Luận văn, khóa luận, tiểu luận, báo cáo, đề tài
Trờng Đại Học Vinh Khoa ngữ văn đặc sắc truyện ngắn nguyễn ngọc t qua tập truyện cánh đồng bất tận Khóa luận tốt nghiệp đại học chuyên ngành lý luận văn học Giáo viên hớng dẫn: ThS. Lê Sử Sinh viên thực hiện: Trần Thị Dung Lớp : 47B2 - Ngữ văn Vinh, 2010 1 Lời cảm ơn Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi đã nhận đợc sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong chuyên ngành Lí luận văn học, của gia đình, ngời thân đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của Thạc sĩ Lê Sử. Với tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo - Thạc sĩ Lê Sử đã trực tiếp giao đề tài, tận tình hớng dẫn, giúp đỡ để khóa luận hoàn thành! Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong chuyên ngành đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ trong suốt quá trình học tập và làm khóa luận! Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, ngời thân, bạn bè đã quan tâm, động viên giúp đỡ để tôi vợt qua trở ngại vơn lên trong học tập và hoàn thành khóa luận này! Đồng thời, tôi cũng rất mong nhận đợc nhiều hơn nữa những ý kiến góp ý của các thầy cô và bạn bè để khóa luận hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Vinh, ngày 20 tháng 5 năm 2010 Sinh viên thực hiện Trần Thị Dung 2 Mục lục Mở đầu 1. Lí do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề . 3. Đối tợng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu 4. Phơng pháp nghiên cứu . 5. Đóng góp và cấu trúc của khóa luận . 6. Cấu trúc khóa luận Chơng 1: truyện ngắn nguyễn ngọc t trong bức tranh chung của nền văn học việt nam sau 1986 1.1. Diện mạo của nền văn học Việt Nam sau 1986 1.2. Nguyễn Ngọc T một hiện tợng của văn học Việt Nam đơng đại 1.2.1. Vài nét về Nguyễn Ngọc T . 1.2.2. Khái quát về sáng tác của Nguyễn Ngọc T . 1.3. Cánh đồng bất tận, cột mốc trong sáng tác của Nguyễn Ngọc T . Chơng 2: Đặc sắc về nội dung của tập truyện Cánh đồng bất tận . 2.1. Quan tâm đến những con ngời nhỏ bé . 2.2. Đi sâu khám phá bi kịch về số phận và vẻ đẹp tiềm tàng của những con ng- ời . 2.2.1. Về bi kịch số phận của con ngời . 2.2.2. Vẻ đẹp tiềm tàng của con ngời 2.2.2.1. Tình yêu quê hơng, làng xóm 2.2.2.2. Những tâm hồn nhân hậu, giàu nghĩa khí, giàu yêu thơng 3 2.2.2.3. Niềm tin vào một ngày mai tốt đẹp của ngời dân Nam Bộ . 2.3. Không gian, cảnh sắc Nam Bộ trong truyện Nguyễn Ngọc T . Chơng 3: Đặc sắc nghệ thuật của tập truyện Cánh đồng bất tận . 3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật . 3.2. Hình thức trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc T 3.2.1. Trần thuật theo ngôi thứ nhất xng tôi . 3.2.2. Trần thuật theo ngôi thứ ba . 3.3. Giọng điệu trần thuật . 3.3.1. Giọng điệu dân dã mộc mạc . 3.3.2. Giọng điệu xót xa, ngậm ngùi 3.3.3. Giọng đôn hậu, ấm áp chân tình . Kết luận . Tài liệu tham khảo . 4 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Khoảng thời gian mười năm về trước có rất nhiều người cho rằng văn học Nam Bộ không thể nào sánh kịp văn học hai miền Bắc và Trung. Dòng văn học ấy ít về số lượng, còn hạn chế về chất lượng. Đánh giá như thế tưởng rằng nặng nề nhưng đó là sự thật. Mãi đến những năm đầu thế kỉ XXI Nam Bộ đã xuất hiện một loạt nhà văn trẻ đặc biệt là sau sự xuất hiện của Nguyễn Ngọc Tư dòng văn học Nam Bộ đã đánh dấu một bước phát triển mới khiến độc giả cả nước ngạc nhiên. Chị đã khẳng định mình ngay từ những tác phẩm đầu tay và liên tục được nhận những giải thưởng cao quý. Chị thực sự đã góp một tiếng nói riêng của mình hòa vào nền văn xuôi nước nhà bằng một loạt những tác