Ngôn ngữ vừa tài hoa uyên bác, vừa giản dị, đời thờng

Một phần của tài liệu Đặc trưng nghệ thuật di cảo thơ của chế lan viên (Trang 109 - 115)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Ngôn ngữ vừa tài hoa uyên bác, vừa giản dị, đời thờng

Di cảo thơ chủ yếu đợc tác giả sáng tác vào giai đoạn cuối đời (trừ một số ít bài thơ đợc sáng tác trớc năm 1945), t duy thơ gần nh hoàn toàn hớng nội, tập trung phản ánh những suy t, trăn trở, day dứt của nhà thơ trớc hiện thực cuộc đời. Ngôn ngữ thơ ông lúc này có xu hớng xích lại gần với ngôn ngữ văn xuôi, với lời ăn tiếng nói thờng ngày. Thực tế, không phải chỉ đến Di cảo thơ mới xuất hiện xu hớng này. Trong các tập thơ trớc đó nh ánh sáng và phù sa, Hoa ngày thờng, chim báo bão… xu hớng ấy đã manh nha, chỉ có điều cha phải là phổ biến, đến Di cảo thơ mới trở thành một đặc trng nổi trội. Xét trong phạm vi hẹp của phong cách ngôn ngữ một tác giả, đây đợc xem là bớc chuyển đổi, cách tân cơ bản trong một giai đoạn văn học mới, còn xét trong phạm vi rộng của cả

một nền thơ thì đây chính là xu thế vận động chung của thơ ca Việt Nam hiện đại. Nếu trớc đây các nhà thơ rất ít dùng các yếu tố của lời nói nh hô ngữ, khẩu ngữ, lời chê, lời giễu nhại, rất kỵ dùng các h từ, từ nối… thì thơ ca hiện đại đã dung nạp các hiện tợng ngôn ngữ ấy một cách tự nhiên để bổ sung cho ngôn từ nghệ thuật vốn từ giao tiếp đời thờng. Có thể xem đây là một trong nhiều dấu hiệu đổi mới của thơ ca hiện đại Việt Nam. Thơ Chế Lan Viên cũng không ngoại lệ. Theo Nguyễn Thế Lịch, câu thơ khi ngả sang gần với văn xuôi hay gần với ngôn ngữ hội thoại thì phải dùng nhiều h từ, phụ từ, đại từ…, và ông kết luận: “giọng thơ gần với giọng nói thì đơng nhiên phải nh vậy”. Với Chế Lan Viên trong Di cảo thơ, các yếu tố của lời nói thờng đợc ông vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, đạt nhiều hiệu quả thẩm mỹ.

Thơ Di cảo của Chế Lan Viên sử dụng nhiều ngôn ngữ đời thờng, dân dã, tự nhiên nh hơi thở, cảm xúc của nhà thơ vậy. Đó là thứ ngôn ngữ của ngày hôm nay với bộn bề bao sự kiện. Về mặt này, Chế Lan Viên đã tổng hợp nguồn ngôn ngữ quần chúng với tính chất tự nhiên, mộc mạc, bình dị, khỏe khoắn, sống động và nâng ngôn ngữ đời thờng ấy lên thành ngôn ngữ nghệ thuật.

Trớc đây, chúng ta từng thấy thấp thoáng đâu đó dấu vết thời cuộc trong kho từ vựng của một số nhà thơ cận đại nh Nguyễn Đình Chiểu, Trần Tế Xơng, Nguyễn Khuyến… Dấu vết thời đại Chế Lan Viên giờ đây in đậm trong Di cảo thơ của ông. Phải chăng, chính cuộc sống đã chi phối sự lựa chọn chủ đề và cách dùng ngôn ngữ của nhà thơ?

Khảo sát Di cảo thơ, chúng tôi thấy tác giả sử dụng rất nhiều h từ, từ nối… làm phơng tiện liên kết và diễn đạt ý thơ. Đọc nhiều bài thơ Di cảo, ngời đọc có cảm giác ngôn ngữ thơ giống nh lời nói thờng: “Nghìn lẻ một câu thơ viết ra, ngời ta quên cả một nghìn/ May lẻ một ngời ta còn nhớ đời nhớ kiếp/ Nếu lẻ hai, lẻ ba, lẻ t nữa thì may quá/ ấy thế mà đã đợc nghìn câu đâu, mong lẻ nỗi gì?” (Nghìn lẻ).

