Cảm hứng chiêm nghiệm về cuộc đời, sự sống, cái chết

Một phần của tài liệu Đặc trưng nghệ thuật di cảo thơ của chế lan viên (Trang 54 - 61)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.2. Cảm hứng chiêm nghiệm về cuộc đời, sự sống, cái chết

Những năm cuối đời, Chế Lan Viên trở lại với những trăn trở, băn khoăn về đời sống thế sự, những suy t triết học về bản thể, về sự sống, cái chết, h vô và tồn tại. Giữa bộn bề cuộc sống, bị hối thúc bởi thời gian nớc xiết, bệnh tật hiểm nghèo bắt phải đối diện với cái chết, với h vô, Chế Lan Viên giành cho mình những khoảnh khắc lắng sâu để chiêm nghiệm về cuộc đời, sự sống, cái chết. Mỗi ngày, mỗi phút tin yêu, hy vọng, sẻ chia, đau đớn… với cuộc đời này, nhìn ngắm, cảm xúc, lý giải… cuộc sống mà mình trải nghiệm, Chế Lan Viên đã có những bài thơ Di cảo làm thao thức ngời đọc bởi những tâm t rất thật, rất đời của ông.

ở cái thời điểm mà cả dân tộc đang phải gồng mình lên, dồn toàn tâm sức cho cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, mọi ngời đều có chung một niềm tin vào tơng lai tơi sáng của đất nớc, quê hơng. Hòa bình rồi, chúng ta không thể cứ sống mãi với những hào quang chiến thắng mà phải vật lộn, mu sinh trớc cuộc đời. Cuộc sống sau chiến tranh, rồi đổi mới với nhiều tính toán, lo toan hàng ngày không khỏi không phạm đến những t tởng, những giá trị đạo đức truyền thống. Hiện thực ấy làm Chế Lan Viên nhận ra bao điều, bao sự thật tê tái, đau lòng. Đây là những ám ảnh và cay đắng trớc những đổi thay của nhân tình thế thái, sự đảo lộn của những giá trị: “Chả còn ai yêu vầng trăng và bông lúa ngoài đồng/ Yêu bà Tiên hay đám mây trên lầu Hoàng Hạc/ Giờ là thế giới của xe cúp, ti vi, phim màu ngũ sắc/ Của quyền lực, tuổi tên đốp chát/ Vị trí

nhà thơ nh rác đổ thùng/ Chả ai nhớ bà mẹ cắm chông bạc tóc/ Nhớ một cô gái chèo đò vợt lửa qua sông” (Thời thợng).

Di cảo thơ tổng kết thế thái nhân tình qua trải nghiệm của một đời ngời.

ở đó, Chế Lan Viên làm một cuộc đối thoại với bạn đọc - ngời đời. “Cờ” nói cái cuộc thế đời ngời, số phận, tai ơng, hạnh phúc, đợc, thua… để rồi cuối cùng trong xót xa, cay đắng, nhà thơ tự hỏi: “Ôi, bạn bè anh đâu cả?/ Để anh chơi có một mình!”. Phải chăng Chế Lan Viên khó khăn, lúng túng khi phải làm quen, phải đối diện với cái bình thờng, trong những quan hệ và nhân tình thế thái của đời thờng, khi Việt Nam mở cửa về phía nền kinh tế thị trờng, mở cửa ra thế giới? Trong những tình huống này, Chế Lan Viên thờng suy tởng, triết lý về cái cao cả và cái thấp hèn, cái trác việt và cái thô kệch, cái vĩnh hằng và cái nhất thời, giá trị thật và h danh, cái hiện thời và cái mai hậu… Nhà thơ lật tẩy loại dịch giả “Không hiểu mà dịch bừa/ Tiền nó bỏ vào túi/ Còn thơ giả cho nhà thơ” để rồi ngán ngẩm: “ở đời chết bởi bọn trung gian ấy/ Không trung mà lại gian/ Tất cả vĩ nhân vào tay chúng nó/ Chả ma nào còn”. Nhận thức lại điều lẽ thờng ngời ta vẫn nghĩ, vẫn nghe để thấy sự mâu thuẫn giữa thật và giả cũng nh sự lộn sòng các giá trị, Chế Lan Viên lấy “Cuội ” làm đối tợng trữ tình cho một bài thơ rất thế sự, bộc lộ sự sâu lắng trong cảm nhận gan ruột của nhà thơ: “Cuội ngồi gốc đa triệu năm rồi đó/ Nói dối gì, Cuội thật biết bao nhiêu/ Thế hệ nào đến cũng gặp mày nguyên tại chỗ/ Chỉ kẻ nhìn lên trăng thì nói dối đủ điều/…/ Thiên hạ chửi mày nói dối để tỏ ra mình là thật”.

