, thường xuyên phải đối mặt với nạn triều dâng Nhà cựa, thuyền bè thậm chí là tính mạng của họ thường xuyên bị đe doạ Chỉ cần một trận mưa bão kết hợp với triều dâng là các xóm làng ngư dân cùng toàn bộ nhà cựa, tài sản bị cuốn

ra biển Đối phó với sự khắc nghiệt của biển cả, phần lớn ngư dân lùi sâu vào đất liền để lập làng, định cư Kết quả khảo sát bước đầu của chúng tôi trên địa bàn hai huyện Diễn Châu (Nghệ An) và Nghi Xuân (Hà Tĩnh) về lịch sử hình thành các làng xã ven biển cho thấy, phần lớn làng xã dọc biển trên địa bàn huyện Diễn Châu và Nghi Xuân vào thế kỷ XVII – XVIII đều lùi khá xa so

với hệ thống làng xã hiện nay Khi biên soạn : “ Địa chí huyện Quỳnh Lưu”

PGS Ninh Viết Giao cũng cho biết thêm về phạm vi địa giới hành chính các làng xã ven biển Quỳnh Lưu ở thế kỷ XVII - XVIII cũng có nhiều điểm giống với các làng xã ven biển Diễn Châu Nhà nghiên cứu địa phương học Thái

Kim Đỉnh khi công bố công trình : “ Làng cổ ở Hà Tĩnh” cũng cho biết địa

giới hành chính của các làng cổ ở huyện Nghi Xuân, huyện Cẩm Xuyên và

Kỳ Anh đều lùi sâu vào đất liền nhằm tránh bão và triều dâng Đời sống kinh

tế của cư dân làm muối ở làng Hộ Độ, hay ngư dân đánh cá ven biển Hà Tĩnh

Trang 15

cũng chẳng khác là bao so với ngư dân ở Nghệ An Ngư cụ vẫn là những chiếc thuyền nhỏ mong manh giữa biển cả cùng một ít lưới cước Họ chủ yếu chỉ khai thác những nguồn lợi hải sản ven bờ và quanh quẩn tiêu thụ sản phẩm ở những chợ nhỏ cách không xa địa bàn cư trú để đổi lấy gạo, đảm bảo cái ăn cho gia đình Một số nghề làm mắm, ruốc,vv như ở làng Vạn phần Diễn Châu cũng không mấy phát triển Những người nông dân cày cấy trên những thửa ruộng cát chưa nắng đã khô, chưa mưa đã ngập úng, năng suất lúa chỉ khoảng 30 - 40 kg/1sào Người ta phải trồng thêm khoai lang, đậu lạc, vừng để thay thế gạo hoặc đổi gạo Khi khảo sát địa bàn xã Diễn Hùng và xã Diễn Bích ở Diễn Châu, Nghệ An, chúng tôi thu được một số tư liệu cho thấy phần lớn đất đai ngập nước ở đây chỉ mới được khai phá vào nửa sau thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, còn trước đó chỉ là những cánh đồng ngập mặn Tình trạng tương tự cũng diễn ra trên địa bàn xã Hưng Hoà thuộc địa phận thành phố Vinh ngày nay Đại bộ phận đồng lác, rừng cây ngập nước, lau sậy,… mọc bao quanh địa bàn cư trú của một số cư dân đầu tiên đến lập làng ở đây Cho đến thời Tự Đức, phần lớn đất đai ở đây vẫn còn để ngập nước, chưa được khai phá để phát triển nông nghiệp Tóm lại đời sống kinh tế của cư dân ven biển Nghệ An, Hà Tĩnh cuối thế kỷ XVIII chưa có gì thay đổi so với các thế kỷ trước đó Bức tranh kinh tế bao trùm là nền kinh tế nông nghiệp truyền thống mang tính tự cung tự cấp, đất đai hoang hoá chưa được khai phá, nghề đánh cá, làm muối, làm nước mắm, hay đan lưới đóng thuyền,v.v… vẫn được duy trì theo phương thức từ ngàn xưa.

Khác với cư dân ven biển, cư dân dọc đôi bờ Tả - Hữu sông Lam thuộc các huyện : Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương, Đô Lương, Anh Sơn, Con Cuông,… (Nghệ An), Đức Thọ, Hương Sơn, Hương Khê, Can Lộc,… (Hà Tĩnh) lại phải quanh năm đối mặt với nạn lũ lụt do sông Lam và các sông nhánh của nó gây nên Vua Lê, chúa Trịnh không có chính sách đắp đê trị thuỷ dọc sông Lam do đó, cư dân sống dọc đôi bờ sông Lam thường xuyên phải chịu cảnh lũ lụt, nhà cửa trâu bò, hoa màu có thể bị lũ lụt cuốn trôi bất cứ

Trang 16

lúc nào Kết quả khảo sát từ chân núi Dũng Quyết thuộc địa bàn thành phố Vinh ngày nay dọc theo các xã Hưng Khánh, Hưng Lam, Hưng Phú, Hưng Xuân (huyện Hưng Nguyên, Nghệ An), cho thấy ở thế kỷ XVIII, cư dân ở đây chỉ cư trú trên những vùng đất cao ít khi bị ngập lụt Còn phần lớn diện tích đất đai ở đây chỉ có thể gieo trồng một vụ trong năm Một diện tích lớn bị ngập úng quanh năm là nơi cho cỏ lác, lau sậy mọc um tùm Người dân có thể đánh bắt các loại cá, tôm,…còn như việc khai hoang để mở rộng diện tích

trồng lúa thì ít được tiến hành vì : “ có làm mà chẳng có ăn”, bởi chỉ cần một

trận lũ lụt là mọi công sức bị cuốn theo dòng nước Cuối thế kỷ XVIII, sông Lam có sự đổi dòng, chảy thẳng vào chân núi Thành làm sạt lở nhiều đoạn, cuốn trôi nhiều làng mạc Dân cư bỏ đi phiêu tán khắp nơi Đây là một trong những lý do, để La sơn phu tử Nguyễn Thiếp không chọn Lam Thành - Phù Thạch làm nơi xây dựng kinh đô mới theo yêu cầu của Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ - Hoàng đế Quang Trung

Khi được ông tộc trưởng họ Bạch, họ Trần và Họ Nguyễn ở xã Hưng Phú, huyện Hưng Nguyên cho tiếp cận Gia phả của dòng họ chúng tôi có thêm một số tư liệu khẳng định về tình trạng lũ lụt vào cuối thế kỷ XVIII, cuốn trôi nhà cửa, buộc cư dân ven sông Lam phải lưu tán đến những vùng đất cao hơn để định cư Trong tình trạng lũ lụt thường xuyên xẩy ra, vua Lê - chúa Trịnh bỏ mặc cho cư dân ven sông Lam đối phó với trời đất thì rõ ràng

nền kinh tế nông nghiệp ở đây hoàn toàn trông chờ vào yếu tố : “ Ơn trời mưa nắng phải thì” mới có được hạt gạo.

Khảo sát của chúng tôi trên địa bàn các huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, kết hợp với nguồn sử liệu cũ cho thấy, ở các làng xã thuộc các huyện đồng bằng Nghệ An và Hà Tĩnh vào giai đoạn lịch sử đầy biến động đó có một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp với quy

mô nhỏ mang tính gia đình, sản xuất những loại hàng hoá như : Chiếu cói, đan lát các loại thúng mủng dần sàng, nong nia, làm chỏng tre, mươn tre, ghế

Trang 17

ngồi bằng tre,… nghề mộc, nghề rèn,… Tiêu biểu có nghề trồng và chế biến thuốc lào ở Diễn Châu, Quỳnh Lưu, nghề rèn ở làng Nho Lâm (Diễn Châu), Trung Lương (Đức Thọ), nghề mộc ở Đức Bình (Đức Thọ), nghề đóng thuyền

ở Lộc Châu (Nghi Lộc), Hoành Sơn (Nam Đàn), Đức Thọ (Hà Tĩnh),… Tuy nhiên tư tưởng trọng nông đã kìm hãm sự phát triển của các ngành nghề thủ công truyền thống Sản phẩm chủ yếu để phục vụ cho cư dân trong vùng Một

số sản phẩm được đưa đi tiêu thụ ở chợ Phủ, chợ Trấn Nhưng các nghề thủ công truyền thống không vượt ra khỏi luỹ tre làng người ta chỉ tranh thủ lúc nông nhàn để làm thêm Kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp cột chặt nông dân làng xã Nghệ An, Hà Tĩnh trong luỹ tre làng

Các huyện miền núi mà các nhà chép sử trước đây gọi là các châu Ki

Mi, tình trạng kinh tế hết sức lạc hậu Chính quyền Lê - Trịnh dựa vào các dòng họ có thế lực người Thái ở Quỳ Châu, Quế Phong,… để quản lý đất đai