Lại có khi nhà thơ dùng từ ngữ lấy thẳng từ khẩu ngữ, và khi cần thiết cũng tung ra những từ ngữ rất thông tục, thậm chí ghê gớm. ở đó, ngôn ngữ Chế Lan Viên nh còn mang bụi bặm của phố phờng, tơi rói màu sắc thật của

đời, phập phồng hơi thở cuộc sống nh chính lời tâm sự này: “Xa tôi hát mà bây giờ tôi tập nói” bởi “Xa tôi làm thơ, giờ thử để thơ làm”. Trong Di cảo không hiếm những câu thơ kiểu nh: “Cái trò chơi quái quỷ/ Tay cầm kim, tay cầm sợi chỉ/… Ta chạy một đời không dứt/ Vẫn toi công” (Xâu kim). Hay: “Mẹ kiếp! Một triệu thi sĩ giết trăng mà trăng chẳng chết” (Lý ng vọng nguyệt), “Cái cũ đã thành thần/ Cóc khô thành tài năng… Bắt chớc đào lộn hột/ Vỏ tâm hồn lộn tuốt” (Lộn trái), “Chơi vãn đời đợc thua cha ngã ngũ/ Bỏ xừ anh” (Cờ),

Đầu cua tai nheo, trên rừng d

ới bể. Việc gì?” (Việc gì? Việc gì?), “Cầu cho đừng khôn vặt nh thế kỷ này”, “ở đời chết bởi bọn trung gian ấy/ Không trung mà lại gian/ Tất cả vĩ nhân vào tay chúng nó/ Chả ma nào còn” (Bị lừa)… Đâu đó còn mang cái khẩu khí ráo hoảnh của kinh tế thị trờng “Để khỏi nhớ ơn, ngời ta bày ra chữ cảm ơn/ Cảm ơn một lần, hai lần, thôi thế là rảnh nợ”.

ở đây, nhà thơ đã tớc đi mọi uốn éo tài hoa mà thơ vốn có để nói bộp vào thực chất, bài thơ vì thế mà giản dị hơn, gần gũi và đời thờng hơn nhng nghĩ ngợi nhiều, chìm sâu vào chiêm nghiệm. Di cảo thơ vì thế hiện đại bởi nó trình bày chất thơ để mộc từ trong lõi.

Những từ ngữ mang tính tự nhiên của đời sống thực đợc Chế Lan Viên đa vào thơ đem đến những cảm xúc tơi mới cho ngời đọc. Nhà thơ quan niệm: “Không có chữ nào thơ hay không thơ, chữ nào trong sáng hay không trong sáng. Vấn đề là biết cách dùng cho đúng chỗ của nó mà thôi” [128, 117].

Tính tự nhiên, giản dị của ngôn ngữ thơ Chế Lan Viên còn đợc thể hiện qua cách nhà thơ sử dụng những chi tiết, hình ảnh thơ. Đó là những hình ảnh rất đời thờng, bất kỳ cái gì của cuộc sống khi có cảm xúc đều đợc nhà thơ lĩnh hội và nên thơ. Ngay nhan đề của không ít bài thơ cũng đủ nói lên điều đó: Cây chạc chìu, Đá, Tợng, Tợng đá, Lò thiêu, Nhà không trần, Xâu kim, Vịt đẻ, Con nhặng xanh, Vịt đàn, Cháo vịt, Mèo chuột, Đói, Mặt rỗ, Lừa, Xóc đĩa, Ruồi và mật,…

Trong Di cảo, tác giả cũng viện dẫn khá nhiều thành ngữ, tục ngữ: Chạy trời không khỏi nắng (Nhà không trần), Chân không đến đất, cật không đến

trời (Tự cứu mình), Lên voi xuống chó (Giai cấp tính, Đối thủ của voi), Mất cả chì lẫn chài (Sủi tăm), Mật ít ruồi nhiều (Ruồi và mật), Mời voi không đợc bát nớc xáo (Đối thủ của voi)… Thành ngữ, tục ngữ là những yếu tố lời nói đợc sàng lọc qua thời gian đã trở thành những châm ngôn cuộc sống. Do vậy, việc vận dụng nó vào thơ không chỉ có tác dụng bình dị hóa câu thơ mà còn có khả năng nâng nhận thức ngời đọc lên tầm triết lý.

Nhà thơ Cuba Retama từng nói, đại ý: giản dị là con đờng duy nhất để đạt tới chiều sâu thơ ca chân chính, giản dị đồng nghĩa với chín đầy thì có lẽ, thành công của Chế Lan Viên ở bộ ba Di cảo thơ một phần bắt đầu từ đó. Giản dị nhng không tầm thờng, tự nhiên nhng không rơi vào thái quá… là một trong những đặc sắc của ngôn ngữ Di cảo thơ. Đây cũng là xu hớng chung của ngôn ngữ thơ Việt Nam hiện đại. Xu hớng này diễn ra khá mạnh mẽ trong Di cảo thơ

nhng vẫn đảm bảo, duy trì phong cách thơ trí tuệ của Chế Lan Viên.