Cờ lau Đinh Bộ Lĩnh qua tâm sự một ông vua mà thấy tâm sự ông nhà thơ: “Danh vọng ầm ào, vinh quang xí xố”. Nhà thơ không ngần ngại nhận xét: “Cuộc đời nh rệp, nh bọ chét/ Suốt đêm cắn xé/ Đánh ta liên hồi” (Đôi giày chật), cuộc đời thờng là “cái chiến hào nhí nhắt/ Dích da dích dắc”. Con ngời ở giữa cuộc đời ấy phải đối mặt với biết bao điều may rủi, với những chiều sấp ngửa. ở đó “Hạnh phúc đến thình lình và ở thế đơn côi/ Còn tai ơng thì dồn dập đánh vu hồi/ Thuyền anh đi giữa bể, hai trời May, Rủi đó/ Không sấp bên này thì ngửa phía kia thôi/…/ Cuộc đời là trò chơi/ Cuộc sống là trò chơi…

(Hai chiều). Chế Lan Viên còn có câu thơ thật thà nh câu nói thờng mà trong hồn vía nó có chiêm nghiệm của cả đời ngời: “ở đâu đong hạnh phúc chén đầy, đây chỉ chén vơi”.

Động lòng trắc ẩn trớc những số phận vô danh bị lãng quên trong cuộc sống, ông viết Một ngời thờng. Bài thơ có yếu tố tự sự kể một ngời nông dân bốc mộ cho hàng ba trăm thơng binh, tự giác, tự nguyện. Nhng ngời đời thì bận bịu với những “dạ hội, liên hoan/ Tình ca, hội thảo…/ Bao nhiêu điều láo nháo” mà “Quên rằng giờ chiến thắng đã mời năm/ Anh ta vẫn khổ/ Con vào trờng không có chỗ/ Đến bệnh viện không tiền/ Ra đờng không ai nhớ/ Về làng ngời ta quên”. Và trong nhiều trăn trở, thao thức, xót đau, nhà thơ buông tiếng thở dài: “Cầu cho đừng khôn vặt nh thế kỉ này/ Để nuôi sống xác thân, đem làm thịt linh hồn”.

Nhng dù cách nhìn đời nh thế nào thì đọc Di cảo, ta vẫn nhận ra một Chế Lan Viên yêu đời, có trách nhiệm với cuộc đời, nh chính ông tự thú: “Cho nên đau thì cứ đau mà ca cứ Vui Ca/ Hỏi đời có xám không, ngó về đêm Đen, anh đáp Đời Hồng” (Về Đông).

Đợc lao động, sáng tạo nghệ thuật, cống hiến cho đời là khát vọng không nguôi của Chế Lan Viên. Nỗi niềm ấy càng tăng lên bội phần khi nhà thơ đã ở vào buổi hoàng hôn của tuổi. Những vui buồn, đợc mất, những ý nghĩ về sự sống, cái chết, về thời gian, về cõi h vô trớc mặt trở thành nỗi ám ảnh thờng trực, càng ngày càng tha thiết trong ông với t cách thân phận ngời. Nhng Chế Lan Viên còn là ngời nghệ sĩ, nên nỗi niềm ấy dờng trở nên day dứt hơn khi ng- ời nghệ sĩ ấy cảm thấy mình bất lực trớc chân trời nghệ thuật còn xa hút. Về ph- ơng diện này, Di cảo có vị đắng đót của thứ thơ lặn vào trong, nói với riêng mình.