phẩm độc đáo. Trong số các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư thì có thể nói tập truyện Cánh đồng bất tận đã đưa tên tuổi chị đến vinh quang trong lao động nghệ thuật. Chị trở thành một trong những nhà văn nổi bật nhất thập kỉ đầu của thế kỉ XXI. Các nhà lí luận đã ghi nhận: từ sau hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp văn học Việt Nam chờ đợi rất lâu mới có lại một cây bút tài hoa và làm nên dư luận như Nguyễn Ngọc Tư. Với Cánh đồng bất tận chị đã được trao giải nhất về văn xuôi của Hội nhà văn Việt Nam. Vì vậy tìm hiểu về tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư dù ở bất cứ phương diện nào cũng là việc làm thiết thực không chỉ giúp ta hiểu thêm về tài năng nghệ thuật của một tác giả mà còn có thể hình dung phần nào diện mạo của văn xuôi Việt Nam đương đại. Đây là lí do đầu tiên thúc đẩy tôi lựa chọn đề tài này. 1.2. Đọc Cánh đồng bất tận ta bắt gặp nhiều mảnh đời cơ cực, lầm than tảo tần sớm hôm mà vẫn không thoát được cảnh nghèo. Tác phẩm của chị như gieo vào lòng ta niềm thương yêu đồng cảm với con người, nhen lên trong tim ta tình yêu mãnh liệt với cuộc sống thanh bình và tươi đẹp này. Nó làm tươi mới, 5 gội rửa tâm hồn giúp ta thoát khỏi những lo toan ích kỉ của cuộc sống đời thường, biết trân trọng mọi niềm vui nỗi buồn của cuộc sống này. Đọc Cánh đồng bất tận giáo sư Trần Hữu Dũng (Việt kiều Mỹ) gọi văn Nguyễn Ngọc Tư là “đặc sản miền Nam”. Mỗi truyện ngắn của chị được ví như một bữa ăn thịnh soạn hợp khẩu vị làm cho ai cũng thấy vừa miệng, cách bày biện toàn “đặc sản Nam Bộ” với chất liệu tươi tắn mới mẻ . Đó là một trong vô vàn những ý kiến ủng hộ văn của Nguyễn Ngọc Tư. Tuy nhiên vẫn có một số ý kiến trái chiều gây không ít sóng gió cho tác phẩm của chị và cho chính chị. Vậy đâu thực sự là chân giá trị trong sáng tác của chị? Để trả lời cho câu hỏi này thì việc tìm hiểu đặc sắc của tập truyện Cánh đồng bất tận trên cả phương diện nội dung và nghệ thuật là việc làm cần thiết có giá trị khoa học và thực tiễn. 2. Lịch sử vấn đề Xuất hiện trong bầu không khí hết sức nhạy cảm, truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư đã gây được một cuộc tranh luận sôi nổi chưa từng thấy trên văn đàn văn học nước ta thời kì đổi mới. Đã có rất nhiều công trình, bài viết, bài báo, bài phê bình của các giáo sư, tiến sĩ, các nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà báo, cả của độc giả . khám phá truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư trên nhiều góc độ. Thống kê trong thời gian từ năm 2003 đến nay đã có khoảng 150 bài viết về sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa thực sự có một công trình nghiên cứu nào hoàn chỉnh có quy mô lớn viết về tác phẩm của chị, đặc biệt là việc đi sâu khám phá những nét đặc sắc trên cả giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Giới phê bình vẫn còn dè dặt khiêm tốn trong việc tiếp cận đánh giá các sáng tác của nhà văn. Đó cũng là điều hiển nhiên bởi bất kì hiện tượng văn học nào để khẳng định được vị thế của mình thì cũng phải trải qua sự kiểm nghiệm của thời gian. Do vậy chúng tôi cũng chỉ mới thu thập được một số bài viết, ý kiến đánh giá của một số tác giả trên các tạp chí, các bài đăng trên báo điện tử . 