ở đây Các dòng họ Lang, Lương, Vi,… trở thành những người chiếm hữu đất đai và buộc cư dân định cư trên vùng đất này thực hiện những luật tục mà chính họ đặt ra Kết quả nghiên cứu của các nhà Dân tộc học như : Cầm Trọng, Vi Văn An, La Quán Miên, Nguyễn Đình Lộc,v.v… gần đây về các dân tộc thiểu số ở miền Tây Nghệ An đã cho thấy cuối thế kỷ XVIII, dòng di

cư của người Thái, người Khơ Mú,… vào Nghệ An ngày càng nhiều Trong quá trình định cư trên địa bàn miền núi Nghệ An, họ buộc phải chấp nhận những luật tục khắt khe mà các chúa đất ở đây đặt ra như: nộp thuế, thực hiện nghĩa vụ lao dịch,… Nền kinh tế nương rẫy chiếm địa vị độc tôn trong đời sống kinh tế của họ Cuộc sống du canh, du cư quanh năm kéo theo sự đói nghèo lạc hậu đến khắp các bản Mường Chính quyền Lê - Trịnh hoàn toàn trông cậy vào tầng lớp chúa đất, lang đạo, phìa tạo Điều này giải thích vì sao khi Lê Duy Mật chạy vào Nghệ An và cả Nguyễn Hữu Cầu đều nhận được sự giúp đỡ của đông đảo cư dân nghèo đói cư trú trong các bản mường ở miền Tây Nghệ An

Trang 18

Trong những bài thơ của đốc đồng Nghệ An Bùi Huy Bích, Tồn trai Bùi Dương Lịch, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp có đề cập đến hoạt động buôn bán ở cửa Đan Nhai (Nghi Xuân- Hà Tĩnh), Hội Thống (Nghi Lộc) và Lam Thành - Phù Thạch Theo ghi chép của Bùi Dương Lịch, đến cuối thế kỷ XVIII, Lam Thành - Phù Thạch vẫn giữ vai trò là lỵ sở của trấn Nghệ An và

là một trong những trung tâm buôn bán thương mại khá sầm uất ở Nghệ An,

Ở đây có cả thuyền buôn đến từ phương Tây, thuyền buôn của Hoa kiều, Ấn kiều Sản phẩm trao đổi chủ yếu là các lâm đặc sản, tơ tằm, sừng tê, ngà voi,

da lông thú, sa nhân mộc nhĩ,… thuốc bắc, vải vóc tơ lụa Cuối thế kỷ XVIII, khi chính quyền Tây Sơn đứng trước nguy cơ sụp đổ hoàn toàn thì hoạt động buôn bán thương mại ở Lam Thành - Phù Thạch cũng lụi tàn và chấm dứt hẳn vào đầu thế kỷ XIX

Ngoài Lam Thành - Phù Thạch, hệ thống chợ làng, chợ huyện, chợ phủ, chợ trấn, góp phần tích cực trong việc giải quyết nhu cầu trao đổi hàng hoá của các tầng lớp cư dân ở lưu vực sông Lam Kết quả khảo sát của chúng tôi trên địa bàn Nghệ An cho thấy vào thế kỷ XVIII - XIX, mỗi huyện đồng bằng

có từ 6 - 8 chợ, họp chéo phiên Có chợ họp vào buổi sáng mai hoặc buổi chiều tối thường gọi là chợ Hôm, chợ Mai, có chợ họp mỗi tháng 7- 9 phiên Ngoài các chợ làng, xã họp luân phiên, mỗi phủ có một chợ lớn họp thường xuyên Đáng chú ý là trên địa bàn Nghệ An, Hà Tĩnh có một số chợ bán trâu

bò như: Chợ Giát (Quỳnh Lưu), Chợ Si (Diễn Châu), chợ Cồn (Thanh Chương), Chợ Phủ (Hà Tĩnh),… Tại các chợ này vào những ngày chợ phiên, lái buôn đưa trâu bò khắp nơi đến tiêu thụ Hoạt động buôn bán trâu bò góp phần giải quyết sức kéo cho việc duy trì nền nông nghiệp truyền thống Trong hoạt động buôn bán thương mại trên địa bàn Nghệ An ở thế kỷ XVIII, đáng chú ý là sự hiện diện của tầng lớp thương nhân Hoa Kiều ở hầu khắp các chợ Phủ, huyện từ đồng bằng đến miền núi Họ buôn bán vải vóc, tơ lụa, thuốc Bắc và mua các loại da, lông thú, lâm đặc sản Ở Lam Thành - Phù Thạch có

cả một phố của người Hoa Kiều chuyên buôn bán các loại hàng hoá Khi lỵ sở

Trang 19

Nghệ An chuyển về Vĩnh Yên và Yên Trường thì đại bộ phận Hoa kiều ở đây cũng chuyển về Vinh, kết thúc một thời kỳ buôn bán kinh doanh thịnh đạt của thương nhân Hoa Kiều ở lưu vực sông Lam từ thế kỷ XV - XVIII Giống như nhiều trấn thành khác, cho đến hết thế kỷ XVIII, ở Nghệ An chưa hình thành một tầng lớp thương nhân chuyên hoạt động kinh doanh buôn bán Hơn nữa, thương nhân các nước Hà Lan, Anh, Pháp,… có đến Hội Thống, Lam Thành

- Phù Thạch để buôn bán, trao đổi nhưng không rõ vì lý do nào cho đến cuối thế kỷ XVIII, ngoài hoạt động truyền giáo khá sôi nổi và liên tục trên địa bàn Nghệ An, Hà Tĩnh, thương nhân phương Tây không mấy quan tâm đến vùng đất này Kết quả là cho đến khi Nguyễn Ánh thu phục toàn bộ vùng đất Bắc

Hà, trên địa bàn Nghệ - Tĩnh chưa có bất cứ một thương điếm nào của các thương nhân phương Tây

Tóm lại: Trước thế kỷ thứ XIX, kinh tế Nghệ An là nền kinh tế nông nghiệp tiểu nông truyền thống, mang tính tự cung, tự cấp Hoạt động buôn bán thương mại chủ yếu diễn ra ở các chợ làng, xã, phủ, huyện - Đời sống kinh tế của đại bộ phận dân chúng gặp nhiều khó khăn

1.2 Thực trạng kinh tế nông nghiệp Nghệ An thời Nguyễn 1884)

(1802-Thực sự nói tới Nghệ An không ai có thể nghĩ đây là mảnh đất màu mỡ

và thiên nhiên ưu đãi cho vùng đất này, sách “Nghệ An ký” do Hoàng Giáp,

Bùi Dương Lịch biên soan vào năm 1811, dưới sự khuyến khích của Tổng

trấn Nghệ An là Ngô Nhân Tĩnh mô tả “Xứ Nghệ An gần núi giáp biển, đất đai sỏi cặn, cằn cỗi, lại không có mấy nơi bằng phẳng rộng rãi nên từ xưa không có chính sách đắp đê, thế thì ruộng đất ở đây hẹp và chênh lệch khá

rõ, những nơi gần núi đốt nương phá rẫy và làm guồng xe quay, tưới mát mà

có khi hoa màu chỉ một đêm bị thú rừng dẫm phá ăn đến sạch Những nơi giáp biển thì đắp đập ở ven bờ, ngăn nước triều dâng để làm thành ruộng, nhưng gió bão vài khắc thì nước mặn tràn vào hoặc bị ngập hết cả Ruộng ở

Trang 20

khoảng giữa núi và biển thì có khi được vụ chiêm mà nơi cấu được vụ chiêm thì tường bị gió bão, nơi cấy được vụ mùa thì bị lụt không sao cho thu hoạch vẹn toàn” Cho nên dân thường phải ăn đong gạo xứ Sơn Nam đem đến bán Chỉ có huyện Nam Đường, Thanh Chương và Hưng Nguyên ở các bãi ven sông thường trông ngô để bổ cứu sự thiếu hụt đó, những huyện Thạch Hà, Nghi Xuân và Chân Phúc nhiều đất xốp thường giành một nửa trồng các loại khoai để ăn độn còn các huyện khác thì lấy những sản vật lặt vặt, nghề vặt để buôn bán trao đổi kiếm ăn…” [19,17].

Qua ghi chép của thông sử và thực tế tìm hiểu ta thấy lên sự khó khăn thế nào của khí hậu và thiên nhiên ở miền Nghệ An này Đồng bằng thì sự ngập măn do không đắp được đê ngăn măn, trung du và miền núi thì phải hứng chỉu lũ lụt cuốn trôi và sự phá hoại của thú rừng Để hiểu hơn về những mang màu nông nghiệp Nghệ An trong thời gian này ta đi sâu vào tìm hiểu rõ

về cả đồng bằng và miền núi

1.2.1 Nghề trồng lúa và các loại cây hoa màu

1.2.1.1 Ở đồng bằng và trung du

* Công cụ lao động và các loại giống

Bước vào thời kỳ này cả nước ta vẫn nhuộm một màu nông nghiệp lạc hậu và thô sơ, tư liệu sản xuất vẫn chỉ là thủ công Chủ yếu trong sản xuất của

cư dân người Việt thì sức lao đông của con người là chủ yếu kết hợp với sức kéo của trâu, bò để làm đất gieo mầm cho mùa vụ Các hình ảnh về bác nông dân đang cày ruộng với con trâu đi trước cái cày đi sau, cũng như bên cạnh là các chị, em phụ nữ đang cầm trên tay bó mạ non cấy xuống ruộng là minh chứng cho tất cả về bức tranh làng quê Việt cũng như mảnh đất Nghệ An Cái cày, cái bừa, cái cuốc, cái gầu tát nước hay là đôi quang gánh để gánh thóc…

là những công cụ không thể thiếu được của mỗi gia đình, mỗi dụng cụ nó đều

có những chức năng riêng của nó

Trang 21

+ Cái cày, dùng để cày đất, xới đất sau mỗi mùa gặt hay thu hoạch hoa màu, đây là giai đoạn đầu tiên của làm đất trông nông nghiệp Nó giống như chúng ta cuốc đất, đào đất lên cho đất vữa ra nhưng điểm khác ở đây là cày thì

