Nhận thức về quá khứ lịch sử dân tộc

Một phần của tài liệu Đặc trưng nghệ thuật di cảo thơ của chế lan viên (Trang 62 - 75)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.1. Nhận thức về quá khứ lịch sử dân tộc

2.2.1.1. Truyền thống lịch sử

Di cảo thơ có không nhiều những bài thơ, câu thơ viết về vấn đề này, song lại giúp cho ngời đọc nhìn nhận khá cụ thể thông điệp của tác giả.

Trớc nay, nhận thức về lịch sử đất nớc là đề tài đợc khá nhiều ngời đề cập đến. Nhng đa phần, các nhà văn thờng nghiêng về phía những thuận lợi trong cảm hứng ngợi ca, tự hào. Chế Lan Viên lại khác. Cách t duy lịch sử theo lối không bằng phẳng, không theo vết mòn quen thuộc đã giúp Chế Lan Viên có những bài thơ về đề tài này khá đặc sắc. Ông cho rằng, từ lúc sinh ra, dân tộc ta đã phải chống chọi với giặc giã, với những âm mu… Mà tuổi thơ thờng cha nhận thức đợc hết những âm mu. Giặc ngoại xâm tràn đến đồng lõa với nạn lũ lụt, hạn hán hoành hành. Cái vòng xoáy dữ dằn đó luôn chụp xuống đầu dân tộc ta suốt mấy ngàn năm lịch sử:

Đất nớc gì mà tuổi trong nôi đã phải nhảy lên mình ngựa thép đi đánh giặc Đang cỡi trâu, chơi cờ lau cũng phải bỏ chơi

mà đánh giặc

Chiếc gối lông nga cũng có âm mu của giặc trộn vào Yêu mà bị chém rơi đầu vì Mỵ Châu hóa giặc

Đánh giặc cùng nhau huy động núi non, lũ lụt

vào vòng chiến tình yêu Mà cớp một cô Nàng

(Đất nớc ta)

Trong một bài thơ khác, Chế Lan Viên lại khắc sâu thêm đặc điểm này nhng không nh một số ngời chỉ nghiêng về ý chúng ta có truyền thống chống giặc từ lúc mới lập nớc mà với ý nghĩa là từ lúc sinh ra dân tộc ta đã phải đối phó với giặc ngoại xâm:

ở đất nớc ba tuổi đã rời nôi lên ngựa sắt Tuổi trẻ chơi lau đã chơi trò đánh giặc Kiếm làm cho con rùa không thể yên thân

trong cuộc sống thờng

(Sử)

Câu chuyện Mỵ Châu - Trọng Thủy nổi tiếng trong truyền thuyết đã trở thành cảm hứng, đề tài cho nhiều ngời cầm bút. Nhà thơ Tố Hữu viết Tâm sự Mỵ Châu để gửi gắm những suy nghĩ về bài học cảnh giác của lịch sử. Trong

Di cảo thơ, Chế Lan Viên cũng vài lần nhắc đến bi tình này. Dới nhận thức của ông, câu chuyện này đợc tái hiện, một mặt để nói về tình yêu bị những âm mu chính trị lừa dối, một mặt khác, để nói đến nỗi oan riêng của Mỵ Châu mà chúng ta cần cảnh giác, đừng để tái diễn. Cái khác của Chế Lan Viên, cũng là cái mới của ông là ở chỗ đó:

Còn cái lông nga ấy bây giờ ở đâu? Ai biết?!

