1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc sắc truyện ngắn phan thị vàng anh

113 2,6K 27

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 330 KB

Nội dung

trờng đại học vinh khoa sau đại học --------- --------- Nguyễn thị phơng hồng Đặc sắc truyện ngắn phan thị vàng anh luận văn thạc sỹ ngữ văn Vinh - 2010 3 trờng đại học vinh khoa sau đại học --------- --------- Nguyễn thị phơng hồng Đặc sắc truyện ngắn phan thị vàng anh luận văn thạc sỹ ngữ văn Chuyên ngành: văn học Việt Nam Mã số: 60 22 34 Nguời huớng dẫn khoa học: TS. lê thị hồ quang vinh - 2010 4 ¶nh nhµ v¨n phan thÞ vµng anh 5 lời cảm ơn Nhân dịp luận văn đợc hoàn thành, tôi xin chân thành cảm ơn sự hớng dẫn tận tình chu đáo của tiến sỹ Lê Thị Hồ Quang, sự góp ý chân thành của các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, trờng Đại học Vinh cùng sự khích lệ động viên của gia đình và bạn bè. Vinh, ngày . tháng .năm 2010. Ngời thực hiện: Nguyễn Thị Phơng Hồng 6 Quy ớc viết tắt NXB: Nhà xuất bản. Tr: Trang TP: Thành phố KHXH và NV: Khoa học xã hội và Nhân văn. Cách chú thích tài liệu trích dẫn: Bao gồm thứ tự của tài liệu trong th mục Tài liệu tham khảo và số thứ tự trong trang chứa trích dẫn. Ví dụ: Kí hiệu [40, tr 25]: Thứ tự của tài liệu trong th mục tài liệu tham khảo là 40, đoạn trích dẫn nằm ở trang 25 của tài liệu này. 7 mục lục Trang Mở đầu . 10 1. Lý do chọn đề tài 10 2. Lịch sử vấn đề . 11 3. Đối tợng nghiên cứu và phạm vi khảo sát 15 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 15 5. Phơng pháp nghiên cứu .16 6. Cấu trúc của luận văn . 16 Chơng 1. Truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh trong dòng chảy truyện ngắn Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến nay 17 1.1. Tổng quan về truyện ngắn Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến nay 17 1.1.1. Truyện ngắn và những u thế của thể loại truyện ngắn 17 1.1.2. Khái quát về bối cảnh lịch sử - xã hội và về truyện ngắn Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến nay . . 21 1.2. Nhìn chung về sáng tác của Phan Thị Vàng Anh . 29 1.2.1. Phan Thị Vàng Anh - vài nét tiểu sử 29 1.2.2. Các lĩnh vực sáng tác của Phan Thị Vàng Anh 29 1.2.3. Khái quát về truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh . . 34 Chơng 2. Đặc sắc truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh trên phơng diện một số nội dung .39 2.1. Một bức tranh đời sống tẻ nhạt và vô vị .39 2.2. Một bức tranh đời sống đầy nghịch lý, phức tạp 47 2.3. Chân dung một thế hệ thanh niên trống rỗng, phù phiếm . 56 2.4. Khát vọng và hoài nghi - một nét nổi bật trong nhãn quan nghệ thuật của tác giả 63 8 Chơng 3. Đặc sắc truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh trên một số phơng diện hình thức .72 3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật . 72 3.1.1. Đặt nhân vật trong nhiều mối tơng quan đời sống 75 3.1.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật 77 3.2. Kết cấu 80 3.2.1. Ngắn - một đặc điểm nổi bật trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh . 82 3.2.2. Cách kết thúc trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh 83 3.2.3. Nghệ thuật xây dựng tình huống . 88 3.2.4. Nghệ thuật sử dụng chi tiết 90 3.3. Ngôn ngữ . 