Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 85 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
85
Dung lượng
504 KB
Nội dung
Bộ giáo dục và đào tạo Trờng đại học vinh phạm thị minh KhảosátđặcđiểmngônngữnổibậttrongtruyệnngắnAnhĐức CHUYÊN NGàNH: NGÔNNGữ HọC Mã số: 60.22.01 LUậNVĂNTHạC Sĩ NGữVĂN Ngời hớng dẫn khoa học: pgs. ts. hoàng trọng canh Vinh - 2011 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu, Khoa sau Đại học Trường Đại học Vinh và các thầy cô giáo đã trực tiếng giảng dạy, hướng dẫn tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã tham gia giảng dạy lớp Cao học Ngônngữ khóa 17 tại Trường Đại học Vinh. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo hướng dẫn PGS. TS. Hoàng Trọng Canh, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luậnvăn tốt nghiệp. Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng luậnvăn không tránh khỏi những thiếu sót. Mong nhận được các ý kiến phê bình, góp ý của Hội đồng chấm luậnvăn tại Đại học Vinh, các thầy cô giáo và đồng nghiệp để công trình nghiên cứu được hoàn chỉnh hơn. Vinh, tháng 12 năm 2011 Tác giả Phạm Thị Minh MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .6 1. Lý do chọn đề tài 6 2. Lịch sử vấn đề 7 3. Đối tượng nghiên cứu 9 4. Nhiệm vụ nghiên cứu .10 5. Phương pháp nghiên cứu .10 6. Cái mới của đề tài 10 7. Cấu trúc luậnvăn 11 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ GIỚI THUYẾT CHUNG VỀ TRUYỆNNGẮN VÀ TRUYỆNNGẮNANHĐỨC .12 1.1. Truyệnngắn và ngônngữtruyệnngắn 12 1.1.1. Khái niệm truyệnngắn .12 1.1.2. Ngônngữtruyệnngắn .15 1. 2. Vài nét giới thiệu về AnhĐức và truyệnngắnAnhĐức .21 1.2.1. Nhà vănAnhĐức .21 1.2.2. Sự nghiệp sáng tác 22 1.2.3. TruyệnngắnAnhĐức 25 1.3. Tiểu kết chương 1 .26 Chương 2 NHỮNG ĐẶCĐIỂMNỔIBẬT VỀ TỪ NGỮ VÀ BIỆN PHÁP TU TỪ TRONGTRUYỆNNGẮNANHĐỨC .28 2.1. Từ ngữtrongtruyệnngắnAnhĐức .28 2.1.1. Từ ngữtrong tác phẩm nghệ thuật và các hướng tiếp cận 28 2.1.2. Những đặcđiểmnổibật của từ ngữtrongtruyệnngắnAnhĐức 31 2.1.2.1. Lớp từ láy 32 2.1.2.2. Lớp từ địa phương 37 2.1.2.3. Trường từ vựng chỉ không gian Nam Bộ trongtruyệnngắnAnhĐức 42 2.2. So sánh - một biện pháp tu từ nổibậttrongtruyệnngắnAnhĐức .47 2.2.1. Khái niệm so sánh tu từ .47 2.3. Tiểu kết 55 Chương 3 ĐẶCĐIỂM CÂU VĂNTRONGTRUYỆNNGẮNANHĐỨC .56 3.1. Khái niệm câu và đặcđiểm của câu .56 3.1.1. Khái niệm câu 56 3.1.2. Đặcđiểm của câu .57 3.1.3. Phân loại câu .57 3.2. Những đặcđiểm cấu tạo - ngữ nghĩa của câu văntrongtruyệnngắnAnhĐức .58 3.2.1. Đặcđiểm cấu tạo - ngữ nghĩa của câu văntrong lời trần thuật .59 3.2.1.1. Đặcđiểm cấu tạo của câu văntrong lời trần thuật của truyệnngắnAnhĐức 60 3.2.1.2. Đặcđiểmngữ nghĩa của câu văntrong lời trần thuật của truyệnngắnAnh Đức.68 3.2.2. Đặcđiểm cấu tạo - ngữ nghĩa của câu văntrong lời thoại của truyệnngắnAnhĐức 72 3.3. Tiểu kết chương 3 .78 KẾT LUẬN 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .82 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Văn học là nghệ thuật ngôn từ - đó là điều hiển nhiên, bất tất phải bàn cãi. Do vậy, khi nghiên cứu các hiện tượng văn học, người nghiên cứu không thể không quan tâm đến mặt ngôn từ của tác phẩm. Qua hệ thống từ ngữ, cú pháp, biện pháp tu từ được sử dụng có tính lặp lại như một biểu hiện của tính lựa chọn trong hàng loạt tác phẩm, ta có thể nhận ra đặcđiểm phong cách nghệ thuật của tác giả đó. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, việc nghiên cứu tác phẩm văn học từ góc nhìn ngônngữ học càng ngày càng thể hiện tính ưu việt của nó. Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về tác phẩm văn học nói chung, truyệnngắnnói riêng đi theo hướng nghiên cứu này. 1.3. Cùng thế hệ với Nguyễn Thi, Nguyễn Sáng, Nguyễn Trung Thành, AnhĐức cũng là một trong những nhà văn tiêu biểu thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành trong kháng chiến. Sự nghiệp văn học của ông nằm trọn giữa hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Là nhà văn có tâm huyết, có ý thức rất cao về trách nhiệm của người cầm bút, AnhĐức đã dành hết cả tâm tư, tình cảm, tự nguyện đem sức lực, trí tuệ và tài năng của mình để phụng sự nhân dân và đất nước. Và minh chứng rõ nhất cho điều này là ông đã đóng góp cho nền văn học nước nhà nhiều tác phẩm văn học có giá trị nghệ thuật cao. Cho đến nay, nhà vănAnhĐức và tác phẩm của ông đã giữ một vị trí quan trọngtrong nền văn học Việt Nam hiện đại. Đã có nhiều công trình nghiên cứu quan tâm đến các tác phẩm của ông. Tuy nhiên, các bài viết, các công trình nghiên cứu về tác phẩm của AnhĐứcnói chung, truyệnngắn của AnhĐứcnói riêng phần lớn mới chỉ được đề cập dưới góc độ phê bình và lý luậnvăn học. Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài này với mong muốn góp thêm một tiếng nói, một cách nhìn từ hướng nghiên cứu ngônngữ học để có cơ sở nhận biết, đánh giá những đặcđiểmngônngữnổibậttrongtruyệnngắnAnh Đức, qua đó, nhận diện phong cách ngônngữ nghệ thuật của AnhĐức một cách toàn diện hơn. 1.3. Trong những năm gần đây, truyệnngắn của AnhĐức đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường. Do vậy, qua nghiên cứu những đặcđiểmnổibậttrongtruyệnngắnAnh Đức, chúng tôi mong muốn sẽ đóng góp thêm nguồn tư liệu phục vụ cho việc giảng dạy và học tập. Đó chính là những lí do cơ bản để chúng tôi lựa chọn đề tài: “Khảo sátđặcđiểmngônngữnổibậttrongtruyệnngắnAnh Đức”. 2. Lịch sử vấn đề AnhĐức (tên thật là Bùi Đức Ái) được giới nghiên cứu chú ý từ năm 1952 với truyệnngắn đầu tay Chuyến lưới máu in cùng với 8 truyệnngắn khác trong tập Biển Động. Trong đó, hầu hết các truyện đều viết về đề tài chiến tranh du kích ở quê hương ông. Tập truyện đã được tặng giải ba "Giải thưởng Cửu Long”. Nhưng ông thực sự được giới nghiên cứu phê bình văn học đánh giá cao vào thời gian từ năm 1959 đến những năm đầu của thập kỷ sáu mươi, đó là thời kỳ sáng tác của AnhĐức nở rộ thành công trên nhiều phương diện ở nhiều thể loại khác nhau. Năm 1959, AnhĐức cho ra mắt độc giả tác phẩm Một truyện chép ở bệnh viện với bút danh là tên thật của ông. Đây là một bước đột phá trong sáng tác của nhà văn. Tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới: tiếng Nhật, tiếng Hungary, tiếng Ucraina. … Và hai năm sau khi ra đời, tiểu thuyết này được chuyển tải thành phim Chị Tư Hậu. Qua tác phẩm này, AnhĐức đã đưa đến cho văn xuôi đương thời một giọng điệu, một tiếng nói nghệ thuật mới. Đầu năm 1962, Bùi Đức Ái lên đường trở về quê hương miền Nam. Từ đây nhà văn lấy bút danh là Anh Đức. Thời gian này, nhà văn đã sáng tác nhiều tác phẩm nổibật như Hòn đất (1965) và một loạt truyệnngắnđặc sắc khác. Cũng từ đó đến nay đã có hàng trăm công trình nghiên cứu về tác phẩm AnhĐức với quy mô, mức độ, hình thức khác nhau: sách, tiểu luận khoa học, các bài báo, giáo trình, luậnvăn tốt nghiệp trong các trường đại học. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Về "Một truyện chép ở bệnh viện" và "Biển xa" của Bùi Đức Ái của Thiếu Mai, AnhĐức với những truyệnngắn và bút ký xuất sắc của anh của Diệp Minh Tuyền, "Hòn đất" - một bức tranh chân thật về giai đoạn đầu chống Mĩ ở miền Nam của Phan Nhân, Đọc "Bức thư Cà Mau" của AnhĐức của Xuân Trường, "Hòn Đất" của AnhĐức của Hà Minh Đức, Hình tượng người phụ nữ Miền Nam trong tiểu thuyết "Hòn đất" của AnhĐức của Phan Cự Đệ, Một bức tranh chân thật về giai đoạn đầu chống Mỹ cứu nước ở Miền Nam của Phan Nhân, Hòn đất Hòn Ngọc của Hoài Thanh, AnhĐức - vài cảm nghĩ của Phạm Văn Sĩ, Phong cách trữ tình trong sáng tác của AnhĐức của Chu Nga, … Ngoài ra, còn có khá nhiều các công trình luậnvăn của sinh