6 Ông Trần Hữu Dũng (Việt kiều Mĩ), một giáo sư yêu văn học nước nhà và đặc biệt say mê văn chương của nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư đã lập trang web Văn học và giáo dục trong đó có hẳn một tủ sách của Nguyễn Ngọc Tư. Trong đó ông viết: “Nguyễn Ngọc Tư - Đặc sản miền Nam” là một bài viết vô cùng đặc sắc. Ông cho rằng: “trong văn chương Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta, ở khắp mọi phương trời, tìm được quê hương nơi tâm tưởng, những tình tự ngủ quên trong lòng mình, những kỉ niệm mà mình tưởng như không ai chia sẻ…”. Vũ Long cũng từng nói Nguyễn Ngọc Tư cho ta một góc nhìn mới: “Câu chuyện của chị cho ta một cái nhìn ở một góc độ khác về những con người bình dân nhất trong xã hội. Cũng là lúc tôi ngỡ câu chuyện của thời xa xưa, chính xác hơn là một chút ngỡ ngàng, bây giờ mà cũng có những cảnh đời như vậy”. Trên báo Văn nghệ số 39 ra ngày 24 tháng 9 năm 2005, tác giả Hoàng Thiên Nga có bài: “Đọc Nguyễn Ngọc Tư qua Cánh đồng bất tận”, Hoàng Thiên Nga đã nêu lên những ý kiến cảm xúc khá chân thành của mình về truyện ngắn. Trong đó tác giả đề cập đến: “Các nhân vật trong truyện đầy tính thiện nhưng cái vòng luẩn quẩn của đói nghèo, dốt nát, lam lũ và điều kiện sống ngột ngạt tù túng xô đẩy người này là nạn nhân của người kia”. Trong bài viết “Cánh đồng bất tận và những vấn đề liên quan” của tác giả Hà Quảng đăng trên trang EVăn của báo điện tử Vnexpress. Net, tác giả đã nhận xét : “Các nhân vật trong Cánh đồng bất tận không phải nhân vật hiện lên trần trụi, hiện sinh. Con người hành xử theo bản năng nhiều hơn là ý thức xã hội. Mà ai cũng có cái tốt cái xấu chứ không hoàn toàn xấu. Ta gặp họ không ít lần trong cuộc đời và họ không đáng làm ta xa lánh chứ không nói là đáng lên án”. Tạp chí Phật giáo số 11 ra ngày 28 tháng 12 năm 2005 có bài viết: “Nỗi đau trong Cánh đồng bất tận” của tác giả Thảo Vy nói về màu sắc Phật giáo trong tác phẩm “nỗi hận”, “sự sợ hãi”, “sự hổ thẹn”, “sự tối tăm”. Qua đó thấy được thông điệp mà tác giả gửi đầy chất nhân văn. 7 Ngày 09 tháng 06 năm 2008 trên tạp chí sông Hương có bài “Lời đề từ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư” của Phạm Phú Long. Tác giả viết: “Những số phận trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư là những con người sống giữa mọi người, không cô đơn nhưng lại cô độc, con người cá thể với những ý nghĩa cá nhân không được đầy đủ”. Trong bài viết “Kết của Cánh đồng bất tận” tác giả Lí Quốc Nam viết: “Còn cái cảm giác bình tĩnh, tỉnh táo của cô gái không làm một điều giả dối của câu chuyện mà là cảm giác rất thật, cảm giác của một con người nhưng không được dạy làm người, nhất là người phụ nữ”. Tác giả Đào Huy Hiệp có bài “Chất thơ trong Cánh đồng bất tận” đã chỉ ra cho chúng ta thấy chất thơ thấm đẫm Cánh đồng bất tận ở phương diện: từ ngữ, hình ảnh, cách diễn đạt. Trong bài viết “Sông nước Hậu Giang” tác giả Kiệt Tấn cho rằng: “Văn của Nguyễn Ngọc Tư gắn bó với đời sống, chơn chất, không sần sùi ngổ ngáo như lối viết mới hiện nay. Cách nói thành thật hiền hòa không xốc táp ngang ngược. Người đọc không thấy ở Tư cái “cố gắng làm văn chương” không thời thượng chau chuốt, không có những kiểu nói om sòm mà rỗng tuếch. Bình dị, đơn giản, dễ hiểu, có sao nói vậy”. Ngoài ra còn một số bài viết, ý kiến đóng góp của nhiều tác giả và bạn đọc khác. Các bài viết trên đều khẳng định tài năng văn chương của Nguyễn Ngọc Tư, đặc biệt là truyện ngắn Cánh đồng bất tận. Nhưng cũng có một số bài viết không đồng tình với lối viết mới của chị như “Im lặng thở dài” của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc đăng trên báo Tuổi Trẻ (30/11/2005) hay bài “Nói nhỏ cho Tư nghe” của doanh nhân Lê Duy đăng trên báo Văn Nghệ Trẻ (16/4/2006) thì lại tỏ ý xem nhẹ tài năng văn chương, thậm chí là trình độ học vấn của Nguyễn Ngọc Tư. Hoặc như bài “Bênh vực truyện đạo văn - đạo đức văn hóa” của Lý Nguyên Anh đăng trên báo Văn Nghệ Trẻ số 40 (01/10/2006) nhân việc dư luận xung quanh 2 truyện ngắn Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư và Dòng 8 sông tật nguyền của Phạm Thanh Khương có sự giống nhau, đã hạ một câu: “Nhân đây cũng nói thêm rằng, dù vì lí do nào đi chăng nữa, dù ai hết lời tán dương đi chăng nữa, tôi cũng coi hai truyện ngắn đồng sàng dị mộng ấy là những tác phẩm hết sức tật nguyền!”