Chế Lan Viên với tùy bút, bút kí và phê bình văn học

Một phần của tài liệu Đặc trưng nghệ thuật di cảo thơ của chế lan viên (Trang 41 - 46)

6. Cấu trúc luận văn

1.3. Chế Lan Viên với tùy bút, bút kí và phê bình văn học

Bên cạnh sáng tác thơ, Chế Lan Viên còn là cây bút văn xuôi sắc sảo với nhiều tập tùy bút, bút kí và phê bình văn học.

Trớc Cách mạng tháng Tám, Chế Lan Viên có tập văn xuôi triết lí Vàng sao (1942). Tập sách là sự đồng điệu, hòa điệu với cõi thơ Điêu tàn, tiếp tục phát triển những suy nghĩ, băn khoăn thuở Điêu tàn, bộc lộ những tìm tòi nhng bế tắc của nhà thơ về t tởng và nghệ thuật, lạc xa vào những suy nghiệm siêu hình, h vô về bản thể. Cái tôi cô đơn, hoảng loạn tởng có thể tự giải thoát và tìm sức mạnh sáng tạo bằng cách vợt lên cõi tục để tạo nên một Đài thơ, một

Tháp nghĩ. Xu hớng tìm đến những tợng trng, siêu hình trong Điêu tàn lại một lần đợc nhấn mạnh trong Vàng sao.

Trong kháng chiến chống Pháp, do công tác báo chí, Chế Lan Viên viết một số bút kí, phóng sự ghi lại những hình ảnh kháng chiến ở Liên khu IV.

Sau tập bút kí Thăm Trung Quốc (1963), Chế Lan Viên ít viết bút kí mà chuyển sang thể tùy bút - chính luận. ở thể tài này, cây bút văn xuôi Chế Lan Viên bộc lộ rõ hơn những đặc sắc của mình. Tùy bút Chế Lan viên đợc tập hợp trong các tập Những ngày nổi giận (1966), Giờ của số thành (1977) và rải rác trong các tập Suy nghĩ và bình luận (1972), Bay theo đờng dân tộc đang bay

(1977), Nghĩ cạnh dòng thơ (1981)… Tùy bút Chế Lan Viên thờng đợc viết trong những thời điểm quan trọng, những bớc ngoặt biến chuyển của đời sống dân tộc, đất nớc. Những thời điểm “chói sáng” “đột biến” của lịch sử, nâng đôi cánh của cảm xúc, lại thôi thúc trí tuệ của nhà thơ suy nghĩ, nhận thức và khám phá. Trong những thời điểm đó, thờng thì Chế Lan Viên vừa làm thơ, vừa viết tùy bút, nh để mở rộng thêm những cảm xúc và suy nghĩ trong thơ.

Tùy bút, bút kí của Chế Lan Viên không có nhiều chi tiết thực tế; hiện thực cuộc sống đợc sử dụng chọn lọc xoay quanh cái trục chính là sự kiện lịch sử trọng yếu và đó là điểm tựa để nhà văn suy nghĩ, bình luận, đào sâu vào cốt lõi của vấn đề, mở rộng nó trong những liên hệ nhiều mặt, khám phá những ý nghĩa sâu rộng và mới mẻ. Nếu nh thơ Chế Lan Viên dồi dào trí tuệ, thì tùy bút của ông lại giàu chất thơ. Chất thơ ấy thể hiện trong những xúc cảm có khi bay bổng, nhng thờng thì đằm sâu trong những suy ngẫm trí tuệ. Nó còn đợc bộc lộ trong lối diễn đạt rất chú trọng đến hình ảnh và nhịp điệu.

Năng lực suy nghĩ sắc sảo và bao quát của Chế Lan Viên còn đợc phát huy hơn nữa trong các bài bình luận văn học.