nó là sự kết hợp của sức người, sức kéo của động vật và của công cụ lao động, thế nên nó mang tính hiệu quả lao động cao hơn và năng suất lao động cụng được cải thiện Tuy nhiên, công cụ cày này nó chỉ áp dụng được với những dải đất rộng và có bề mặt tương đối bằng phẳng chứ nếu trên những địa hình không thuận lợi thì công cụ cày này không thực hiện được Công cụ cày này thì

nó cũng tương đối giễ làm chủ yếu là làm từ cây gỗ, tre trong vùng qua bàn tay của người thợ đẹo(làm mộc) thì nó đã trở thành phần thô và người nông dân chỉ cần mua lưỡi cày làm bằng sắt làm ở làng si Diễn Châu về lắp vào nữa là có thể

sử dụng được, trên thực tế công cụ bằng cày này đã góp phần vào giải phóng sức lao động cho người nông dân rất nhiều và là công cụ không thể thiếu của nhà nông Tuy mỗi vùng có cách làm cày khác nhau do tính chất của vùng miền, loại đất mà có thể làm cày to, nhỏ hay phải đủ chắc chắn để cày những vùng đất cứng Trên thực tế trong các bảo tàng dân tộc hay bảo tàng các tỉnh thì chúng ta cũng thấy rõ ví như, cày ở vùng đồng bằng bắc bộ do đất phù sa tươi tốt màu mỡ nên cư dân ở đây không phải quá chú trong làm cày bằng những cây gỗ tốt mà chỉ cần làm từ cây tre, mét là có thể sử dụng ngược lại như vùng Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh còn lưu giữ ở các bảo tàng thì cày được làm tương đối chắc chắn có lẽ là do tính chất về đất ở đây tương đối cứng và ít pha cát nên rất khó khai hoang cũng như cày kéo Riêng đối với cư dân xứ Nghệ thì lại có sự khác nhau nữa, ở vùng đồng bằng ven biển và hai bên lưu vực của con sông Lam thì cái cày cũng không phải đẽo quá cầu kỳ và chắc chắn như vùng trung du và miền núi do tính chất đất tương đối bằng phẳng và dễ cày Thời kỳ này cày được chế tạo và bày bán ở hầu khắp các chợ trên địa bàn Nghệ An

Như vậy, cày là một công cụ không thể được của nhà nông và tuy vào tính chất địa lý của vùng miền mà cư dân mỗi vùng có những cách thức làm cho cày được chắc và phù hợp với vùng miền

Trang 22

+ Cái bừa, bừa có loại răng làm bằng sắt, nhưng lại có loại làm bằng tre Bừa sắt chủ yếu để bừa đất sét, đất thịt - Bừa gỗ, tre để bừa đất cát ven sông do phù sa bồi đắp rất màu mỡ, dùng để trỉa đỗ, lạc, vừng…

+ Cái cuốc, hình ảnh của người nông dân Việt với cái cuốc trên vai, đi trên những con đường làng dẫn ra những cánh đồng của làng có lẽ trong chúng

ta không ai lạ gì nữa Cuốc đào, cuốc cỏ,…cuốc do các thợ rèn sản xuất theo kinh nghiệm truyền thống đem bán ở chợ Ngoài cuốc còn có bàn vét, nạo, cuốc chìa (cào chìa),…là công cụ phổ biến của nông dân Nghệ An thế kỷ XIX

+ Cái gàu, gàu có hai loại: gàu sòng và gàu giai cú, đều được đan bằng tre, nứa dùng để tát nước Điều khác ở chỗ là gàu giai dùng cho hai người co bốn dây thừng để đưa nước lên cao, còn gàu sòng chỉ dùng một người tát, người ta có thể dùng 2-3 cọc, cột dây vào và sau đó tát nước

Ca dao xưa có câu:

Nhọc công tát nước gàu sòng Ruộng cao, nắng hạn biết khi mô cho đầy.

Hay:

Gàu giai tát nước thì không Thương anh cực nhọc gàu sòng, chung lưng

+ Công cụ gặt, hái thu hoạch: Chủ yếu người nông dân sử dụng lưỡi hái

và chiếc liềm truyền thống để gặt lúa Lưới hái được mua ở chợ về nhà người dân tự làm cán và cho lưỡi hái vào nữa là xong Do các giống lúa trồng ở trên cao nên cây hái được dùng khá phố biến, mỗi lần người ta có thể gặt từ 3-4 bụi lúa, nắm thành tay, cứ ba tay hái là được một gồi lúa, bốn gồi lúa thì được một lượm lúa, cứ ba lượm lúa thì được một bó lúa Người Nghệ có câu đó vui như sau:

Đố anh đố cả người bày

100 bó lúa mấy tay, mấy gồi?

Trang 23

* Các loại giống: Xét trên yếu tố các loại giống thì ta có thể chia làm

hai phần đó là trong trồng lúa nước và trồng hoa màu ở bãi ven sông và những thưở đất khô ở trên cao

+ Về giống lúa có các loại giống như bát ngoạt, ba giăng, lúa lốc chành,vv Nhịn nhận từ góc độ của khoa học kỷ thuật thì thời kỳ này vẫn mang tính lạc hậu, thóc làm giống cho vụ sau được người nông dân cất giữ như sau: sau mùa vụ thu hoạch lúa về nhà người nông dân chọn những thửa ruộng lúa tốt riêng ra và sau đó dùng những biện pháp thủ công lấy lúa ra khỏi bông qua quá trình sàng, gấm sạch sẽ và phơi khô người nông dân đem cất vào chum, vại, sau đó đến mùa vụ lại đem ra gieo mạ và cấy Có thể đây là phương pháp phổ thông nhất của người nông dân được lưu truyền từ đời này qua đời khác vì thế năng suất không thể đạt cao được

+ Các loại giống cây lương thực ngắn ngày; đây là các loại cây giống như ngô nếp, ngô tẻ; đậu xanh, đậu đen; khoai lang; lạc; bầu bí… về diện tích gieo trồng nó chiếm phần nhỏ trong tổng diễn tích đất nông nghiệp của Nghệ

An Đây là những bài bồi ven sông mà chủ yếu là sông lam và các vùng đất cao không cày cấy được, trên thực tế thì diễn tích không lớn này đã hộ trở rất tốt bổ sung vào nguồn lương thực cứu đói cho nhân dân trong thời điểm giáp hạp

* Mùa vụ gieo cấy và thu hoạch

Tình trạng kinh tế nông nghiệp Nghệ An đầu thế kỷ XIX được Hoàng

Giáp Bùi Dương Lịch mô tả trong “Nghệ An Ký” như sau: “Trời Nghệ An khí hậu ôn hoà tuy đã vào tiết tháng 10 vẫn cày cấy như thường Mỗi năm cày cấy hai mùa, tháng 11 cấy lúa, tháng 4 gặt, tháng 6 cấy lúa tháng 10 gặt Nhưng giữa vụ hạ và thu đông lại có lúa tháng tám Tuỳ theo chất đất và trồng trọt thì đều có thể thu hoạch được cả Còn như các thứ rau, củ, hoa quả, nấm, măng, không tháng nào không có….” Mùa thu và mùa đông, không có sương tuyết, nhưng có nhiều mưa lụt đến mấy lần Ở Các đầu nguồn, nước lũ về rất nhanh, nên nhà cửa tài sản thường bị cuốn trôi”

Trang 24

[19,17] Tình trạng kinh tế mà Bùi Dương Lịch mô tả đầu thế kỷ XIX cũng

không mấy thay đổi cho đến tận nửa sau thế kỷ XIX Những mô tả của Quốc

sử quán triều Nguyễn trong: “ Đại Nam nhất thống chí”, phần chép về Nghệ

An tỉnh, cho thấy điều đó: “Tháng giêng mưa nhiều, còn rét, …Mùa thu, mùa đông thường nhiều mưa lụt, có khi một tháng mấy lần” Ở đầu nguồn nước lũ rất gấp, nhà cửa súc sản thường bị trôi, lúa mùa thu hay bị tổn hại, duy miền núi cao và miền gần biển thì nước ngâm không quá vài ba ngày, cho nên từ xưa không có đê chính mà ruộng đất không có phù xa bồi lấp Đến tháng 11, tháng 12 thì gió Tây Bắc, mưa nhiều nắng ít, khí trời rét, sóng biển ầm ầm,

… Làm ruộng mỗi năm hai vụ, lúa chiêm thì tháng 9 gieo mạ, tháng 11 cấy, tháng 4 năm sau lúa chín Lúa vụ mùa thì tháng 5 gieo mạ, tháng 6 cấy, tháng 10 lúa chín, lúa chiêm và lúa bát ngoạt phần nhiều cấy ruộng trũng, lúa vụ mùa phần nhiều ruộng cao, lại có lúa ba giăng tháng 5 cấy, tháng 8 lúa chín tuỳ đất mà cấy đều có thể thu hoạch được Nhưng lúa mùa hè rất kỵ gió bấc, lúa mùa đông rất kỵ gió nam ráo, thì lúa bạc lá, gió bấc rét thì gió thui đen Tiết tiểu mãn mưa lũ thì lúa và rau đều bị thương tổn” [19,20].