Ngôn ngữ thơ Chế Lan Viên còn là ngôn ngữ tài hoa của một nhà thơ uyên bác. Có ngời khi nhắc đến tính chất hiện đại của ngôn ngữ văn học đã nhắc đến ngôn ngữ thơ chế Lan Viên nh một hiện tợng tiêu biểu và xuất sắc, đồng thời đánh giá thiên tài của Chế Lan Viên trớc hết là ở ngôn ngữ. Trong Di cảo thơ, tác giả đã vận dụng chính xác và biến đổi linh hoạt các loại ngôn ngữ phong phú, đa phong cách nh từ khẩu ngữ, từ khoa học, từ hành chính, từ chính luận… Ngôn ngữ trong thơ Di cảo xét trên một bình diện nào đó là sự tổng hợp kiến thức phong phú, uyên bác của chính nhà thơ, là kho từ vựng giàu tính hiện thực.

Chế Lan Viên là ngời có kiến thức rộng và phong phú trên nhiều phạm vi đời sống. Tài năng và thành công của nhà thơ là ở chỗ, ông đã biết vận những hiểu biết đó vào thơ một cách tự nhiên, nhuần nhuyễn. Ông đa đợc vào thơ nhiều loại ngôn ngữ của khoa học, của đời sống, chứng tỏ vốn tri thức khá tinh tờng và rộng sâu trên nhiều mặt. Chẳng hạn, những kiến thức khá sâu về sinh vật học mà không phải ai cũng biết: “Có rồng, nhng cũng có cá rồng rồng không phải là rồng”, …… chim viễn du theo đội hình tam giác”, “Con đực Gastéroteus khi gặp cái/ Sẽ có những động tác bơi kì lạ/ Cá cái bỗng thành

thiên tài cá/ Dẫn con đực về tổ”, “Phải ba tỷ năm sau các sinh vật ra đời, đời mới có hoa/ Và cũng đã một trăm hai mơi triệu năm rồi hoa tồn tại”...

Vận dụng kiến thức tổng hợp trớc hết để nhằm cái đích là nâng cao cảm nhận thơ thêm sâu sắc. Chẳng hạn, để nói cái h và cái ảo trong thơ, Chế Lan Viên dùng lối lên tởng thú vị qua kiến thức đời sống (Con chim bói cá). Diễn tả một khái niệm triết học cao siêu mà lấy hình ảnh tháp Bay-on bốn mặt thì thật khéo léo và sâu sắc. Tài năng của Chế Lan Viên ở đây chính là sự vận dụng hiệu quả vốn kiến thức sâu rộng về đời sống để phản ánh, biểu hiện nâng lên thành nhận thức thơ ca.

Ngôn ngữ thơ Di cảo của Chế Lan Viên là sự tổng hợp nhiều chất liệu ngôn ngữ: ngôn ngữ đời thờng với tính chất tự nhiên, mộc mạc, bình dị, khỏe khoắn, sống động và ngôn ngữ văn hóa, văn học. Bằng tài cầm quân và điều khiển đội quân ngôn ngữ, nhà thơ đã khéo léo sắp xếp, kết hợp những ngôn từ bình dị, thô nhám bên cạnh những chữ gọt giũa tài hoa. Có những câu thơ, bài thơ trang trọng, mợt mà, rất thơ nh Từ thế chi ca, Lau, Một lần, Hoa trắng, Tuổi thơ, Hái hoa, Liễu, Một thời, Sắc mai cời, Tiếng đàn bầu,… lại có những bài thơ vui nh chuyện tếu, dung chứa nhiều yếu tố của lời nói thờng hơn là ngôn ngữ thơ: Bố mẹ và U, Lộn trái, Đi buôn, Vịt đàn,… nhng đó lại nằm trong số những bài thơ triết lý thâm trầm, sâu sắc nhất của Chế Lan Viên.

Ngoài ra cần phải nói đến cách lắp ghép từ ngữ hết sức linh hoạt của Chế Lan Viên để tạo nên những từ ghép mới. Chính nhà thơ cũng từng nhận thức rằng, thơ cần ngôn ngữ tìm tòi. Bản thân Chế Lan Viên luôn có ý thức tìm tòi, sáng tạo ngôn ngữ. Tính tự nhiên ở đây không phải thể hiện ở nội dung, bản chất các từ ngữ đợc lắp ghép mà đợc thể hiện ở bản thân thao tác lắp ghép đó. Các từ ngữ có thể khác xa nhau về từ loại, tính chất… và cũng khác xa nhau về tâm lý, thói quen sử dụng ngôn ngữ của ngời Việt, nhng lại đợc tác giả liên kết với nhau tạo nên lớp từ vựng mới. ở nhiều bài thơ, sự kết hợp ngôn ngữ độc đáo tạo nên xu hớng đẩy xa ngôn ngữ về phía tợng trng, siêu thực. Điều đó có tác dụng làm lạ hóa câu thơ, tạo sức hấp dẫn, kích thích những khám phá mới ở ng- ời đọc. Chẳng hạn nh mấy câu thơ sau: “Em đến rủ ta vào cuộc sắc/ Nghe em

