1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc trưng nghệ thuật di cảo thơ của chế lan viên

136 1,3K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 136
Dung lượng 505 KB

Nội dung

1 bộ giáo dục và đào tạo Trờng đại học vinh Nguyễn thị diễm hằng đặc trng nghệ thuật di cảo thơ Của chế lan viên chuyên ngành: lý luận văn học mã số : 60.22.32 luận văn thạc sĩ ngữ văn Ngời hớng dẫn khoa học Ts. Lê văn dơng Vinh - 2009 Mục lục Trang Mở đầu .1 1. Lí do chọn đề tài .1 2. Lịch sử vấn đề 3 3. Đối tợng nghiên cứu, phạm vi t liệu khảo sát .13 4. Nhiệm vụ nghiên cứu .14 5. Phơng pháp nghiên cứu 14 6. Cấu trúc luận văn .14 Chơng 1. Hành trình sáng tạo văn học của Chế Lan Viên 15 1.1. Chế Lan Viên - vài nét về tiểu sử 15 1.2. Thành tựu sáng tạo thi ca của Chế Lan Viên . 19 1.2.1. Trớc Cách mạng 19 1.2.2. Sau Cách mạng .24 1.3. Chế Lan Viên với tùy bút, bút kí và phê bình văn học .40 Chơng 2. Cảm hứng và đề tài trong Di cảo thơ .43 2.1.Cảm hứng chủ đạo của Di cảo thơ .43 2.1.1. Cảm hứng giãi bày, tìm lại chính mình .46 2.1.2. Cảm hứng chiêm nghiệm về cuộc đời, sự sống, cái chết .53 2.2. Những đề tài chủ yếu trong Di cảo thơ 61 2.2.1. Nhận thức về quá khứ lịch sử dân tộc .62 2.2.2. Tình yêu 75 2.2.3. Nghĩ về thơnghề thơ 78 Chơng 3. Giọng điệu, ngôn từ, thể thơ trong Di cảo 92 3.1. Giọng điệu 92 3.2. Ngôn từ .98 3.2.1. Mật độ tu từ đậm đặc 99 3.2.2. Ngôn ngữ vừa tài hoa uyên bác, vừa giản dị, đời thờng .110 3.3. Thể thơ 116 3.3.1. Thơ tứ tuyệt .117 3.3.2. Thơ tự do .121 Kết luận 127 Tài liệu tham khảo .130 2 Mở đầu 1. Lí do chọn đề tài 1.1 Chế Lan Viên là một trong những nhà thơ hàng đầu của nền thơ Việt Nam hiện đại. Ông là nhà thơ của thế kỷ, một trong những ngời có công đầu tiên tạo dựng nên khuôn mặt và tầm vóc thơ Việt Nam hiện đại, trở thành một hiện tợng nổi bật của thơ ca dân tộc. Ông đã để lại cho nhân dân, cho dân tộc một khối lợng văn phẩm lớn và đa dạng: thơ, văn, tiểu luận, phê bình. ở lĩnh vực nào ông cũng gây tiếng vang lớn, cũng là một cây bút tài năng. Nhng trớc hết Chế Lan Viên là một nhà thơ, một tài năng thơ đặc sắc và đầy cá tính. Tài năng và sự nghiệp thơ ca Chế Lan Viên đợc ơm mầm và nảy nở ngay trên mảnh đất nhiều biến động dữ dội của lịch sử dân tộc ở thế kỉ XX. Con đờng thơ Chế Lan Viên trải qua nhiều chặng với những bớc ngoặt đánh dấu sự chuyển biến t tởng và những tìm tòi đổi mới nghệ thuật của nhà thơ. Từ thế giới kinh dị, thần bí của Điêu tàn trớc Cách mạng, thơ Chế Lan Viên sau Cách mạng ngày càng bắt rễ sâu vào đời sống rộng lớn của nhân dân và đất nớc. Trong những năm cao trào chống Mỹ cứu nớc, thơ Chế Lan Viên nóng hổi tính thời sự, giàu chất sử thi, chất anh hùng ca và chất chính luận, có vẻ đẹp trí tuệ độc đáo. Từ sau năm 1975, thơ Chế Lan Viên lại trở về đời sống thế sự và những trăn trở, chiêm nghiệm về cái tôi trong mối quan hệ phong phú, phức tạp của đời sống. Thơ Chế Lan Viên có phong cách độc đáo: vẻ đẹp trí tuệ, khai thác triệt để những tơng quan đối lập, giàu chất suy tởng triết lí với thế giới hình ảnh đa dạng, phong phú, đầy sáng tạo. Hơn năm mơi năm cầm bút, Chế Lan Viên để lại một khối lợng tác phẩm đồ sộ, phong phú, đa dạng với 14 tập thơ, 6 tập văn xuôi, 8 tập phê bình tiểu luận, hàng ngàn trang di cảo. Trong số đó có nhiều thi phẩm đặc sắc, trở thành hiện tợng thơ gây đợc sự chú ý đối với công chúng văn học, đánh dấu tài năng của một nhà thơ tài hoa, độc đáo bậc nhất trong nền văn học Việt Nam hiện đại, nổi bật là các tập thơ: Điêu tàn, ánh sáng và phù sa, Hoa ngày thờng, chim báo bão, Di cảo thơ. Chế Lan Viên có những đóng góp lớn lao trên diễn trình 3 thơ ca dân tộc nói chung, thơ ca cách mạng nói riêng. Sinh thời, Chế Lan Viên đã nhận nhiều giải thởng quan trọng, cao quý xứng đáng với văn nghiệp lớn. Sau ngày ông mất, Nhà nớc đã tặng ông Giải thởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 1996 (đợt 1). Di cảo thơ, tập 2 của ông là tác phẩm duy nhất đ- ợc trao giải thởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1994. Nhng vinh dự của cuộc đời văn nghiệp Chế Lan Viên còn lớn lao hơn với những đánh giá, những danh xng tôn vinh hết sức cao đẹp: nhà thơ của dân tộc, nhà thơ - nhà văn hóa của thế kỷ. 1.2. Di cảo thơ (3 tập) đợc xuất bản sau khi nhà thơ qua đời dẫn ngời đọc đến với những phát hiện thú vị mà trớc đây Chế Lan Viên cha có dịp bộc lộ. Những sáng tác trong Di cảo thơ trải ra gần nh suốt dọc chiều dài hành trình sáng tạo của Chế Lan Viên, gồm những bài trớc Cách mạng đến những bài thơ đợc ông viết trong những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời. Tập thơ in đậm dấu ấn tài năng, phong cách thơ Chế Lan Viên với những trăn trở, suy t bộn bề về cuộc đời và thế sự, về mình và về nghề, nhng trên hết là tình yêu cuộc đời tha thiết. Cho đến phút giây cuối cùng trên cõi thế này, tình cảm ấy vẫn trọn vẹn, chân thành và sâu sắc. Nói cách khác, Di cảo thơ kết tinh t tởng, tình cảm, tài năng, trí tuệ Chế Lan Viên, là trầm tích những chiêm nghiệm, suy t của thi nhân trớc cuộc đời và nghệ thuật. Ngay sau khi xuất bản, tập thơ đã trở thành hiện tợng trong đời sống văn học đơng đại Việt Nam, cuốn hút đông đảo ngời đọc, là đối tợng nghiên cứu của nhiều học giả, nhà lí luận phê bình, nhà văn, nhà thơ chuyên và không chuyên. Mỗi bài viết, công trình nghiên cứu khoa học đều đã để lại những thành tựu nhất định trên các phơng diện, từ nội dung t tởng đến nghệ thuật, từ thể loại đến tác phẩm Đã có nhiều ý kiến thống nhất trên nét lớn diện mạo thơ Chế Lan Viên qua Di cảo, những đóng góp mới mẻ và đáng kể của nhà thơ trên tiến trình hiện đại hóa thơ ca. Tuy vậy, hành trình đến với Di cảo thơ cho đến hôm nay vẫn còn tiếp tục. Vì lẽ đó, nghiên cứu đặc trng nghệ thuật Di cảo thơ mở ra khả năng trong việc nhận diện một cách đầy đủ, có hệ thống những yếu tố cấu thành nên giá trị của tập thơ này, đặc biệt là về t t- 4 ởng, tâm hồn, tài năng, phong cách nghệ thuật cũng nh những đóng góp độc đáo của Chế Lan Viên đối với nền thơ Việt Nam hiện đại. 1.3. Gần nửa thế kỉ qua, thơ Chế Lan Viên đợc đa vào giảng dạy trong nhà trờng cả ở bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông. Tuy nhiên, cho đến nay, việc dạy và học thơ Chế Lan Viên đang gặp không ít khó khăn. Điều này có nhiều nguyên nhân, trong đó sự phong phú, phức tạp của phong