viên, học viên cao học nghiên cứu về tác phẩm của AnhĐức như Những đặcđiểm cơ bản trongtruyệnngắnAnhĐức của Lương Thị Thu Thuỷ (khóa luận tốt nghiệp, Đại học Vinh, 2000); Cảm hứng sử thi trong sáng tác của AnhĐức của Nguyễn Đình Cơ (khóa luận tốt nghiệp, Đại học Vinh, 2002), Nhân vật phản diện trong sáng tác của AnhĐức của Hoàng Thị Hiền (khóa luận tốt nghiệp, Đại học Vinh, 2005). Có thể nói, các chuyên luận, khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu về các tác phẩm của AnhĐức mà chúng tôi điểm qua ở trên chủ yếu nghiên cứu các tác phẩm của ông dưới góc nhìn lý luận và phê bình văn học. Chỉ có hai công trình của Phạm Văn Sĩ và Diệp Minh Tuyền đã có những đánh giá khá toàn diện về tác phẩm của AnhĐức ở nhiều thể loại và bước đầu quan tâm đến ngônngữtrongtruyệnngắnAnh Đức. Diệp Minh Tuyền đã có nhận xét rất đích đáng về ngônngữtruyệnngắnAnh Đức: Ngônngữ của AnhĐứctrong sáng chính xác, chứng tỏ rằng nó đã được chau chuốt cẩn thận, đó là điều mà mỗi nhà văn, nhất là những nhà văn trẻ như anh phải bền bỉ thực hiện một cách nghiêm túc. Đặc biệt, AnhĐức đã khéo léo sử dụng ngônngữ địa phương Nam Bộ, những từ trongngônngữ địa phương nam bộ trong tác phẩm của anh được dùng ở mức độ cần thiết và những từ ấy thường là những từ mà không thể có từ nào khác diễn đạt một cách thành công cái điều mà anh muốn nói [38 ; 251]. Phạm Văn Sĩ trongAnhĐức - vài cảm nghĩ cũng có những phát hiện tinh tế về cách sử dụng ngônngữ của Anh Đức: AnhĐứcnói chuyện thời sự vào nói có duyên, hấp dẫn. Trong nhiều bài ký anh tận dụng lối kể chuyện kết hợp với mô tả, kết hợp với những phát biểu chính luận, với những liên hệ trữ tình, sự kết hợp đó làm cho những câu chuyện và hình ảnh con người trong ký của AnhĐức trở nên sinh động trước mắt người đọc [ 38; 257]. Ngoài ra, còn có một số bài viết khác cũng đề cập đến đặcđiểmngônngữtrong một số tác phẩm của AnhĐức nhưng chỉ mới dừng lại ở những nhận xét rất chung chung. Truyệnngắn được xem là thể loại mang lại nhiều thành công cho Anh Đức. Nhưng cho đến nay, vẫn chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu đặcđiểmngônngữtrong các sáng tác của AnhĐứcnói chung và ở thể loại truyệnngắn của ông nói riêng. Với những lý do trên, cùng với lòng yêu mến AnhĐức và tài năng của ông, chúng tôi chọn đề tài này nhằm đưa đến một cách tiếp cận truyệnngắnAnhĐức mới mẻ hơn, qua đó thấy được những đóng góp của ông cho thể loại truyệnngắn Việt Nam hiện đại. 3. Đối tượng nghiên cứu AnhĐức không chỉ sáng tác truyệnngắn mà còn tiểu thuyết, truyện ký ở thể loại nào AnhĐức cũng khẳng định được vị trí của mình. Trongluậnvăn này chúng tôi chỉ đi vào nghiên cứu thể loại truyệnngắn của AnhĐức bao gồm 26 truyệnngắntrong cả hai thời kỳ sáng tác được in trong Tuyển tập AnhĐức (2 tập, Nxb Văn học, Hà Nội, 1997). 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đặt ra nhiệm vụ khảo sát, thống kê cứ liệu ngônngữ là phương tiện mà nhà văn lựa chọn, qua đó, tìm hiểu giá trị nội dung truyệnngắn của ông được biểu hiện thông qua các phương tiện biểu đạt tiêu biểu nhất. Phân tích, miêu tả những phương tiện này nhằm rút ra các đặcđiểmngônngữnổibậttrongtruyệnngắn của ông. Đồng thời phân tích so sánh và rút ra đặcđiểm phong cách nhà văn được thể hiện qua các truyệnngắn của ông. 5. Phương pháp nghiên cứu Trongluậnvăn này chúng tôi sử dụng các phương pháp, thủ pháp nghiên cứu: - Phương pháp thống kê - Phương pháp miêu tả - Thủ pháp so sánh. - Phương pháp phân tích tổng hợp 6. Cái mới của đề tài Đây là đề tài đầu tiên tìm hiểu một cách tương đối toàn diện và sâu sắc các đặc trưng ngônngữnổibậttrongtruyệnngắnAnh Đức, từ đó nhận diện đặcđiểm phong cách của tác giả và góp phần xác lập những căn cứ để đánh giá những đóng góp của AnhĐức cho thể loại truyệnngắn Việt Nam hiện đại.