93 3.3.1. Ngôn ngữ nhân vật 93 3.3.2. Ngôn ngữ trần thuật 96 3.4. Giọng điệu 101 3.4.1. Giọng điệu dửng dng, lạnh lùng, . 102 3.4.2. Giọng chán chờng, trăn trở, băn khoăn . 104 3.4.3. Giọng giễu cợt, hóm hỉnh . 106 Kết luận 109 Tài liệu tham khảo . 112 9 Mở Đầu 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Văn học Việt Nam sau 1975, đặc biệt từ sau Đại hội Đảng năm1986, đã trải qua một chặng đờng phát triển với nhiều biến đổi sâu sắc và toàn diện. Không khí sôi động cùng nhịp sống gấp gáp của xã hội hiện đại những năm cuối thế kỷ XX là một bối cảnh lịch sử tạo điều kiện thuận lợi cho văn học phát triển ngày càng phong phú, đa dạng. Kế thừa những thành tựu của thời kỳ trớc, truyện ngắn và tiểu thuyết là hai thể loại gặt hái đợc nhiều thành công. Truyện ngắn với những u thế của thể loại tự sự cỡ nhỏ tỏ ra khá phù hợp với việc diễn tả đời sống phức tạp của con ng- ời thời kỳ Đổi mới. Sự khác biệt của truyện ngắn Việt Nam sau 1986 so với truyện ngắn trớc đó không chỉ ở đề tài, chủ đề, cũng không dừng lại ở quan niệm nghệ thuật về con ngời, mà còn ở cách viết đầy sáng tạo mới mẻ, với những thể nghiệm táo bạo của nhiều cây bút a khám phá nh: Tạ Duy Anh, Lê Minh Khuê, Võ Thị Hảo, Phạm Thị Hoài, Y Ban, Phạm Ngọc Tiến, Nguyễn Thị Thu Huệ, Trần Thị Thờng, Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Xuân Hà Tiếp cận đặc sắc truyện ngắn Việt Nam sau 1986 thông qua những đóng góp của các tác giả, tác phẩm tiêu biểu là một công việc hứa hẹn nhiều thú vị. 1.2. Tiếp nối những bớc đi mạnh mẽ đầy bứt phá của văn học nớc nhà sau những năm đầu đổi mới, Phan Thị Vàng Anh cùng những cây bút trẻ, đặc biệt là những cây bút nữ nhanh chóng đợc nhiều độc giả chú ý, trân trọng và mến mộ. Phan Thị Vàng Anh không phải là một hiện tợng gây xôn xao d luận, cũng không phải là cái tên chiếm vị trí dấu mốc quan trọng trên con đờng chuyển mình của văn xuôi hiện đại Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XX nh Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp Tuy nhiên khi nhìn vào diện mạo văn học Việt Nam cuối thế kỷ XX, kể cả ngời đọc và ngời nghiên cứu phê bình văn chơng đều không thể không nhắc đến Phan Thị Vàng Anh. Với một cá tính sáng tạo có kế thừa mà không lặp lại, Phan Thị Vàng 10 Anh đã tạo đợc một giọng điệu riêng khá ấn tợng ngay từ tập truyện ngắn đầu tay (Khi ngời ta trẻ, xuất bản năm 1993, đợc tặng thởng của Hội nhà văn Việt Nam năm 1993). Có thể nói Phan Thị Vàng Anh đã thực sự khẳng định đợc tài năng của mình trong lĩnh vực truyện ngắn hiện đại. 1.3. Việc nghiên cứu, tìm hiểu Đặc sắc truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh trớc hết, cho chúng ta thấy đợc những đóng góp ở phơng diện dung và hình thức nghệ thuật của truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh, qua đó góp thêm t liệu cần thiết cho việc nghiên cứu, học tập và giảng dạy văn học Việt Nam giai đoạn sau 1975 hiện nay đợc thuận lợi và hiệu quả 2. Lịch sử vấn đề Phan Thị Vàng Anh sáng tác truyện ngắn không nhiều nhng so với những cây bút cùng thế hệ thì truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anhsắc điệu riêng khá độc đáo. Vì vậy mà ngay từ tập truyện ngắn đầu tiên đã đợc nhiều bạn đọc yêu thích, và các nhà phê bình chú ý. Có