ta hái cụm hoa ngời/ Nhớ thơng từ ấy xanh sông mắt/ Đỏ nụ lòng ta chói ánh vui” (Lại thấy thời gian). Và rất nhiều ví dụ khác nữa: “Cái tinh tế cỏ hoa tạm thời ta cha nghĩ đến”, “Của cái đứa bé lơng tâm phải giết nhiều lần mới chết”, “Rồi ta uống vào cái suối đen của sự chết/ Quên đi cái môi hồng của tình yêu/ Rồi ta uống vào cái dòng lãng quên trắng bệch”, “Xâu kỷ niệm, xâu màu hoa, xâu tiếng ve lữ thứ/ Xâu góc bể chân trời dây nhợ”… Di cảo còn có nhiều tởng tợng có vẻ phi lý nh thế này: “Khi tôi cỡi trên mây/ Thì máu ngời rên dới đất/ Mẹ hỏi tôi: - Con lên cao mà làm chi?” (Tìm đờng), “Những bạn bè yêu anh sẽ gặp anh trong cỏ/ Trong hạt sơng, trong đá”… Tuy nhiên, cái thoáng siêu thực này khác hẳn yếu tố thần bí xa kia, thuở Điêu tàn. Giây phút ngời đọc cảm thấy “chếnh choáng” cùng nhà thơ thì đó là vì cái “cốc rợu siêu thực” đợc tận hiến trong thơ.

Trong Di cảo thơ của Chế Lan Viên, chúng ta thờng bắt gặp hiện tợng này: nhiều bài thơ viết vội, có tính chất nhật ký tâm hồn, nhật kí của một ngời đang trên hành trình đến lò thiêu. ở đó, ngôn ngữ cha đợc gia công gọt dũa, có bài đặt ra lựa chọn cái kết 1 trong 2 hoặc có thêm phơng án kết bài khác, có bài ghi vội đến mức có những chữ phải khó khăn lắm mới luận ra đợc, thậm chí có chữ ngời biên tập luận không ra nên đành chua dới chân trang phán đoán của mình để ngời đọc tiện theo dõi. Qua một số bài thơ Di cảo, ngời đọc cũng có thể hình dung đợc phơng pháp lao động thi ca của Chế Lan Viên: một ý thơ đợc ông diễn đạt ra nhiều câu ở nhiều dạng khác nhau: lục bát, ngũ ngôn, thất ngôn… cuối cùng chọn câu nào ng ý nhất và sửa đi sửa lại, chép sạch sẽ.

Rất có thể lúc sinh thời, nhà thơ cha hoàn toàn hài lòng về nhiều câu, chữ, nhiều bài thơ trong số những bài Di cảo đợc xuất bản. Đơn giản vì sinh thời nhà thơ cha sửa xong, cha hoàn chỉnh, cha có ý định công bố. Chúng đợc viết cuối đời, trong mùa bệnh và thờng ở dạng nháp, phác thảo, thậm chí có những bài còn dở dang nh thấy ghi ở nhiều trang Di cảo. Dung lợng của những bài này nhiều ít khác nhau, và số lợng bài thơ phác thảo trong Di cảo là không nhỏ. Gọi là phác thảo, là nháp thì cha thể coi là định hình rõ rệt, thậm chí nếu nghiêm ngặt ra vẫn cha thể coi là những tác phẩm nghệ thuật theo đúng nghĩa

của nó. Những bài này đợc tác giả viết trong những cuốn tập, trong sổ tay, và cả trong những tờ giấy rời khổ nhỏ. Đó là những bài thơ viết vội, ghi nhanh những cảm nghĩ chớp nhoáng để sau này nếu có điều kiện nhà thơ sẽ trau chuốt lại, hoàn thiện thêm. Vì là ghi vội những cảm nghĩ thoáng qua, nên có đôi bài sơ sài, lặp lại, có những câu thơ non lép. Việc công bố những sáng tác loại này quả là không mấy đơn giản, và do đó, việc đánh giá chúng lại càng không đơn giản.

Chế Lan Viên là ngời đã mở ra một hớng khai thác tiếng Việt mà rất ít ngời theo đuổi và đã mạnh dạn đi đến cùng trên hớng đó. Di cảo thơ cho thấy sự đổi mới sáng tạo ngôn ngữ của Chế Lan Viên là toàn diện, phù hợp với quy luật phát triển ngôn ngữ nhng không xa rời cách nói, cách nghĩ của dân tộc, góp phần đem lại những phẩm chất mới quý giá cho tiếng Việt.

Một phần của tài liệu Đặc trưng nghệ thuật di cảo thơ của chế lan viên (Trang 109 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w