Với ý thức trách nhiệm và sự nhạy bén trớc phong trào văn học của đất n- ớc, Chế Lan Viên thờng lên tiếng kịp thời về nhiều vấn đề của đời sống văn học nghệ thuật. Điều quan tâm hàng đầu của ông là vấn đề cơ bản: quan hệ giữa văn nghệ với cách mạng, với dân tộc và thời đại. Ông tham luận trong Hội nghị Chính trị đặc biệt năm 1964, trớc Quốc hội về Những thành tựu và thiếu sót của ngành văn nghệ chúng tôi, Văn học nghệ thuật và hiến pháp. Đứng ở t thế và vị trí của dân tộc ta trong cuộc chiến đấu chống đế quốc Mĩ, ông phát biểu trên các diễn đàn quốc tế, biểu dơng Thơ ở nớc chúng tôi đang đánh Mĩ, Nền văn hóa từ cuộc sống, bàn luận về Đế quốc, hòa bình và văn học. Chế Lan

Viên còn lên tiếng trong cuộc thảo luận về thể kí, về việc viết về ngời tốt, việc tốt, về việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt… Không phải ý kiến nào cũng chính xác, sâu sắc, nhng mỗi bài đều có thể tìm thấy một ý kiến mới mẻ, một cách nghĩ không giản đơn, dễ dãi, xuôi chiều.

Là nhà thơ, nên khi viết phê bình, Chế Lan Viên tập trung nhiều vào các vấn đề của thơ. Phê bình từng tập thơ, với ông là để nói đợc những vấn đề bao quát hơn của nền thơ, góp vào việc tìm hớng đi cho phong trào thơ. Khác Hoài Thanh, Xuân Diệu, chỗ mạnh của Chế Lan Viên không phải là bình thơ tinh tế, hay vừa “phê” vừa “bình”. Phê bình văn học của Chế Lan Viên thiên về hớng khái quát các vấn đề của nền thơ, bàn bạc, đề xuất phơng hớng cho phong trào thơ ở từng thời điểm cụ thể. Ông đặc biệt chú ý đến vấn đề con đờng của ngời nghệ sĩ trong cách mạng, điều đó thể hiện trong những bài phê bình thơ của Tế Hanh, Huy Cận, tựa cho tập thơ Thơ và địa ngục trần gian, hay phê bình một tập tiểu luận của Xuân Diệu, và càng thể hiện tập trung trong những bài “hồi kí” về con đờng thơ của mình.

Chế Lan Viên quan tâm nhiều đến vấn đề tính dân tộc và tính thời đại, tính hiện đại của văn học. ý thức mạnh mẽ về những đòi hỏi của thời đại với văn học, ông nhấn mạnh đến việc phải tìm tòi, đổi mới cho văn học phù hợp với thời đại.

Nét đặc sắc trong cách suy nghĩ của Chế Lan Viên là ông thờng đặt vấn đề xem xét trên nhiều bình diện, đứng ở một tầm cao t tởng và văn hóa, mở ra những mối liên hệ, so sánh, đối chọi, khái quát tổng hợp, từ đó vấn đề đợc hiện ra trong nhiều khía cạnh, bộc lộ những ý nghĩa tiềm ẩn, mới mẻ. Lối văn phê bình lí luận của Chế Lan Viên cũng có những nét đặc sắc riêng. Cách đặt vấn đề thờng gây đợc sự chú ý ngay lập tức; cách khai triển dẫn dắt ý có nhiều bất ngờ và nhất là hình ảnh và các phép tu từ đợc sử dụng phổ biến nh những thủ pháp hàng đầu và nổi bật. Nhờ hình ảnh (và nhịp điệu của câu văn) nên các ý niệm đ- ợc diễn đạt rõ ràng, cụ thể mà sinh động, gây ấn tợng đậm nét cho ngời đọc, ngay cả khi ý cha hẳn là mới.