Theo sổ đo đạc ruộng đất để tính thuế của nhà Nguyễn năm Gia Long thứ 18 (1819) Trấn Nghệ An có: 700.976 mẫu đất tính thuế với ngạch tô: 90.876 hộc thóc, 143.006 quan tiền 1.112 lạng bạc, với số đinh: 80.170 người

Năm 1886, Quốc sử quán nhà Nguyễn cho chỉnh lý, bổ sung, sửa chữa

và khắc in bộ sách: “Đồng Khanh ngự lãm địa dư chí lược” do Hoàng Hữu

Xứng biên soạn Trong bộ sách này, tình hình kinh tế Nghệ An được chép:

“Tỉnh này rất xấu, dân nghèo, kém xa Bắc Kỳ, nhưng bản chất thật thà, tuân

sợ phép nước Kẻ sĩ trọng khí tiết, chăm học hành, không trọng lối trau chuốt, màu mè, yên phận sống nghèo hèn, đạm bạc Người các tỉnh khác thường cười là quê mùa thô lậu Dân chúng thì chăm việc nhỏ mọn, dân các tỉnh thường chê họ là keo kiệt…

Trang 25

Tháng giêng, tháng hai, trời rét cho đến tiết xuân mới hết rét Sau tiết xuân phân bắt đầu gió nam Khí hậu mùa hè oi bức cho đến tiết thu mới dịu Tháng 8, tháng 9 bão lụt mưa dầm, úng lụt, lúa má ngoài đồng bị úng ngập.

Mùa mạng một năm hai vụ, vụ thu tháng 5 gieo mạ, tháng 10 lúa chín Vụ mùa tháng 10 gieo mạ, tháng năm năm sau gặt lại có giống lúa tháng 3 và tháng tám rải rác có cấy được một số nơi, nhưng cũng không được bao …”

[12,21]

Từ những nhận xét của Bùi Dương Lịch cũng cho ta thấy rõ về tình trạng gieo cấy và thu hoạch ở vùng trung du và đồng bằng của cư dân xứ Nghệ, riêng đối với cây lúa cây chủ đạo của vùng mỗi năm có hai vụ là vũ mùa và vũ chiêm Vụ mùa được cư dân xuống mạ vào tháng 5, tháng 6 vào vụ cấy, cho tới tháng 10 thì lúa chín và thu hoạch, còn với vụ chiêm thì gieo mạ vào tháng 9, tháng 11 thì tiến hành cày cấy đợi tới tháng 4 năm sau thì lúa mới chín và thu hoạch Bên cạnh cây lúa là cây chủ lực thì cư dân xứ Nghệ còn trông rất nhiều các loai cây lương thực ngắn ngày bên bai bồi của đôi bờ sông lam và các vùng đất khác, đó là các loại cây như ngô, khoai, bầu bí, sắn, chuối… nhằm bổ trợ vào lượng lương thực thiếu hụt của vùng ở thời điểm giáp hạt

Trên thực tế thì cư dân xứ Nghệ phải chống chọi lại với những khó khăn do khí hậu thời tiết đem đến, trong lúc mà tình trạng triều đình nhà Nguyễn không đưa ra những biện pháp kiên quyết để cùng cư dân Nghệ An khắc phục những khó khăn đó mà hằng năm phải bắt cư dân gánh chịu các thiên tai

Sách “Đai nam thực lục chính biên” có ghi chép lại một số trận lụt lớn

ở Nghệ An vào các năm 1811, 1813, 1817, 1826, 1835…., đồng thời với cảnh

lũ lụt là dịch bệnh, đói kém đã đẩy cư dân hai bên lưu vực sông lam vào tình trang điêu đứng, hệ quả mà nó đem đến là cư dân buộc phải bỏ làng ra đi phiêu tán kiếm sống Theo thu thập từ nguồn tài liệu gia phả của các dòng họ

ở các vùng hạ lưu sông lam của các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc,

Trang 26

Hưng Nguyên, Nam Đàn thì đều ghi hiện tượng mất mùa và con cháu anh em

họ hàng phải ly tán nhau rời khỏi quê hương đi kiếm sống Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến trên đất Nghê An từ năm (1802-1884) lại có nhiều cuộc nổi dậy chống triều đình Nguyễn đến như vậy

1.2.1.2 Ở miền núi

* Công cụ lao động và các loại giống

Nhân dân miền núi phía tây Nghệ An, mà các nhà làm sử và nghin

cứu lịch sử thường gọi là “Các châu ky mi”, cư dân chủ yếu là đồng bào dân

tộc sống thành từng bản, làng chã trên các sườn núi Với đặc thù về địa hình chủ yếu là đồi núi không thuận tiện cho việc trồng cây nông nghiệp lúa nước

và các loại cây lương thực thế nên hình ảnh cái cày, cái bừa… nó xa lạ với

vùng núi này Hình ảnh “con trâu đi trước cái cày theo sau” của vùng trung

du và đồng bằng được thay bằng hình ảnh người phụ nự lên nương bằng đứa con trước bụng, chiếc gùi sau lưng, con dao ngang thắt lưng, và phương pháp canh tác là hết sức đơn giản là: chặt - phá - đốt - chọc - tra hạt(trỉa) - thu hoạch Đặc điểm lớn nhất ở vùng núi cao này là làm rẫy hay ta vẫn gọi

cho cư dân nơi này một tên chung đó la “đốt rừng làm rẫy” một kiểu canh

tác phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên, công cụ lao đông của người miền núi cũng đặc biệt đơn giản, người đàn ông với công cụ là những con dao, cái rìu đi phát rừng vào mùa khô sau đấy đợi đến lúc cây cối đã khô thì đốt cho cháy hết, cái còn lai trên cánh rừng vừa phát ấy là một mảnh đất rộng lớn lộ nguyên hình với lượng tro của các cây đã cháy một màu đen Người phụ nữ với những cộng cụ cũng hết sức thô sơ là cái gậy vót nhọn dùng để chọc lỗ trỉa hạt, là cái hái dùng để hái (gặt) lúa khi lúa đã chín, là cái gùi mang sau lưng dùng để gùi lúa về nhà, tất cả những vật dụng lao động trên đều là thủ công và thô sơ

Về các loại giống được đồng bào miền núi sử dụng là các loại giống lúa trên cạn, chủ yếu là lúa nếp các loại này phải có tính năng chịu hạn vì phần

Trang 27

lớn là dưa vào thời tiết của trời đất, nếu năm nào thuận lợi về thời tiết thì có thể là có một mùa thu hoạch bội thu còn nếu không thì ngược lại sẽ là một mùa vụ mất trắng Ngoài cây lúa đồng bào miền núi còn trồng các loại cây lương thực khác như ngô, khoai, sắn và một số cây ăn quả có giá trị.

* Mùa vụ gieo trỉa và thu hoạch

Cư dân ở miền núi phía tây của Nghệ An chủ yếu là đồng bào dân tộc, với các dân tộc chủ yếu như: Đồng bào dân tộc Thái, H’Mông, Thổ, Khơ Mú…và một số đồng bào dân tộc kinh sống xen lẫn Cuộc sống của họ vô cùng đơn giản, chỉ là đúc hạt trỉa mầm và chờ đợi thời gian để thu hoạch

Thế nên để xác định cụ thể cho cư dân vùng núi Nghệ An này một lịch

cố định trong mùa vụ và thu hoạch thì thật khó, chúng ta chỉ thấy một cái rất đơn giản của người miền núi, đó là mùa khô thì đốt rẫy làm nương, gieo hạt, trĩa lúa Đợi sau 5 tháng thì lúa chín và thu hoạch, thực ra năng suất của cây lúa rẫy(khô) hay các loại giống cây khác thường năng suất không cao vì yếu tố cơ

bản trong nông nghiệp phải có là “ nhất nước nhì phân, tam cần tứ giống”, thì

cư dân miền núi này không có Thay vào đó là sau tết đồng bào sắm lễ và cầu các vị thần và sau đấy gieo hạt xuống, đó là các loại giống lúa, ngô, khoai, sắn, rau, đậu…mỗi hộ gia đình thường có một cái rẫy của riêng mình ở cách xa bản

từ 2-3 thậm chí 3-5 km Mờ sáng người ta lên nương, trưa ở lại, tối mịt mới về nhà Lúa, nếp gieo xuống chỉ làm cỏ một lần sau đó chờ thu hoạch , có khi những thành quả của đồng bào bỏ ra bao công sức chuẩn bị được đền đáp thì chỉ một đêm thú rừng vào phá thôi thì bao nhiêu công sức bỏ ra chỉ là số không Một năm cư dân miền núi cũng có hai vụ lúa, bên cạnh đó còn có các loại giống cây khác được cư dân trồng như: Ngô, Khoai, Bầu bí và các loại cây ăn quả khác Nhìn từ góc độ của các nhà làm khoa học nghiên cứu thì đến giai đoạn này cư dân miền núi Nghệ An vẫn duy trì một nền kinh tế nông nghiệp quá lạc hậu, hầu như không có thay đổi mấy so với thời kỳ sơ khai của loài người là, cuộc sống du canh du cư, đốt nương làm rẫy Con người lạc hậu

Trang 28

không có khoa hoc kỷ thuật, sống phụ thuộc vào tự nhiên là tất cả những gì chúng ta có thể nói đồng bào miền núi Nghệ An trong giai đoạn này.