cách thơ suy tởng - triết luận, của cấu trúc ngôn ngữ thơ đã nổi lên nh một trong những nguyên nhân chủ yếu. Từ thực tế đó, những vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu đặc trng nghệ thuật Di cảo thơ Chế Lan Viên sẽ là nguồn t liệu tham khảo quý giá giúp ngời viết giảng dạy tốt hơn tác phẩm của ông, đáp ứng phần nào những yêu cầu mà thực tiễn đặt ra. Với lòng yêu thơ và mến mộ nhiệt thành một tài năng lớn, sự thừa hởng ít nhiều thành quả của những ngời đi trớc, chúng tôi chọn đề tài Đặc trng nghệ thuật Di cảo thơ của Chế Lan Viên. 2. Lịch sử vấn đề Lịch sử nghiên cứu Di cảo thơ Chế Lan Viên có thể kể từ khi Di cảo (tập 1) đợc xuất bản (1992) với lời giới thiệu của Nhà xuất bản Thuận Hoá. Đến 1993, 1996, khi Di cảo (tập 2) và Di cảo (tập 3) lần lợt ra đời thì số lợng các bài viết về hiện tợng văn học này mới thực sự rầm rộ dới các hình thức bài đánh giá, tham luận, bình luận hoặc công trình nghiên cứu khoa học (tiểu luận, chuyên luận, khoá luận tốt nghiệp đại học, luận văn thạc sĩ). Có thể kể đến các tác giả tiêu biểu: Trần Thanh Đạm, Vũ Quần Phơng, Phạm Quang Trung, Đoàn Trọng Huy, Nguyễn Bá Thành, Trần Mạnh Hảo, Nguyễn Quốc Khánh, Võ Tấn Cờng, Nguyễn Diệu Linh, Hồ Thế Hà, Mai Quốc Liên, Huỳnh Văn Hoa, Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Thái Sơn, Lê Lu Oanh, Nguyễn Tuấn Anh, Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Thanh Kim, Trần Hng Nguyên, Trần Mạnh Hảo, Hữu Thỉnh, Nguyễn Xuân Nam, Khổng Đức, Đỗ Lai Thúy, Trần Hoài Th, Trịnh Phong và một số bài viết của bạn đọc đã và đang tiếp tục đợc giới thiệu trên các báo, tạp chí, trên các phơng tiện thông tin đại chúng khác. 5 Hầu hết các bài viết đều sâu sắc, thuận chiều, khẳng định vị trí, vai trò, đóng góp to lớn của Di cảo thơ trên hành trình thi ca Việt Nam hiện đại nói riêng, thi ca dân tộc nói chung. Tuy nhiên, do mục đích nghiên cứu khác nhau, đối tợng khám phá và hớng tiếp cận không giống nhau nên vấn đề đặc trng Di cảo thơ mới chỉ đợc nhìn nhận ở một số khía cạnh mang tính khái quát, cha có tính hệ thống, cha đợc phân tích kĩ lỡng. Trong bài viết Những vần thơ triết lí của Chế Lan Viên qua những trang Di cảo, Trần Thanh Đạm tiếp tục khẳng định phong cách triết lí Chế Lan Viên trong một giai đoạn sáng tác mới của nhà thơ. Theo tác giả, triết lí trong Di cảo thơ không phải là những gì hoàn toàn mới lạ. Cái hay của những vần thơ triết lí Chế Lan Viên lúc này là ở giọng ung dung, thanh thản () thấp thoáng nụ cời thiền, nụ cời trí tuệ hiền minh [23]. Sau khi phân tích, ngời viết dẫn sang một luận điểm đáng chú ý: Chế Lan Viên không chỉ triết lí bằng thơ mà còn triết lí về thơ, từ đó đa ra một kết luận theo hớng mở: cần cả một công trình nghiên cứu về vấn đề này [23]. Liên quan đến luận đề, Trần Thanh Đạm đã bàn đến một đặc trng quan trọng trong nội dung của Di cảo thơ, đó là sự lựa chọn đề tài, là tâm t luôn thao thức, day dứt trong sáng tạo nghệ thuật. Do khuôn khổ một bài viết ngắn, vấn đề đặt ra lại quá lớn nên tác giả mới chỉ dừng lại ở việc đa ra những nhận định mang tính chất khái quát, chung chung. Tác giả Đoàn Trọng Huy trong bài Chế Lan Viên - một ngọn