. Như vậy bên cạnh những ý kiến ủng hộ nhiệt tình cho tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư thì vẫn còn những ý kiến phản bác rất gay gắt. Đề tài về Nguyễn Ngọc Tư từ khi Cánh đồng bất tận xuất hiện đến tận bây giờ vẫn còn nóng hổi. Mọi người đều ra sức chứng minh cho ý kiến của mình. Tuy nhiên tính đến thời điểm ngày hôm nay thì ta có thể khẳng định so với những người không đồng tình với lối viết của chị thì những người yêu thích các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư lại chiếm số lượng rất đông đảo và đã có rất nhiều bài viết chỉ ra cái hay cái đẹp trong tác phẩm của chị. Tuy nhiên trong những bài đó các tác giả mới chỉ đề cập một khía cạnh hoặc một vấn đề có tính khái quát về Nguyễn Ngọc Tư. Việc tìm hiểu có tính hệ thống về những đặc sắc trong truyện ngắn của chị trên cả phương diện nội dung và hình thức chưa có tác giả nào đi sâu đề cập tới. Vì vậy ở khóa luận này, chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư qua tập truyện Cánh đồng bất tận một cách toàn diện, có hệ thống trên cơ sở tiếp thu tài liệu nghiên cứu trước đó để góp phần khẳng định những giá trị độc đáo trong tác phẩm của chị. 3. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là “nội dung và nghệ thuật” trong tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của khóa luận là 14 truyện ngắn trong tập truyện Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư (NXB Trẻ, năm 2005). 9 Ngoài ra chúng tôi còn khảo sát thêm một số truyện ngắn khác như Ngọn đèn không tắt (NXB Trẻ năm 2004), Gió lẻ (NXB Trẻ, năm 2008) . và một số tạp văn của Nguyễn Ngọc Tư. 3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu “đặc sắc truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư” qua tập truyện Cánh đồng bất tận chúng tôi đi giải quyết những nhiệm vụ sau: Trước tiên, tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư trong bức tranh chung của văn học đương đại và trong dòng chảy Nam Bộ để thấy được vị trí và vai trò của truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư trong sự phát triển của dòng văn học Nam Bộ cũng như đối với diện mạo nền văn học Việt Nam. Sau đó chúng tôi đi tìm hiểu Cánh đồng bất tận trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật của tập truyện để có thể khẳng định sự đặc sắc, chân giá trị của các tác phẩm đó. 4. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu: phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp khảo sát, thống kê, phương pháp cấu trúc, hệ thống, phương pháp so sánh. 5. Đóng góp và cấu trúc của khóa luận Khóa luận đưa ra một cái nhìn có tính chất toàn diện, có hệ thống về những đặc sắc, giá trị của cả tập truyện . Kết quả nghiên cứu của khóa luận có thể dùng để làm tài liệu cho việc tìm hiểu tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư, những vấn đề có liên quan đến tác giả và trên cơ sở đó ta có thể tìm hiểu những hiện tượng văn học khác. 6. Cấu trúc khóa luận Tương ứng với những nhiệm vụ đã đặt ra, ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận chia thành 3 chương: Chương 1: Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư trong bức tranh chung của nền văn học Việt Nam đương đại Việt Nam sau 1986. 10