Thơ tứ tuyệt

Một phần của tài liệu Đặc trưng nghệ thuật di cảo thơ của chế lan viên (Trang 116 - 120)

6. Cấu trúc luận văn

3.3.1. Thơ tứ tuyệt

Đây là một thể thơ cổ điển, rất khó làm và không dễ thành công. Tứ tuyệt yêu cầu cô đúc về nội dung và đòi hỏi chặt chẽ về hình thức. Chỉ những nhà thơ thực tài, có bản lĩnh mới dám bớc chân vào miền đất này và có đợc thành công ở đó. Nói nh thế để thấy đợc tài năng Chế Lan Viên trong việc sử dụng thể thơ kỵ tính này. Không phải chỉ đến Di cảo thơ mà ngay ở các tập thơ trớc đó, đặc biệt là từ ánh sáng và phù sa đến Ta gửi cho mình, tứ tuyệt luôn đợc xem là sở trờng của Chế Lan Viên v ngày càng đà ợc khẳng định nh một biểu hiện tài năng vững vàng của nhà thơ. Cụm từ “tứ tuyệt Chế Lan Viên” đã trở thành một định ngữ khó thay đổi bởi thơ ông đơm hoa kết trái ở thể loại này, không một nhà thơ cùng thời nào sánh bằng trên cả hai mặt số lợng và chất lợng. Một mình ông đã dựng đợc một đài tháp riêng về thơ tứ tuyệt Việt Nam hiện đại đậm phong cách tác giả.

Trong 14 tập thơ, từ Điêu tàn đến Di cảo thơ, Chế Lan Viên đã u tiên sử dụng thể loại trứ danh này. Đặc biệt trong các tập ánh sáng và phù sa (36/ 69 bài), Đối thoại mới (45/68 bài), Hái theo mùa (44/76 bài), Hoa trên đá (32/ 86 bài), Di cảo thơ, tập 1 (54/158 bài), Di cảo thơ, tập 2 (76/293 bài) và Di cảo thơ, tập 3 (69/216 bài). Càng về sau, nhà thơ càng tâm đắc với thể loại này, nh

chính lời tâm sự này của ông: “Quên mất mình vừa sáu chục/ Mở trang giấy rộng viết dài/ Gơng nhắc mái đầu tóc bạc/ Lại làm có bốn câu thôi”. Chế Lan Viên tận dụng tứ tuyệt để viết ngay, viết gọn những thoáng gặp thơ hồn nhiên, không để cái thói quen “t tởng hóa” ập vào, góp phần làm cho ngời đọc thấy sức sống và vẻ đẹp thơ tứ tuyệt.

Tổng hợp số lợng những bài thơ tứ tuyệt trong cả ba tập thơ Di cảo, tần số xuất hiện của chúng là 34,9%. Đó là con số biết nói chứng minh điều tâm đắc, mối kỳ duyên của nhà thơ họ Chế với thể tứ tuyệt trong những năm cuối đời. Khảo sát 199 bài thơ tứ tuyệt trong bộ ba Di cảo, chúng tôi nhận thấy dờng nh không bài nào đợc Chế Lan Viên sáng tác theo đúng tinh thần của tứ tuyệt Đờng thi. Do đó, thơ tứ tuyệt Chế Lan Viên rất đa dạng, linh hoạt, từ tiết tấu, vần điệu đến các phơng thức tu từ.

Số tiếng trong mỗi dòng tứ tuyệt Chế Lan Viên không chỉ là 4, 5, 6, 7, 8 cố định trong một bài m có khi nhiều hơn thế. Dòng thơ tứ tuyệt vì vậy… à

mà dài ngắn khác nhau. Sự lựa chọn này phụ thuộc vào nhịp đập tình cảm và đối tợng đợc phản ánh trong bài thơ. Sự tràn ra hay hụt đi của số lợng tiếng trong dòng thơ nói riêng, trong bài thơ nói chung là những biểu hiện biến thể của tứ tuyệt Chế Lan Viên. Một số ngời cho Chế Lan Viên mở rộng quá đà câu thơ tứ tuyệt, làm ảnh hởng đến tính hàm súc thể loại. Nhng bù lại, trong những bài thơ nh thế, Chế Lan Viên rộng đờng diễn đạt đợc ý thơ của mình mà vẫn tuân thủ nguyên tắc hay dở của một bài thơ tứ tuyệt, gây đợc hiệu cảm không nhỏ đối với ngời đọc. Mẫu số là một bài thơ nh thế: “Anh cha tìm ra mẫu số chung giữa sơng trên hoa và lửa trong lò/ Có thể cả hai thứ đều là tro, đều là thơ, là tình ái nữa/ Có lúc sơng cho anh một tâm hồn cháy lửa/ Và lửa khi tàn vẫn để lại màu hoa”.