1.2.2 Nghề chăn nuôi

Thật sự mà nói chăn nuôi ở Nghê An lúc bấy giờ chưa thật sự mạnh để được gọi là nghề, phải chăng chỉ dừng lại ở những hộ cá thể manh mún và rải rác nằm trong các gia đình nhưng số lượng thì không đáng là bao Trâu, bò thì chủ yếu nuôi để phục vụ cho sức kéo trong nông nghiệp, ngược lại với các loại như lợn, gà, vịt, cá, tôm…thì nông dân nuôi để lấy thịt hoặc để trao đổi buôn bán tăng thêm thu nhập, nhưng thật sự nghề chăn nuôi giai đoạn này chưa phát triển

1.2.2.1 Chăn nuôi trâu, bò

Câu ca dao xưa nói rằng “con trâu là đầu cơ nghiệp” đã nói lên tất cả

vai trò của con trâu, người nông dân muốn hay không đều phải sử dụng sức trâu, bò để cày kéo và mong ước lớn nhất của mỗi người nông dân Việt nói chung và của Nghệ An nói riêng là đều muốn sở hữu riêng cho mình một con trâu Nhưng trên thực tế thì lượng trâu, bò nằm trong tay người nông dân là rất ít mà chủ yếu là nằm trong tay của bọn quan lai, địa chủ ở trung du đồng bằng còn tù trưởng ở miền núi Tuỳ vào tính chất và công việc mà trâu, bò được sử dụng vào những mục đích khác nhau, ở trung du và đồng bằng thì trâu, bò chủ yếu là chăn nuôi đẻ phục vụ cho sức kéo trông nông nghiệp đó là kéo cày, kéo bừa…và con trâu trở thành như những thành viên trong một gia đình được làm chuồng để nhốt tránh mưa tránh nắng Còn ở miền núi với đặc thù là đồi núi với các cánh rừng nguyên sinh đầy các cây gỗ quý hiếm nên đồng bào phát triển nghề khai thác gỗ, yếu tố sức kéo ở nghề này càng quan trong hơn bao giờ hết muốn đưa được sản phẩm làm ra là những cây gỗ to ra khỏi rừng không có một cách gì khác là người khai thác phải dùng đến sức kéo của những con trâu đực và ở miền núi bây giờ vẫn còn tồn tại phường, nậu trong khai thác Phường, nậu đây là hình thức liên kết trong khai thác gỗ nếu một người và một con trâu thì sẽ không thể nào đem những cây gỗ to ra

Trang 29

khỏi rừng được mà phải cần nhiều người, từ đấy các hình thức liên kết được

ra đời nhằm mục đích giải quyết những vấn đề khó thăn đó Nếu chúng ta làm phép so sánh cho số lượng đàn trâu bò giữa trung du, đồng bằng va miền núi thì rõ ràng ở miền núi và trung du chiếm tỷ lệ lớn hơn, ngành chăn nuôi trâu,

bò là sự tận thu lớn và hầu như là sử dụng hết mọi thứ, trâu, bò sử dụng cho sức kéo, lượng phân thải ra của chúng lai được sử dụng là phân bón trong nông nghiệp như vậy ta đã tận thu được một vòng tuần hoàn trong chăn nuôi

và nông nghiệp

Về cách thức nuôi và cho ăn cũng hết sức đơn giản, ở miền núi diện tích đất đồi rừng rộng cỏ mọc nhiều nên trâu, bò không phải đi chăn thả mà là thả vào rừng để tự kiếm ăn và sinh sôi thuận tiện cho việc thả thành từng đoàn

và khi cần thì người ta vào rừng bắt Để tiện cho việc theo dõi thì thời xưa người ta đã nghĩ ra cách là đeo mõ “chuông” cho đàn gia súc của mình để thuận tiện cho việc xác định là trâu, bò của nhà mình với nhà khác Đối với đồng bằng và trung du thì co sự khác biệt hơn, con trâu luôn phải ở bên mình

vì nó là thành viên trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp hơn nữa ở vùng đồng bằng và trung du này thì đồi núi cũng không nhiều và cũng không thể thả vào tự nhiên được nên người dân phải làm chuồng trại để nhốt trâu, bò và khi cho trâu, bò đi ăn thì cần người chăn dắc, lượng thức ăn cũng

là nguồn tận thu từ nông nghiệp, cây lúa sau khi gặt về người nông dân đập lấy hạt còn rơm rã thì đem phơi khô và xây thành những cây cao để làm thức

ăn cho trâu, bò đặc biệt là trong những tháng trời rét cây cỏ chết hết

1.2.2.2 Chăn nuôi lợn, gà, vịt, cá

Con lợn, con gà hay con cá đó là sản phẩm trực tiếp từ người nông dân

và dán tiếp từ nông nghiệp, muốn chăn nuôi trước hết phải có lương thực cho

nó ăn mà lương thực lấy từ đâu đó là lấy từ lúa, ngô, khoai, sắn…chăn nuôi lơn, gà, cá…được xem như là một nghề phụ của người nông dân trong lúc nông nhàn của mùa vụ và tận dụng những thứ bỏ đi trong nông nghiệp

Trang 30

Chăn nuôi lợn, hầu như người nào cũng có một con nuôi trong nhà mình nhằm mục đích tận thu từ những thứ của nông nghiệp, đó là rau khoai lang mục đích là trồng lấy củ nhưng cái dây của nó thì có thể ta có thể tận dụng cho lợn làm thức ăn mà trong chăn nuôi lợn cần nhất là rau còn lương thực chính trong nuôi lợn là ngô, khoai, sắn và đặc biệt là cám gạo, cám gạo được lấy từ lúa, sau khi ta xay hạt lúa(giã) thì se ra hai thứ cơ bản là hạt gạo ta vẫn dùng hằng ngày và có một loại bột của gạo ta gọi là cám nếu không tận dụng cho lợn ăn thì sẽ bỏ phí vì thế người nông dân đem cám nấu với rau thành một thứ đó người ta gọi là cám lợn Chuồng trại cũng rất dễ làm có thể tận dụng cây gỗ, cây tre chồng lên nhau tao thành một khoanh nhỏ hay to tùy vào mình sử dụng và cũng có thể thả rông ở những vùng dân cư thưa hay là vùng đồng bào dân tộc nuôi ở dưới sàn Trên thực tế nghề nuôi lợn này chỉ phát triển ở vùng trung du và đồng bằng, đặc biệt là vùng đồng bằng nơi có lượng thực phẩm dồi dào chứ vùng núi thì rất ít.

Chăn nuôi gà, vịt là tận dụngvà tận thu từ nông nghiệp, gà, vịt là gia cầm nó rất dễ nuôi và không tốn quá nhiều thời gian chăm sóc cũng như thức

ăn cho nó và người nông dân ai cũng có thể nuôi cho mình một đàn gà, chỉ riêng con vịt là hơi khó hơn vì nó cần nước để bơi lội, nuôi gà,vịt mục đích chính là lấy thịt và trứng phục vụ cho đời sống con người Con gà điều kiện sống của nó thích nghi rất tốt có thể là ở trong chuồng cũng có thể đâu ở trên cây khi đi ngủ, chu trình hoạt động có nó cũng tương đối đơn giản ban đêm về ngủ ban ngày đi kiếm ăn ta có thể cho ăn thêm lúa, ngô hoặc không là tuỳ vào điều kiện của từng gia đình và quá trình lớn nhanh hay chậm là cũng phụ thuộc vào yếu tố này và con gà có thể nuôi được ở mọi nơi từ đồng bằng đến vùng núi cao Riêng với con vịt thì nó lại khác, nó chỉu ảnh hưởng lớn của điều kiện sống những vùng có ao, hồ, đầm lầy là những vùng có thể phát triển nghề nuôi vịt còn những vùng khô hạn, ít nước thì con vịt rất khó thích nghi Quá trình kiếm ăn của chúng là lội dưới nước mò cua bắt ốc và các loai tôm tép, ngươi ta chỉ cần làm một cái lều(rạc) ở trên bờ cho vịt tối vào trú ngụ là

Trang 31

được và đây cũng chính là nơi cho vịt đẻ trứng, do quá trình kiếm ăn và hoàn cảnh sống đòi hỏi nước nên vịt chỉ tập trung nuôi ở vùng trung du và đồng bằng còn miền núi thì rất ít

Nuôi cá, con cá nói riêng và nuôi thuỷ hải sản nói chung thì điều kiện bắt buộc hàng đầu là diện tích mặt nước dùng để nuôi thả, cũng từ diện tích

và quy mô mặt nước này người ta sẽ quy định cho tên goi khác nhau về diện tích thả cá, nhỏ nhất là cai đìa, lớn hơn đìa là cái ao và lớn hơn ao là hồ

Trên thực tế thì cá chỉ được nuôi nhiều ở vùng trung du và đồng bằng nơi có điều kiện thuận lợi về kênh rạch và diện tích bằng phẳng Để làm được một cái ao thả cá thì cũng không quá cầu kỳ, chỉ cần trên diện tích nào đó bùn lầy không trồng lúa được ta co thể vét bùn, be bờ là có thể thả cá, cũng có thể trên diện tích đất vườn nhà mình ở còn rộng cũng có thể đào một cái ao để sử dụng với nhiều mục đích khác nhau nhưng thả cá vẫn là mục đích chính

Tiểu kết chương 1

Nhà Nguyễn lên nắm quyền điều hành và trị vì đất nước trong 82 năm của thế kỷ XIX, giống như bao trấn thành, tỉnh thành khác trong cả nước thì nền kinh tế nông nghiệp ở Nghệ An vân mang tính chất là một nền nông nghiệp điển hình đó là nền kinh tế nông nghiệp cổ truyền mang tính tự cung

tự cấp bao trùm lên tất cả cư dân xứ nghệ từ trung du đồng bằng cho tới vùng núi cao Cư dân nơi đây luôn phải đối mặt với hai vấn đề lớn là nạn triều dâng

ở các vùng ven biển và lũ lụt ở cư dân sống dọc theo đôi bờ của sông lam, còn miền núi thì luôn phải đối mặt với nạn thú rừng phá hoại nhà cựa và hoa màu, cuộc sống là vậy cư dân quanh năm bám lấy ruộng đồng nhưng cuộc sống vẫn không đủ ăn, đủ mặc do phải nộp đủ thứ thuế mà nhà nước quy định cũng như các khoản thu phụ, lạm bộ mà đám tay sai quan lại địa phương đặt

ra Cư dân nghèo đói do hạn hán, lũ lụt mất mùa xảy ra liên tục do thiên tai Trên thực tế nhà Nguyễn nắm quyền trong vòng 82 năm trong thế kỷ XIX này

đã không trị thuỷ tích cực đây là bức tranh ảm đạm về nông nghiệp ở vùng

Trang 32

trung du và đồng bằng Đối với cư dân trên miền núi cũng chả có gì là tươi sáng hơn, hầu như đất đai ở đây đều lệ thuộc vào chúa đất và vẫn duy trì nền kinh tế nông nghiệp nương rẫy truyền thống, sản phẩm làm ra luôn nằm trong tình trang thú rừng, chuột, sâu bọ,… phá hoại kéo theo đó là một mùa vụ mất trắng Cư dân nơi đây sẽ luôn tồn tại cảnh sống du canh du cư và cảnh đói nghèo vẫn dai giảng đeo đuổi họ.