cờ cách tân thơ ca khẳng định: cách tân thơ của Chế Lan Viên là một hành động có ý thức từ rất sớm, qua những thăng trầm, từ Điêu tàn qua thơ Cách mạng rồi đến Di cảo thơ. Trong đó, làm mới lại nhận thức t duy nghệ thuật [57] là vấn đề quan trọng của cách tân mà tác giả bài viết đi sâu tìm hiểu. Để lập luận của mình có chỗ dựa vững chắc, tạo sức thuyết phục cao đối với ngời đọc, Đoàn Trọng Huy đã lấy khá nhiều dẫn chứng, trong đó có 3 tập Di cảo thơ. Từ đó, ông dẫn sang một kết luận khác cho bài viết: T duy thơ của Chế Lan Viên là t duy mở, t duy có đối thoại với khuynh hớng tự do hóa và dân chủ hóa. Cũng Đoàn Trọng Huy trong bài Đọc những trang để lại, thêm hiểu một hồn thơ Di cảo đã đề xuất một số nhận định: Di cảo thơ tiếp tục viết về cuộc 6 kháng chiến chống Mỹ nhng không theo hớng khoét sâu tổn thất với nét bi tráng của số phận cộng đồng hoặc cá nhân [53] nh một số cây bút khác. Chế Lan Viên đi vào hớng định giá mới [53], chiêm nghiệm về sự hi sinh, cân lại giá máu, nhớ ơn, triết lí về cảnh giác, suy nghĩ về sự sống chết Những nhận định này đã góp phần làm nổi bật một đề tài khá quan trọng trong Di cảo thơ, đề tài viết về chiến tranh. Ngoài ra, ngời viết còn gợi ý tìm hiểu Di cảo thơ trên ba mảng: tình yêu, nghĩ về nghề, nghĩ về thơ, nghĩ và mảng thơ triết lí về cuộc đời, về cái chết Các luận điểm mà Đoàn Trọng Huy nêu ra hầu nh đang còn ở dạng nêu vấn đề. Hơn nữa, tìm hiểu hồn thơ Chế Lan Viên qua ba mảng nh đã dẫn ở trên, ngời đọc có cảm giác tác giả bài viết đã lặp lại ý mình khi nhận định về những vần thơ Chế Lan Viên viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ. Cũng theo hớng này, tác giả Nguyễn Diệu Linh có hai bài viết: Di cảo thơ và nhu cầu đợc sống trung thực với mình và Nhận thức về quá khứ trong Di cảo thơ Chế Lan Viên. Cách đặt nhan đề của hai bài viết cho thấy tác giả mở hớng khám phá thi phẩm này trên phơng diện các đề tài chính. Ngời viết cho rằng, đó là những đề tài khá tập trung trong Di cảo thơ và chứng minh các biểu hiện cụ thể của nó bằng hàng loạt dẫn chứng chọn lọc và tiêu biểu, từ đó kết luận: thơ về mảng đề tài này tiếp nối các giai đoạn trớc và còn đi sâu hơn, cụ thể hơn, có lí có tình hơn, chứng tỏ rằng con ngời và thơ Chế Lan Viên là nhất quán. Góp phần nhận diện Chế Lan Viên trong Di cảo qua hệ thống đề tài mà ông lựa chọn và sử dụng, Nguyễn Quốc Khánh trong bài Di cảo thơ - hành trình tìm lại chính mình đã khám phá một Chế Lan Viên vừa quen vừa lạ, đặc biệt qua những bài thơ tác giả viết về chính mình. Trong bản tổng kết đời mình của Chế Lan Viên, ta bắt gặp một con ngời trung thực muốn lộn trái tâm hồn mình ra cùng bạn đọc. Khuôn mặt Chế Lan Viên còn hiện diện đặc biệt rõ trong cảm hứng về nỗi đau buồn với đủ sắc thái, cung bậc. Đó vừa là nỗi đau đời, vừa đậm chất triết học. 7 Những nhận định trong bài viết của Nguyễn Quốc Khánh không mới nh- ng đợc tác giả phân tích khá sâu sắc. Qua bài viết này, ngời đọc hiểu thêm một đặc trng của Di cảo thơ trên phơng diện nội dung. Đọc hai tập Di cảo thơ, Nguyễn Bá Thành đã trình bày những cảm nhận, suy nghĩ của mình về mối liên hệ giữa hoàn cảnh sáng tác với các giá