Có lẽ nó bay trên đầu những ngời oan khuất Đang chờ ngời yêu và vết chém sau lng

(Lông nga máu)

Truyền thuyết về Lạc Long Quân và Âu Cơ sau khi có một trăm ngời con đã phải chia tay nhau, kẻ lên rừng, ngời xuống biển phải đợc nhìn nhận ly hôn là để tồn tại, để mu sinh. Có ý kiến cho rằng do giống Rồng và giống Tiên không hợp nhau nên phải chia tay là không thỏa đáng. Sự chia tay ở đây đồng

nghĩa với sự tồn tại và phát triển của giống nòi. Cuộc chia tay đợc Chế Lan Viên diễn tả xoắn lòng nh vòng xoắn của Loa Thành. Khi nhớ đến những ngời con ra bể, mẹ Âu Cơ vô cùng đau xót nghĩ đến những đứa chịu rủi ro. Với nhận thức giàu tính nhân văn nh thế, thơ Chế Lan Viên đã thực sự làm mới hơn truyền thống lịch sử của cha ông:

Chúng ta là con của mây cha ta và sóng bể mẹ ta từng ly biệt Xoắn lòng ta nh Loa Thành tự buổi An Dơng Vơng Mẹ Âu Cơ nghe lòng trong bể động và bể im

không tiếng sóng Trăm trứng hồng của mẹ kia, trứng nào

sẽ thoát khỏi đau thơng?

(Sử)

Những nhận thức, hiểu biết về lịch sử mà Chế Lan Viên có đợc là từ những góp nhặt của ông trên con đờng chiếm lĩnh tri thức lịch sử dân tộc. Con đờng ấy có thể đợc thu nhận từ những bài học chính sử, có thể từ truyền thuyết, từ thơ ca dân gian… Do đó, trong thơ ông, những “thi liệu” đợc sử dụng khá phong phú, tạo sức thuyết phục cao khi ông giãi bày những suy t của mình.

Những bài thơ viết về Nguyễn Trãi, và nhất là Nguyễn Du trong Di cảo thơ cho thấy sự trăn trở của Chế Lan Viên về di sản văn hóa, văn học của dân tộc. Viết về Nguyễn Trãi, nhà thơ thấm thía nỗi đau đớn và oan khuất của thi hào. Mỗi dòng thơ có một từ máu: máu thấm, cho đến máu đỏ lòm, máu của hồn oan. Nhng cao hơn là sự bất tử của ngọc sáng ngời của con ngời và của thơ:

Giọt máu thấm từ trang sách ra bìa hay bìa vào ruột sách Từ trang đầu đến trang chót thơ kia đều thấm máu đỏ lòm Chúng tru di máu, tru di ngời, chứ tru di thơ

làm sao đợc? Ngọc sáng ngời là hóa thân của máu, của hồn oan

Số lợng những bài thơ viết về Nguyễn Du và tác phẩm của ông còn nhiều hơn. Trớc Di cảo thơ, Chế Lan Viên đã có nhiều bài thơ hay, bài viết sâu sắc về Nguyễn Du và Truyện Kiều cũng nh viết về các tác phẩm khác hoặc về các nhân vật khác trong tác phẩm của Nguyễn Du. Theo thời gian, có thể kể đến:

Đọc Kiều, Gửi Kiều cho em năm đánh Mỹ, Gửi Nguyễn Du, Nghĩ thêm về Nguyễn… Đó là cha kể đến nhiều câu thơ nằm rải rác trong nhiều bài thơ khác viết về đại thi hào và về tác phẩm của ngời mà bạn đọc luôn nhớ: “Khi Nguyễn Du viết Kiều, đất nớc hóa thành văn”, hay: “Văn chiêu hồn từng thấm giọt ma rơi!”, và: “Cho thịt những chàng Kim không còn đốt cháy những cô Kiều”.

Di cảo thơ có hai bài Kỷ niệm Nguyễn Du. Trong đó, Chế Lan viên nhắc đến một ý là việc tổ chức kỷ niệm chả có ích gì cho đại thi hào cả:

Khi ta kỷ niệm Nguyễn Du chả ích gì cho Nguyễn Chả qua để kẻ yêu thơ khỏi tủi trong lòng

Và:

Kỷ niệm Nguyễn Du chỉ thỏa lòng ta thôi Chứ ích gì cho ông nữa?

Mái tóc ông hoa râm thì đã hoa râm rồi Thuốc nào cứu chữa?