Các nghề chăn nuôi trâu bò, lợn, gà,cá cũng đã phát triển ở địa phương song quy mô còn quá nhỏ sản lương làm ra chưa đáng là bao so với nguồn lợi từ địa phương sẵn có mà số lượng chăn nuôi này cũng tập trung vào bọn quan lại địa phương hay chúa đất chứ nó chưa có thể trở thành được một

hệ thống từ nhà Nguyễn đến tận cư dân làng xã

Xét từ góc độ kinh tế nông nghiệp trong 82 năm của thế kỷ XIX, trải qua bốn đời vua nhà Nguyễn là Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức, tuy thời gian đầu có sự yên bình, nhưng đến thời Tự Đức(1858), Pháp nổ súng xâm lược Các vua đầu triều đều có nhiều biện pháp để phục hồi kinh tế nông nghiệp song nó vẫn bao trùm một nền nông nghiệp lạc hậu và cảnh làng quê

ấy là tình trạng chiếm đất đai ở làng xã của địa chủ và quan lại địa phương và dường như đã vượt ra ngoài sự kiểm soát của chính quyền trung ương nhà Nguyễn lúc bấy giờ đó là nguyên nhân dẫn tới chỉ trong 82 năm trị vì đã có hàng trăm cuộc nổi dậy của nông dân đòi lật đổ vương triều Nguyễn và đây cũng là bức tranh rõ nhất về tình trang kinh tế của Nghê An lúc bấy giờ

Đất đai, tư liệu sản xuất chủ yếu của người nông dân nằm trong tay địa chủ, quan lại và những người giàu có – Nông dân không có ruông đất, trâu, bò

để cày cấy – Họ phải đi cày thuê, cuốc mướn cho địa chủ và những người giàu

có trong làng – Quan hệ bóc lột địa tô phong kiến theo phương thức cũ vẫn được duy trì trong suốt thời gian nhà Nguyễn nắm quyền điều hành đất nước Nông cụ, giống, phương thức canh tác, thu hoạch,… cho đến năng suất không

Trang 33

có gì thay đổi – Bức tranh kinh tế nông nghiệp ở Nghệ An từ 1802 – 1884 cũng chả có gì khác biệt so với các trấn, tỉnh thành khác ở nước ta

Trang 34

Chương 2 CÁC NGÀNH TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP

Nghệ An là cái nôi của rất nhiều ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, tuy các ngành đó không phải là những ngành thủ công đem lại kinh tế cũng như nổi tiếng trên ca nước như gốm sứ Bát Tràng, lụa Hà Đông,vv…những các ngành tiểu thủ công nghiệp này vô cùng có giá tri với riêng vùng miền Nghê

An khi mà hàng hoá còn chưa lưu thông manh mẽ mà chỉ là sự trao đổi trong vùng miền Các ngành tiểu thủ công nghiệp ra đời đã giải quyết được những mặt nào đó mà cư dân cần dùng trong cuộc sống

Khi biên soạn : “ Nghệ An ký ”, Hoàng giáp Bùi Dương Lịch cũng đã viết về một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở trấn Nghệ An đầu thế kỷ XIX như sau:

“…Về nữ công nghề nuôi tằm và dệt thì có lục quyến ở xã Hoàng Lễ, huyện Kỳ Hoa và xã Quần Bồ, huyện Thiên Lộc, vải ở các xã Việt Yên, Bình

Hồ, Hoa Lâm, huyện Trung Tiết, huyện Thạch Hà, xã Nộn Hồ, Nộn Liễu, Lâm Thịnh, Đông Liệt, huyện Nam Đường, xã Quan Trung, Trung Phường, huyện Đông Thành, xã Nhân Lý, Quỳnh Đôi, Thượng An, Hoàng Nghĩa, huyện Quỳnh Lưu Những lụa ấy chỉ đủ cung cấp ăn mặc cho dân địa phương.

Về bách công các hàng thì có xã Yên Việt Thượng, huyện La Sơn, xã Phúc Châu, huyện Nghi Xuân làm nghề đóng thuyền, xã Minh Lương, Văn Chàng, huyện Thiên Lộc, xã Hoa Lâm, huyện Đông Thành làm đồ sắt, xã Phú Nghĩa, huyện Kỳ Hoa, xã Vân Đồn huyện Nam Đường, xã Lý Trai, huyện Đông Thành, xã Uy Viễn huyện Nghi Xuân làm lưỡi cày, xã Cẩm Trang, huyện La Sơn, xã Mỹ Dương, huyện Nghi Xuân, xã Lưu Sơn, huyện Nam Đường làm đồ gốm; những xã Quang Chiêm, Đông Cần huyện La Sơn, xã Trảo Nha, huyện Thạch Hà làm mâm gỗ, … Những hàng ấy cũng đủ dùng trong dân gian mà người làm nghề cũng chỉ đủ ăn mà thôi.”

Trang 35

Những ghi chép của Hoàng Giáp Bùi Dương Lịch phần nào phản ánh

về các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở Nghệ An trong thập kỷ đầu của thế kỷ XIX Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế các làng nghề truyền thống ở Nghệ An, chúng tôi thấy rằng những ghi chép của ông chỉ mới phản ánh đúng một phần sự tồn tại của các làng nghề trên đất Nghệ An từ đầu thế kỷ XIX đến khi Pháp xâm lược Nghệ An Qua đối sánh các nguồn tư liệu, chúng tôi khẳng định từ thời Gia Long, trên đất Nghệ An đã có các nghề thủ công chủ yếu sau đây: Nghề nấu vỏ hàu, hến… làm vôi ở làng Yên Tâm (Diễn Châu), làng Quý Hoà, Thanh Đàm, Thượng Yên (Quỳnh Lưu), nghề đục đá (làm đá tảng, khắc bia, làm khánh đá,…) ở làng Yên Lưu, Đồng Bến (Quỳnh Lưu), nghề đúc đồng ở Cồn Cát (Diễn Châu), nghề luyện sắt và nghề rèn ở Nho Lâm (Diễn Châu), nghề Rèn ở làng Thượng Rừng (Nghi Lộc), nghề đúc lưỡi cày ở làng Si (Diễn Châu), nghề làm đồ gốm ở Trù Sơn (Đô Lương), chợ Bộng (Yên Thành), nghề làm gạch ngói ở Thượng Yên, Nghĩa Trường (Quỳnh Lưu), nghề khai thác đá ong ở Thanh Thuỷ (Nam Đàn), nghề khai thác đá sò ở Cao Xá (Diễn Châu), nghề đóng thuyền ở Trung Kiên (Nghi Lộc), nghề thợ mộc ở Nam Hoa (Nam Đàn), nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Thái ở Quỳ Châu, nghề dệt vải ở làng Phượng Lịch (Diễn Châu), làng Xuân

Hồ, làng Nghi Tàm, làng Trung Cần (Nam Đàn), nghề dệt chiếu ở làng Yên Lưu (Vinh), nghề đan mây tre ở Nghi Thái (Nghi Lộc), Bào Ó (Thanh Chương), nghề đan cót ở làng Do Nha (Hưng Nguyên), nghề đan bồ cót ở làng Nam Sơn (Nghi Lộc), nghề làm mũ lá, nón lá ở làng Thượng thôn, Mỹ Thôn (Hưng Nguyên), nghề làm tơi, nóm lá đan thúng mủng dần sàng, nong nia ở chợ Cồn (Thanh Chương), Nghề đóng cối xay đất ở làng Thượng thôn(Hưng Nguyên), nghề làm võng đay, cói ở làng Hoàng La, Phú Hậu (Diễn Châu), nghề làm quạt giấy ở làng Rèn (Nghi Lộc), nghề làm muối ở Quỳnh Lưu, nghề làm nước mắm ở làng Vạn Phần (Diễn Châu), nghề làm tương ở Nam Đàn, nghề làm nhút ở Thanh Chương, nghề làm ruốc ở Diễn Châu, nghề làm bánh đúc, bánh gói, bánh gì, bánh kê,… ở Nam Đàn, nghề