Nhà thơ ý thức về sự mong manh, ngắn ngủi của đời ngời. Ông nói, các ngời đẹp, các vĩ nhân, các thi sĩ thiên tài thì tất cả đều có “Con nhặng xanh” đón đợi. Ngay khi anh đang thơm tho với tuổi tên danh vọng, con nhặng xanh đã nhận ra cái mùi chung cục của anh rồi. Tốt cho anh là anh cũng phải nhìn ra nó sớm. Không phải chỉ tới những ngày trọng bệnh, mà thỉnh thoảng trong đời,

ông lại ngẫm nghĩ về sự sống, cái chết, về cái đời ngời: “ừ, anh là sông trôi, là hạt móc/ Là tiếng khóc thất thanh. Nhng anh lại/ Là ngời. Việc gì phải tủi”. Không tủi mà còn thích thú nữa. Nhìn lại, có lúc ông tự trách: “Đợc làm ngời khoái thế/ Vậy mà anh để hồn buồn và trán luôn cau”. Đi thăm lò hỏa táng, quan sát nó vận hành, nghĩ đến chung cục đời ngời thấy nó ghê ghê. Nhng ngẫm lại, đó cũng là công việc của đời thờng, chuyên cần nhịp nhàng: “Sáng đa xác vào, tra lấy xơng ra/ Đều đặn nh bánh vào lò/ Mỗi ngày hai suất”. Giọng thơ có sự an nhiên, bình đạm, nhng lắng kỹ vẫn có thể nhận ra những xao xác nao lòng. Nhà thơ ý thức đợc không phải từng giờ, mà từng phút, từng giây cái “buổi mai chót hay buổi chiều chót hay đêm khuya chót đời anh sắp tuột khỏi tay anh tất cả”. Là ngời có trách nhiệm với đời, ông không cho phép bản thân ngừng nghỉ: “Thời hạn đi tìm của anh đã hết rồi mà bờ bến tít mù xa/ Nhng dừng lại anh đâu còn là anh nữa” (Tìm thơ).

Từ ánh sáng và phù sa, rồi qua các tập thơ lừng danh: Hoa ngày thờng, chim báo bão, Đối thoại mới, Hoa trên đá, Hái theo mùa... đến bộ ba Di cảo thơ, Chế Lan Viên luôn bị ám ảnh bởi thế giới siêu hình, đến phút lìa đời vẫn không thoát khỏi ám ảnh đó. “Gió lật lá sen hồ” đợc ông viết năm 1988, tức là trớc khi mất một năm, ông gọi là “ai đó”. Bởi “ai đó” cứ ném thia lia trong hồn ông: “Gió thổi lá sen hồ lật lại phía bên kia/ Phía ấy gọi anh về/ Về đâu cha biết nữa/ Chỉ biết hồn anh lật lại cùng với gió/ ở trong hồn ai đó ném thia lia”. Cái phía bên kia, cái phía gọi anh về chắc là ông đã linh cảm đợc phía ấy, cha gọi thẳng tên nó ra thôi. Nhng rõ ràng nhà thơ có bị ám ảnh bởi sự hủy diệt, bởi cái chết: “Sống chết, sống chết…/ Hai từ ấy nh thoi reo lục dệt”. Hình ảnh về cái chết xuất hiện dày đặc trong Di cảo, trở thành ám ảnh nghệ thuật trở đi trở lại, day dứt trong hiện tại của nhà thơ. Hàng loạt hình ảnh gắn liền hoặc biểu thị cái chết nh chết, nấm mồ, địa ngục, huyết, máu, thiên đờng, đám tang, giòi bọ… cho phép chúng ta đa ra nhận xét: ám ảnh về cái chết, về sự hữu hạn của đời ngời là nỗi băn khoăn thờng trực trong Di cảo thơ. Nhu cầu hớng nội với việc đào sâu vào thế giới tâm linh còn đem lại cho Di cảo thơ nhiều hình ảnh ảo mang ý nghĩa biểu tợng: bình đựng lệ, bình thời gian, giọt sơng, hạt móc, hồn,

con nhặng xanh, chuyến xe, lửa,… rồi những bến Lú, sông Tơng, ngôi đền lãng quên, sóng luân hồi, xứ tuyết trắng, xứ trắng đen, xứ không màu,