thể kể tên một số công trình và bài viết sau đây: - Huỳnh Nh Phơng, Sân chơi Vàng Anh, trong Khi ng ời ta trẻ , nhà xuất bản Hội nhà văn, năm 1994. - Huỳnh Phan Anh, Ghi nhận về thế giới nghệ thuật Phan Thị vàng Anh, Báo văn nghệ trẻ, số 1 năm 1995. - Thụy Khuê, Vàng Anh cất tiếng ở Pari, Báo văn nghệ trẻ, số 5 năm 1996 - Bùi Việt Thắng, Khi ngời ta trẻ I, II, trong bình luận truyện ngắn, nhà xuất bản Văn học Hà Nội, năm 1999. - Tuyết Ngân, Phan Thị Vàng Anh và Trần Thanh Hà hai phong cách truyện ngắn trẻ, Báo Văn nghệ Trẻ, số 8 năm 2001. - Bùi Việt Thắng, Tứ tử trình làng, bài giới thiệu cuốn truyện ngắn bốn cây bút nữ, nhà xuất bản Văn học Hà Nội, năm 2002 . - Hoàng Thị Loan, Phan Thị Vàng Anh - Đâu rồi bầu trời xanh, Báo An ninh thế giới cuối tháng, số 32 năm 2004. 11 - Trơng Thị Hà, Đặc điểm ngôn ngữ và cá tính sáng tạo trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh, khóa luận tốt nghiệp năm 2004 Đại học Vinh. - Lê Hồng Lâm, Trong nhiều Vàng Anh có một Vàng Anh http// www.talaws.org - Vơng Trí Nhàn, Phan Thị Vàng Anh, http// Vuongdangbi.com v v . Trong số các bài viết trên, chúng tôi chú ý đến những ý kiến sau: Nhà phê bình Huỳnh Nh Phơng nhận xét tập truyện ngắn Khi ngời ta trẻ là một cái sân chơi mà ở đó các nhân vật đã chơi hết mình với đủ thứ trò, từ ấm ớ, vớ va vớ vẩn đến điên rồ và ngông cuồng nhất. Tuy nhiên, đằng sau tất cả những trò vui đó là một không khí ngột ngạt và u uất, đôi khi rất mơ hồ, vây phủ lấy lấy tuổi trẻ. Còn về phơng diện ngôn ngữ thì lối viết của Phan Thị Vàng Anh đợc Huỳnh Nh Phơng coi là thứ văn chơng khi ngời ta trẻ ngòi bút này rủ rê những từ ngữ tinh nghịch nhất để làm văn học, cái việc mà ai cũng cho là cần phải nghiêm túc. Chính lối viết, cách suy nghĩ, cách nhìn đời khác lạ của Phan Thị Vàng Anh cũng nh một số cây bút trẻ đã mang lại một không khí mới cho cái thế giới văn ch- ơng đang có nguy cơ già cỗi [1, tr 5]. còn Huỳnh Phan Anh trong bài Ghi nhận về thế giới nghệ thuật Phan Thị Vàng Anh (Báo Văn nghệ Trẻ, số 1 năm 1995) nhận định: Đọc Phan Thị Vàng Anh tức là tìm đến, làm quen cái thế giới rất gần gũi và cũng rất xa lạ của những tâm hồn trai gái với những u t, những quan hệ buộc ràng, những biến cố không vợt ra ngoài cuộc sống đời thực thờng ngày Đối với họ d ờng nh cuộc sống lúc nào cũng toát ra một mùi vị đơn điệu, buồn chán với toàn những cái nhạt nhẽo vớ va vớ vẩn. Nhân vật của Vàng Anh khi tỉnh táo cũng nh lúc điên rồ họ không hề đánh mất sự thuần khiết, ngay trong tuyệt vọng, bế tắc. Vàng Anh rất tiết kiệm chữ nghĩa. Cô cũng không dẫn dắt, không tạo đột biến, không gây bất ngờ, tất cả chừng nh chỉ còn là những tiểu xảo không cần thiết [4, tr5]. 12 . của truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh trong dòng chảy truyện ngắn Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến nay. 4.2. Tìm hiểu những đặc sắc truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh. Chơng 1. Truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh trong dòng chảy truyện ngắn Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến nay Chơng 2. Đặc sắc truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh trên

Ngày đăng: 17/12/2013, 21:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w