Trang 36

làm Rươi ở làng Phúc Mỹ (Hưng Nguyên), nghề làm trống ở làng Cương Kỵ (Nam Đàn), nghề làm mật mía, đường phèn ở nhiều làng Nam Đàn, Thanh Chương, nghề mộc ở Đức Bình (Đức Thọ), nghề làm muối ở làng Hộ Độ (Thạch Hà), nghề làm áo tơi ở Hà Tĩnh, nghề rèn ở Trung Lương (Đức Thọ), v.v… Trong phạm vi luận văn này chúng tôi chỉ xin phép trình bày một số ngành nghề tiêu biểu sau đây:

2.1 Nghề làm gốm Trù Sơn(Đô Lương)

Có lẽ các cụ già của làng Trù Sơn xưa và nay là hai làng Trù Sơn và Đại Sơn của huyện Đô Lương vẫn còn nhớ những dấu tích của một số lò gốm thời xưa để lại, đặc biệt là nó đã đi sâu vào trong trí nhớ đầy tự hào về quá khứ của mảnh đất này rằng hẵn người dân xư Nghệ còn nhớ câu cao dao này:

Mời về Trù Ú mà coi Cái nghề nồi đất mấy đời đồn xa (Ca dao)

Làng “Trù Ú” nổi tiếng với ghề làm đồ gốm, mà chủ yếu là làm nồi đất đã đi vào ca dao “Trù Ú” xưa gọi là Kẻ Trần hay Kẻ Trang, thuộc Tổng Bạch Hà, huyện Lương Sơn, về sau thuộc hai xã Trù Sơn và Đại Sơn, huyện Đô Lương Vùng đất Trù - Đại, ngày nay có địa giới giáp với ba huyện: Bắc giáp Yên Thành, Đông giáp Nghi Lộc, Nam giáp Nam Đàn và được ngăn cách bởi dãy núi Đại Huệ, do đó tên làng xã của vùng này có nhiều biến đổi Tháng 3 năm 1948, hai xã Trù Sơn và Đại Sơn nằm trong một xã lớn gọi là Hòa Lưu, do sát nhập các xã Lưu Sơn và Lưu Mỹ (Trù Sơn) và xã Thanh Hòa (Đại Sơn) Xã Lưu Sơn, trước cách mạng tháng Tám bao gồm cả làng Thượng Giáp và kẻ Đại (Cự Đại) sau đổi gọi là Kẻ Trang, còn có tên là Phú Yên Xã Lưu Mỹ là xã giáo dân toàn tòng Tháng 3 năm 1954 xã Hòa Lưu lại chia làm

2 xã Trù Sơn và Đại Sơn Xã Trù Sơn gồm cả xã Lưu Mỹ và một nửa Cự Đại, cho đến nay gồm có 21 xóm Nghề làm nồi đất của Nghệ An, chủ yếu ở các

Trang 37

xã Trù Sơn và Đại Sơn (huyện Đô Lương), Sơn Thành, Viên Thành (huyện Yên Thành) nhưng làm nhiều hơn cả vẫn là ở xã Trù Sơn mà trung tâm là làng Thượng Giáp (cũ), nay là các xóm 12, 13, 14, 15, 16, 17 của xã Trù Sơn Trù Sơn có diện tích đất tự nhiên 800ha, trong đó chỉ có 120ha đất canh tác

Xã có 600 hộ với 2.000 nhân khẩu, 85% thu nhập hàng năm trong chờ vào nông nghiệp và nghề gốm truyền thống Nghiên cứu sâu vào nghề làm đồ gốm ở Trù Sơn ta có thể hiểu rõ được diện mạo và công nghệ làm đồ gốm thô

sơ thủ công ở Nghệ An Thời Pháp, ông V.Barbier có nghiên cứu về một làng nghề truyền thống ở Việt Nam (đã đăng trên tạp chí Revue Indochinoise) cho rằng làng nghề làm nồi đất ở Kẻ Trần, Nghệ An cũng ví như làng nghề làm đồ

sứ ở Li-mô-giơ (Limoges) ở Pháp vậy Trong sách “Địa chí văn hóa dân gian Nghệ Tĩnh” do Giáo sư Nguyễn Đổng Chi chủ biên cũng đã viết: “Ở Lưu Mỹ

- Anh Sơn cũng có nghề làm ấm, nồi đất lâu đời, do đất tốt, nung lên hàng trắng trẻo rất đẹp, kiểu dáng xinh xắn dễ coi, thường gọi là nồi đất Kẻ Trần,

ai cũng thích mua” Có câu:

“Nồi trắng cát, bát men xanh,…” [ca dao]

Ở Trù Sơn, ngoài các họ lớn như Nguyễn, Trần, Phạm, Lê, Cao, còn có họ Đào đến lập nghiệp từ lâu đời, cũng chưa rõ là họ Đào ở đấy có phải nguồn gốc từ Đào Trí Tiến, một trong ba vị Thánh sư của nghề gốm Thổ

Hà hay không? Ở Trù Sơn cũng có một số đình, chùa, đền, miếu, như đình Thượng Giáp thờ Thành Hoàng làng; chùa thờ bà chúa, con gái thứ 9 của vua Trần Dụ Tông với sắc phong: “Trần Triều đệ cửu Đế Ngọc Hoa công chúa”; đền Hội Thiện có thờ Đức Thánh Trần (Trần Hưng Đạo) Dân ở đây thường làm lễ dâng hương ở đền vào ngày 3 tháng 2 âm lịch hàng năm

Làng nghề Trù Sơn, khi mới sáng tinh mơ, hơi sương còn lan tỏa khắp nơi, khi những đụn khói bốc lên đây đó ở những bếp nhà dân, thì cũng là lúc

ta nghe thấy những tiếng thậm thịch rất vui tai, đó chính là nhịp chày giã đất của các nhà làm gốm Đất và luyện đất là khâu quan trọng nhất dể làm nồi được bền, đẹp hay xấu:

Trang 38

“Xấu đất vắt nỏ nên nồi Anh về lấy vợ, cho tôi lấy chồng” [ca dao].

Đất được lấy ở làng Hội Yên, xưa là Xạ Hội, xã Nghi Văn, huyện Nghi Lộc và làng Điện Yên, xã Sơn Thành, Yên Thành, là loại đất dùng để làm nồi đẹp nhất ở Nghệ An Dân ở xã Nghi Văn chỉ bán đất, không có hộ nào làm nồi Đây là vùng đất sét trắng nằm ở cánh đồng hình cái chậu hơi trũng một ít, sâu hơn mặt đất chừng 80cm, rộng khoảng mấy chục ha Đi lấy đất là công việc nặng nhọc và dành cho đàn ông Đất được đào thủ công theo từng lỗ như kiểu đào giếng, sâu chừng 1,5 - 2 mét, rộng 1 mét, cho đến lớp đất sét trắng có đường vân vàng, ánh dầu là rất đẹp Sau khi lấy đất, người ta lại đào ngang theo hàm ếch chừng 1-1,5 mét để lấy đất tiếp Đào hầm ếch rất nguy hiểm vì có những trường hợp đã sập hầm, làm chết người Ngày xưa, đất lấy được bỏ vào thùng gánh về nhà, đã có những câu ví von như sau:

“Hai đầu đòn gánh lúc lắc hai thúng nặng, Một thứ đất sét trắng thấm dầu, lấp lánh”.[ca dao].

Đất lấy về, trước kia dùng chày gỗ giã, rồi quết lên thớt gỗ Công việc quết giã cũng chẳng kém một buổi thợ đi cày Xưa có những chàng trai lười nhác muốn làm rể nhà người ta, nhưng khi mới đến ngoài ngõ nhà cô gái vào thấy có nhiều đống đất chưa giã mà không dám vào:

“Đất trai ba trác rõ ràng Anh đứng ngoài ngõ ngoài đàng dòm vô” [ca dao].

Việc làm nồi và các sản phẩm từ đất đều do phụ nữ làm Nghề này còn không cần có thầy dạy truyền nghề mà tự trong gia đình, các thế hệ truyền nghề cho nhau, bà và mẹ truyền nghề trực tiếp cho con cháu, con gái chừng 8,9 tuổi là có thể làm được nghề này Người lanh lợi, làm giỏi nhất trong ngày

có thể làm được 45 nồi, còn trung bình 20 cái một ngày Một xe đất chừng một tạ, làm được 100 cái nồi và các sản phẩm phụ khác, thường làm khoảng

Trang 39

ba ngày là xong Những lúc nông nhàn, giờ rỗi là lúc đàn bà, con gái trong nhà tập trung làm nồi và có thể làm quanh năm bằng các công cụ thô sơ.