Chơng 2

Cảm hứng và đề tài trong Di cảothơ

2.1. Cảm hứng chủ đạo của Di cảo thơ

Cảm hứng chủ đạo trong tác phẩm văn học đợc hiểu là “trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm, xuyên suốt tác phẩm nghệ thuật, gắn liền với một t t- ởng xác định, một sự đánh giá nhất định, gây tác động đến cảm xúc của những ngời tiếp nhận” [39, 39]. Bêlinxki, nhà lí luận dân chủ Cách mạng Nga, cũng đã nhận thức đợc vai trò quan trọng của cảm hứng chủ đạo trong sáng tạo văn học nghệ thuật. Ông coi cảm hứng chủ đạo là “điều kiện không thể thiếu đợc của việc tạo ra những tác phẩm đích thực, bởi nó biến sự chiếm lĩnh thuần túy trí óc đối với t tởng thành tình yêu đối với t tởng, một tình yêu mạnh mẽ, một khát vọng nhiệt thành” [39, 39]. Cũng nh một số khái niệm khác, khái niệm cảm hứng chủ đạo có quá trình hình thành, phát triển và sự giới hạn nội hàm nhất định. “Thuật ngữ cảm hứng chủ đạo lúc đầu chỉ yếu tố nhiệt tình, say sa diễn thuyết, sau chỉ trạng thái mê đắm khi xuất hiện tứ thơ. Về sau, lý luận văn học xem cảm hứng chủ đạo là một yếu tố của bản thân nội dung nghệ thuật, của thái độ t tởng, xúc cảm ở nghệ sĩ đối với thế giới đợc mô tả” [39, 39]. Nh vậy, cảm hứng chủ đạo ngày càng thâm nhập sâu vào thế giới nghệ thuật song song với quá trình điều chỉnh nhận thức của khoa học lý luận văn học.

Việc tìm hiểu cảm hứng chủ đạo trong tác phẩm văn học là một trong những hớng tiếp cận nội dung t tởng tác phẩm thờng thấy xa nay. Song, từ việc tìm hiểu cảm hứng chủ đạo đi đến những nhận xét về mối quan hệ giữa nó với các yếu tố nội dung, hình thức tác phẩm, đến việc phát hiện sự biến đổi có tính quy luật của cảm hứng chủ đạo giữa chuỗi tác phẩm, các bộ phận tác phẩm là một trong những hớng đi mới mẻ. Vấn đề chúng tôi đặt ra ở đây là vận dụng lý luận để tìm hiểu cảm hứng chủ đạo, tìm hiểu sự chuyển đổi cảm hứng của Chế Lan Viên trên hành trình từ thơ ca Cách mạng đến Di cảo.

Di cảo thơ là một đỉnh cao của đời thơ Chế Lan Viên. Tập thơ đa dạng về đề tài, phong phú về giọng điệu, tài hoa ở phơng cách biểu đạt, đầy ắp và nhất

quán về t tởng, cảm xúc. Nh vậy cũng có nghĩa là có thể tìm hiểu cảm hứng chủ đạo trong từng bài thơ, trong cả tập thơ Di cảo. Cảm hứng chủ đạo trong Di cảo thơ Chế Lan Viên chủ yếu là cảm hứng trữ tình về cuộc đời, thế sự, đó là những giãi bày, những chiêm nghiệm, triết lí về bản thân, về cuộc đời, sự sống, cái chết.

Tuy nhiên, khi tìm hiểu cảm hứng chủ đạo trong Di cảo thơ Chế Lan Viên, chúng tôi không chỉ dừng lại ở việc định danh cảm hứng qua việc liệt kê các lớp đề tài. Theo nghiên cứu của Trần Đình Sử, hiện nay, trong văn học nghệ thuật có 3 dòng “thể tài” (tức 3 dòng nội dung thể loại): lịch sử - dân tộc, đạo đức - thế sự, đời t. Tác giả cho rằng, “ở các tác phẩm lớn thờng có sự kết hợp các nét nội dung thể tài với nhau, trong đó có một hay hai nét chiếm u thế, tạo thành loại tác phẩm đa bình diện” [97, 42]. Di cảo thơ Chế Lan Viên có nhiều bài thuộc loại tác phẩm đa bình diện nh thế. Trong những bài thơ đa bình diện ấy, xét về phơng diện cảm hứng chủ đạo cũng có những “cách tân” đáng kể. Nói cách khác, sự đan xen tự nhiên giữa các đề tài, sự kết hợp hài hòa giữa các chủ đề với các thể tài… làm cho cảm hứng chủ đạo trong thơ di cảo của Chế Lan Viên cũng “đa thanh sắc”, giàu cảm xúc, dễ đi vào lòng ngời, dễ rung động tình ngời.