trị của tập thơ. Trong hoàn cảnh đặc biệt éo le, đau đớn, hành động viết của Chế Lan Viên là sự chống chọi với thời gian nớc xiết (). Cảm xúc về thời gian sống là định hớng lớn cuốn hút t duy thơ Chế Lan Viên những năm cuối đời [101]. Giữa tâm thế ấy, Chế Lan Viên chủ động đổi giọng thơ, giờ đây là một giọng thơ đơn lẻ, não nùng và có phần chua chát [101]. Hình ảnh trong thơ ông không còn chói lọi, rực rỡ mà mang một màu sắc ảm đạm ( .). Từ một tiếng thơ đập bàn quát tháo, lo toan, tiếng thơ nhân danh lịch sử, nhân danh dân tộc để đối chọi với kẻ thù, thơ Chế Lan Viên giờ đây là lời độc thoại nội tâm để tự trấn an [101]. Trên những luận điểm ấy, ngời viết kết luận: những năm cuối đời, Chế Lan Viên đã đổi khá nhiều về giọng thơ, hình ảnh thơ, âm điệu thơ và cả phơng pháp t duy. Đó không phải là sự cách tân mà chủ yếu là sự phục hồi cách cảm, cách nghĩ của nhà thơ thời Điêu tàn. Kết luận sau của Nguyễn Bá Thành cha hẳn đã hoàn toàn thuyết phục, nhng những luận điểm đợc ông giới thiệu đã góp phần nhận diện đặc trng nghệ thuật Di cảo thơ Chế Lan Viên. Huỳnh Văn Hoa đã phản bác lại ý của Nguyễn Bá Thành khi tác giả này cho rằng Di cảo rơi vào cái trận đồ siêu hình, do đó Chế Lan Viên đã hạ thấp thơ mình. Với tiêu đề Chế Lan Viên và cái nhìn nghệ thuật trong thơ, Huỳnh Văn Hoa bình luận: nhận định của Nguyễn Bá Thành là cha thỏa đáng [46]. Ông cho rằng, Chế Lan Viên nghĩ nhiều về sống - chết cũng là cách để tìm ra lẽ sống riêng, tự dặn mình đừng tuyệt vọng, đừng buồn [46]. Lấy một số bài thơ tiêu biểu trong Di cảo nh Đừng ngăn cản, Cây bàng, Ai? Tôi!, Giọt buồn, tác giả bài viết đã đề cao Chế Lan Viên ở thiên chức ngời nghệ sĩ và tấm lòng của ngời thơ Chế Lan Viên. Báo Văn nghệ số chào mừng Đại hội Nhà văn Việt Nam lần thứ V ra ngày 4 - 3 - 1995, có bài viết Chế Lan ViênDi cảo thơ của tác giả Nguyễn Thái 8 Sơn. Bằng thao tác so sánh, ngời viết nhấn mạnh, lịch sử văn học Việt Nam từng có một đỉnh cao chót vót, ấy là Nguyễn Du với Đoạn trờng tân thanh. Thơ chế Lan Viên, với độ sâu, tầm cao, tầm xa đã đạt đợc, cũng là một đỉnh cao khắc nghiệt đối với những ai muốn vơn tới. Chứng minh nhận định này, Nguyễn Thái Sơn đã dùng hàng loạt luận cứ, vừa lí lẽ, vừa dẫn chứng, trong đó có Di cảo thơ. Ông viết: Có những tình cảm, những nỗi niềm, những giá trị nhân văn và nghệ thuật mà chỉ đến khi đọc thơ Di cảo của ông ta mới nhận ra [96]. Đây là một nhận xét tinh tế, gọn, khách quan về chất lợng nghệ thuật của tập thơ. Sau bài báo này, trên tờ Văn nghệ, số 43, tháng 5 - 1995, Phạm Quang Trung có bài viết Đọc Chế Lan ViênDi cảo thơ nhằm trao đổi thêm với Nguyễn Thái Sơn về một số nhận định của tác giả này để có thể đánh giá đúng hơn, khách quan hơn thơ Di cảo của Chế Lan Viên. Ông cho rằng, việc đánh giá Di cảo là không đơn giản, từ đó khẳng định một dòng thơ Chế Lan Viên với đầy đủ diện mạo, ở đó có một Chế Lan Viên khác mà không lạ () vẫn là một Chế Lan Viên quen thuộc [114] với bạn đọc bao lâu nay. Trên tạp chí Cửa Việt, số 12, ra tháng 9 - 1995, tác giả Võ Tấn Cờng đã có khá nhiều nhận xét sâu sắc về Di cảo thơ, cho đó là Di chúc - Thơ về cuộc đời và nghệ thuật. Bài