Mặt khác, tứ tuyệt Chế Lan Viên là một cái nhìn đa dạng về thế giới và con ngời trong lối khắc phục hạn chế về hình thức nhỏ của thể loại bằng cách mở rộng hiện thực bằng đề tài, chiếm lĩnh chiều sâu hiện thực bằng cách tăng tính triết lý khái quát ở chủ đề và sự thể hiện con ngời trong nhiều chiều.

Từng tiếng, từng câu trong bài thơ tứ tuyệt Chế Lan Viên luôn có sự biến hóa trong ngắt nhịp, tạo vần và nhịp điệu, tiết tấu luôn luôn thay đổi theo mạch cảm xúc, ngữ điệu. Chẳng hạn nh cách tác giả sử dụng đồng thời nhiều dấu chấm trong một dòng thơ - một lối thể nghiệm mới của nhà thơ và đã có đợc một số thành công đáng kể. Đây là cách ngắt nhịp rất độc đáo, từ chỗ dồn nén trong cách ngắt nhịp đã tạo nên sự dồn nén trong cảm xúc ngời đọc. Vì vậy, có thể xem dấu chấm giữa dòng thơ có tác dụng phân lập ý, nhng cũng có thể xem nh một dấu chấm cảm. Chẳng hạn:

Lên gác nhìn quanh kiếm dáng xuân Mai vừa trụi lá, nhánh khô gầy. Hồn không. Cúc cũng không. Duy chỉ Gơng mặt nhà ai thoáng nét trăng.

(Lên gác)

Cách gieo vần trong tứ tuyệt Chế Lan Viên rất đa dạng và phong phú. Ông vừa sử dụng cách gieo vần truyền thống, vừa kiến tạo nên cách gieo vần mới. Đặc biệt, Chế Lan Viên luôn chú trọng sự hòa âm để tạo nhạc tính cho bài thơ.

Tứ tuyệt Chế Lan Viên khá đa dạng về vị trí gieo vần. Có kiểu gieo vần truyền thống giữa các câu 1 - 2 - 4, kiểu gieo vần liền 2 - 3, kiểu gieo vần gián cách 1 - 3 và 2 - 4; trong đó, kiểu gieo vần 2 - 4 là phổ biến nhất. Chẳng hạn: “Kiến An. Cây bàng tỉnh nhỏ/ Xanh xanh nh buổi yêu đầu/ Sực nhớ lòng buồn một nửa/ Bây giờ đã phải anh đâu” (Cây bàng tỉnh nhỏ), hay “Cành huệ vô ý thức/ Thơm mùi hơng quên rồi/ Cái mùi hơng biệt phái/ Chỉ biết có mình thôi” (Huệ).

Ngoài ra, nhà thơ còn lợi dụng sự đa dạng của các nguyên âm tiếng Việt để tạo vần thơ. Có những bài thơ cả bốn câu cùng hiệp vần với nhau theo một dòng nguyên âm, lại có những bài thơ dựa vào luật hài âm là chính. Bài thơ

Khai hoang là một ví dụ: “Bỏ những phố phờng yên ấm sau lng/ Xây quê hơng mới trong lau trong cỏ/ Bỏ những tấm lòng đã yên đã cũ/ Mở những tâm hồn

cha thấy cha trông”. Có thể dẫn vào đây nhiều bài thơ khác: Thủng đáy, Ký ức, Viên Tĩnh viên, Hoa lau đờng 9, Hoa súng, Lãnh đạm

Kết cấu tứ tuyệt Chế Lan Viên cũng khá đa dạng. Một mặt vừa tuân thủ những kiểu kết cấu cổ điển, mặt khác, Chế Lan Viên tạo nên những kiểu kết cấu mới.

Kiểu kết cấu khai - thừa - chuyển - hợp là kiểu kết cấu quen thuộc nhất trong thơ ông. Ví dụ: “Cửa Việt hai bờ không bóng chim/ Không cây, bờ rộng ngát trời thêm/ Ta về trong một trời không mẹ/ Bát ngát sông dài… ta vắng em” (Cửa Việt). ở những bài thơ nh vậy, câu kết thờng trọn vẹn, có thần và nhiều khi vợt ra ngoài tầm liên tởng bình lặng của ngời đọc chúng ta. Bài thơ khép lại nhng gợi ra ý mới, lời đã hết mà ý vẫn còn. Chiêm tinh, Viên Tĩnh viên, Ngủ rừng, Cái đi qua… là những bài thơ có đợc khả năng kỳ diệu ấy.