Trong Di cảo thơ, cảm hứng trữ tình lịch sử - dân tộc vẫn đợc tiếp tục dù không còn là mạch cảm xúc chủ yếu. Cảm hứng ấy không chỉ đánh thức những tình cảm tiềm ẩn trong trái tim độc giả của một giai đoạn mới của đất nớc, của văn học, mà trớc hết nó chi phối việc lựa chọn đề tài và các phơng tiện nghệ thuật khác tạo nên chất trữ tình lịch sử - triết lí, một trong những “ma lực” cuốn hút ngời thởng thức và bình giá thơ di cảo của ông. Cảm hứng trữ tình đời t là mạch cảm xúc đáng kể và quan trọng nhất. Đó là sự ý thức về đời sống cá nhân, những suy t, xúc động cá nhân… Chế Lan Viên trớc những vấn đề của đời sống thế sự cũng nh đời sống văn chơng.

Những điều nêu trên cho thấy, cảm hứng chủ đạo trong Di cảo là mạch ngầm t tởng của tác phẩm, là yếu tố chi phối và khuấy động không khí cảm xúc của cả ngời sáng tác lẫn đối tợng tiếp nhận tác phẩm.

Từ những định hớng trên đây, chúng ta có thể khẳng định, xem xét cảm hứng chủ đạo của một tác phẩm văn học phải nhìn từ nhiều bình diện. Nếu xét cảm hứng chủ đạo với t cách là t tởng, tình cảm của tác giả đối với hiện thực đ- ợc mô tả, chúng ta có thể cắt nghĩa đợc sự vận động của một số yếu tố nội dung, hình thức trong chỉnh thể tác phẩm. Nếu xét cảm hứng chủ đạo với t cách là yếu tố của bản thân nội dung tác phẩm, chúng ta sẽ chỉ ra đợc mạch cảm xúc tuôn chảy trong tác phẩm, lý giải đợc phần nào sức hấp dẫn, sức sống của tác phẩm đối với công chúng, với thời gian.

Có thể nói, cảm hứng chủ đạo là một yếu tố có vai trò cả trong quá trình sáng tạo lẫn thởng thức nghệ thuật. Yếu tố đó có mặt và thâm nhập vào hầu hết các “ngõ ngách” của tác phẩm. Tìm hiểu cảm hứng chủ đạo trong tác phẩm, ng- ời đọc cần nhận thức sâu sắc về vai trò của nó ở mỗi “t cách” mà nó đảm trách. Với “t cách” là thái độ, t tởng, tình cảm của tác giả đối với hiện thực đợc mô tả trong tác phẩm, nó là điều kiện tiên quyết, là nguồn cảm hứng để ngời sáng tác tạo nên giá trị tác phẩm từ sự lựa chọn hiện thực, là yếu tố tạo nguồn và thúc đẩy quá trình sáng tạo văn học. Chẳng hạn, cảm hứng chủ đạo giúp Chế Lan Viên lựa chọn, tổ chức, triển khai các khía cạnh khác nhau của đề tài, tạo nên hệ thống đề tài mới trên cơ sở thế giới quan và quan niệm nghệ thuật mới của ông. Với “t cách” là một yếu tố của bản thân nội dung tác phẩm, cảm hứng chủ đạo là hệ quả của quá trình thâm nhập thực tế, lựa chọn đề tài, thể nghiệm t t- ởng, tình cảm của tác giả, là kết quả của sự hòa điệu giữa thế giới quan và tài năng, bản lĩnh và mức độ thâm nhập của ngời sáng tác vào hiện thực đời sống. Nó có khả năng thức tỉnh tình cảm ở độc giả, làm tiền đề cho sự tiếp nhận sâu sắc tác phẩm, biến quá trình tiếp nhận tác phẩm dờng nh khô khan thành quá trình tiếp nhận tự nguyện nhờ sự đồng cảm, thăng hoa nghệ thuật. Điều quan trọng là ở cả hai “t cách”, cảm hứng chủ đạo đều có vai trò - gián tiếp hoặc trực tiếp tác động vào ngời tiếp nhận, tạo nên những xung động thẩm mỹ ở họ, khiến “sự chiếm lĩnh thuần túy trí óc đối với t tởng thành tình yêu đối với t tởng” nh Bêlinxki đã từng nhận xét.

Một phần của tài liệu Đặc trưng nghệ thuật di cảo thơ của chế lan viên (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w