Đói ăn hoa cúc thay cơm trừ bữa

Ta có thơng ông thì ông cũng đã chết lâu rồi

Có thể có ngời cho rằng Chế Lan Viên nói thế là hơi cực đoan. Nhng đằng sau những lời lẽ ấy, tác giả muốn gửi đến bạn đọc thông điệp này chăng: nếu có thơng yêu, có chăm nom thì hãy chu đáo khi ngời nghệ sĩ còn đang sống, đang sáng tạo. Ngời phơng Tây coi trọng ngày sinh. Ngời Việt ta lại quan tâm đến giỗ đám. Cha mẹ khi còn sống, con cái có khi chả giúp đợc việc gì, nh- ng khi chết lại làm cỗ linh đình, có khi nhằm vào mục đích khác cao hơn cả việc nhớ thơng cha mẹ đã quá cố, có nên chăng?

Quan tâm đến ngời còn sống, có khi giúp cho họ sống lâu hơn, có ích hơn. Đối với những tài năng của đất nớc, kéo dài sự sống của họ ở trên đời là kéo dài thêm sản phẩm tinh thần mà họ có thể sáng tạo ra, phục vụ cho chính

thời đại đã quan tâm đến họ… Đây là ý kiến mới của Chế Lan Viên khi viết về đại thi hào dân tộc, cũng là những trăn trở của ông về trách nhiệm của xã hội tr- ớc tài năng ngời nghệ sĩ nói chung.

Trong hai bài Đọc Kiều, Chế Lan Viên cũng muốn khám phá lợng tử của thi phẩm bất hủ này. T thế đọc thẳng để nghĩ đến đời Kiều, t thế đọc nghiêng để nghĩ đến mình và để “phát hiện ra những hồn thơ ẩn náu” trong đó. Chế Lan Viên đã đánh giá Truyện Kiều là một bể ngôn từ sâu thẳm, đầy bí mật, càng đi sâu vào càng khám phá ra nhiều điều thú vị. Cách đánh giá có sức thuyết phục cao, tránh đợc sự ca ngợi chung chung dễ rơi vào nhàm chán.

Với những bài thơ viết về truyền thống lịch sử dới một góc nhìn riêng, lối t duy - xúc cảm riêng, Di cảo thơ cho ta thấm thía hơn về mặt nhận thức, tình cảm đối với những giá trị của quá khứ dân tộc.

2.2.1.2. Lịch sử cách mạng

Trong Di cảo, những bài thơ viết về đề tài này không nhiều nhng lại rất có ý nghĩa bởi nó liền mạch với mời tập thơ trớc đó, nh là để khẳng định sự nhất quán trong t tởng của Chế Lan Viên.

Trong ba tập Di cảo thơ có một bài viết về Bác Hồ đặt ở đầu Phần II của

Di cảo thơ, tập 1. Trớc đây, cùng với Tố Hữu, Chế Lan Viên là ngời viết nhiều nhất về Bác và có những thành công vào bậc nhất. Viết về lãnh tụ là để ghi nhớ công ơn và nguyện sống xứng đáng hơn, trong trẻo hơn:

Bác rất ghét tợng đồng, bia đá

Nhng ta không để Bác lai vô ảnh, khứ vô hình Lọc hồn ta thành mùa sen hơng tỏa

Dâng lên ngời trong cõi trờng sinh

(Dâng lên Bác)

Nhớ lại những năm cách mạng cha về, cuộc sống của cả dân tộc chìm trong đau khổ, chết chóc, Chế Lan Viên viết:

Nhớ năm đói mẹ bế anh về vùng than xứ bể Giá mạng ngời thua một xẻng than

Sau cách mạng, cuộc sống của cả dân tộc và của mỗi ngời đã đổi khác. Chế Lan Viên ý thức đợc món “nợ máu xơng, áo cơm, một ngụm nớc khát lòng” nên trong hai bài thơ viết về Côn Đảo, nhà thơ nh muốn tính cho mình những thứ mà mình còn ghi nợ. Nhng cao hơn là sự thán phục các chiến sĩ cách mạng đã chịu đựng hi sinh và đã hiên ngang bất khuất trớc cảnh lao tù của thực dân, đế quốc:

Năm tháng trại tù có màu trắng bệch của tờng vôi và thời gian ẩm mục Lại có màu lá bàng đỏ úa máu tù nhân

Đo nó, tính nó bằng số trận đòn nhận trên mình, số mộ chôn ngoài cát Có khi lại là màu không đo đợc, thẳm sâu của

bầu trời xanh thủng đáy Và màu mây vây kín đáo, bốn bề che hết cả bình minh

(Màu sắc Côn Đảo)

Thậm chí, đơn vị đo lờng ở nơi ấy cũng rất đặc biệt “… chỉ có bọn giết ngời và ngời bị giết thôi”. Chế Lan Viên nói đến ranh giới giữa cái sống và cái chết, giữa trung dũng và thoái bộ. Tố Hữu từng có bài Con cá, chột na viết về chủ đề này. Nhng ở đây, Chế Lan Viên nói đến trong bối cảnh cụ thể của địa ngục trần gian Côn Đảo thì:

Nháy mắt nhảy vào cái chết Chặc lỡi đầu hàng

Đa tay xin không còn là ngời trinh trắng nữa… Nhích lên một bớc lấy thân mình che bạn Lùi một ly tránh dùi cui

Dành cái sống cho mình, mặc bạn chịu đòn,

chôn xác hàng dơng

(Đơn vị ở Côn Sơn)

Cảm nhận đợc quá trình đấu tranh gian khổ, hi sinh, bất khuất của những ngời cách mạng nên vào những năm cuối đời, Chế Lan Viên còn viết đợc những

vần thơ rất hào sảng, đầy trách nhiệm: “Ta đến sau, tựa vào thời đại biến trang thơ ta thành sấm sét/ Thành lá cờ đỏ chói sắc vàng tơi” (Cờ đỏ sao vàng).

2.2.1.3. Cuộc kháng chiến chống Mỹ

Nếu ở văn xuôi, đặc biệt là ở những cuốn tiểu thuyết mang khuynh hớng sử thi, ngời viết cần có chỗ lùi lịch sử để khái quát những hiện thực rộng lớn, để có một tầm nhìn chiến lợc thì thơ ca, với tính chất cơ động của nó đã có một độ lùi cần thiết để nhìn về cuộc chiến bằng cái nhìn toàn diện hơn, sâu sắc hơn. Tr- ớc đây, hiện thực hiện lên trong tác phẩm thờng là hiện thực “nhìn thấy” thì trong thơ sau 1975, chiến tranh chủ yếu hiện lên trong ký ức, là hiện thực “tự cảm thấy”. Với một khoảng cách thẩm mỹ nh thế, chiến tranh không chỉ đợc nhìn từ mặt trớc mà còn đợc nhìn từ phía sau với bao nỗi đau trĩu nặng, bao nhức nhối khó lành. Thơ Việt Nam sau 1975 thiên về xu hớng viết về chiến tranh qua những khúc ca bi tráng về số phận dân tộc. Hai đợt sóng trờng ca xuất hiện vào những năm cuối thập kỷ 70 - đầu thập kỷ 80 và những năm cuối thế kỷ XX với những cây bút thành danh ở thể loại này nh Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu, Trần Anh Thái, Hoàng Trần Cơng… cho thấy nhu cầu tổng kết về chiến tranh và lịch sử trong thơ. Từ điểm nhìn nhìn hiện tại, các nhà thơ phóng chiếu cái nhìn sâu, xa về lịch sử đất nớc trong ý thức nói nhiều hơn về bi kịch. Thơ chiến tranh không còn giọng điệu tụng ca dễ dãi mà thể hiện chiều sâu ngẫm ngợi của nhà thơ về thế thái nhân tình trong sự chuyển động không ngừng của lịch sử.