viết cố gắng phát hiện sự hòa quyện cũng nh cả những mâu thuẫn giữa ý thức công dân và ý thức nghệ thuật của Chế Lan Viên, qua đó đề cập đôi điều về số phận nghệ sĩ, trách nhiệm và sứ mạng của họ đối với thời đại. Từ những lí lẽ xác đáng và dẫn chứng chọn lọc, tiêu biểu, tác giả bài viết đi tới kết luận: Di cảo thơ Chế Lan Viên - di chúc thơ về cuộc đời và nghệ thuật của ông đã gây nên những dao động về cảm xúc thẩm mỹ trong ngời đọc. Chúng ta vẫn nhận ra một Chế Lan Viên thông minh, hóm hỉnh nhng ý thức nghệ thuật của ông không còn song hành, đồng nhất với ý thức công dân mà đã vợt lên, h- ớng về những triết lý nhân sinh sâu thẳm và sự sinh tồn của nhân loại [19]. Tác giả Nguyễn Nhã Tiên trong bài viết ngắn Ngời chống chọi với thời gian đã tìm tòi, khám phá nhiều bài thơ của Chế Lan Viên trong Di cảo bằng sự kết hợp liên hệ với hành động sáng tạo của nhà thơ ở những thời điểm ngặt 9 nghèo trên giờng bệnh mà đa ra đánh giá: Chế Lan Viên là ngời chống chọi với thời gian - hiểu theo cả nghĩa đen và nghĩa hàm ẩn của cụm từ này. ở bài viết Chế Lan Viên và quan niệm thơ gắn với cuộc sống cách mạng và kháng chiến, tác giả Trần Hoài Anh đã theo dọc hành trình thơ cách mạng của Chế Lan Viên, từ sau Điêu tàn đến Di cảo. Vận dụng lí thuyết tiếp cận hệ thống, Trần Hoài Anh cho rằng, những quan niệm của Chế Lan Viên là một cái nhìn mới về cuộc đời với thơ, một cái nhìn mới về thơ với cuộc đời [1]. Trong số những kết luận mà tác giả đề xuất, có một ý kiến đáng chú ý: Đến Di cảo thơ, quan niệm về thơ của Chế Lan Viên có sự chuyển biến mới, đó là quan niệm thơ với cái nhìn hiện thực đa diện đa chiều [1]. Là một trong số những ngời yêu quý con ngời và thơ ca Chế Lan Viên đến say mê, Vũ Quần Phơng đã có nhiều bài viết về nhà thơ này. Trong bài báo Chế Lan Viên trong Di cảo, Vũ Quần Phơng khẳng định: Đọc Di cảo, chúng ta đ- ợc biết thêm một thế giới khác nữa của Chế Lan Viên. Đây chính là thơ bổ sung, thế giới bổ sung vào đời thơ Chế Lan Viên [90], bổ sung những điều ông đã nói, có khi còn đính chính những quan niệm về đời, những quan niệm về thơ [90], tự nghiêm khắc đánh giá chính mình. ở một bài viết khác có nhan đề Chế Lan Viên - một tài năng thơ lực lỡng, Vũ Quần Phơng tiếp tục khẳng định những thành công mới mẻ của Chế Lan Viên qua ba tập Di cảo. Theo ông, Di cảo đợc xuất bản khiến ngời đọc sửng sốt và vui mừng. ở đó có một Chế Lan Viên thực hơn, bạo hơn, gọn hơn, chắc hơn () do vậy mới mẻ hơn [91]. Gần đây nhất, trong bài viết Chế Lan Viên, Vũ Quần Phơng nhắc lại hầu hết những nhận định trong các bài viết trớc nh là sự xác nhận chắc chắn, đáng tin cậy về những nghiên cứu khoa học, khách quan của ông, đồng thời nhấn mạnh: Di cảo nói nốt những điều trớc kia tự ông (Chế Lan Viên) dừng lại. Dừng lại không nói chứ không phải không có nó trong lòng. Di cảo đẩy xa hơn nhng vẫn trong hớng tìm của Chế Lan Viên [92]. Từ đó, ngời viết kết luận Hơn bảy trăm bài thơ Di cảo là một cách dùng quy luật nghề để vợt lên nghịch cảnh Chỉ riêng với Di cảo thôi đủ tạo dựng sự nghiệp một nhà thơ lớn [92]. 10

Ngày đăng: 17/12/2013, 21:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w