Bàn Chuầy bằng gỗ, gồm thớt dưới hình vuông có một cái nụ tròn nhô

ở giữa để đặt thớt tròn lên trên Thớt trong to hơn thớt vua ở dưới, đường kính khoảng 45cm, mà người thợ dùng ngón chân cái để quay Đây chính là bàn xoay cổ điển chỉ chiếm một khoảng đất bằng cái đĩa từ 10-15cm

Người thợ làm nồi ngồi trước bàn xoay, lấy một nắm đất sét vắt thành một cục tròn nhỏ và đặt trên đĩa xoay Cái cục tròn nhỏ đó sẽ được nặn thành cái trôn nồi Sau đó, người thợ vắt một khoanh tròn như cái dồi lợn đặt nó lên cánh tay, lướt nó qua bàn tay phải luôn luôn ở phía trong tạo thành hình cái nồi, trong khi bàn tay trái lo giữ và làm bóng phía ngoài Nồi làm xong được xếp đặt ngay trên nền nhà, trong góc và hiên nhà, … chờ cho nồi xe khô thì dùng que gót hay gọt (là một đoạn cật gang, nứa hay tre vuốt mỏng) để cạo nồi làm mỏng bớt đất và tạo sự trơn, bóng đẹp cho nồi

Thông thường người ta làm ba loại nồi; nồi thường để nấu cơm, nồi dùng để nấu nước thì miệng hẹp hơn, nồi để kho cá thì trẹt cạn còn gọi là trách Ngoài ra, các sản phẩm khác làm kèm theo gồm có: nồi đình gánh nước, ấm hay còn gọi là siêu để sắc thuốc đông y; nồi to miệng rộng dùng để quạt than cho người ốm và người đẻ; hông xôi lớn nhỏ, hông để cất rượu trắng, chảo rang; cái vung nồi còn được gọi là vàng để đậy nồi Xưa kia còn làm cả các loại ổng nhổ, cái áo chai để cất rượu vang, bù đựng nước cho mát

do người Âu và các linh mục đặt làm Ngày nay, người ta còn làm thêm cái

ấm để đựng tiền tiết kiệm cho trẻ em,…

Khi nồi đã gót (gọt) hoàn thiện xong, người ta xếp ra sân phơi nắng cho khô cứng và gọi là nồi mộc Nồi và các sản phẩm mộc, muốn đem

ra sử dụng cần phải được đưa ra nung đốt chon chín ở trong lò

Lò nung: được xây dựng bằng các khuôn đất đựng 4 phía với 3 hoặc 4 cửa Để làm lò nung người ta đào đất ngoài đồng, đào thành viên để

Trang 40

nguyên cả vỏ, mỗi viên như viên táp lô, có kích thước khoảng 15-30cm hoặc 20-25cm, dày 15-20cm để ghép thành lò Lò có kích thước khoảng một chiều dài 1,5m, một chiều rộng 1,2m Nền lò được lát bằng các mảnh vỡ gọi là “mẻ nồi”, thứ đã được nung chín Một lò kiểu này xếp được chừng 300 nồi Các nhà làm ít nồi thường chung nhau ba nhà làm một lò để tiết kiệm vật liệu đốt

và có người trở nồi khi nung

Vật liệu đun lò: gồm các loại cỏ, lá thông, lá bạch đàn,… lá “bổi”

và rơm rạ Một lò nung tốn chừng bảy gánh bổi Bổi cũng do đàn ông hoặc đàn bà các nhà làm nồi tự đi kiếm lấy ở trên núi Khu vực có nhiều bổi thuộc dãy núi Đại Huệ, Lèn Sót, Rú Đuồi, Yên Ngựa, Mảng Ruốc, Rú Lả, Bừa Cào, Lèn Trổ Lái, Lèn 12 Thung, Lèn đá Bạc,…

Nếu không có các loại lá như Bổi thì người ta dùng rơm rạ Đến Trù Ú ta thấy nhiều nhà có đụn bổi hay đụn rơm, rạ là dùng để dùng làm vật liệu đun lò

Cách đun:

Nung lần thứ nhất: Gọi là đun nồi hay hơ nồi Lần nung này nồi được xếp ngửa hết, đáy xuống dưới miệng lên trên Cho bổi vào đốt ở dưới cho hới nước trong nồi bay ra hết và nung cho đên khi nồi hơi đen không còn chỗ trắng là được Giai đoạn này chừng hết nửa giờ

Nung lần thứ hai: Lần này nồi được xếp ngược lại, xếp úp nồi, miệng xuống dưới Trong lòng nồi có rơm lót và xếp vung cùng các loại nồi nhỏ hơn vào Nồi được chồng nhiều lớp xếp nghiêng vào giữa lò Đốt bổi nung

ở dưới cho đến khi thấy nồi ngả màu đỏ có ánh lửa thì tụ lò, tức là vấn lò nồi bằng rơm rạ, lá cỏ, tủ cho kín dưới chân, phía trên và xung quanh Sau đó đốt

to lửa để tạo thành một vầng lửa lớn mà dân địa phương gọi là cho có “hoa lả”

là được

Ngày đăng: 08/11/2015, 16:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy Anh(1997), Đất nước Việt Nam các đời, In lần thứ hai, NXB Thuận Hóa – Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đất nước Việt Nam các đời
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: NXB Thuận Hóa – Huế
Năm: 1997
2. Đào Duy Anh(1955), Lịch sử Việt Nam (trước 1858) 2 tập – Hà Nội 3. Đỗ Bang (1997), Kinh tế thương nghiệp Việt Nam dưới triều Nguyễn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Việt Nam (trước 1858) 2 tập
Tác giả: Đào Duy Anh(1955), Lịch sử Việt Nam (trước 1858) 2 tập – Hà Nội 3. Đỗ Bang
Năm: 1997
4.. Vũ Huy Phúc: Tiểu thủ công nghiệp Việt Nam 1858-1945, NXB KHKT, Hà Nội 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thủ công nghiệp Việt Nam 1858-1945
Nhà XB: NXB KHKT
6. Bùi Dương Lịch: Nghệ An Ký, NXB KHXH, Hà Nội, 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ An Ký
Nhà XB: NXB KHXH
8. Đại cương lịch sử Việt Nam tập 1 ( Nhà Nguyễn). NXB GD 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương lịch sử Việt Nam tập 1
Nhà XB: NXB GD 2008
9. Bùi Dương Lịch: Thanh chương huyện ký 10. Bùi Dương Lịch: Nghi Xuân phong thổ ký Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thanh chương huyện ký"10. Bùi Dương Lịch
13. TS Nguyễn Quang Hồng: Kinh tế Nghệ An từ 1885-194, NXB lí luận quốc gia 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế Nghệ An từ 1885-194
Nhà XB: NXB lí luận quốc gia 2008
14. Nguyên liệu xây thành Nghệ An dưới triều vua Minh Mạng 1820-1840 ( Tạp chí TTKH Nghệ An) thiếu năm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên liệu xây thành Nghệ An dưới triều vua Minh Mạng 1820-1840
15. Công cuộc xây đắp thành luỹ ở Nghệ An thế kỷ XIX (TC KH Nghệ An). Thiếu năm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công cuộc xây đắp thành luỹ ở Nghệ An thế kỷ XIX
16. Đào Tam Tĩnh(2005): Khoa bảng Nghệ An 1075-1919. Nhà xuất bản Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa bảng Nghệ An 1075-1919
Tác giả: Đào Tam Tĩnh
Nhà XB: Nhà xuất bản Nghệ An
Năm: 2005
18. Bùi Hạnh Cẩn ( Thiếu năm): Các ông nghè ông cống triều Nguyễn NXB CTQ G Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các ông nghè ông cống triều Nguyễn
Nhà XB: NXB CTQ G
19. Cao Xuân Dục( Năm Xuất bản): Quốc triều hương khoa lục. NXB 20. Nhiều tác giả(2009): Xứ Nghệ hoàng đế Quang Trung - NXB Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quốc triều hương khoa lục". NXB20. Nhiều tác giả(2009): "Xứ Nghệ hoàng đế Quang Trung
Tác giả: Cao Xuân Dục( Năm Xuất bản): Quốc triều hương khoa lục. NXB 20. Nhiều tác giả
Nhà XB: NXB20. Nhiều tác giả(2009): "Xứ Nghệ hoàng đế Quang Trung" - NXB Nghệ An
Năm: 2009
23. Viện văn hoá dân gian( thiếu năm): Hương ước Nghệ An.NXB Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hương ước Nghệ An
25. Bùi Dương Lịch (1993): Nghệ An Ký, bản dịch của Viện Hán Nôm, NXBKHX Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ An Ký
Tác giả: Bùi Dương Lịch
Nhà XB: NXBKHX
Năm: 1993
26. Xem: Quốc sử quán triều Nguyễn( 1992) : Đại Nam nhất thống chí , Tập 2,NXB Thuận Hoá - Huế 1992, phần Nghệ An tỉnh và Bùi Dương Lịch: Nghệ An Ký, sdd Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại Nam nhất thống chí
Nhà XB: NXB Thuận Hoá - Huế 1992
27. Nguyễn Quang Hồng: Thành phố Vinh – Quá trình hình thành và phát triển(1804 – 1945), NXB Nghệ An 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành phố Vinh – Quá trình hình thành và phát triển(1804 – 1945)
Nhà XB: NXB Nghệ An 2003
28. Quốc sử quán triều Nguyễn (1992): Đại Nam nhất thống chí, tập 2, NXB Thuận Hoá, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại Nam nhất thống chí
Tác giả: Quốc sử quán triều Nguyễn
Nhà XB: NXB Thuận Hoá
Năm: 1992
29. Hoàng Văn Lân- Nguyễn Quang Hồng (3/1997): Nguyên liệu xây thành Nghệ An dưới triều vua Minh Mạng. Tạp chí khoa học công nghệ và môi trường Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên liệu xây thành Nghệ An dưới triều vua Minh Mạng
30. Ninh Viết Giao (2004): Thần tích, thần phả và tục thờ thần ở Nghệ An,NXB Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thần tích, thần phả và tục thờ thần
Tác giả: Ninh Viết Giao
Nhà XB: NXB Nghệ An
Năm: 2004
31. Huyện uỷ, HĐND huyện Tương Dương, Hội văn nghệ dân gian Nghệ An (2003), Địa chí huyện Tương Dương, NXB Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa chí huyện Tương Dương
Tác giả: Huyện uỷ, HĐND huyện Tương Dương, Hội văn nghệ dân gian Nghệ An
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 2003

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w