Các bài thơ viết về đề tài chiến tranh, đặc biệt là cuộc kháng chiến chống Mỹ trong Di cảo thơ chiếm một số lợng khá lớn. Trớc Di cảo thơ, Chế Lan Viên viết nhiều bài thơ về chiến tranh, có những bài thành công xuất sắc nh Sao chiến thắng, Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng, Suy nghĩ 1966, Thời sự hè 72, bình luận… Những vần thơ ấy của Chế Lan Viên có sức lôi cuốn ngời đọc mạnh mẽ. Sau năm 1975, trong hơn mời năm chống chiến tranh xâm lợc biên giới, thơ Chế Lan Viên vẫn phát huy đợc sức mạnh vốn có ở giai đoạn trớc. Nay đợc sáng tác trong một hoàn cảnh mới, đất nớc cơ bản đã hết chiến tranh, mặc dù công cuộc giữ gìn biên giới và giúp nớc bạn vẫn còn phải đổ máu. Cho nên,

có thể coi thơ về chiến tranh trong Di cảo thơ là thơ thời hậu chiến. Nhà thơ đã có đợc khoảng lùi về thời gian của hai cuộc chiến tranh ác liệt từng xảy ra trong suốt mấy chục năm ròng. Hơn một triệu bộ đội hi sinh. Hơn hai triệu th- ờng dân bị quân thù sát hại. Số ngời nhiễm chất độc da cam lên đến vài triệu… Sự thật lịch sử ấy còn âm vang không dứt trong nhiều vần thơ sau này. Nhng nếu chỉ viết nh đã viết ở giai đoạn trớc là sẽ lặp lại mình. Phải tìm cách thể hiện mới. Chế Lan Viên đã đáp ứng đợc đòi hỏi ấy. Đề tài chiến tranh và ngời lính với Chế Lan Viên là “món nợ” không biết bao giờ ông trả đợc. Độ lùi về thời gian giúp nhà thơ nhìn lại quá khứ một cách tỉnh táo, công bằng, thơ viết về chiến tranh của Chế Lan Viên vì thế sâu sắc hơn, điềm tĩnh hơn.

Thơ viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ của Chế Lan Viên vẫn còn đợc tiếp tục ở những tập thơ xuất bản sau 1975 nh Hoa trên đá (1984), Ta gửi cho mình (1986). Đến Di cảo, đề tài này vẫn đợc tiếp tục - trực tiếp hoặc gián tiếp - với hàng loạt bài thơ. Trong đó, có nhiều bài đợc Chế Lan Viên ghi chú thời điểm sáng tác rất dài, khoảng trên dới mời lăm năm. Những bài đó vừa có câu thơ diễn tả trực tiếp cuộc kháng chiến đang xảy ra, lại có những câu thơ có độ lùi đáng kể về thời gian. ở đây cần chú ý đến những bài viết vào những năm cuối đời để thấy rõ hơn những nhận thức của tác giả về quá khứ chiến tranh. Đồng thời cũng cần phân biệt đâu là những bài thơ viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ để thấy đợc chất thơ “hậu chiến”. Còn những bài viết về chiến tranh biên giới thì lại có khoảng thời gian đồng thời với tác giả. Ngay cả khi tác giả đã qua đời, xung đột biên giới còn kéo dài thêm vài năm nữa. Một số bài phê bình về Di cảo thơ trớc đây đã không phân biệt điểm này nên phân tích cha thỏa đáng.

Nhìn chung, thơ viết về đề tài chiến tranh trong Di cảo chủ yếu là bóng dáng của cuộc chiến, những kỉ niệm về chiến đấu. Thời chiến, thơ ca nói nhiều đến cái ác liệt của chiến tranh cùng những chiến công chói lọi của quân và dân ta trong cảm hứng ngợi ca hào sảng. Chủ nghĩa yêu nớc, chủ nghĩa anh hùng tập

Một phần của tài liệu Đặc trưng nghệ thuật di cảo thơ của chế lan viên (Trang 62 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w