Đây là một định nghĩa của Chế Lan Viên về cái chết: “Hơn thế, anh đã vĩnh biệt anh từ lúc ngòi bút, trang thơ anh bất lực/ Từ lúc nhựa hồn anh khô kiệt, thấy hoa mai mà không biết đấy xuân về” (Giờ báo tử). Với Chế Lan Viên, cái chết không chỉ là sự tan biến về thể xác, mà sự chấm dứt của một đời thơ cũng là giờ báo tử của đời ngời. Cái chết ấy đã đến từ lúc anh hạ vũ khí, từ lúc ngòi bút, trang thơ anh bất lực. Trong suy cảm Chế Lan Viên, cái chết th- ờng gắn liền với cái lãng quên. Nhà thơ cho rằng, điều đau đớn nhất đối với một nhà thơ là tên tuổi anh chỉ đợc ghi ở bìa sách chứ không đợc tạc vào lòng ngời, những trang thơ anh để lại cho đời bay đi “nh thóc lép, nh lá mùa, nh giấy vàng hồ, nh những tàn tro” (Uổng công). Vì thế, có lúc nhà thơ băn khoăn tự hỏi: “Ai đón thơ anh ở cuối con đờng?”.

Vốn là ngời luôn quý trọng sự sống, lại sống rất có trách nhiệm với mình, với đời, cảm giác chới với khi đối mặt với cái chết là có thật và dễ hiểu: “Anh nh gõ kiến/ Gõ vào thời gian/ Gõ vào số phận…/ Tháng ngày không kịp nữa” (Hóa). Ngời đọc bắt gặp cảm giác cô đơn của nhà thơ khi nằm trên giờng bệnh, khi từng phút đối diện với chính mình, tự mình chống chọi với cái chết, với con đờng đời và con đờng nghệ thuật hun hút vô tận. Những lúc ấy, bao kỷ niệm sống dậy. Cuộc đời trải qua nh những thớc phim lớt nhanh. Quay về dĩ vãng, nhà thơ chúng ta không khỏi hoài nghi: “Mà ngẫm lại cuộc đời/ Quá đỗi phù du” (Kiều). Rất nhiều lần, câu nói bi lụy tự ngàn xa thân cát bụi lại trở về cát bụi vang lên trong tâm khảm nhà thơ. Con ngời chỉ là hạt bụi, hạt cát nhỏ nhoi, vô danh, “Dẫu có chói lọi tuổi tên thì cũng lụi bên trời trong ngày hội phù hoa” (Học tập lẫn nhau). Lại trở về với câu hỏi từng làm day dứt nhà thơ năm mơi năm trớc: “Ta là ai?. Có ngời trách nhà thơ trong Từ thế chi ca chỉ thấy mình “thành một nhúm xơng gio trong bình”. Một ngời biết mình đang đứng nơi giáp ranh giữa cái sống và cái chết mà có một tâm trạng nh thế cũng là bình thờng, dễ hiểu. Chế Lan Viên cũng vậy. ông ý thức đợc rất rõ từng giây phút

của cuộc đời mình đang trôi và cái mút cuối cùng của sự sống đang đến gần:

Đã gần hết thời gian của tôi ở trên trái đất

“ ” (Tìm đờng). Nếu trớc đây, trong

Đối thoại mới, Chế Lan Viên vẫn còn đủng đỉnh triết lí về “Những lá thơm hái lúc về già/ Những lá thơm có hơng t tởng” thì bây giờ, những suy t, ám ảnh về thời gian trở đi trở lại, xuyên suốt trong rất nhiều bài thơ Di cảo. Chỉ kê ra những bài thơ trực tiếp đề cập đến thời gian nh một cảm hứng, chúng ta có:

Thời gian nớc xiết, Thời gian xuôi chảy, Sông thời gian, Thời gian, Lại thấy thời gian, bể thời gian… Nhà thơ “lên giây đồng hồ”, “nghe tiếng gà gáy”, “nhìn giọt sơng rơi”, trông “gió thổi mây bay bất trắc”… đều bị mặc cảm là cái quỹ thời gian sống đang vơi đi một cách đáng sợ. Những cảm xúc và nghĩ suy hớng mạnh về phía vô cực, vô biên. Nhà thơ đặt bản thân mình trớc vũ trụ bao la và cảm thấy sự sống thật bé nhỏ, mong manh. Do đó, vũ trụ là cái tôi,

cái tôi trong vũ trụ là hình ảnh trọng tâm của nhiều bài thơ. Đặc điểm này có từ thời Điêu tàn mà trớc đây gọi là thoát li thực tại: nhà thơ không nhìn về phía tr- ớc, phía tơng lai mà ngoái lại nhìn từ phía sau, phía quá khứ. Nếu ở Điêu tàn là quá khứ nói chung trong khái niệm dĩ vãng, thì trong Di cảo thơ, quá khứ là các chặng đờng mà nhà thơ đã đi qua, cho dù không cụ thể: “Thôi không còn chờ mùa hoa phía trớc/ Mà ngoái đầu nhẩm lại các mùa hoa phía sau/…/ Không phải hoa khuất mà ta khuất/ Ta đi vào xứ không màu” (Các mùa hoa).

Thời gian trong Di cảo thơ đợm màu sắc suy tởng, triết luận. Nếu trong

Lại thấy thời gian (Tập thơ Không tên, Di cảo 2), ngời đọc gặp lại cái mông lung siêu hình với những “nếp áo tiền nhân”, “tiếng gà lại kiếp”, “mặt nguyệt tâm t”, “nắng h vang” hay cái mơ hồ biết bao trong những câu thơ “Em đến rủ ta vào cuộc Sắc/ Con roi h ảo dặm đờng Không”, thì những tháng năm cuối đời, đối diện với bệnh tật và cái chết, thời gian trở thành đối tợng để nhà thơ chiêm nghiệm: Mùa qua, Cái bình thời gian, Mai sau, Các mùa hoa… Trớc đây, Chế Lan Viên vì muốn yêu đời mà phải thù ghét thời gian: “Tôi có chờ đâu, có đợi đâu/ Đem chi xuân đến gợi thêm sầu/ Với tôi tất cả nh vô nghĩa/ Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau”. Nay ông yêu mến, níu kéo thời gian, dù

biết rõ nó vừa dắt tay, vừa quay lng với con ngời. ở “hoàng hôn của tuổi”, nhà thơ thấm thía cảm nhận thời gian ngắn ngủi của đời ngời, nhiều cụm từ mới định nghĩa thời gian xuất hiện: thời gian khắc nghiệt, thời gian xuôi chảy, thời gian nớc xiết

Thời gian trong thơ Chế Lan Viên là thời gian để lao động và sáng tạo. Ông gắn bó với cuộc đời bằng tất cả tình yêu, sức lực với mục đích cuối cùng là viết cho đời, để lại cho đời. Vì vậy, khi nhận thức đợc quỹ thời gian còn lại của mình “nh thóc giống đếm từng hạt một”, nhà thơ giục giã hối hả sống, hối hả viết hơn bất cứ lúc nào: “Chỉ còn chừng ấy hạt thôi, anh phải tạo ra mùa”, “Viết đi! Viết đi! Viết! Viết!” và “Viết thêm! Viết nữa! Viết vào!”, phải “đạp tháng ngày mà viết”, “làm thơ giữa hai chớp mắt”. Đó chính là hành động chống lại h vô, chống lại sự hủy diệt của cái chết, khẳng định sự tồn tại của mình trong thế giới. Bất kể siêu hình hay không siêu hình, trớc hết và sau cùng,

Một phần của tài liệu Đặc trưng nghệ thuật di cảo thơ của chế lan viên (Trang 54 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w