Kiểu kết cấu 2 - 2 (hai cặp câu) cũng là một hớng triển khai ý thơ thờng thấy trong Di cảo. Về cơ bản, hai cặp câu này vẫn theo phơng thức của lối kết cấu khai - thừa - chuyển - hợp, nghĩa là gói trọn trong một ý, kết thúc một tứ thơ. ở kiểu này, hai cặp câu thờng là hai vế đối nhau. Di cảo có nhiều bài thơ nh thế: Sắc mai cời, Hoa dẻ vàng, Sơng trên cành, Khai hoang, Kịch…

Thi pháp thơ tứ tuyệt truyền thống cho rằng, kết cấu 2 - 2 tơng ứng với hai phần, phần trên là cảnh, phần dới là tình. Thực tế, đó chỉ là một cách phân định tơng đối vì hai yếu tố tình và cảnh luôn quyện hòa vào nhau trong một bài thơ. Những bài thơ tứ tuyệt của Chế Lan Viên đã dẫn ở trên đã chứng minh điều đó.

Ngoài ra, tứ tuyệt Chế Lan Viên còn có kiểu kết cấu 4 câu cùng hợp sức lại với nhau để tạo nên một ý thơ, một tứ thơ. Loại kết cấu này thể hiện tài năng Chế Lan Viên trong việc sắp xếp, lắp ghép tự nhiên các hình ảnh để tự nó làm bật lên ý thơ nh Tìm thơ, Vẽ cá, Chuyến xe, Nhẫn, Sân bay, Tiếng ru

Nh vậy, xét về mặt hình thức, thơ tứ tuyệt Chế Lan Viên rất phong phú, đa dạng. Ông còn có những phá cách cần thiết để diễn đạt tối đa lợng thông tin ngữ nghĩa. Điều này góp phần lý giải vì sao tứ tuyệt Chế Lan Viên lại có thể chấp nhận trong nó nhiều câu thơ có số lợng âm tiết khác nhau, từ 5, 6, 7, 8…

âm tiết đến câu thơ hợp thể, biến thể, thơ tự do... Sự phong phú về hình thức của tứ tuyệt Chế Lan Viên không phải là gợng ép, thiếu kỹ thuật mà trớc hết đó là sự lựa chọn cấu trúc, kết cấu để tạo nên tính đa dạng cho thơ. Đa dạng về hình thức cũng có nghĩa là đa dạng về chủ đề, nội dung phản ánh. Chế Lan Viên từng viết những bài thơ tứ tuyệt nhỏ bé, xinh xắn về tình yêu, về chiến tranh và sau này ta vẫn bắt gặp nhiều bài thơ tứ tuyệt chất chứa bao cảm xúc dồn nén của ông về thơ, về đời trong những tháng năm cuối đời. Sức hấp dẫn của tứ tuyệt Chế Lan Viên phải chăng là ở chỗ, dù chủ yếu vẫn dựa vào cái nền của tứ tuyệt truyền thống, nhng tác giả đã thổi vào đó linh hồn và âm vang thời đại? Do vậy, thơ tứ tuyệt Chế Lan Viên vừa có cốt cách Đờng thi, vừa rất hiện đại.

Thể tứ tuyệt trong Di cảo thơ Chế Lan Viên thể hiện rất rõ đặc trng truyền thống loại hình mang tính bền vững, nh một phơng tiện hữu hạn có ý thức nghệ thuật, vừa cho thấy sự sinh thành, vận động và phát triển của tứ tuyệt trong văn học hiện đại Việt Nam. Cách nhìn thể loại kết hợp với thế giới quan thể loại độc đáo giúp tác giả tạo nên sự kết hợp hài hòa phong cách thể loại, Việt hóa dần thể loại vay mợn này, góp phần làm mới cho tứ tuyệt Việt Nam tiến lên một bớc. Ngời đọc không nghi ngờ gì về sự hiện diện mang tính áp đảo của tứ tuyệt so với các thể thơ khác trong Di cảo, và Chế Lan Viên đợc coi là một trong những nhà thơ làm thơ tứ tuyệt thành công bậc nhất trong văn học hiện đại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đặc trưng nghệ thuật di cảo thơ của chế lan viên (Trang 116 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w